intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch số 17/KH-UBND

Chia sẻ: Minh Tri | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

91
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 32-CTR/TU NGÀY 28/01/2013 CỦA TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 18-CT/TW NGÀY 04/9/2012 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ KHẮC PHỤC ÙN TẮC GIAO THÔNG - Căn cứ Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch số 17/KH-UBND

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH KIÊN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- --------------- Số: 17/KH-UBND Kiên Giang, ngày 28 tháng 02 năm 2013 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 32-CTR/TU NGÀY 28/01/2013 CỦA TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 18-CT/TW NGÀY 04/9/2012 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ KHẮC PHỤC ÙN TẮC GIAO THÔNG - Căn cứ Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; - Căn cứ Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 28/01/2013 của Tỉnh ủy Kiên Giang về thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các chủ trương, giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân; phấn đấu kiềm chế, giảm tai nạn giao thông hàng năm từ 5% đến 10% cả 03 mặt về số vụ, số người chết và số người bị thương. 2. Tập trung nguồn lực từ ngân sách, tận dụng mọi nguồn lực xã hội và hợp tác quốc tế để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông công cộng. 3. Tiếp tục xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông có đủ năng lực, đạo đức, phong cách; nâng cao chất lượng hoạt động và trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng với các lực lượng khác, các tổ chức quần chúng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông phải được nâng lên. II. NHIỆM VỤ
  2. 1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp chính quyền; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các tổ chức đoàn thể đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông; và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp. 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông; đa dạng hóa hình thức, cập nhật bổ sung nội dung phong phú, phù hợp với đời sống sinh hoạt của địa phương nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong trường học; xem đây là giải pháp quan trọng trong việc đẩy lùi tai nạn giao thông một cách bền vững. 3. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông cả đường bộ và đường thủy; nâng cao hiệu quả trong xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng phương tiện, kỹ thuật, hệ thống giám sát camera. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực của người thực thi công vụ trong khi làm nhiệm vụ. 4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông như: Vận tải hành khách và hàng hoá; đăng ký, đăng kiểm phương tiện; đào tạo, sát hạch, cấp phép điều khiển phương tiện; tổ chức giao thông... III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên tập trung lãnh đạo và huy động cả hệ thống chính trị tham gia thiết lập trật tự an toàn giao thông; chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp; tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc; kịp thời sơ kết, tổng kết việc tổ chức triển khai thực hiện. 2. Công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt là thanh thiếu niên nông thôn; kết hợp tuyên truyền chiều rộng với tuyên truyền chiều sâu, lồng ghép vào nội dung sinh hoạt của các đoàn thể, sinh hoạt tổ nhân dân tự quản, hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp, trường học, khu dân cư. Đồng thời, hướng dẫn, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân; kịp thời, biểu dương, nêu gương người tốt, việc tốt và phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông. - Đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào sinh hoạt định kỳ của cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; gắn việc xây dựng “Văn hóa giao thông” vào nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; xác định việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ quan, đơn vị, đoàn thể và cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên,…
  3. - Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong việc giáo dục, nhắc nhở học sinh, sinh viên tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, xem đây là một tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của học sinh, sinh viên hàng năm; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong nhà trường. 3. Các ngành chức năng, các địa phương thực hiện tốt quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; đồng thời, tập trung các nguồn lực đầu tư, xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch. Xây dựng cơ chế chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao năng lực vận tải; đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. 4. Công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm: Tập trung chỉ đạo tuần tra, kiểm soát và xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm; xem đây là giải pháp cơ bản trước mắt kiềm chế, đẩy lùi tai nạn giao thông. - Công tác tuần tra, kiểm soát phải đa dạng hóa về phương pháp; phân công, phân cấp địa bàn tuần tra trên các tuyến đường bộ; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông. - Thường xuyên kiểm tra, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cảng, bến, chợ nổi và phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa thủy nội địa chưa đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện an toàn; đặc biệt là các tuyến ven biển, tuyến từ bờ ra đảo và tuyến nối giữa các đảo. 5. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông. - Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho phù hợp với quy định của cấp trên và tình hình thực tế tại địa phương. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp chính quyền và cá nhân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức can thiệp vào việc xử phạt vi phạm hành chính và xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. - Quy định trách nhiệm của chính quyền các cấp, các đơn vị chức năng về quản lý hành lang an toàn giao thông, bảo vệ công trình giao thông; nhất là việc lập lại trật tự, kỷ cương đường phố; thực hiện nghiêm chủ trương vỉa hè dành cho người đi bộ, lòng đường dành cho phương tiện tham gia giao thông. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các hành vi lấn chiếm xâm hại công trình giao thông, cản trở giao thông, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc khắc phục các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. - Tiếp tục kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn giao thông và Ban An toàn giao thông các cấp theo hướng nâng cao vai trò, trách nhiệm tham mưu, đề xuất trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
