TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2013<br />
<br />
KẾT QUẢ BƢỚC ĐẦU SỬ DỤNG LƢỚI TITAN PHỤC HÌNH<br />
TỔN KHUYẾT SÀN Ổ MẮT TRONG CHẤN THƢƠNG<br />
GÃY XƢƠNG TẦNG GIỮA MẶT<br />
Lê Mạnh Cường*; Lê Đức Tuấn*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu 15 bệnh nhân (BN) (11 nam, 4 nữ, tuổi từ 18 - 55) gãy xương tầng giữa mặt do tai<br />
nạn có tổn khuyết sàn ổ mắt được phẫu thuật phục hình bằng lưới titan tại Khoa Phẫu thuật Hàm<br />
mặt, Bệnh viện 103 từ tháng 8 - 2010 đến 9 - 2011. Kết quả gần: 10/15 BN (66,7%) tốt và 5/15 BN<br />
(33,3%) khá. Kết quả xa: 12/15 BN (80%) tốt và 3/15 BN (20%) khá.<br />
* Từ khóa: Gãy xương tầng giữa mặt; Gãy sàn ổ mắt.<br />
<br />
Using titan mesh in treatment of orbital floor defect<br />
in midfface fracture<br />
summary<br />
Study on 15 patients (11 males, 4 females, their ages ranged from 18 to 55) with orbital floor<br />
defect in the midface fractures caused by accident were treated by titanium mesh in Maxillo Facial<br />
and plastic surgery Department, 103 Hospital from August, 2010 to September, 2011. The short<br />
results: 10/15 patients (66.7%) had good result and 5/15 patients (33.3%) had goodish result. The<br />
long-term results: 12/15 patients (80%) had good result and 3/15 patients (20%) had goodish result.<br />
* Key words: Midface fractures; Orbital floor fractures.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, chấn thương hàm mặt chủ yếu<br />
do tai nạn giao thông với tổn thương đa<br />
dạng và phong phú, trong đó, tỷ lệ gãy<br />
xương tầng giữa mặt nhiều hơn gãy xương<br />
hàm dưới. Gãy xương tầng giữa mặt có tỷ<br />
lệ tổn thương các bờ và thành ổ mắt cao.<br />
Theo Đặng Minh Tú [2], gãy xương ổ mắt<br />
chiếm 71,6% trong gãy xương tầng giữa<br />
mặt; của Hoàng Gia Bảo [1] là 85,7%.<br />
Những tổn thương gây biến dạng các<br />
thành và bờ ổ mắt, ảnh hưởng nhiều tới<br />
chức năng và thẩm mỹ. Trong phẫu thuật<br />
nắn chỉnh, hay sử dụng kết xương tầng<br />
giữa mặt bằng chỉ thép và nẹp vít để liên<br />
<br />
kết xương, bên cạnh đó vẫn cần những vật<br />
liệu làm khung đỡ, lót, đệm phục hình tổn<br />
khuyết thành và sàn ổ mắt. Trước đây đã<br />
có một số vật liệu được sử dụng như<br />
xương, sụn tự thân, silicon… Tuy nhiên,<br />
những vật liệu này còn nhiều nhược điểm.<br />
Thời gian qua, Bộ môn - Khoa Phẫu<br />
thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bệnh viện 103<br />
đã sử dụng lưới titan phục hình tổn khuyết<br />
sàn ổ mắt trong gãy xương tầng giữa mặt<br />
đem lại kết quả tốt. Trong nghiên cứu này,<br />
chúng tôi Đánh giá kết quả điều trị cho 15<br />
BN gãy xương tầng giữa mặt có tổn khuyết<br />
sàn ổ mắt được phẫu thuật sử dụng lưới<br />
titan từ tháng 8 - 2010 đến 9 - 2011.<br />
<br />
* Bệnh viện 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Mạnh Cường (cuongb8vien103@yahoo.com.vn)<br />
Ngày nhận bài: 26/4/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/6/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/6/2013<br />
<br />
128<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2013<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
