intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế toán xanh trong xu thế phát triển bền vững - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:211

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu hội thảo khoa học "Kế toán xanh trong xu thế phát triển bền vững" được nghiên cứu với mục đích thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán trong bối cảnh đổi mới và hội nhập tại trường Đại học Lao động - Xã hội; tăng cường giao lưu học thuật, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán giữa giảng viên, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh, nhà hoạch định chính sách. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế toán xanh trong xu thế phát triển bền vững - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 1

  1. BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
  2. BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NĂM 2024
  3. DANH SÁCH CÁC BAN CỦA HỘI THẢO I. Ban Tổ chức TT Họ và tên Chức vụ Chức danh 1 Bà Doãn Thị Mai Hƣơng Phó hiệu trƣởng Trƣởng ban 2 Bà Đoàn Thị Quỳnh Anh Trƣởng khoa Kế toán Phó trƣởng ban 3 Ông Nguyễn Xuân Hƣớng Trƣởng phòng KH&HTQT Ủy viên 4 Ông Vũ Văn Thoại Trƣởng phòng KT-TC Ủy viên 5 Ông Phạm Quốc Huy Trƣởng phòng TC-HC-TH Ủy viên 6 Ông Đoàn Quang Huy Trƣởng phòng QTTB Ủy viên 7 Ông Trƣơng Đức Định Phó Trƣởng khoa Kế toán Ủy viên 8 Ông Đào Mạnh Huy Phó Trƣởng khoa Kế toán Ủy viên 9 Bà Lê Thị Tú Oanh Trƣởng Bộ môn Ủy viên 10 Bà Vũ Thị Thanh Thuỷ Trƣởng Bộ môn Ủy viên 11 Bà Phan Thị Thu Mai Trƣởng Bộ môn Ủy viên 12 Bà Lê Thị Thanh Hƣơng P.Trƣởng Bộ môn Ủy viên 13 Bà Nguyễn Thị Kim Oanh P.Trƣởng Bộ môn Ủy viên II. Ban Chuyên môn – Phản biện TT Họ và tên Chức vụ Chức danh 1 Bà Đoàn Thị Quỳnh Anh Trƣởng khoa Kế toán Trƣởng Ban 2 Ông Đào Mạnh Huy Phó TK Kế toán Phó trƣởng Ban 3 Ông Trƣơng Đức Định Phó TK Kế toán Phó trƣởng Ban 4 Bà Lê Thị Tú Oanh Trƣởng Bộ môn Ủy viên 5 Bà Phan Thị Thu Mai Trƣởng Bộ môn Ủy viên 6 Bà Lê Thị Thanh Hƣơng Phó trƣởng Bộ môn Ủy viên 7 Bà Nguyễn Thị Kim Oanh Phó trƣởng Bộ môn Ủy viên 8 Bà Nguyễn Thị Thanh Nga Phó trƣởng Bộ môn Ủy viên 9 Bà Tô Thị Ngọc Lan Phó trƣởng Bộ môn Ủy viên 10 Ông Đỗ Đức Tài Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 11 Bà Trần Thị Dự Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên
  4. TT Họ và tên Chức vụ Chức danh 12 Ông Ngô Quang Hùng Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 13 Bà Tạ Thị Thúy Hằng Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 14 Bà Hoàng Khánh Vân Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 15 Bà Trần Thị Hƣơng Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 16 Bà Nguyễn Thị Nga Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 17 Ông Trần Anh Quang Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 18 Ông Nguyễn Quốc Hƣng Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 19 Bà Trần Thị Thu Hà Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 20 Bà Lƣơng Thị Huyền Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 21 Bà Vũ Thùy Linh Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 22 Bà Đỗ Thị Lan Anh Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên III. Ban Thƣ ký TT Họ và tên Chức vụ Chức danh 1 Ông Đào Mạnh Huy Phó Trƣởng khoa Kế toán Trƣởng Ban 2 Bà Phan Thị Thu Mai Trƣởng Bộ môn Phó trƣởng Ban 3 Bà Hoàng Khánh Vân Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 4 Bà Nguyễn Thị Thu Thảo Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 5 Bà Nguyễn Thúy Vinh Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 6 Bà Tô Thị Thu Trang Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 7 Bà Cao Mai Quỳnh Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 8 Ông Đoàn Tất Thành Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 9 Bà Nguyễn Thị Thanh Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 10 Bà Lê Thị Hƣơng Trầm Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên IV. Ban Biên tập kỷ yếu TT Họ và tên Chức vụ Chức danh 1 Bà Đoàn Thị Quỳnh Anh Trƣởng khoa Kế toán Trƣởng Ban 2 Ông Đào Mạnh Huy Phó Trƣởng khoa Kế toán Phó Trƣởng Ban 3 Bà Phan Thị Thu Mai Trƣởng Bộ môn Ủy viên
  5. TT Họ và tên Chức vụ Chức danh 4 Bà Lê Thị Tú Oanh Trƣởng Bộ môn Ủy viên 5 Bà Lê Thị Thanh Hƣơng Phó trƣởng Bộ môn Ủy viên 6 Bà Nguyễn Thị Kim Oanh Phó trƣởng Bộ môn Ủy viên 7 Bà Nguyễn Thị Thu Thảo Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 8 Bà Nguyễn Thúy Vinh Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 9 Bà Tô Thị Thu Trang Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 10 Bà Cao Mai Quỳnh Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 11 Ông Đoàn Tất Thành Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 12 Bà Hoàng Thị Thu Trang Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 13 Bà Lê Thị Hƣơng Trầm Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên V. Ban Truyền thông, Cơ sở vật chất và Tài chính TT Họ và tên Chức vụ Chức danh 1 Ông Trƣơng Đức Định Phó Trƣởng khoa Kế toán Trƣởng Ban 2 Bà Ninh Thị Thúy Ngân Phó Trƣởng BM Phó trƣởng Ban 3 Bà Nguyễn Hoài Anh Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 4 Ông Trần Anh Quang Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 5 Bà Nguyễn Thị Thu Thảo Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 6 Bà Hoàng Thị Thu Trang Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 7 Ông Đoàn Tất Thành Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 8 Bà Trần Thị Kim Chi Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 9 Bà Vũ Thị Ngọc Huyền Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 10 Bà Đặng Thị Thùy Giang Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 11 Bà Vũ Thùy Linh Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 12 Bà Nguyễn Thị Thúy Ngà Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 13 Bà Mai Thị Nga Giảng viên khoa Kế toán Ủy viên 14 Bà Đỗ Thị Lệ Giáo vụ khoa Kế toán Ủy viên 15 Bà Đinh Thị Chiên Giáo vụ khoa Kế toán Ủy viên