  4. - Xây dựng đề án phát triển phương tiện giao thông phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông; phát triển mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ trung tâm tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố. Kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các bất cập trong tổ chức giao thông trên địa bàn tỉnh. - Tăng cường công tác rà soát, bổ sung kịp thời hệ thống an toàn giao thông, xử lý các bất cập về kết cấu hạ tầng giao thông trên đường bộ, đường thủy nội địa và khắc phục ngay các “điểm đen” đã được xác định. - Nâng cao chất lượng đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông, đảm bảo phương tiện khi tham gia giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát các cơ sở đào tạo, Trung tâm sát hạch trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép điều khiển phương tiện và cấp phép mở bến thủy nội địa, bến khách ngang sông. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, sách nhiễu trong đào tạo, sát hạch, cấp phép. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các điểm, bến, phương tiện thủy đưa khách du lịch đi câu cá, câu mực, lặn ngắm san hô, tham quan trên sông, hồ, ven biển và các dịch vụ thể thao khác trên biển. - Kiểm tra, xử lý vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông ngay tại các cảng, bến. Kiên quyết đình chỉ hoạt động vận tải đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện kinh doanh và bảo đảm an toàn giao thông; chú ý, tăng cường kiểm tra đối với cảng, bến, phương tiện lưu thông tuyến ven biển, tuyến từ bờ ra đảo và tuyến nối giữa các đảo. - Điều tra, xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông, nhất là các hành vi trực tiếp gây ra tai nạn giao thông; kiên quyết xử lý đối với hành vi đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu; uống rượu, bia vượt mức quy định, điều khiển phương tiện gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. - Xây dựng đề án phát triển lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đủ số lượng, bảo đảm chất lượng; đầu tư thiết bị, phương tiện kỹ thuật và chế độ, chính sách phù hợp để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Tăng cường kiểm tra, giám sát, phòng ngừa sai phạm và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực của lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông. 6. Khắc phục ùn tắc giao thông - Tổ chức giao thông khoa học, phù hợp với cơ sở hạ tầng đô thị tại địa phương. Có phương án khắc phục ùn tắc giao thông vào dịp Lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, tết Dương lịch, tết Nguyên đán và thời gian thi công các công trình giao thông trên các tuyến đường bộ, đường thủy có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao. IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
  5. 1. Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; các doanh nghiệp; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải xác định công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt; đồng thời, huy động cả hệ thống chính trị, cùng sự tham gia tích cực của nhân dân, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức gương mẫu chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên. - Đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào sinh hoạt định kỳ của cơ quan, đơn vị; xác định rõ việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá chất lượng của cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể và cán bộ, công chức, viên chức. Hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá những mặt làm được, những mặt còn hạn chế và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm sau của các ngành, đơn vị; gắn với khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, bên cạnh đó phê phán, lên án những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông. - Tiến hành rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông phù hợp với tình hình, yêu cầu kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông của tỉnh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức can thiệp vào việc xử lý hành chính vi phạm trật tự an toàn giao thông cho người khác; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông. 2. Sở Giao thông vận tải - Tập trung các nguồn lực xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch; thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tỉnh. Bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ trung tâm tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố nhằm giảm mật độ phương tiện cá nhân. Rà soát mở các tuyến vận tải đường thủy nội địa theo đề xuất của các địa phương, khi đủ các điều kiện theo quy định. - Thường xuyên kiểm tra, rà soát, kịp thời phát hiện xử lý bất cập về kết cấu hạ tầng giao thông và các bất cập trong tổ chức giao thông trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa; tham gia xây dựng phương án chống ùn tắc giao thông và điều tiết giao thông vào các dịp Lễ, Tết. - Trong thiết kế và xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn phải đảm bảo có đủ biển báo hiệu, các điểm đấu nối vào trục chính phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. - Tăng cường xử lý nghiêm đối với các cá nhân có hành vi xâm hại công trình giao thông, cản trở giao thông; nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