15 BN gãy xương tầng giữa mặt do chấn<br />
thương, có tổn khuyết sàn ổ mắt, điều trị tại<br />
Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình,<br />
Bệnh viện 103 từ tháng 8 - 2010 đến<br />
9 - 2011.<br />
- Lựa chọn những BN được chẩn đoán<br />
xác định gãy xương tầng giữa mặt có tổn<br />
thương sàn ổ mắt trên lâm sàng và X<br />
quang, chưa can thiệp phẫu thuật tại các cơ<br />
sở điều trị khác.<br />
- Loại trừ BN có bệnh lý hoặc dị dạng ổ<br />
mắt trước khi bị chấn thương.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Mô tả cắt ngang: quan sát mô tả tổng<br />
hợp, rút ra kết luận khái quát.<br />
* Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng:<br />
- Đặc điểm chung của mẫu: tuổi, giới,<br />
nguyên nhân gãy xương tầng giữa mặt,<br />
thời gian phẫu thuật sau chấn thương.<br />
- Những triệu chứng lâm sàng thường<br />
gặp:<br />
+ Triệu chứng cơ năng: đau, sưng nề<br />
bầm tím, biến dạng, hạn chế há miệng,<br />
giảm thị lực.<br />
+ Triệu chứng thực thể: điểm đau chói<br />
cố định, thấp lõm gò má cung tiếp và gờ<br />
bậc thang xung quanh bờ ổ mắt, đo thị lực,<br />
hạn chế vận nhãn, nhìn đôi, lõm mắt… Với hạn<br />
chế vận nhãn, nhìn đôi, khám chuyên khoa<br />
đánh giá theo Poeschl P vµ Baumann A.<br />
* Ph©n ®é nh×n ®«i: đé 0: kh«ng nh×n ®«i;<br />
đé 1: nh×n ®«i møc ®é nhÑ, chØ xuÊt hiÖn khi<br />
<br />
liÕc tèi ®a; đé 2: nh×n ®«i râ tõ hai h-íng trë<br />
lªn, nh×n ®«i chiÒu däc hoÆc chiÒu ngang;<br />
đé 3: nh×n ®«i ë tÊt c¶ c¸c h-íng, ngay c¶<br />
khi nh×n th¼ng hoÆc ®äc s¸ch.<br />
* Ph©n ®é h¹n chÕ vËn nh·n: đé 0:<br />
kh«ng cã biÓu hiÖn h¹n chÕ vËn nh·n; độ 1:<br />
h¹n chÕ vËn nh·n Ýt, chØ biÓu hiÖn khi liÕc tèi<br />
®a vÒ h-íng h¹n chÕ; đé 2: h¹n chÕ vËn<br />
nh·n râ, dÔ dµng ph¸t hiÖn trªn l©m sµng;<br />
đé 3: h¹n chÕ vËn nh·n nhiÒu, hÇu nhkh«ng liÕc ®-îc vÒ h-íng bÞ h¹n chÕ.<br />
* Chẩn đoán hình ảnh: chụp X quang<br />
quy ước (thẳng mặt, Blondeau, Hirtz) và<br />
chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner) tầng giữa<br />
mặt.<br />
* Phương pháp phẫu thuật:<br />
- Vô cảm: mê nội khí quản.<br />
- Kỹ thuật: qua đường mổ (đường dưới<br />
bờ mi dưới hoặc đường kết mạc, kết hợp<br />
với một hay nhiều đường mổ khác), bộc lộ<br />
các vị trí gãy, nắn chỉnh xương gò má cung<br />
tiếp hàm trên về vị trí giải phẫu, kết xương<br />
bằng nẹp vít nhỏ (miniplate) đảm bảo cân<br />
đối 2 bên gò má, khớp cắn đúng. Đánh giá<br />
tổn khuyết sàn ổ mắt, sử dụng lưới titan<br />
được cắt uốn có hình dáng kích thước phù<br />
hợp đặt vào vị trí tổn khuyết, bắt vít cố định<br />
lưới vào bờ dưới ổ mắt. Bơm rửa, đặt dẫn<br />
lưu, đóng vết mổ băng ép.<br />
* Đánh giá kết quả:<br />
- Đánh giá vận nhãn và nhìn đôi trước<br />
và sau phẫu thuật theo 4 độ.<br />
- Đánh giá kết quả gần (sau phẫu thuật 7<br />
- 10 ngày) và kết quả xa (sau phẫu thuật 6<br />
tháng), gồm 3 mức: tốt, khá, kém dựa vào<br />
các tiêu chí sau:<br />
<br />
129<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2013<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Kết quả<br />
gần<br />
<br />
Kết quả<br />
xa<br />
<br />
GIẢI PHẪU<br />
<br />