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MỤC LỤC ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC 1 PHẦN 1: KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3 1. VẬN DỤNG KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4 TS. Trần Anh Quang KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: LỢI ÍCH VÀ 2. 9 KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TS. Lương Thị Huyền 3. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ KẾ TOÁN SINH THÁI 18 Ths.Nguyễn Thị Linh, TS. Trần Thị Thu Hà, TS. Đỗ Thị Lan Anh TÍCH HỢP KẾ TOÁN XANH TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN 4. 27 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TS. Trần Thị Hương NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KẾ TOÁN XANH TẠI CÁC 5. 34 DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TS. Vũ Thùy Linh, ThS. Trần Huy Hùng 6. ỨNG DỤNG KẾ TOÁN XANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 42 ThS. Huỳnh Thị Thúy Phượng, ThS. Hoàng Thị Tâm 7. PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN XANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 49 Ths. Nguyễn Thị Thúy Ngà ỨNG DỤNG KẾ TOÁN XANH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI 8. 55 VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Nga Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BỔ SUNG KẾ TOÁN XANH 9. 60 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KHAI THÁC TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Thanh Nga 10. KẾ TOÁN XANH TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 69 Ths. Nguyễn Thị Thu Thảo 11. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH MÔI TRƢỜNG: THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM 77 Ths. Nguyễn Thúy Vinh MỘT SỐ ĐỀ XUẤT THÖC ĐẨY PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN XANH TẠI CÁC 12. 85 DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Vũ Long Phụng TÁC ĐỘNG CỦA KẾ TOÁN XANH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA 13. 94 DOANH NGHIỆP Ths. Mai Thị Hà GIẢI PHÁP THÖC ĐẨY VẬN DỤNG KẾ TOÁN XANH TRONG CÁC 14. 100 DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TS. Đào Mạnh Huy
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN MÔI TRƢỜNG TRONG 15. 106 CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Nguyễn Văn Nhân 16. NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN XANH TRONG GIAI ĐOẠN 204 – 2023 115 TS. Hoàng Khánh Vân NHẬN THỨC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN 17. 121 XANH TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ThS.Vũ Thị Thê, ThS.Trần Thị Thu Thuỷ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THÖC ĐẨY ÁP DỤNG KẾ TOÁN XANH 18. CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG 129 CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ThS. Phạm Thị Thanh Hoà 19. XU HƢỚNG CÔNG BỐ QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN XANH 139 PGS. TS. Lê Thị Tú Oanh, Nguyễn Thị Hoa CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾ TOÁN MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC DOANH 20. 148 NGHIỆP SẢN XUẤT THUỘC TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM TS. Ngô Quang Hùng 21. ÁP DỤNG KẾ TOÁN XANH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 163 ThS. Ninh Thị Thúy Ngân KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƢỜNG VỚI HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH: 22. NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI MIỀN BẮC 170 VIỆT NAM TS. Đỗ Thị Lan Anh, TS. Trần Thị Thu Hà, ThS. Nguyễn Thị Linh VAI TRÕ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC THÖC ĐẨY 23. 180 KẾ TOÁN XANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TS. Đoàn Thị Quỳnh Anh CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THÖC ĐẨY ÁP DỤNG KẾ TOÁN XANH TẠI 24. 186 VIỆT NAM TS. Phạm Huy Hùng,ThS. Ngọ Minh Trang 25. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN XANH 198 ThS. Nguyễn Hoài Anh, ThS. Vũ Thị Ngọc Huyền PHẦN 2 KINH TẾ XANH 203 26. KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 204 Ths. Bùi Văn Bằng, Ths. Ngọ Thị Thu Giang PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP XANH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY: LỢI ÍCH 27. 212 VÀ KHÓ KHĂN ThS. Mai Thị Nga