  6. - Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và thu hút đầu tư nâng cao năng lực vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn tỉnh. - Tăng cường chỉ đạo thực hiện đúng quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ nội đia; đảm bảo phương tiện tham gia giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép điều khiển phương tiện, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa, hải đảo đi lại khó khăn; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát và kiên quyết đình chỉ các cơ sở đào tạo không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. - Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và chính quyền địa phương các cấp tăng cường quản lý đối với các điểm, bến, phương tiện thủy đưa khách du lịch đi câu cá, câu mực, lặn ngắm san hô và tham quan trên sông, hồ, ven biển; kể cả các dịch vụ thể thao khác trên biển. - Chỉ đạo Thanh tra giao thông đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như: Điều khiển xe quá tải trọng của cầu, đường; đậu, đỗ không đúng nơi quy định; các công trình xây dựng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; họp chợ trên cầu, trên đường,...; vi phạm quy định về vận tải hành khách và hàng hóa; kiên quyết đình chỉ hoạt động của các phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, người điều khiển phương tiện không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn và các bến thủy nội địa không giấy phép mở bến theo quy định; thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh hoạt động các cảng, bến, đò dọc, bến khách ngang sông. - Phối hợp tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho các lái xe các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô. - Thường xuyên kiện toàn củng cố, nâng cao nâng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ Thanh tra giao thông; cán bộ làm công tác đăng ký, đăng kiểm; sát hạch cấp phép điều khiển phương tiện; cấp phép mở bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, luồng tuyến. Xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi tiêu cực, sách nhiễu trong thực thi nhiệm vụ. - Tích cực duy tu, sửa chữa cầu, đường hư hỏng, xuống cấp theo kế hoạch. Kịp thời đề xuất UBND tỉnh bổ sung kinh phí sửa chữa, khắc phục những công trình cầu, đường hư hỏng gây mất an toàn do thiên tai, lũ lụt gây ra. 3. Công an tỉnh - Chỉ đạo Cảnh sát giao thông tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát ở những địa bàn phức tạp vào thời gian thường xảy ra tai nạn giao thông; xử phạt nghiêm các lỗi vi phạm điều khiển phương tiện: Chạy quá tốc độ; uống rượu, bia; không đội mũ bảo hiểm; đi sai làn đường; chở quá tải hoặc quá số người quy định; người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện; đẩy mạnh việc phát hiện và xử lý vi phạm bằng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ.
  7. - Chủ động phối hợp các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xây dựng phương án tránh ùn tắc giao thông vào các dịp Lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, tết Dương lịch, tết Nguyên đán và thời gian thi công các công trình giao thông trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao; thường xuyên mở các đợt cao điểm tuần tra theo chuyên đề, tổng kiểm tra,...; kịp thời, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm. Tiếp tục thực hiện nghiêm Thông tư số 38/2010/TT-BCA, ngày 12/10/2010 của Bộ Công an quy định việc thông báo người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đến cơ quan, trường học, nơi cư trú để kiểm điểm, giáo dục. - Chủ động phối hợp các ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra xử lý hoạt động đối với các cảng, bến, chợ nổi và phương tiện vận tải hành khách và hàng hóa chưa đáp ứng đầy đủ các về điều kiện an toàn theo quy định trên các tuyến đường thủy nội địa, tuyến ven biển, tuyến từ bờ ra đảo, tuyến nối giữa các đảo, và kiểm tra cả phương tiện chở khách tham quan du lịch. - Phối hợp điều tra xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông, nhất là các hành vi trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, nếu đủ điều kiện thì đề nghị Tòa án tổ chức xét xử lưu động và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; có biện pháp kiên quyết xử lý đối với hành vi đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu; uống rượu, bia điều khiển phương tiện gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. - Nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong ngành; bố trí đảm bảo số lượng; đầu tư thiết bị, phương tiện kỹ thuật và chế độ, chính sách phù hợp, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, phòng ngừa sai phạm và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi tiêu cực, sách nhiễu trong thực thi nhiệm vụ. 4. Cảng vụ Hàng hải Kiên Giang - Phối hợp Sở Giao thông vận tải, các địa phương liên quan xây dựng phương án đề xuất đầu tư, nạo vét luồng hàng hải nhằm đảm bảo cho phương tiện ra vào cảng an toàn. - Tăng cường quản lý cảng biển, phương tiện hoạt động tuyến hàng hải đảm bảo an toàn theo quy định. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an ninh, an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. 5. Sở Thông tin và truyền thông chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình Kiên Giang, Báo Kiên Giang, Website tỉnh, Đài Truyền thanh cấp huyện tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân; kịp thời, thông tin những tổ chức, cá nhân được biểu dương gương người tốt, việc tốt đi đôi với phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài các chuyên trang, chuyên mục phải thường xuyên đưa các thông điệp an toàn giao thông trên báo, sóng phát thanh và truyền hình xem đây là nhiệm vụ chính trị cần ưu tiên thực hiện.