CHỨC NĂNG<br />
<br />
THẨM MỸ<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Xương và lưới titan<br />
không di lệch biến dạng<br />
<br />
- Khớp cắn đúng, há miệng<br />
tốt, vận nhãn bình thường,<br />
không nhìn đôi<br />
- Không tê bì môi trên cùng<br />
bên tổn thương<br />
<br />
- Mặt và gò má 2 bên<br />
cân đối, không lõm mắt<br />
- Vết mổ liền sẹo tốt,<br />
không hoặc nề ít<br />
<br />
Khá<br />
<br />
Xương và lưới titan<br />
không di lệch biến dạng<br />
<br />
- Khớp cắn đúng, há miệng,<br />
vận nhãn hạn chế ít (độ 1),<br />
không hoặc nhìn đôi độ 1<br />
- Còn tê bì môi trên cùng bên<br />
tổn thương<br />
<br />
- Mặt và gò má 2 bên<br />
tương đối cân, lõm mắt<br />
< 2 mm<br />
- Vết mổ khô, còn nề<br />
<br />
Kém<br />
<br />
Xương và lưới titan có<br />
di lệch biến dạng<br />
<br />
- Khớp cắn sai, há miệng,<br />
vận nhãn hạn chế (độ 2 - 3),<br />
nhìn đôi độ 2 - 3<br />
- Còn tê bì hoặc mất cảm<br />
giác môi trên<br />
<br />
- Mặt và gò má 2 bên<br />
không cân đối, mắt lõm<br />
> 2 mm<br />
- Vết mổ liền chậm, còn<br />
sưng nề kéo dài<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Xương liền tốt, lưới<br />
titan không di lệch<br />
<br />
- Khớp cắn đúng, ăn nhai tốt,<br />
vận nhãn bình thường thị lực<br />
tốt, không nhìn đôi<br />
- Không tê bì môi trên cùng<br />
bên tổn thương<br />
<br />
Mặt cân đối, sẹo liền đẹp<br />
nhìn không rõ, không lõm<br />
mắt<br />
<br />
Khá<br />
<br />
Xương liền tốt, lưới<br />
titan không di lệch<br />
<br />
- Khớp cắn đúng, ăn nhai tốt,<br />
vận nhãn hạn chế độ 1 thị lực<br />
tốt, không hoặc nhìn đôi độ 1<br />
- Tê bì môi trên cùng bên tổn<br />
thương<br />
<br />
Mặt tương đối cân, mắt<br />
lõm ít < 2 mm, sẹo liền<br />
đẹp nhìn không rõ<br />
<br />
Kém<br />
<br />
Xương liền kém, mất<br />
cân đối 2 bên, lưới titan<br />
có di lệch<br />
<br />
- Khớp cắn sai, vận nhãn hạn<br />
chế độ 2 - 3, nhìn đôi độ 2 3, thị lực giảm<br />
- Tê bì hoặc mất cảm giác<br />
môi trên cùng bên<br />
<br />
Mặt mất cân đối, mắt lõm<br />
> 2 mm, sẹo thô rõ cần<br />
chỉnh sửa<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên<br />
cứu.<br />
* Nguyên nhân: do tai nạn giao thông: 13<br />
BN (86,7%), tai nạn khác: 2 BN (13,3%).<br />
Kết quả này tương đương nghiên cứu của<br />
Trương Mạnh Dũng (2002) với 86,2% bị<br />
chấn thương do tai nạn giao thông và cao<br />
hơn Hoàng Gia Bảo với 83,14% gây tổn<br />
thương xương ổ mắt trong gãy xương tầng<br />
giữa mặt.<br />
<br />
* Tuổi: từ 18 - 55, trung bình 27,4 tuổi,<br />
trong đó, từ 20 - 30 tuổi chiếm 47%. Chúng<br />
tôi thống nhất với nhận xét của Lâm Hoài<br />
Phương: đây là lứa tuổi tham gia giao thông<br />
nhiều nhất. Kết quả này tương đương với<br />
Huỳnh Đức Bắc.<br />
* Giới: 11 nam (73,3%) và 4 nữ (26,7%).<br />
Tỷ lệ nam/nữ = 3/1, thể hiện rõ ở lứa tuổi<br />
trẻ, nam thanh niên khi tham gia giao thông<br />
bị tai nạn nhiều hơn nữ. Kết quả này tương<br />
đương với Lâm Ngọc Ấn gặp 73,27% ở<br />
nam.<br />
<br />
2. Tần suất các triệu chứng thƣờng gặp.<br />
<br />
130<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2013<br />
