Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN<br />
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT – TP. HỒ CHÍ MINH<br />
Võ Thành Toàn*, Nguyễn Tiến Lý*, Phan Ngọc Tuấn, Võ Việt Đức*, Nguyễn Minh Dương*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật thay khớp gối toàn phần tại bệnh viện Thống Nhất, thành<br />
phố Hồ Chí Minh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu. Từ 6/2008 đến 6/2011, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật<br />
thay khớp gối toàn phần, loại cắt bỏ chằng chéo sau, không thay bánh chè cho 14 bệnh nhân (14 khớp gối) có chỉ<br />
định thay khớp.<br />
Kết quả: Qua 14 bệnh nhân trong nghiên cứu: tuổi trung bình 67 tuổi (trẻ nhất 61, già nhất 75). Có 3 nam<br />
(chiếm 21,4%), 11 nữ (chiếm 78,6%).10 khớp gối trái, 4 khớp gối phải, không có bệnh nhân thay cả 2 gối. Thời<br />
gian nằm viện trung bình: 14 ngày. Thời gian theo dõi trung bình: 14 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là thoái hóa<br />
khớp tiên phát (chiếm tỷ lệ 78,6%). Thoái hóa khớp gối sau chấn thương chiếm tỷ lệ 14,3%. Kết quả theo thang<br />
điểm KFS sau mổ có tỷ lệ rất tốt là 62,3%, tốt 28,6%, trung bình 7,1%. Biên độ vận động khớp gối trung bình<br />
1100, hạn chế duỗi dưới 100 là 2 khớp gối, không có trường hợp nào cứng gối. Theo K.S: tỷ lệ bệnh nhân rất tốt<br />
62,3%, tốt 21,4% và trung bình 14,3%.<br />
Kết luận: Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần mang lại kết quả giảm đau tốt cho người bệnh thoái hóa khớp<br />
giai đoạn muộn, đồng thời mang lại chức năng vận động khớp gối tương đối hoàn thiện cho bệnh nhân.<br />
Từ khóa: khớp gối<br />
<br />
ABSTRACT<br />
TO EVALUATE THE INITIAL RESULTS OF TOTAL KNEE REPLACEMENT SURGERY<br />
AT THE THONG NHAT HOSPITAL, HO CHI MINH CITY<br />
Vo Thanh Toan, Nguyen Tien Ly, Phan Ngoc Tuan, Vo Viet Duc, Nguyen Minh Duong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 231 - 235<br />
Objective: To evaluate the initial results of total knee replacement surgery at the Thong Nhat hospital, Ho<br />
Chi Minh City.<br />
Methods: prospective study. From 6/2008 to 6/2011, we had surgery total knee replacement, removal of the<br />
PCL, patellar not change for 14 patients (14 knees).<br />
Results: Over 14 patients in the study: the average age 67 years (youngest 61, oldest 75). There are three<br />
men (21.4%), 11 women (78.6%). 10 left knees and right knees were operate on. No patients both knees replaced.<br />
The diagnosis was osteoarthritis in 11 patients (78.6%), traumatic arthritis in 2 patients (14.3%), rheumatoid<br />
arthritis in 1 patient (7.1). The average of hospital stay: 14 days. The average follow-up time: 14 months. KFS<br />
after surgery have a very good rate is 62.3%, good 28.6%, fair 7.1%. K.S, 62.3% were rated as excellent, 21.4%<br />
as good; 14.3% as fair. The average range of motion was 1100.<br />
Conclusion: Surgery total knee replacement gives good results for osteoarthritis disease in later stages, and<br />
provides good motor function.<br />
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Võ Thành Toàn<br />
<br />
ĐT: 0918554748<br />
<br />
Email :<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
231<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Keywords: knee<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trên thế giới từ những năm 1970, phẫu thuật<br />