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 28. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ KẾ TOÁN TINH GỌN 221 ThS. Đoàn Thị Nguyệt Ngọc, PGS, TS. Đỗ Đức Tài 29. THƢƠNG MẠI XANH: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 228 ThS. Vũ Thị Kim Dương TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 30. 237 ACB - CHI NHÁNH THANH HOÁ ThS. Hoàng Thị Thu Trang PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƢỜNG, XÃ HỘI, 31. 246 HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP TS. Tô Thị Ngọc Lan, TS. Trần Thị Nam Thanh CÔNG NGHIỆP XANH Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÖT 32. 254 VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI ThS.Trần Huy Hùng, Phùng Khắc Sáng KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP 33. 265 ĐỔI MỚI KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ Ở VIỆT NAM ThS. Phạm Thị Huyền TĂNG TRƢỞNG XANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: LỢI ÍCH VÀ 34. 274 THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ThS. Cao Mai Quỳnh 35. TĂNG TRƢỞNG XANH Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 288 Ths. Kim Thị Hạnh CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP ẢNH HƢỞNG ĐẾN 36. 296 TĂNG TRƢỞNG XANH TẠI TỈNH BẮC NINH ThS. Nguyễn Thị Thu Lệ CHỈ SỐ XANH CẤP TỈNH – CÔNG CỤ THÖC ĐẤY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 37. 311 TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Trần Thị Thu Hà, TS. Đỗ Thị Lan Anh, ThS. Ngọ Thị Thu Giang HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM: HÀNH TRÌNH 38. 321 HƢỚNG ĐẾN NGÂN HÀNG XANH ThS.Nguyễn Thị Kim Oanh THỰC TRẠNG THỰC HÀNH ESG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – 39. 331 KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP ThS.Nguyễn Thị Thanh PHẦN 3 NHỮNG NỘI DUNG KHÁC 341 LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ HỘI THẢO PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ THUÊ VÀ NỢ 40. THUÊ HOẠT ĐỘNG ĐƢỢC VỐN HÓA TRONG HỢP ĐỒNG CHO VAY 342 TƢ NHÂN ThS.Trần Thị Kim Chi,TS. Phí Văn Trọng
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 41. BÁO CÁO CHI PHÍ PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ 351 TS.Trần Thị Dự 42. CÁC TRANH LUẬN VỀ KẾ TOÁN GIÁ TRỊ HỢP LÝ 358 TS. Phạm Đỗ Dũng, TS. Đồng Trung Chính, ThS. Đỗ Tiến Dũng KẾ TOÁN GIAO DỊCH TRAO ĐỔI TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP: 43. 369 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TS. Phan Thị Thu Mai NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG PHI TUYẾN CỦA CẤU TRÖC VỐN ĐẾN GIÁ TRỊ 44. DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 377 VIỆT NAM TS.Tạ Thị Thúy Hằng CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI 45. 388 CHÍNH QUỐC TẾ TRONG CÁC DOANH NGHỆP TS. Nguyễn Quốc Hưng TRAO ĐỔI VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO CHƢƠNG TRÌNH DÀNH CHO 46. 402 KHÁCH HÀNG TRUYỀN THỐNG TS. Lê Thị Thanh Hương CAM KẾT GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI DOANH 47. 408 NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH NGHỆ AN ThS.Lê Thị Hương Trầm NGHIÊN CỨU TÍNH TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM 48. 420 TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ThS. Đoàn Tất Thành, ThS.Đặng Thị Mỹ Linh TÍNH MINH BẠCH VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG 49. CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT 430 NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ThS.Tô Thị Thu Trang CÁC QUAN ĐIỂM VỀ VỐN NHÂN LỰC: MỘT KHÍA CẠNH CỦA 50. 439 VỐN TRÍ TUỆ TS. Trương Đức Định, ThS. Nguyễn Văn Thụ, ThS. Lê Quang Trung, ThS. Khương Huyền Đức
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC "Kế toán xanh trong xu thế phát triển bền vững" Kính thưa các vị các vị khách quý! Kính thưa các nhà khoa học, nhà quản lý, các giảng viên và quý vị đại biểu! Tăng trƣởng xanh là xu thế phát triển tất yếu khách quan trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Tại Việt Nam, phát triển kinh tế xanh bƣớc đầu hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho việc triển khai thực hiện. Việt Nam đã xây dựng Chiến lƣợc Phát triển Năng lƣợng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; xây dựng khung pháp lý về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất và đời sống; thực hiện dán nhãn năng lƣợng cho các sản phẩm tƣ liệu sản xuất và thiết bị tiêu dùng. Tăng trƣởng xanh đang là xu hƣớng chủ đạo trong chính sách phát triển kinh tế của các nƣớc trên thế giới. Ngân hàng thế giới đã nhấn mạnh đến sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả thực tế của mô hình tăng trƣởng xanh đối với việc đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời cũng đã chỉ ra các tác nhân tác động quá trình tăng trƣởng theo mô hình tăng trƣởng xanh và cơ chế tác động của tăng trƣởng xanh đến chiến lƣợc hoạt động của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế. Thuật ngữ mới nổi lên là ―kinh tế xanh‖, đƣợc quốc tế thống nhất sử dụng từ Hội nghị Thƣợng đỉnh của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững họp tháng 6 năm 2012 tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil (gọi tắt là Rio+20). Kinh tế xanh không thay thế khái niệm phát triển bền vững vì tăng trƣởng, phát triển xanh cũng là phát triển bền vững, hay đúng hơn là cách thức, phƣơng thức thực hiện phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Kinh tế xanh hay kinh tế sạch là nền kinh tế mà chính sách phát triển có định hƣớng thị trƣờng sử dụng nền tảng là các nền kinh tế truyền thống với mục tiêu đảm bảo sự hòa hợp giữa kinh tế và môi trƣờng sinh thái. Chiến lƣợc tăng trƣởng cơ bản của nền kinh tế xanh là bảo vệ môi trƣờng, phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lƣợng sạch, nhanh chóng đạt đƣợc mức tăng trƣởng bền vững hay nói cách khác là tăng trƣởng xanh. Theo Điều 4 Luật Kế toán năm 2015, kế toán có nhiệm vụ: (i) Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tƣợng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. (ii) Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. (iii) Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mƣu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. (iv) Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Kế toán xanh là một phần của kế toán, quan tâm đến chi phí sinh thái trong việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó không chỉ xem xét giá trị của tài nguyên thiên nhiên mà còn xem xét cả tỷ lệ ô nhiễm và suy giảm các đặc tính tự nhiên, đồng thời nhấn mạnh hơn đến chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng phát triển bền vững. Áp dụng kế toán xanh là một trong những nội dung mà hầu hết các tổ chức kinh 1