Biến dạng sưng nề, thấp lõm gò má cung tiếp: 15/15 BN (100%); gờ bậc thang ở bờ<br />
dưới ổ mắt: 10/15 BN (66,7%); hạn chế vận nhãn: 6/15 BN (40%); nhìn đôi, giảm thị lực:<br />
3/15 BN (20%). Đây là các triệu chứng có tần suất khá cao ở BN tổn thương sàn ổ mắt<br />
trong chấn thương gãy xương tầng giữa mặt, giống nhận xét của Huỳnh Đức Bắc và<br />
Hoàng Gia Bảo.<br />
3. Tình trạng vận nhãn, nhìn đôi sau phẫu thuật.<br />
Bảng 1: Mức độ hạn chế vận nhãn trước và sau phẫu thuật.<br />
HẠN CHẾ VẬN NHÃN SAU PHẪU THUẬT 7 - 10 NGÀY<br />
<br />
Hạn chế vận<br />
nhãn trước<br />
phẫu thuật<br />
<br />
Độ<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
Độ 0<br />
<br />
Độ 1<br />
<br />
Độ 2<br />
<br />
Độ 3<br />
<br />
Độ 0<br />
<br />
9 (60,0%)<br />
<br />
7 (46.6%)<br />
<br />
2 (13,3%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Độ 1<br />
<br />
3 (20,0%)<br />
<br />
1 (6,7%)<br />
<br />
2 (13,3%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Độ 2<br />
<br />
3 (20,0%)<br />
<br />
2 (13,3%)<br />
<br />
1 (6,7%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Độ 3<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
15 (100%)<br />
<br />
10 (66,6%)<br />
<br />
5 (33,3%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
14 (93,3%)<br />
<br />
1 (6,7%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Hạn chế vận nhãn sau phẫu thuật 6 tháng<br />
<br />
Triệu chứng hạn chế vận nhãn độ 1 - 2 gặp 6 BN (40,0%) trước phẫu thuật. Sau phẫu<br />
thuật 7 ngày, 5 BN (33,3%) hạn chế vận nhãn độ 1. Kiểm tra đánh giá vận nhãn sau phẫu<br />
thuật 6 tháng, hạn chế vận nhãn 1 BN (6,7%). Điều này có thể giải thích: sau phẫu thuật 7<br />
ngày, tổ chức hốc mắt còn phù nề, một số trường hợp do tổn thương cơ trực dưới khi gãy<br />
sàn ổ mắt, nên cần thời gian để hết phù nề cũng như để tổn thương cơ bình phục.<br />
Bảng 2: Mức độ nhìn đôi trước và sau phẫu thuật.<br />
NHÌN ĐÔI SAU PHẪU THUẬT 7 NGÀY<br />
<br />
Nhìn đôi<br />
trước phẫu<br />
thuật<br />
<br />
Độ<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
Độ 0<br />
<br />
Độ 1<br />
<br />
Độ 2<br />
<br />
Độ 3<br />
<br />
Độ 0<br />
<br />
12 (80,0%)<br />
<br />
12 (80,0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Độ 1<br />
<br />
1 (6,7%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
1 (6,7%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Độ 2<br />
<br />
2 (13,3%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
2 (13,3%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Độ 3<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
15 (100%)<br />
<br />
12 (80,0%)<br />
<br />
3 (20,0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
15 (100%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
Nhìn đôi sau phẫu thuật 6 tháng<br />
<br />
Triệu chứng nhìn đôi độ 1 - 2 gặp 3 BN (20,0%) trước phẫu thuật. Sau phẫu thuật 7<br />
ngày, 3 BN (20%) còn nhìn đôi nhưng chỉ ở độ 1. Kiểm tra đánh giá tình trạng nhìn đôi sau<br />
phẫu thuật 6 tháng, không có BN nào nhìn đôi. Điều này có thể giải thích, sau phẫu thuật 7<br />
ngày, tổ chức hốc mắt còn phù nề ảnh hưởng đến vận nhãn và gây lệch trục nhãn cầu. Khi<br />