thay toàn bộ khớp gối đã được tiến hành(9) đã<br />
đem lại chất lượng cuộc sống tốt cho những<br />
bệnh nhân thoái hóa khớp gối mức độ nặng.<br />
Ngày nay với sự phát triển của khoa học<br />
kỹ thuật đã cho ra đời nhiều thế hệ khớp mới<br />
với những ưu điểm vượt trội, cùng với sự tiến<br />
bộ về vô khuẩn, gây mê hồi sức và đặc biệt là<br />
sự tiến bộ về phẫu thuật đã qui chuẩn về chỉ<br />
định mổ, kỹ thuật mổ… đã làm cho phẫu<br />
thuật thay khớp gối ngày càng phổ biến và có<br />
kết quả thành công cao.<br />
Tại Việt Nam, bệnh lý khớp gối ngày càng<br />
phổ biến, trong đó tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa<br />
khớp tiên phát, thoái hóa khớp sau chấn<br />
thương, thấp khớp, viêm cột sống dính khớp<br />
ngày càng tăng ảnh hưởng đến sinh hoạt của<br />
người bệnh(2,3,6).<br />
Có nhiều phương pháp để điều trị thoái hóa<br />
khớp gối như điều trị nội khoa kết hợp phục hồi<br />
chức năng, giảm cân, nội soi làm sạch khớp, cắt<br />
xương sửa trục xương chày… và cuối cùng khi<br />
các phương pháp điều trị trên thất bại hoặc bệnh<br />
nhân đến viện ở giai đoạn muộn biến dạng<br />
nhiều, co rút khớp, lệch trục cơ học, trên Xquang có hình ảnh hẹp khe khớp, khuyết xương<br />
thì bệnh nhân phải thay khớp gối(2,3,10,6,7,9).<br />
Tại Việt Nam, phẫu thuật thay khớp gối mới<br />
được tiến hành khoảng 10 năm gần đây và chỉ<br />
được thực hiện tại một số trung tâm phẫu thuật.<br />
Tại bệnh viện Thống Nhất – thành phố Hồ Chí<br />
Minh, từ tháng 6/ 2008 chúng tôi đã tiến hành<br />
phẫu thuật thay khớp gối toàn phần. Chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: đánh giá<br />
kết quả bước đầu phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Từ 6/2008 đến 6/2011, chúng tôi đã tiến<br />
hành phẫu thuật thay khớp gối toàn phần,<br />
loại hy sinh dây chằng chéo sau, không thay<br />
<br />
232<br />
<br />
bánh chè cho 14 bệnh nhân (14 khớp gối) có<br />
chỉ định thay khớp tại bệnh viện Thống Nhất<br />
–thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiến cứu.<br />
<br />
Chẩn đoán và điều trị<br />
Chẩn đoán<br />
X quang: Chụp khớp gối hai tư thế thẳng<br />
nghiêng. Phim này cho phép chẩn đoán thoái<br />
hóa khớp gối dựa vào hình ảnh hẹp khe khớp,<br />
các biến dạng khác như chồi xương, khuyết<br />
xương, biến dạng vẹo trong, co rút khớp,<br />
vẹo ngoài.<br />
Lâm sàng: khám các động tác khớp gối,<br />
đánh giá độ vững của khớp, các biến dạng<br />
khớp, tình trạng phần mềm.<br />
Phẫu thuật<br />
Vô cảm: gây tê tủy sống.<br />
Đường mổ: Đường vòng cung vào bờ trong<br />
xương bánh chè.<br />
Loại khớp sử dụng: Fix-bearing và Mobiebearing của Stryker, có sử dụng xi-măng, không<br />
thay bánh chè.<br />
Tập phục hồi chức năng sau mổ theo bài tập.<br />
<br />
Đánh giá trước và sau mổ<br />
Đánh giá trước và sau mổ bằng bảng điểm<br />
KS và KFS.<br />
Xử lý số liệu<br />
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y<br />
học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm chung<br />
Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của<br />
chúng tôi: có 3 bệnh nhân nam (chiếm 21,4%), 11<br />
bệnh nhân nữ (chiếm 78,6%). Tuổi trung bình<br />
của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của<br />
