intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy Toán 5 - Bài 9: Luyện tập chung (Sách Kết nối tri thức)

Chia sẻ: Tưởng Thành Duật | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy Toán 5 - Bài 9: Luyện tập chung (Sách Kết nối tri thức) được biên soạn nhằm giúp học sinh xác định được giá trị của chữ số theo hàng; so sánh được số tự nhiên, phân số; viết được phân số ở dạng hỗn số; thực hiện được cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Toán 5 - Bài 9: Luyện tập chung (Sách Kết nối tri thức)

  1. BÀI 9. LUYỆN TẬP CHUNG (3 tiết) Tiết 1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT – HS xác định được giá trị của chữ số theo hàng; so sánh được số tự nhiên, phân số; viết được phân số ở dạng hỗn số; thực hiện được cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. – HS vận dụng được việc thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó để giải quyết một số tình huống thực tế. – HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học,... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Trình chiếu bài tập 3 trang 29 – SGK Toán 5 tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Mở đầu – HS chơi trò chơi (Vượt chướng ngại vật, Đố bạn, Ô cửa bí mật,...) với các “chướng ngại vật” là các câu a, b, c, d bài 1 (có thể áp dụng phần mềm để quét mã khi HS giơ thẻ). – HS nghe GV nhận xét, thống nhất kết quả (a) D; b) C; c) A; d) B) và giới thiệu bài. 2. Thực hành, luyện tập Bài 2 – HS làm bài cá nhân vào vở hoặc bảng (hoặc làm nhóm vào bảng phụ). – 4 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm và kết quả; HS nhận xét, thống nhất cách làm và kết quả. – Cả lớp giơ bảng hoặc đại diện nhóm báo cáo GV hay chia sẻ cả lớp; được GV nhận xét, thống nhất cách làm và kết quả (507 456; 49 380; 25 641; 712). Bài 3 – HS quan sát, đọc bài trong SGK hoặc được GV trình chiếu, trả lời câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Muốn tính cô bán hàng trả lại Nam bao nhiêu tiền ta phải tìm cái gì? Tìm như thế nào? – HS trao đổi cặp đôi, thống nhất số để điền trong từng dòng. 39
  2. – Đại diện nhóm báo cáo cả lớp; HS nhận xét; nghe GV nhận xét, thống nhất kết quả. (4 500 × 2 = 9 000 (đồng); 7 000 × 7 = 49 000 (đồng); 9 000 + 49 000 = 58 000 (đồng); 100 000 – 58 000 = 42 000 (đồng); 42 000 đồng). 3. Vận dụng, trải nghiệm Bài 4 – HS đọc bài, trả lời các câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Bài toán này là dạng bài toán gì? (Tính diện tích; tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó). + Muốn tính diện tích sân trường ta phải tính những gì? + Để tính chiều dài, chiều rộng của sân trường hình chữ nhật ta làm như thế nào? – HS làm bài vào vở; đổi vở, nhận xét bài cho nhau. – HS trình bày trên bảng, chia sẻ cách làm cả lớp. – HS nhận xét, nghe GV nhận xét, thống nhất cách làm và kết quả (tổng (nửa chu vi): 71 m; chiều dài: 42 m; chiều rộng 29 m; diện tích: 1 218 m2). IV. ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT – HS thực hiện được cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên, phân số; chuyển đổi được số đo độ dài, khối lượng. – HS vận dụng được cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên để giải quyết tình huống thực tế. – HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học,... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phiếu hoặc trình chiếu bài 3 trang 30 – SGK Toán 5 tập một. 40