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG doanh quan tâm. Trong những năm gần đây, nó là một nội dung mới trong chƣơng trình đào tạo kế toán của các cơ sở giáo dục ở hầu hết các quốc gia. Kế toán xanh mang lại khả năng tiếp cận thông tin sinh thái bằng cách đo lƣờng các đặc điểm môi trƣờng ảnh hƣởng đến tính bền vững của doanh nghiệp. Kế toán xanh tổ chức thông tin trong cơ cấu kế toán, phát triển và làm sáng tỏ các tài sản môi trƣờng, trách nhiệm môi trƣờng, thu nhập môi trƣờng và chi phí môi trƣờng. Kế toán xanh rất hữu ích cho thông tin về cách sử dụng, tác động, cấp độ và giá trị của các nguồn tài nguyên thông thƣờng trong một quốc gia. Nó cũng mở rộng ý tƣởng về chi tiêu cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Từ những lý do trên, trƣờng Đại học Lao động – Xã hội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kế toán xanh trong xu thế phát triển bền vững” nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán trong bối cảnh đổi mới và hội nhập tại trƣờng Đại học Lao động - Xã hội; tăng cƣờng giao lƣu học thuật, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, phƣơng pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán giữa giảng viên, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh, nhà hoạch định chính sách... của Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội, thiết lập mạng lƣới kết nối các trƣờng Đại học, các Viện nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nƣớc về kế toán - kiểm toán và đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp khoa học vào thực hành kế toán, kiểm toán. Hội thảo đã thu hút đƣợc sự tham gia đông đảo của các tổ chức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán, các doanh nghiệp nhƣ Công ty cổ phần Misa…, các nhà khoa học của các trƣờng đại học, học viện, viên nghiên cứu nhƣ trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, trƣờng Đại học Tài nguyên môi trƣờng Hà Nội, trƣờng Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh. Ban tổ chức đã nhận đƣợc khoảng 60 bài viết và lựa chọn, biên tập đƣợc 50 bài viết có chất lƣợng để đăng trong Kỷ yếu Hội thảo lần này. Các bài viết tập trung vào các chủ đề chính sau: - Xu hƣớng Kế toán xanh trong xu thế phát triển bền vững; - Các yếu tố ảnh hƣởng đến thúc đẩy áp dụng kế toán xanh tại Việt Nam; - Giải pháp vận dụng kế toán xanh gắn với phát triển bền vững ở Việt Nam; - Ứng dụng kế toán xanh ở Việt Nam; - Xây dựng mô hình kế toán xanh ở Việt Nam; - Các vấn đề khác liên quan đến chủ đề hội thảo… Với mong muốn tạo ra diễn đàn giao lƣu học thuật của các nhà xây dựng chính sách, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, giảng viên, nghiên cứu sinh, cựu sinh viên…, thu nhận đƣợc nhiều ý kiến góp phần cải thiện và phát triển chế độ kế toán, kiểm toán. Ban Tổ chức kính mong đƣợc sự tham luận, chia sẻ ý kiến tâm huyết của quý vị theo chủ đề của Hội thảo. Một lần nữa, thay mặt BTC Hội thảo, tôi xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe Quý vị khách quý, nhà khoa học, nhà quản lý, các giảng viên và quý vị đại biểu! Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp! Xin trân trọng cảm ơn! 2
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG PHẦN 1 KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VẬN DỤNG KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TS. Trần Anh Quang Trường Đại học Lao động Xã hội Email: quangktqt@gmail.com Tóm tắt Trong bối cảnh ngày nay, phát triển bền vững đang trở thành xu hƣớng chung trên thế giới và thế giới đang hƣớng đến những hoạt động ―xanh hóa‖ nhƣ: tăng trƣởng xanh, trái phiếu xanh, kế toán xanh…. Kế toán xanh là một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy môi trƣờng kinh doanh bền vững, bằng cách tích hợp các yếu tố môi trƣờng và xã hội vào quá trình ra quyết định kinh doanh và báo cáo tài chính. Bài viết này nhấn mạnh vai trò của kế toán xanh trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thích ứng với xu hƣớng phát triển bền vững, từ việc quản lý tài nguyên đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trƣờng và xã hội. Từ khóa: Kế toán xanh, kế toán môi trƣờng, phát triển bền vững Abstract In today's context, sustainable development is becoming a general trend in the world and the world is moving towards "greening" activities such as: green growth, green bonds, green accounting... Green accounting is an important tool in promoting a sustainable business environment, by integrating environmental and social factors into business decision-making and financial reporting. This article highlights the role of green accounting in supporting businesses to adapt to sustainable development trends, from resource management to minimizing negative impacts on the environment and society. Keywords: Green accounting, environmental accounting, sustainable development 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển triển bền vững đang trở thành xu hƣớng chung trên thế giới và thế giới