UỶ BAN NHÂN DÂN<br />
HUYỆN BẮC SƠN<br />
<br />
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Số: 156 /KH-UBND<br />
<br />
Bắc Sơn, ngày 03 tháng 10 năm 2016<br />
<br />
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<br />
<br />
KẾ HOẠCH<br />
Tổ chức Hội thảo khoa học bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi<br />
vật thể cấp Quốc gia “Lễ hội Ná Nhèm” xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn<br />
Thực hiện Thông báo kết luận của Thường trực Huyện ủy số 95-TB/HU<br />
ngày 28 tháng 9 năm 2016 nhất trí chủ trương cho phép UBND huyện tổ chức<br />
Hội thảo khoa học bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia “Lễ<br />
hội Ná Nhèm”;<br />
Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thảo<br />
khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia “Lễ<br />
hội Ná Nhèm” xã Trấn Yên như sau:<br />
I. KHÁI QUÁT CHUNG<br />
<br />
Năm 2012, sau hơn nửa thế kỷ thất truyền, lễ hội Ná Nhèm thuộc địa phận<br />
khu vực cửa đình Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã<br />
được khôi phục. Kể từ đó đến nay, lễ hội đã được duy trì theo định kỳ hàng năm,<br />
nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu du lịch lễ hội, du lịch tâm linh<br />
của nhân dân trong vùng và du khách thập phương.<br />
Cùng với sự lan tỏa và thu hút bởi những trò diễn đặc biệt và độc đáo của<br />
lễ hội, những năm qua, lễ hội đã ngày càng thu hút sự quan tâm, tìm hiểu và<br />
tham dự của đông đảo du khách thập phương. Ngày 07 tháng 12 năm 2012, với<br />
những kiến trúc và giá trị nghệ thuật độc đáo của đình Làng Mỏ, Ủy ban Nhân<br />
dân tỉnh Lạng Sơn đã có Quyết định số 1841/QĐ-UBND về việc xếp hạng di<br />
tích cấp tỉnh. Theo đó, đình Làng Mỏ được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa<br />
cấp tỉnh.<br />
Sau 4 năm khôi phục, bảo tồn và duy trì, phát huy giá trị của Lễ hội Ná<br />
Nhèm, ngày 08/6/2015 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận Lễ hội Ná<br />
Nhèm là di sản văn hóa Phi vật thể Cấp quốc gia tại quyết định 1877/QĐBVHTT&DL. Năm 2016. Để từng bước nghiên cứu, quảng bá và phát huy giá<br />
trị của Lễ hội Ná Nhèm cùng những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo, riêng có...<br />
việc tổ chức một hội thảo khoa học, căn cứ vào các chứng cứ lịch sử cụ thể để<br />
đưa ra các giải pháp, cách thức tổ chức, tiến hành Lễ hội phù hợp với tâm<br />
nguyện của cộng đồng và xu hướng phát triển chung của toàn xã hội đối với một<br />
di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia mang trong mình dấu ấn cụ thể của cả một<br />
vương triều là việc làm hết sức cần thiết. Thông qua đó, tìm ra sự gắn kết giữa<br />
các dòng họ đồng thời cung cấp thông tin một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác về<br />
các giá trị đặc sắc của Lễ hội Ná Nhèm.<br />
<br />
II. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU<br />
<br />
1. Mục đích:<br />
- Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá trên cả hai phương diện lý luận và thực<br />
tiễn, quá trình khôi phục, bảo tồn và phát triển, rút ra bài học kinh nghiệm từ<br />
những thành tựu và hạn chế sau 5 năm khôi phục và duy trì, được công nhận là<br />
Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia; là diễn đàn trao đổi khoa học để các nhà<br />
khoa học, các nhà quản lý, nghệ nhân và đại diện quần chúng nhân dân của địa<br />
phường cùng trao đổi, thống nhất ý kiến về công tác bảo tồn và phát huy di sản<br />
văn hóa Phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Ná Nhèm” và cụm di tích đình Làng Mỏ.<br />
Thông qua đó, xây dựng giải pháp cụ thể nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy<br />
các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện Bắc Sơn theo tinh thần Nghị quyết<br />
TW 5 khóa VIII về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm<br />
đà bản sắc dân tộc” hiện tại và tương lai.<br />
- Việc tổ chức Hội thảo khoa học là một trong những hoạt động thiết<br />
thực nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa 23/11 hàng năm. Hội thảo đồng thời<br />
cũng là dịp cập nhật và bổ sung các nguồn tài liệu, kết quả nghiên cứu, tổng kết<br />