  3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Mở đầu – HS cặp đôi nhắc lại cho nhau nghe các đơn vị đo độ dài, khối lượng đã học; cách cộng, trừ hai phân số. – Đại diện nhóm báo cáo cả lớp, HS nhận xét. – Cả lớp nghe GV nhận xét và giới thiệu bài. 2. Thực hành, luyện tập Bài 1 – HS đọc yêu cầu, làm bài vào vở; 2 hoặc 4 HS làm bài trên bảng. – HS nói cách làm và kết quả cho bạn, thống nhất kết quả; được bạn và GV nhận xét. – Cả lớp nghe bạn nói cách làm, kết quả; thống nhất cách làm và kết quả 31 23 9 ( ; ; ; 10). 12 45 14 Bài 2 – HS đọc đề bài, trao đổi cặp đôi, cùng làm bài vào vở; nói cho bạn nghe cách làm, nhận xét và thống nhất kết quả; 2 HS làm bài trên bảng. – Đại diện một số cặp chia sẻ nhóm; cả lớp nghe hai bạn nêu cách làm và kết quả. 8 – HS nhận xét, nghe GV nhận xét, thống nhất cách làm và kết quả (a) 3 842; b) ). 5 Bài 3 – HS đọc đề bài, làm bài cá nhân vào vở hoặc phiếu (hoặc làm nhóm vào bảng phụ). – HS đọc số cho bạn nghe, nhận xét và thống nhất kết quả. – Báo cáo GV hoặc chia sẻ trong nhóm hoặc cả lớp; được GV nhận xét, thống nhất kết quả. 3 6 52 750 5 30 274 963 7 35 680 (a) ; ; ; ; b) ; ; ; ;2 ;4 ;5 ; 10 100 100 1 000 1 000 1 000 1 000 1 000 10 100 1 000 78 1 ). 1 000 3. Vận dụng, trải nghiệm Bài 4 – HS đọc đề bài, trao đổi với bạn, trả lời các câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Muốn tính trung bình mỗi xe ô tô chở bao nhiêu HS ta làm như thế nào? + Đoàn xe có tất cả bao nhiêu xe? 41
  4. + Để tính tất cả 15 xe chở được bao nhiêu HS ta làm như thế nào? – Chia sẻ trong nhóm hoặc cả lớp, được bạn và GV nhận xét, cả lớp thống nhất kết quả (38 HS). IV. ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 3 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT – HS thực hiện được ước lượng kết quả phép tính; cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên, phân số. – HS vận dụng được cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên, phân số để giải quyết tình huống thực tế. – HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học,... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phiếu hoặc trình chiếu bài 1 trang 31 – SGK Toán 5 tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Mở đầu – HS cặp đôi nhắc lại cho nhau nghe ước lượng kết quả phép tính. – Đại diện nhóm báo cáo cả lớp, HS nhận xét. – Cả lớp nghe GV nhận xét và giới thiệu bài. 2. Thực hành, luyện tập Bài 1 – HS đọc yêu cầu, viết kết quả vào vở; nói cách làm và kết quả với bạn; nhận xét nhau và thống nhất kết quả. – Đại diện cặp chia sẻ trong nhóm hoặc báo cáo cả lớp; được bạn và GV nhận xét, thống nhất cách làm và kết quả (a) 5 nghìn; b) 6 chục nghìn; c) 5 trăm nghìn; d) 8 triệu). Bài 2 – HS đọc đề bài, trả lời các câu hỏi: 42
  5. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Muốn tính kể từ năm nay, còn bao nhiêu năm nữa sẽ kỉ niệm 600 năm năm sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ta làm như thế nào? – HS trao đổi cặp đôi, cùng làm bài vào vở; nói cho bạn nghe cách làm, nhận xét và thống nhất kết quả; 1 HS làm bài trên bảng. – Đại diện một số cặp chia sẻ nhóm; cả lớp nghe hai bạn nêu cách làm và kết quả. – HS nhận xét, nghe GV nhận xét, thống nhất cách làm và kết quả. (Kỉ niệm 600 năm năm sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vào năm: 1491 + 600 = 2091; chẳng hạn năm 2024: 2091 – 2024 = 67 (năm); năm 2025: 2091 – 2025 = 66 (năm),...) . Bài 4 – HS đọc đề bài, trao đổi với bạn cách làm; cùng làm bài vào vở; 2 HS làm trên bảng. – HS trình bày cách làm và kết quả trên bảng. – Được bạn và GV nhận xét, cả lớp thống nhất kết quả. (a) 524 × 63 + 524 × 37 – 2 400 = 524 × (63 + 37) – 2 400 = 52 400 – 2 400 = 50 000; 7 6 6 2 4 6 7 2 4 6 4 10 b) × + × + = × ( + )+ = + = = 2). 9 5 5 9 5 5 9 9 5 5 5 5 3. Vận dụng, trải nghiệm Bài 3 – HS đọc đề bài, trả lời các câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Muốn tính cô Ba đã bán tất cả bao nhiêu quả trứng gà ta phải tính những gì? + Lần thứ nhất cô Ba bán được bao nhiêu quả trứng gà? Còn lại bao nhiêu quả trứng gà? + Lần thứ hai cô Ba bán được bao nhiêu quả trứng gà? – HS làm bài cá nhân vào vở; 1 HS làm bài trên bảng; HS đổi vở, chữa bài cho nhau. – Đại diện cặp báo cáo GV hoặc chia sẻ trong nhóm hoặc cả lớp; GV nhận xét, thống nhất cách làm và kết quả (15 + 30 = 45 (quả)). IV. ĐIỀU CHỈNH ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... 43
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1