đang hƣớng đến những hoạt động ―xanh hóa‖ nhƣ: tăng trƣởng xanh, trái phiếu xanh, kế toán xanh,… Tính bền vững không chỉ liên quan đến việc bảo vệ môi trƣờng, mà còn liên quan đến việc xây dựng một nền tảng kinh doanh mà cả môi trƣờng và xã hội đều hƣởng lợi từ đó Theo các nghiên cứu trên thế giới, kế toán xanh đƣợc coi là một công cụ quan trọng liên quan đến các khía cạnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đối với nền kinh tế và đƣợc xem là hƣớng chuyển đổi theo phƣơng thức phát triển bền vững, hƣớng tới phát triển nền kinh tế xanh. Trong những năm gần đây, kế toán môi trƣờng - một bộ phận của kế toán xanh trong hệ thống kế toán nói chung, đƣợc nhìn nhận nhƣ là một công cụ hữu ích cung cấp các thông tin về môi trƣờng ngoài các thông tin về tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (DN), làm cơ sở cho các nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng của DN. Nhờ đó, sẽ giúp giảm các rủi ro về môi trƣờng, cũng nhƣ rủi ro về sức khoẻ cộng đồng, đồng thời cải thiện công tác kế toán quản trị và tài chính môi trƣờng ở phạm vi DN. Năm 2014, Liên Hợp quốc đã triển khai chƣơng trình ứng dụng ―Hệ thống kế toán về kinh tế và môi trƣờng‖ hay còn gọi là kế toán xanh (Green Accounting). Bên cạnh đó, Hội đồng tiêu chuẩn kế toán bền vững (một tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ đƣợc thành lập vào năm 2011) cũng phát triển các tiêu chuẩn kế toán theo ngành cụ thể để tính bền vững có thể đƣợc sử dụng trong các báo cáo hàng năm… 4
  14. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trong bối cảnh đó, việc phát triển và ứng dụng kế toán xanh trở thành nhu cầu tất yếu đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Kế toán xanh đƣợc coi là một công cụ quan trọng liên quan đến các khía cạnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đối với nền kinh tế và đƣợc xem là hƣớng chuyển đổi theo phƣơng thức phát triển bền vững. Tuy nhiên, vận dụng kế toán xanh thế nào để đạt hiệu quả là vấn đề đặt ra hiện nay. 2. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN XANH Theo các chuyên gia tài chính – kế toán, kế toán xanh có thể hiểu là một hệ thống kế toán hiện đại và toàn diện nhằm ghi chép, tổng hợp và lập báo cáo cho một tổ chức, để phản ánh đầy đủ các nội dung về tài sản, nợ phải trả, vốn đầu tƣ, nguồn thu và các khoản chi cho môi trƣờng xanh của quốc gia. Trên quan điểm của nhà quản lý vĩ mô, kế toán xanh đƣợc coi là một công cụ quan trọng liên quan đến các khía cạnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đối với nền kinh tế và đƣợc xem là hƣớng chuyển đổi theo phƣơng thức phát triển bền vững, hƣớng tới phát triển nền kinh tế xanh. Đây cũng là hƣớng tiếp cận mới và lâu dài, phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới. Theo Dƣơng Thị Thanh Hiền (2016), kế toán xanh đƣợc chia thành nhiều góc độ khác nhau, bao gồm 5 nội dung chính: Kế toán tài chính môi trƣờng; Kế toán quản trị môi trƣờng; Tài chính môi trƣờng; Pháp luật về môi trƣờng; Đạo đức và quan hệ với cộng đồng xã hội. Nhiều ý kiến lại cho rằng, kế toán xanh (kế toán môi trƣờng, kế toán sinh thái, kế toán xã hội) là một bộ phận cấu thành của kế toán, liên quan đến các thông tin về hoạt động môi trƣờng trong phạm vi DN nhằm thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về môi trƣờng cho đối tƣợng trong và ngoài DN sử dụng để ra quyết định. 3. L I CH CỦA KẾ TOÁN XANH Dù là một lĩnh vực mới, song kế toán xanh sớm đạt đƣợc những kết quả tích cực. Việc áp dụng kế toán xanh mang lại nhiều lợi ích cho DN, bao gồm: Tăng cƣờng sự minh bạch: Bằng cách báo cáo các chỉ số môi trƣờng và xã hội, doanh nghiệp có thể tăng cƣờng minh bạch và niêm yết, tạo lòng tin từ phía khách hàng và cổ đông. Kế toán xanh giúp cung cấp thông tin, kiểm tra lợi nhuận, doanh thu và chi phí môi trƣờng của DN để từ đó nhà quản trị đƣa ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Nếu thực hiện tốt kế toán xanh, sẽ hạn chế đƣợc các yếu tố đầu vào nguyên liệu, năng lƣợng, nhân công bị tiêu hao trong quá trình tạo ra ô nhiễm, làm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng lợi thế cạnh tranh do giảm đƣợc giá thành sản xuất. Tối ƣu hóa quản lý rủi ro: Kế toán xanh cung cấp cho kế toán lƣờng trƣớc các tác động của môi trƣờng, một số yếu tố có thể gây ra cho một DN hoặc tổ chức, từ đó giúp các nhà làm chính sách và quản trị DN có cách thức đối phó và giải quyết hợp lý. Nhờ đó, cũng sẽ giúp giảm các rủi ro về môi trƣờng cũng nhƣ rủi ro về sức khoẻ cộng đồng. Nói cách khác, kế toán môi trƣờng giúp nền kinh tế hƣớng đến nền kinh tế xanh và tăng trƣởng xanh. Điều này giúp DN định danh và quản lý các rủi ro môi trƣờng và xã hội, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Tăng cƣờng cạnh tranh: DN áp dụng kế toán xanh có thể tăng cƣờng cạnh tranh thông qua việc thu hút nhà đầu tƣ và khách hàng quan tâm đến các giá trị bền vững. 5