mới…. làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn lễ hội nói chung. Từ đó, đề<br />
xuất với các cơ quan chức năng về định hướng phát triển trong lĩnh vực di sản<br />
văn hóa giai đoạn 2016- 2020 và những năm tiếp theo trên địa bàn huyện Bắc<br />
Sơn.<br />
2. Yêu cầu<br />
- Các tham luận, bài viết cần tập trung đánh giá về những giá trị đặc sắc,<br />
riêng có của lễ hội; cách thức tổ chức, duy trì và phát huy các giá trị của lễ hội.<br />
Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm từ thành tựu và hạn chế trong công tác<br />
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực<br />
trong công tác nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức và quản lý lễ hội ở địa phương hiện<br />
tại và tương lai.<br />
- Tổ chức Hội thảo phải đảm bảo tính trang trọng, khoa học, thiết thực,<br />
hiệu quả, đúng thời gian và tiết kiệm, không phô trương, hình thức.<br />
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM<br />
<br />
1. Thời gian:<br />
Dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 11 năm 2016, nhân dịp kỷ niệm<br />
ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.<br />
2. Địa điểm:<br />
Tại Hội trường Trung tâm hành chính huyện Bắc Sơn.<br />
IV. NỘI DUNG HỘI THẢO<br />
1. Đánh giá về những giá trị đặc sắc của Lễ hội Ná Nhèm.<br />
<br />
1.1. Các giá trị về mặt lịch sử<br />
<br />
2<br />
<br />
Mối quan hệ của Lễ hội Ná Nhèm với Vương triều Mạc trong lịch sử;<br />
Các trường hợp đổi họ của con cháu nhà Mạc; Quan điểm về nhà Mạc trong giai<br />
đoạn lịch sử hiện nay…<br />
1.2. Các giá trị về đời sống văn hóa tộc người<br />
Vấn đề hiện diện của văn hóa Tày ở trong lễ hội Ná Nhèm; Sự giao thoa<br />
văn hóa Kinh - Tày trong đời sống văn hóa tộc người ở Bắc Sơn nói chung và ở<br />
khu vực xã Trấn Yên nói riêng; Vấn đề nguồn gốc họ Bế ở Cao Bằng và trường<br />
hợp phát âm ngôn ngữ ở màn đối đáp, cung tiến lễ vật bằng tiếng Tày của vùng<br />
Hòa An, Hà Quảng, Phục Hòa ở Cao Bằng…<br />
2. Một số vấn đề về bảo tồn và phát huy giá trị của Lễ hội Ná Nhèm<br />
và cụm di tích đình Làng Mỏ, miếu Xa Vùn, miếu thờ Đức vua Miêu Tĩnh.<br />
2.1. Một số nội dung khoa học cần trao đổi:<br />
- Tín ngưỡng phồn thực qua biểu đạt của một số lễ hội và tục thờ ở Việt<br />
Nam và trên thế giới. Có hay không một chuẩn mực về kích thước của linh vật<br />
trong tín ngưỡng phồn thực?<br />
- Các quan điểm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay.<br />
Cách nhìn nhận và áp dụng tại Lễ hội Ná Nhèm.<br />
- Giá trị của cụm di tích cấp tỉnh đình Làng Mỏ. Các công việc cần làm<br />
trong quá trình thu thập tài liệu, xây dựng hồ sơ khoa học, trình Bộ Văn hóa Thể<br />
thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia.<br />
- Vai trò của truyền thông đối với Lễ hội Ná Nhèm kể từ khi khôi phục lễ<br />
hội cho đến nay.<br />
- Có hay không mối liên hệ giữa Linh vật trong hệ thống trò diễn, tục<br />
thờ… và chuẩn mực đạo đức xã hội ở Việt Nam xưa và nay?<br />
2.2. Một số nội dung cụ thể của địa phương:<br />
- Vấn đề quy hoạch và triển khai các hoạt động khôi phục, bảo tồn hệ<br />
thống di sản văn hóa vật thể (đình, miếu) để phục vụ cho hoạt động của Lễ hội<br />
Ná Nhèm và hoạt động du lịch tâm linh tại địa phương.<br />
- Xây dựng môi trường, cảnh quan cho khu di tích đình, miếu, gắn hoạt<br />
động tâm linh với hoạt động du lịch khám phá tại địa phương.<br />
- Các yếu tố cần thiết để chuẩn bị cho việc hình thành hoạt động du lịch<br />
cộng đồng và du lịch sinh thái tại khu vực xã Trấn Yên trong mùa Lễ hội và hoa<br />
Tam giác mạch.<br />
- Vấn đề nguồn gốc và vai trò của các dòng họ cư trú tại cửa đình Làng<br />
Mỏ trong việc xây dựng cụm di tích đình Làng Mỏ, miếu Xa Vùn và miếu thờ<br />
Đức vua Miêu Tĩnh.<br />
- Các quan điểm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay.<br />
Cách nhìn nhận và áp dụng tại Lễ hội Ná Nhèm.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Kế hoạch triển khai, quảng bá cây thuốc dân gian địa phương của đồng<br />
bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao… tại lễ hội Ná Nhèm.<br />
- Kế hoạch triển khai quảng bá các mặt hàng đặc sản của địa phương tại<br />
Lễ hội Ná Nhèm.<br />
