intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy Toán 5 - Bài 46: Diện tích hình thang (Sách Chân trời sáng tạo)

Chia sẻ: Tưởng Thành Duật | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy Toán 5 - Bài 46: Diện tích hình thang (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn nhằm giúp học sinh nhận biết được cách hình thành quy tắc và công thức tính diện tích hình thang; tính được diện tích hình thang biết độ dài hai đáy và chiều cao của hình thang; giải quyết được một số vấn đề đơn giản liên quan đến diện tích hình thang. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Toán 5 - Bài 46: Diện tích hình thang (Sách Chân trời sáng tạo)

  1. Bài 46. DIỆN TÍCH HÌNH THANG (2 tiết – SGK trang 96) A. Yêu cầu cần đạt – Nhận biết được cách hình thành quy tắc và công thức tính diện tích hình thang. – Tính được diện tích hình thang biết độ dài hai đáy và chiều cao của hình thang. – Giải quyết được một số vấn đề đơn giản liên quan đến diện tích hình thang. – HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. B. Đồ dùng dạy học GV: Một miếng bìa hình thang có hình dạng như phần Cùng học, kích thước: đáy 3 dm, 7 dm, chiều cao 4 dm; một cái kéo. HS: Một miếng bìa hình thang có hình dạng và kích thước như phần Cùng học; kéo thủ công. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS I. Khởi động – HS quan sát hình ảnh phần Khởi động, phân tích các bóng nói (từ trái sang phải).  GV giới thiệu nội dung bài: + Xây dựng công thức và quy tắc tính diện tích hình thang. + Tính được diện tích hình thang khi biết độ dài hai đáy và chiều cao của hình thang.
  2. II. Khám phá, hình thành kiến thức mới: Diện tích hình thang 1. Tìm hiểu cách tính diện tích hình thang – GV nêu ví dụ (có hình vẽ minh hoạ). Tính diện tích hình thang, biết: độ dài đáy lớn là 7 cm, độ dài đáy bé là 3 cm, chiều cao là 4 cm. (GV giải thích hình vẽ được phóng lớn để dễ quan sát.) – GV đặt vấn đề: Dựa vào công thức tính diện tích hình tam giác, xây dựng công thức tính diện tích hình thang. – GV giao việc: – HS thực hiện nhóm đôi. Sử dụng miếng bìa hình thang đã chuẩn bị  Xác định trung điểm một cạnh bên, vẽ một đoạn thẳng như hình mẫu  Cắt miếng bìa thành hai mảnh rồi ghép lại để được một hình tam giác  So sánh diện tích hình thang với diện tích hình tam giác ghép được  Viết phép tính tìm diện tích hình tam giác  Viết phép tính tìm diện tích hình thang. – Sửa bài, GV cho HS trình bày trước lớp, có thao tác trên hình. Diện tích hình thang bằng với diện tích hình tam giác ghép được (vì hình tam giác được ghép bởi hai mảnh cắt của hình thang) 7 + 3 = 10 Chiều dài đáy là 10 cm. 10  4  20 2 Diện tích hình tam giác là 20 cm2. Vì diện tích hình thang bằng diện tích hình tam giác nên diện tích hình thang là 20 cm2. – GV vấn đáp giúp HS hệ thống lại. Ví dụ: Chiều dài đáy của hình tam giác. 7 + 3 = 10 (cm) Chiều dài đáy của hình tam giác chính là tổng của 2 đáy của hình thang. (7  3)  4 Viết lại công thức tính diện tích hình thang.  20 (cm2) 2 237
