intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết bạn với sếp - tại sao không?

Chia sẻ: Romano Romano | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

164
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm việc cật lực đã có thể giúp bạn dễ dàng thăng tiến trong nghề nghiệp? Vẫn chưa đủ. Để “con đường” đi của mình dễ dàng và chắc chắn, tại sao bạn không tranh thủ sự ủng hộ của sếp? Một vài “động tác” nhỏ sau đây sẽ giúp bạn trở nên thân thiện hơn với cấp trên nhưng không trở nên đáng ghét trong mắt các đồng nghiệp khác. Quan tâm một chút đến chuyện nhà sếp Bằng cách nào: Có thể, sự quan tâm của bạn chỉ mang tính xã giao, nhưng sếp sẽ ít nhiều để...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết bạn với sếp - tại sao không?

  1. Kết bạn với sếp - tại sao không? Làm việc cật lực đã có thể giúp bạn dễ dàng thăng tiến trong nghề nghiệp? Vẫn chưa đủ. Để “con đường” đi của mình dễ dàng và chắc chắn, tại sao bạn không tranh thủ sự ủng hộ của sếp? Một vài “động tác” nhỏ sau đây sẽ giúp bạn trở nên thân thiện hơn với cấp trên nhưng không trở nên đáng ghét trong mắt các đồng nghiệp khác. Quan tâm một chút đến chuyện nhà sếp Bằng cách nào: Có thể, sự quan tâm của bạn chỉ mang tính xã giao, nhưng sếp sẽ ít nhiều để ý đến sự nhiệt tình này của bạn, nhất là khi bạn có thể nhớ rõ tên những người thân của sếp. Thể hiện ra sao: Nhân lúc sếp cao hứng đề cập đến chuyện gia đình, bạn hãy góp vui bằng cách hỏi thăm những người thân mà sếp từng có lần nhắc đến trước đây. Gọi đúng tên và tỏ ra quan tâm đúng mức, ví dụ hỏi xem tình hình học tập của con cái sếp dạo này như thế nào… Giới hạn: Đừng tỏ ra hiểu biết “sâu sắc” và đặt quá nhiều câu hỏi về chuyện nhà sếp ở mức độ thường xuyên. Nếu không, ông ta sẽ cho rằng bạn l à người quá tò mò và không tốt nếu tiếp xúc nhiều.
  2. Tạo ra những mối quan tâm chung Bằng cách nào: Cố gắng tìm kiếm và tạo ra những mối quan tâm chung giữa bạn và sếp về một vấn đề hay lĩnh vực nào đó. Nếu phát hiện trong phòng làm việc của sếp dành một vị trí đẹp cho cây vợt tennis hay một vài quyển tạp chí chuyên về gofl… bạn nhớ nên ghi nhớ điều này. Bất cứ ai cũng có những mối quan tâm và niềm đam mê về một cái gì đó. Hãy tận dụng và biến chúng thành “đồng minh” của bạn. Thể hiện ra sao: Tỏ ra vô tình tiết lộ bạn có cùng một sở thích với sếp. Nếu sếp là tín đồ của quần vợt, bạn sẽ làm như tình cờ có vài cuốn tạp chí về đề tài này trên bàn làm việc. Khéo léo tạo ra những buổi tranh luận về đề t ài này, ví dụ như: “Tay vợt nào sẽ đoạt giải US Open mùa này?” chẳng hạn… Giới hạn: Đừng ép buộc mình trở thành một người hiểu biết và lão luyện trong một lĩnh vực mà bạn chưa bao giờ để mắt đến hay cực kỳ dị ứng. Mọi người sẽ dễ dàng phát hiện ra điều này, lúc ấy bạn sẽ tự biến mình thành kẻ “theo đuôi” người khác. Biến ngày cuối tuần thành cơ hội Bằng cách nào: Hỏi thăm về những kế hoạch nghỉ ngơi vào ngày cuối tuần, nhưng trước đó bạn nên chuẩn bị vài ý tưởng để có thể gợi ý cho sếp nếu có dịp.