  8. 6. Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật về giao thông trong trường học; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể thông qua việc ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông; xem đây là một tiêu chuẩn đánh giá đạo đức cuối năm của học sinh, sinh viên. Hiệu trưởng các trường phải kiên quyết xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và duy trì thực hiện trong suốt năm học. 7. Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Kiên Giang chủ trì phối hợp triển khai thực hiện Quyết định số 2051/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông giao đoạn 2012- 2017. Trong đó, quy định phổ biến nội dung pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong các buổi sinh hoạt thường kỳ của hệ thống Đoàn, Hội, Đội; xây dựng các mô hình, các hoạt động sôi nổi để đoàn viên, thanh niên, nhất là thanh niên vùng nông thôn tham gia. 8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận tăng cường chỉ đạo việc giáo dục, vận động, hướng dẫn đoàn viên, hội viên, người thân trong gia đình tự giác chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông; gắn việc xây dựng “Văn hóa giao thông” vào nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; phát động và giám sát việc thực hiện cam kết về an toàn giao thông gắn với xây dựng gia đình văn hoá, ấp, khu phố văn hoá; tổ chức buổi sinh hoạt, các hội thi tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố - Chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp chính quyền cấp xã thường xuyên kiểm tra kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm và tái lấn chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè, luồng và hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa; thường xuyên kiểm tra xử lý các bến khách ngang sông không đủ điều kiện an toàn; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung giải quyết, tuyệt đối không để phát sinh thêm. - Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa được giao quản lý; thường xuyên kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông để xử lý và kiến nghị xử lý các bất cập theo đúng thẩm quyền. - Chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông đến cơ sở, thông qua sinh hoạt của Hội, đoàn thể và sinh hoạt Tổ nhân dân tự quản; tiếp tục thực hiện thông báo vi phạm trên các phương tiện truyền thanh (theo Công văn số 696/UBND-KTCN ngày 18/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh). - Tham gia xây dựng phương án chống ùn tắc giao thông vào các dịp Lễ, Tết và thời gian thi công các công trình giao thông trên địa bàn. 10. Ban An toàn giao thông tỉnh
  9. Phối hợp với các đơn vị liên tịch đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông; trong đó, tập trung các đối tượng có tỷ lệ gây tai nạn giao thông cao bằng nhiều hình thức như: Sân chơi cho thanh niên nông thôn; đối thoại chủ đề an toàn giao thông với chủ doanh nghiệp vận tải, người trực tiếp điều khiển phương tiện; tuyên truyền lưu động gắn với trưng bày pa-nô hình ảnh tai nạn giao thông; xây dựng những cụm pa-nô trên các tuyến đường trọng điểm; nghiên cứu xây dựng các áp phích, tờ rơi, cẩm nang…, có nội dung sinh động phù hợp với đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương. Tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình văn hóa giao thông với bình yên sông nước, các mô hình nhân dân tự quản về an toàn giao thông; tăng cường giáo dục pháp luật cả chiều rộng, lẫn chiều sâu. Tiếp tục phối hợp thực hiện thông báo các hành vi vi phạm hàng tuần trên Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình Kiên Giang. Phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên, báo cáo viên, cộng tác viên ở cấp cơ sở. Đặc biệt, phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng nội dung tuyên truyền trong thông tin nội bộ (tài liệu sinh hoạt chi bộ) và bản tin sinh hoạt Tổ nhân dân tự quản. - Phối hợp với Sở Nội vụ tiếp tục tham mưu kiện toàn Ban An toàn giao thông các cấp theo hướng nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan tham mưu trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. - Chủ động phối hợp các ngành chức năng thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra chuyên đề về nguy cơ tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh, kịp thời đề xuất UBND tỉnh giải pháp chỉ đạo khắc phục. - Phối hợp tổ chức các hoạt động do Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chỉ đạo. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Kế hoạch này tại đơn vị, địa phương mình bằng kế hoạch cụ thể. 2. Giao Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm, 5 năm, 10 năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá toàn diện các mặt công tác và đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện; kịp thời phản ảnh những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết./. CHỦ TỊCH Nơi nhận - VPCP (A và B); - Ủy ban ATGTQG; - Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang; - TT.TU; TT.HĐND tỉnh;
  10. - CT và các PCT UBND tỉnh; Lê Văn Thi - Ban ATGT tỉnh; - Báo Kiên Giang; - Đài Phát Thanh-Truyền hình KG; - Các sở, ban, ngành cấp tỉnh (Đảng, chính quyền, đoàn thể); - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Trung tâm Tin học - Công báo; - LĐVP và CVNC; - Lưu: VT,tthuy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2