  3. 2. Cách tính diện tích hình thang – GV vấn đáp giúp HS nhận biết các số đo (7; 3 và 4) trong phép tính rồi giúp các em nêu quy tắc tính diện tích hình thang. (Vừa vấn đáp vừa ghi chú vào phép tính.) 7; 3 và 4 chính là các số đo nào trong đề bài? Độ dài đáy lớn, đáy bé và chiều cao. Viết công thức tính diện tích hình thang có độ dài đáy lớn là a, đáy bé là b và chiều cao là h. Muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào? Muốn tính diện tích hình thang, ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một – GV hướng dẫn HS viết công thức tính đơn vị đo) rồi chia cho 2. diện tích hình thang. GV viết lên bảng lớp: HS viết vào bảng con: (a  b)  h 2 – HS ghi nhớ quy tắc và công thức tính diện tích hình thang. (Có thể sử dụng bài thơ ở phần Vui học, SGK trang 105.) III. Luyện tập – Thực hành Thực hành Bài 1: – Tìm hiểu bài, nhận biết: Số đo độ dài hai đáy và chiều cao của mỗi hình thang. – HS làm bài cá nhân. (12  4)  6 – Khi sửa bài, GV trình chiếu hình giúp HS a)  48 (cm2) quan sát và trình bày. 2 (7  4)  3 b)  16,5 (dm2) 2 Lưu ý: HS có thể trình bày như sau: a) (12 + 4)  6 : 2 = 48 (cm2). … 238
  4. Bài 2: – HS sử dụng công thức tính diện tích hình – GV lưu ý HS: Độ dài hai đáy và chiều thang để thực hiện. cao phải cùng đơn vị đo. – HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ nhóm đôi. 1 1 1 1 – Sửa bài, GV yêu cầu HS trình bày trên a)     : 2  (m2) bảng lớp. 2 4 3 8 b) 20 cm = 2 dm (2, 7  1,8)  2  4,5 (dm2) 2 D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS I. Khởi động GV có thể cho HS hát múa tạo bầu không khí lớp học vui tươi. II. Luyện tập – Thực hành – GV nêu yêu cầu. – HS thực hiện vào bảng con: Ví dụ: Tính diện tích hình thang có độ dài (1, 2  0,8)  0,5 hai đáy là 1,2 m và 0,8 m, chiều cao là 0,5 m.  0,5 (m2) 2 – HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang. III. Vận dụng – Trải nghiệm Luyện tập Bài 1: – HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của – Sửa bài, HS có thể trình bày những cách bài toán, thực hiện cá nhân. giải khác nhau. + HS có thể vận dụng quy tắc tính diện tích hình thang để giải. Bài giải (30  50) 10  400 2 Diện tích của mỗi miếng bìa hình thang là 400 cm2. 239
  5. 400  4 = 1 600 Diện tích của khung tranh là 1 600 cm2. + HS có thể coi diện tích khung tranh bằng hiệu diện tích giữa hai hình vuông: Bài giải 50  50 = 2 500 Diện tích hình vuông lớn là 2 500 cm2. 30  30 = 900 Diện tích hình vuông bé là 900 cm2. 2 500 – 900 = 1 600 Diện tích của khung tranh là 1 600 cm2. Bài 2: – GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài, tìm cách làm. – HS đọc nội dung, nhận biết yêu cầu của bài, tìm hiểu cách làm: Tìm diện tích phần còn lại  Dựa vào diện tích cả vườn và diện tích 2 hoa cúc ( diện tích cả vườn: Bài toán tìm 5 phân số của một số)  Tính diện tích cả vườn  Vườn hình thang  Cần biết số đo hai đáy và chiều cao (24 m, 18 m, 12 m). – HS thực hiện cá nhân. Bài giải – Sửa bài. (24  18) 12  252 2 Diện tích mảnh vườn là 252 m2. 2 252  = 100,8 5 Diện tích trồng hoa cúc là 100,8 m2. 252 – 100,8 = 151,2 Diện tích trồng hoa hồng là 151,2 m2. 240
  6. Bài 3: – HS đọc nội dung, nhận biết yêu cầu của bài, thực hiện cá nhân, chia sẻ nhóm đôi. – Sửa bài, GV cho 1 HS đọc từng câu  Cả a) Sai b) Đúng c) Đúng lớp viết đáp án vào bảng con rồi giơ lên theo – HS giải thích cách làm. hiệu lệnh của GV, khuyến khích HS giải Ví dụ: Nếu ta vẽ đoạn thẳng AK thì thấy thích cách làm. rằng hình thang được chia thành 4 phần bằng nhau. a) Hình chữ nhật màu hồng chiếm 2 phần 1 nên diện tích bằng diện tích hình thang 2  Câu a sai. ... D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Bài 47. ĐƯỜNG TRÒN, HÌNH TRÒN (1 tiết – SGK trang 99) A. Yêu cầu cần đạt – Củng cố các kĩ năng về các đơn vị đo thời gian, các phép tính về số đo thời gian. – Vận dụng giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian. – HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 241
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
30=>0