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4. MỘT SỐ KH KH N, THÁCH THỨC TRONG VẬN DỤNG KẾ TOÁN XANH Việt Nam hiện cũng đã ban hành một số quy định yêu cầu các DN, các nhà đầu tƣ phải tiến hành đánh giá tác động đến môi trƣờng, phải đƣa ra hoặc triển khai các giải pháp xử lý môi trƣờng trƣớc khi thực hiện các dự án. Về các quy định của pháp luật, Việt Nam đã ban hành Luật Môi trƣờng lần đầu vào năm 1993 và Luật Bảo vệ môi trƣờng sửa đổi vào năm 2005. Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 quy định về đối tƣợng chịu thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trƣờng; Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hƣớng dẫn thi hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP; Thông tƣ số 159/2012/TT-BTC ngày 28/09/2012, sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 152/2011/TT-BTC. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chƣa ban hành chế độ kế toán có liên quan đến việc áp dụng kế toán xanh trong doanh nghiệp. Các chế độ kế toán hiện hành chƣa có các văn bản hƣớng dẫn doanh nghiệp trong việc bóc tách và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, chƣa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trƣờng… Hiện chƣa có nhiều cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và áp dụng kế toán xanh. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, triển khai áp dụng kế toán xanh vào Việt Nam vẫn còn nhiều mới mẻ. Số lƣợng công trình nghiên cứu trong nƣớc về vấn đề kế toán xanh cũng chƣa nhiều. Hầu hết nhiều doanh nghiệp chƣa quan tâm đến những vấn đề liên quan đến kế toán xanh. Một số doanh nghiệp đã quan tâm đến vấn đề kế toán xanh nhƣng còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Nguyên nhân đƣợc xác định là bởi những hạn chế các thức áp dụng, thiếu nhân lực và khoa học công nghệ… Do vậy, việc triển khai áp dụng kế toán xanh tại Việt Nam hiện nay cũng sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức, cụ thê: Về tâm lý của đối tượng áp dụng: DN có xu hƣớng né tránh việc áp dụng kế toán xanh bởi để thực hiện các quy định pháp lý đó, tất yếu phát sinh thêm nhiều loại chi phí với quy mô ngày càng lớn liên quan đến bảo vệ môi trƣờng, xử lý các chất thải tác động đến môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng trong hợp đồng kinh doanh của các DN và trong triển khai các dự án đầu tƣ. Về hệ thống chứng từ, tài khoản: Hiện nay, hệ thống tài khoản, sổ, chứng từ kế toán không ghi nhận riêng biệt những thông tin môi trƣờng. Trên các tài khoản kế toán chƣa ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến môi trƣờng nhƣ chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng sống. Thực tế cho thấy, yếu tố chi phí ―môi trƣờng‖ và thu nhập do ―môi trƣờng‖ mang lại không nằm trong một tài khoản, một khoản mục riêng rẽ, cụ thể nào của kế toán. Trong khi đó, rất nhiều chi phí liên quan đến môi trƣờng đang phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý và các nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, không thể thấy đƣợc quy mô và tính chất của chi phí môi trƣờng nói chung và từng khoản chi phí môi trƣờng nói riêng. Về khuôn khổ pháp lý: các quy định về tài chính, các chuẩn mực, các chế độ kế toán của Nhà nƣớc và công cụ kế toán của DN chƣa cung cấp và đáp ứng đƣợc những 6
  16. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG thông tin cần thiết về các chi phí liên quan đến môi trƣờng theo các yêu cầu cho việc ra quyết định các hợp đồng và lập báo cáo tài chính tại DN. 5. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KẾ TOÁN XANH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Hiện nay kế toán xanh đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và quản lý môi trƣờng để đảm bảo sự phát triển bền vững. Dƣới đây là một số giải pháp cụ thể để vận dụng kế toán xanh gắn với phát triển bền vững: Về phía cơ quan quản lý - Cần nhận thức đúng đắn về sự phát triển và ứng dụng của kế toán xanh trong thực tiễn. Đặc biệt, với chủ trƣơng phát triển bền vững, ―xanh hóa nền kinh tế‖ của Đảng và Nhà nƣớc, cần nhận thức rằng, việc vận dụng kế toán xanh nói chung và kế toán môi trƣờng nói riêng là đòi hỏi mang tính bắt buộc, nhƣng cần một lộ trình lâu dài hợp lý. - Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định về kế toán xanh cần trong thời gian tới. Hiện nay, hệ thống kế toán đang áp dụng chƣa đủ điều kiện để các DN thực hiện kế toán môi trƣờng. - Tăng cƣờng các chế tài xử phạt, thực hiện tốt các chính sách thuế, phí môi trƣờng đối với DN, qua đó giúp các DN nâng cao nhận thức, cũng nhƣ thực hiện trách nhiệm của mình đối với môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng. - Có chính sách đãi ngộ, khuyến khích và biểu dƣơng các DN thực hiện trách nhiệm xã hội tốt của mình, qua đó tuyên truyền sâu rộng việc áp dụng kế toán xanh trong hoạt động thực tiễn. Ch ng hạn nhƣ: Với những DN thực hiện tốt kế toán xanh trong một giai đoạn (thƣờng khoảng 5 năm) sẽ đƣợc ƣu tiên giảm hoặc giãn thuế, đƣợc ƣu đãi vay tín dụng cho các dự án khả thi… Về phía doanh nghiệp - Cần thay đổi nhận thức trong việc vận dụng kế toán xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, hầu hết các DN hiện nay chƣa nhận thức đƣợc ý nghĩa và lợi ích của hoạt động bảo vệ môi trƣờng nói chung và việc áp dụng kế toán xanh nói riêng. Đa số DN tại Việt Nam chƣa tiến hành tính toán các chi phí môi trƣờng. Có thể kh ng định, kế toán xanh nói chung và kế toán môi trƣờng nói riêng là một bộ phận của tăng trƣởng xanh, hƣớng đến mục tiêu ―do con ngƣời, vì con ngƣời‖ góp phần tạo sự ổn định, bền vững cho nguồn lực môi trƣờng, xã hội phát triển gắn với sự phát triển bền vững của chính DN. - Các nhà quản trị DN cần phải có nhiều thông tin hơn về khía cạnh chi phí liên quan đến môi trƣờng phát sinh trong các hợp đồng của DN để đƣa ra đƣợc các quyết định đầu tƣ kinh doanh phù hợp, qua đó, vừa có thể tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án, vừa tránh đƣợc các khoản xử phạt liên quan đến môi trƣờng. Để làm đƣợc điều này cần xây dựng hệ thống đo lƣờng bền vững thông qua việc phát triển các chỉ số và phƣơng pháp đo lƣờng bền vững, bao gồm các chỉ số kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Tích hợp các chỉ số này vào báo cáo tài chính để thể hiện mức độ ảnh hƣởng của hoạt động kinh doanh đến môi trƣờng và xã hội. 7