  3. Thể hiện ra sao: Giữ thói quen này vào mỗi chiều thứ sáu. Chưa hết, bạn vẫn còn có một cơ hội đáng giá khác là nhớ hỏi xem sếp và gia đình có hoạt động vui chơi nào đáng nhớ không vào sáng thứ hai của tuần kế tiếp. Bạn đừng e ngại rằng mình quá tò mò, vì đấy là những chuyện đã qua rồi, sếp sẽ chẳng ngại ngùng kể cho bạn nghe Giới hạn: Tất nhiên, như thế không có nghĩa là bạn hỏi quá cặn kẽ chi tiết về chuyến đi chơi của sếp hay gia đình sếp. Có một vài lý do tế nhị, sếp sẽ không muốn nói, lúc ấy bạn phải tinh ý để nhận ra điều đó. Mời sếp nhập bọn Bằng cách nào: Mời sếp cùng tham gia những cuộc vui nho nhỏ ngo ài giờ làm việc một cách tình cờ. Thể hiện ra sao: Vào những dịp thuận tiện, gợi ý sếp đi làm vài ly bia cho khoẻ người hay thư giãn tinh thần bằng một chút ở quán cà phê nào đấy. Giới hạn: Thật khéo léo khi đưa ra lời mời một cách ngẫu nhiên. Nếu như sếp phát hiện ra bạn đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để đưa ông ta “vào tròng”, chắc chắn ông ấy sẽ không nhận lời mời của bạn. Dùng món ngon “mời khách”
  4. Bằng cách nào: Mang vài món ngon gọn nhẹ do vợ bạn chuẩn bị hay bạn tự làm lấy ở nhà đến cơ quan mời mọi người, tất nhiên sếp vẫn là ưu tiên. Sức hấp dẫn của ẩm thực có thể kéo mọi người đến gần nhau hơn. Thể hiện ra sao: Bạn có thể vờ như vô tình mời cho phải phép khi ông ta đi ngang bàn làm việc của bạn chẳng hạn. Giới hạn: Thể hiện lời mời đúng cách. Hãy chắc rằng, những món bạn chọn thể hiện tình cảm phải có chất lượng thật sự. Đừng đẩy sếp vào tình huống phải cố gắng gượng ép để cư xử cho đúng phép lịch sự. Cùng luyện tập thể thao Bằng cách nào: Tìm kiếm thời khóa biểu tập luyện của sếp và áp dụng cho mình. Thể hiện ra sao: Cách này sẽ vô cùng dễ dàng nếu công ty của bạn có một phòng tập dành cho nhân viên. Nếu không, bạn có thể gợi ý về vài cuốc đạp xe tập luyện và mời sếp cùng tham gia. Giới hạn: Một vài người thường nghĩ rằng tập luyện thể thao là những giây phút riêng tư. Nếu sếp bạn cũng nghĩ thế, tốt nhất, bạn đừng nên áp dụng cách này. Thân thiện hơn khi giao tiếp qua email
  5. Bằng cách nào: Thân thiện và đưa nhiều thông tin hơn, ngôn từ trong các email đừng quá cứng nhắc, khô khan. Thể hiện ra sao: Đừng quên những từ như: vui lòng, thân ái, hy vọng, cảm ơn rất nhiều… Giới hạn: Bạn đừng nhầm giữa dùng việc từ ngữ thân tình với với quá thân ái quá mức, sếp sẽ cảm thấy khó chịu khi đọc những bức thư có nội dung công việc được thể hiện theo kiểu ấy. Năng nổ trong công việc Bằng cách nào: Hãy tỏ ra là một người có năng lực và luôn hoàn thành tốt công việc thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Gây sự chú ý của sếp bằng cách đặt ra những câu hỏi liên quan đến công việc. Thể hiện ra sao: Thường xuyên hỏi ý kiến và xin lời khuyên của sếp về công việc với một thái độ tự tin, không rụt r è. Không ai là người tự hào có thể thông suốt về mọi mặt. Giới hạn: Bạn đừng để mình rơi vào trường hợp làm phiền người khác thay vì nhờ sự giúp đỡ. Trở thành một người cởi mở, vui tính
  6. Bằng cách nào: Luôn thể hiện mình là một người vui tính với các đồng nghiệp. Ai cũng thích bầu không khí vui vẻ, nếu bạn tạo ra được tiếng cười bạn sẽ là người nổi bật. Thể hiện ra sao: Bạn nên tỏ ra hóm hỉnh trong các trò chuyện kể cả với sếp hay đồng nghiệp. Lúc nào cũng sẵn sàng pha trò hay có một câu chuyện cười làm vui lòng mọi người. Giới hạn: Bạn nên tạo pha trò một cách dí dỏm, đừng đẩy câu chuyện trở nên quá dung tục, nhất là đụng chạm những vấn đề mang tính riêng tư. Theo HR Vietnam/Askmen
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2