- Thành lập Ban quản lý Đình, Miếu và mô hình hoạt động tại địa phương.<br />
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng nguồn<br />
nước và bảo vệ cảnh quan tại cụm di tích đình Làng Mỏ.<br />
- Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn những<br />
năm trước khi phục dựng Lễ hội và sau khi phục dựng Lễ hội Ná Nhèm.<br />
3. Chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích đình Làng Mỏ<br />
và Di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia Lễ hội Ná Nhèm hiện tại và<br />
tương lai.<br />
- Một số đề xuất, kiến nghị về công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa<br />
Vật thể, Phi vật thể trên địa bàn huyện Bắc Sơn.<br />
- Trách nhiệm cụ thể của các cấp, ngành… trong việc bảo tồn và phát huy<br />
di sản văn hóa tại địa phương.<br />
- Vấn đề xã hội hóa trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của<br />
dòng họ Mạc ở một số địa phương. Kinh nghiệm và bài học.<br />
- Vấn đề huy động các nguồn lực xã hội tập trung cho việc phát triển du<br />
lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại địa bàn xã Trấn Yên.<br />
- Gắn kết dòng họ và sự phát triển nghề nghiệp cho đồng bào các dân tộc<br />
ở địa phương.<br />
V. THÀNH PHẦN MỜI THAM DỰ HỘI THẢO<br />
<br />
1. Các cơ quan Trung ương:<br />
- Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;<br />
- Cục Văn hóa Cơ sở - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;<br />
- Phóng viên Báo Văn hóa - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;<br />
- Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;<br />
- Tạp chí Văn hóa Các dân tộc;<br />
- Báo dân tộc phát triển - Ban Dân tộc Trung ương.<br />
2. Đội ngũ các nhà khoa học mời tham dự và đặt bài tham luận:<br />
- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Vương Xuân Tình, Viện Dân tộc học - Viện Hàn<br />
lâm KHXH Việt Nam.<br />
- Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Quang Thắng, Viện Văn hóa Nghệ thuật<br />
Quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;<br />
- Thạc sĩ Phạm Vũ Dũng, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật;<br />
4<br />
<br />
- Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lê Hồng Lý, Viện Nghiên cứu Văn hóa - Viện<br />
Hàn lâm KHXH Việt Nam;<br />
- Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Kính, Viện Nghiên cứu Văn hóa Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam;<br />
- Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Hoàng Tuấn Cư;<br />
- Nhà văn Cao Duy Sơn;<br />
- Nhà thơ, nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Y Phương;<br />
- Nhà nghiên cứu Hán Nôm Phạm Hải;<br />
- Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam;<br />
- Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Quang Hoan, Viện Dân tộc học - Viện<br />
Hàn lâm KHXH Việt Nam;<br />
- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Quốc Toàn, Viện khoa học Kinh tế Xây<br />
dựng;<br />
- Tiến sĩ Lý Hành Sơn, Viện Dân tộc học - Viện Hàn lâm KHXH Việt<br />
Nam;<br />
- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hà Đình Thành, Viện Phát triển bền vững vùng Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam;<br />
- Thạc sĩ Phan Đăng Thuận, Viện Sử học - Viện Hàn lâm KHXH Việt<br />
Nam;<br />
- Tiến sĩ Hoàng Văn Kể, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật<br />
thành phố Hải Phòng;<br />
- Đạo diễn Vi Hòa - Đài Truyền hình Việt Nam;<br />
- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Minh Lường, Học viện Báo chí và Tuyên<br />
truyền;<br />
- Giáo sư - Tiến sĩ Phan Đăng Nhật, Nguyên viện trưởng Viện nghiên<br />
cứu Văn hóa;<br />
- Một số nhà khoa học quan tâm đến nội dung của hội thảo.<br />
3. Đại biểu tỉnh Lạng Sơn:<br />
- Lãnh đạo UBND tỉnh;<br />
- Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;<br />
- Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Phòng Di sản Văn hóa; Ban<br />
Quản lý Di tích tỉnh, Bảo Tàng tỉnh;<br />
- Lãnh đạo và phóng viên Báo Lạng Sơn;<br />
- Lãnh đạo và phóng viên Đài PT - TH tỉnh Lạng Sơn;<br />
- Lãnh đạo và phóng viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn;<br />
- Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn;<br />
5<br />
<br />