phù nề được giải quyết, hiện tượng nhìn đôi cũng hết.<br />
4. Kết quả điều trị.<br />
* Kết quả điều trị gần (n = 15):<br />
<br />
132<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2013<br />
Bảng 3:<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
KHÁ<br />
<br />
TỐT<br />
<br />
KÉM<br />
<br />
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Giải phẫu: sự cân đối xương gò má, hµm trªn, vị trí lưới<br />
<br />
14<br />
<br />
93,3<br />
<br />
1<br />
<br />
6,7<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Chức năng: khớp cắn, vận nhãn, nhìn đôi…<br />
<br />
10<br />
<br />
66,7<br />
<br />
5<br />
<br />
33,3<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Thẩm mỹ: cân đối mặt, độ lồi mắt, sẹo mổ…<br />
<br />
13<br />
<br />
86,7<br />
<br />
2<br />
<br />
13,3<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
10/15 BN (66,7%) đạt kết quả tốt. Đây là những trường hợp gãy xương tầng giữa mặt<br />
không phức tạp, việc phục hình lại sàn ổ mắt thuận lợi.<br />
- 5/15 BN (33,3%) đạt kết quả khá, những trường hợp này gãy xương tầng giữa mặt có<br />
tổn thương sàn ổ mắt lớn phức tạp.<br />
* Kết quả điều trị xa (n = 15):<br />
Bảng 4:<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
KHÁ<br />
<br />
TỐT<br />
<br />
n<br />
<br />
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
KÉM<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Giải phẫu: sự cân đối xương gò má, hµm trªn, vị trí lưới<br />
Chức năng: khớp cắn, vận nhãn, nhìn đôi…<br />
Thẩm mỹ: cân đối mặt, độ lồi mắt, sẹo mổ…<br />
<br />
12/15 BN (80%) kết quả đạt tốt, khuôn mặt xương cân đối, can chắc, khớp cắn đúng,<br />
vận nhãn bình thường không nhìn đôi, không lõm mắt sẹo mờ đẹp.<br />
- 3/15 BN (20%) đạt kết quả khá do xương gò má 2 bên tương đối cân, có lõm mắt < 2 mm.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu sử dụng lưới titan phục<br />
hình sàn ổ mắt trong chấn thương gãy<br />
xương tầng giữa mặt, chúng tôi nhận thấy:<br />
- Sử dụng lưới titan bước đầu đem lại<br />
kết qu¶ khả quan trong điều trị phẫu thuật<br />
phục hình tổn khuyết sàn ổ mắt trong chấn<br />
thương gãy xương tầng giữa mặt. Kết quả<br />
gần: 10/15 BN (66,7%) tốt, 5/15 BN (33,3%)<br />
khá, không có kết quả kém. Kết quả xa:<br />
12/15 BN (80%) tốt, 3/15 BN (20%) khá và<br />
không có kết quả kém.<br />
- Lưới titan là vật liệu tốt, tương thích<br />
cao với cơ thể, dễ cắt uốn, định hình tốt,<br />
thuận lợi, giúp bù đắp lại phần xương vỡ,<br />
<br />
khuyết thiếu. Lưới titan như một giá đỡ để<br />
tổ chức hốc mắt không thể thoát vị xuống<br />
xoang hàm trên, trả lại cấu trúc giải phẫu<br />
thành ổ mắt, đảm bảo sự cân đối với bên<br />
lành.<br />
Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục<br />
nghiên cứu sử dông lưới titan trên những<br />
BN khác để có nhận xét cụ thể chính xác<br />
hơn, góp phần nâng cao chất lượng điều trị.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Lâm Ngọc Ấn. Nghiên cứu, thống kê và kỹ<br />
thuật điều trị chấn thương hàm mặt. Luận án<br />
Tiến sỹ Y học. Đại học Y khoa Semmelwei<br />
Budapest Hungary. 1987.<br />
<br />
133<br />
<br />