  17. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - Tiếp tục tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực kế toán để đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc trong bối cảnh mới... Hiện nay, do kế toán xanh chƣa phổ biến trong DN, nên bộ phận kế toán của DN hầu nhƣ có rất ít nhân viên kế toán có kiến thức về kế toán môi trƣờng hoặc nhân viên kế toán môi trƣờng chuyên biệt. Do vậy, trong thời gian tới, các DN cần chú trọng đào tạo và phát triển năng lực cho cán bộ quản lý và nhân viên về kế toán xanh và phát triển bền vững.… 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hien, D.T.T. (2016), ―Kế toán xanh và kế toán môi trường - Một số quan điểm hiện đại‖, Tạp chí Kế toán - Kiểm toán 4/2016. [2] Abdel-Rahim, Heba Y. M., & Yousef M. Abdel-Rahim. (2010), “Green accounting - a proposition for EA/ER conceptual implementation methodology”. Journal of Sustainability and Green Business, 5(1), 27-33; [3] Bailey, Paul. (1995), “Environmental accounting case Studies: Green accounting At AT&T (3rd ed.), Los Angeles”: SAGE Publications, Inc; [4] Lloyd John Pereira (2017), “What is green accounting and its importance?”, TechJini. 8
  18. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: L I CH VÀ KH KH N ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TS. Lƣơng Thị Huyền Trường Đại học Lao động – Xã hội Email: luonghuyen1982@gmail.com Tóm tắt Kế toán xanh mang đến nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà cả nền kinh tế đất nƣớc, ứng dụng kế toán xanh mang lại nhiều giá trị tích cực. Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp chƣa nhìn thấy đƣợc lợi ích từ việc bảo vệ môi trƣờng nói chung và việc áp dụng kế toán xanh nói riêng. Ứng dụng kế toán xanh sẽ cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng thể về thông tin môi trƣờng bên ngoài cũng nhƣ thông tin về hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp nhà quản lý định hƣớng phát triển doanh nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên việc áp dụng kế toán xanh hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế, do đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng kế toán xanh. Bài viết sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu để nghiên cứu về kế toán xanh nhƣ khái niệm về kế toán xanh, sự khác biệt giữa kế toán xanh và kế toán truyền thống. Đồng thời bài viết đã trình lợi ích kế toán xanh mang lại cho doanh nghiệp và khó khăn thách thức đối với doanh nghiệp ở Việt Nam khi ứng dụng kế toán xanh, từ đó đƣa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kế toán xanh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Từ khoá: Kế toán xanh, Lợi ích kế toán xanh, khó khăn khi ứng dụng kế toán xanh. Abstract Green accounting brings many benefits not only to businesses but also to the country's economy. Green accounting applications bring many positive values. In reality today, many businesses do not see the benefits from environmental protection in general and the application of green accounting in particular. Green accounting application will give businesses an overall view of external environmental information as well as information about the business's production and business activities. From there, it helps managers orient their businesses towards green growth and sustainable development. However, the current application of green accounting still has many difficulties and limitations, so businesses need to further promote the application of green accounting. The article uses data collection research methods to study green accounting such as the concept of green accounting, the difference between green accounting and traditional accounting. At the same time, the article presented the benefits green accounting brings to businesses and the difficulties and challenges for businesses in Vietnam when applying green accounting, thereby offering solutions to improve the effectiveness of green accounting. meet the sustainable development requirements of businesses. Keywords: Green accounting, Benefits of green accounting, difficulties when applying green accounting. 1. GIỚI THIỆU Có một thực tế rằng, sự thay đổi trong nền kinh tế sẽ làm ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Thêm vào đó, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của một quốc gia có thể bị ảnh hƣởng bởi sự thay đổi của khí hậu và môi trƣờng. Khi mọi ngƣời có ý thức hơn về vấn đề môi trƣờng thì yêu cầu công bố thông tin một cách đầy đủ và phù hợp về vấn đề này của doanh nghiệp ngày càng tăng. 9
  19. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Đối với các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động đến môi trƣờng là điều không thể tránh khỏi. Nhƣng trƣớc xu thế của xã hội cùng các chính sách về bảo vệ môi trƣờng tại các nƣớc sở tại, đòi hỏi các doanh nghiệp ngoài việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh còn phải có trách nhiệm với môi trƣờng. Đây chính là một khoản chi phí không hề nhỏ với các doanh nghiệp, vì vậy việc cần có một hệ thống kế toán để ghi nhận thông tin một cách chính xác, đầy đủ và minh bạch về các yếu tố môi trƣờng, cũng nhƣ đảm bảo rằng các khoản chi phí để phục vụ cho việc cải tạo môi trƣờng là hợp lý và hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí và cải thiện hình ảnh từ các cơ quan quản lý, cổ đông và các nhà đầu tƣ, tăng sức cạnh tranh trên thị thƣờng. Vì vậy nghiên cứu về kế toán xanh, lợi ích và khó khăn, thách thức khi ứng dụng kế toán xanh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất lớn và cần thiết. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Khái niệm kế toán xanh Kế toán xanh là phƣơng thức kế toán đƣa các yếu tố chi phí môi trƣờng vào kết quả tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích chính của kế toán xanh là giúp các doanh nghiệp hiểu và quản lý mối quan hệ có qua có lại giữa các mục tiêu kinh tế truyền thống và các mục tiêu môi trƣờng, hƣớng đến sự phát triển bền vững. Nhƣ vậy có thể hiểu kế toán xanh là một hệ thống kế toán hiện đại và toàn diện nhằm ghi chép, tổng hợp và lập báo cáo cho một tổ chức, để phản ánh đầy đủ các nội dung về tài sản, nợ phải trả, vốn đầu tƣ, nguồn thu và các khoản chi cho môi trƣờng xanh của quốc gia. Kế toán xanh đƣợc coi là một công cụ quan trọng liên quan đến các khía cạnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đối với nền kinh tế và đƣợc xem là bƣớc chuyển đổi theo phƣơng thức phát triển bền vững, hƣớng tới phát triển nền kinh tế xanh Mục tiêu của Kế toán xanh là trình bày các thông tin về kế toán tài chính, thông tin về kế toán xã hội và thông tin về kế toán môi trƣờng. Các thông tin kế toán này đƣợc trình bày một cách tích hợp trong một báo cáo kế toán xanh. Từ đó các bên liên quan có thể sử dụng nó trong việc định giá và ra quyết định đầu tƣ về mặt kinh tế, quản lý và các vấn đề khác. Cụ thể là nhà quản trị doanh nghiệp, cổ đông, chủ nợ, khách hàng, ngƣời tiêu dùng, nhân viên, chính phủ,… có thể đánh giá đầy đủ về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh, rủi ro doanh nghiệp, triển vọng tăng trƣởng kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận cũng nhƣ sự bền vững của doanh nghiệp trƣớc khi đƣa ra quyết định doanh cuối cùng. Ngoài ra, các bên liên quan có thể biết các thông tin kế toán về việc doanh nghiệp có trách có nhiệm với xã hội và môi trƣờng hay không. Đây là điều kiện tiên quyết quyết định tính phát triển bền vững và lợi nhuận của doanh nghiệp trong dài hạn. Kế toán xanh hay còn đƣợc gọi phổ biến là kế toán môi trƣờng là phƣơng pháp kế toán có xem xét, toán các đến các chi phí môi trƣờng, những ảnh hƣởng đến môi trƣờng và hậu quả của nó. Theo Wikipedia, Kế toán xanh là một phƣơng pháp kế toán cố gắng đƣa yếu tố chi phí môi trƣờng vào kết quả tài chính trong các doanh nghiệp. Ngƣời ta đã lập luận 10
  20. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bỏ qua yếu tố môi trƣờng, do đó các nhà hoạch định chính sách cần một mô hình sửa đổi mà có sự kết hợp với kế toán xanh. Mục đích chính của kế toàn xanh là giúp các doanh nghiệp hiểu và giải quyết đƣợc mối quan hệ qua lại giữa các mục tiêu kinh tế truyền thống và các mục tiêu về môi trƣờng. Kế toán xanh cung cấp thêm thông tin quan trọng phục vụ cho việc phân tích các vấn đề về chính sách, nhất là khi những thông tin cần thiết này lại thƣờng bị xem nhẹ. Định nghĩa về kế toán xanh ở nhiều quốc gia có tính tƣơng đồng: Bảng 1. Định ngh a về kế toán xanh ở các quốc gia khác nhau Quốc gia và tên các quy Quy định và định ngh a định Cục bảo vệ môi sinh Hoa Kế toán về chi phí môi trƣờng nghĩa là thêm thông tin về Kỳ, Giới thiệu Kế toán môi chi phí môi trƣờng vào hệ thống kế toán về chi phí hiện trƣờng nhƣ một công cụ tại, nhận biết chi phí môi trƣờng đang bị ẩn đi và phân bổ kinh doanh chi phí này cho sản phẩm hoặc sản xuất. năm 1995 Bộ phận phát triển bền vững Về chi phí doanh nghiệp, sản xuất thiết kế sản phẩm và của Liên Hợp quốc, Kế toán ra quyết định đầu tƣ, EMA có thể cung cấp thông tin quản trị môi trƣờng năm ngay lập tức và mang tính tầm nhìn. EMA cũng là công 2001 (EMA) cụ ra quyết định và hỗ trợ. Hệ thống thông tin cho phép các công ty quản lý chu trình môi trƣờng và thông tin kinh tế và cho phép có đƣợc thông tin tốt hơn cùng với các chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng. Liên đoàn kế toán quốc tế, Kế toán môi trƣờng quản lý hiệu quả kinh tế và môi Chỉ dẫn về kế toán quản trị trƣờng bằng cách phát triển và thực hiện một hệ thống kế môi trƣờng năm 2005 toán môi trƣờng phù hợp, bao gồm các báo cáo và kiểm toán thông tin doanh nghiệp và kế toán quản lý môi trƣờng. Nói chung, kế toán quản lý môi trƣờng bao gồm kế toán vòng đời, kế toán tổng chi phí, một quy trình hiệu quả và hoạch định chiến lƣợc quản lý môi trƣờng. Bộ Môi trƣờng, Nhật Bản, Kế toán xanh là một đánh giá định lƣợng về chi phí và Chỉ dẫn kế toán môi trƣờng hiệu quả của doanh nghiệp trong các hoạt động bảo vệ năm 2005 môi trƣờng. Các doanh nghiệp đƣợc yêu cầu phải có hồ sơ và báo cáo có hệ thống và đƣợc hƣớng dẫn để duy trì mối quan hệ tích cực với môi trƣờng sinh thái để thực hiện các hoạt động môi trƣờng hiệu quả và năng suất. Mục tiêu cuối cùng là hoàn thành sự phát triển bền vững. Cơ quan bảo vệ môi trƣờng, Bằng cách đo lƣờng, ghi chép, phân tích và giải thích, Đài Loan, Chỉ dẫn về kế các nguồn lực của doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ vào việc cải toán môi trƣờng công thiện và bảo vệ môi trƣờng và kết quả thực hiện đƣợc sắp nghiệp năm 2008 xếp lại hoàn chỉnh và nhất quán, và các kết quả đƣợc cung cấp cho các bên liên quan của doanh nghiệp. Nguồn: Hang, Jui-Che Tu and Hsieh-Shan Huang, 2015 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2