chúng tôi là 67, thấp nhất là 61 tuổi, cao nhất là<br />
75, nữ nhiều hơn nam. Điều này phù hợp với<br />
bệnh lý thoái hóa khớp gối chủ yếu gặp ở bệnh<br />
nhân nữ, cao tuổi đã điều trị thoái hóa khớp<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
bằng nhiều phương pháp nhưng thất bại.<br />
Bên thương tổn được thay khớp: trái 10 bệnh<br />
nhân, phải 4 bệnh nhân, không có bệnh nhân<br />
thay cả 2 gối. Thời gian nằm viện trung bình: 14<br />
ngày, dài hơn các tác giả khác. Có thể là do<br />
nhóm bệnh nhân của chúng tôi tuổi lớn hơn và<br />
có nhiều bệnh phối hợp hơn nên mất thời gian<br />
theo dõi nhiều sau phẫu thuật.<br />
Thời gian theo dõi trung bình sau mổ 14<br />
tháng, khoảng thời gian này không phải là<br />
nhiều đối với bệnh nhân thay khớp gối, do vậy<br />
những kết quả của chúng tôi thu được chỉ đánh<br />
giá kết quả ban đầu.<br />
<br />
Đặc điểm thương tổn khớp gối<br />
Nguyên nhân<br />
Bảng 1: Nguyên nhân thoái hóa khớp<br />
Nguyên nhân<br />
Tiên phát<br />
Sau chấn thương<br />
Viêm đa khớp dạng thấp<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số TH<br />
11<br />
2<br />
1<br />
14<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
78,6<br />
14,3<br />
7,1<br />
100<br />
<br />
Nguyên nhân chủ yếu chúng tôi gặp là<br />
thoái hóa khớp tiên phát (chiếm tỷ lệ 78,6%)<br />
bệnh diễn biến lâu dài nhiều năm, bệnh nhân<br />
gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đồng<br />
thời có thời gian điều trị nội khoa lâu dài.<br />
Thoái hóa khớp gối sau chấn thương chiếm tỷ<br />
lệ 14,3% (có 1 bệnh nhân nguyên nhân chấn<br />
thương là gãy mâm chày, 1 bệnh nhân vỡ<br />
phức tạp liên lồi cầu đùi và mâm chày). Ở<br />
nhóm bệnh nhân này chúng tôi gặp khó khăn<br />
trong việc cân bằng phần mềm để tạo sự vững<br />
chắc của khớp do phần mềm của khớp gối sau<br />
chấn thương bị co rút và biến dạng khá nhiều.<br />
Có 1 bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp<br />
(chiếm tỷ lệ 7,1%), ở bệnh nhân này không chỉ<br />
sụn khớp bị hỏng mà bao khớp bị viêm đồng<br />
thời chất lượng xương cũng không tốt (phải<br />
ghép thêm xương xốp từ phần cắt bỏ vào<br />
mâm chày) do vậy bệnh nhân thường đau sau<br />
khi mổ nhiều hơn ảnh hưởng đến phục hồi<br />
chức năng sau mổ, chúng tôi có 1 khớp gối có<br />
kết quả KSF sau mổ chỉ đạt trung bình là do<br />
nguyên nhân này.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Biến dạng khớp<br />
Bảng 2: Biến dạng khớp<br />
0<br />
<br />
Vẹo trong trên 10<br />
Vẹo trong, co rút gấp<br />
Vẹo ngoài<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số TH<br />
10<br />
2<br />
2<br />
14<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
71,4<br />
14,3<br />
14,3<br />
100<br />
<br />
Chúng tôi gặp biến dạng vẹo trong là 10<br />
khớp gối (chiếm tỷ lệ 71,4%) đây là biến dạng<br />
phổ biến trong thoái hóa khớp gối bệnh nhân<br />
thường bị hỏng phần sụn mâm chày và lồi cầu<br />
đùi bên trong. Bệnh nhân vẹo trong nhiều nhất<br />
chúng tôi gặp là 30o. Với độ vẹo trong này<br />
chúng tôi không gặp khó khăn mấy trong việc<br />
cân bằng phần mềm khớp gối, sau khi giải<br />
phóng phần giải chậu chày chúng tôi đã đạt<br />
được khoảng gấp và duỗi tốt.<br />
Bảng 3: Điểm KS trước và sau mổ<br />
Điểm KS<br />
Rất tốt<br />
Tốt<br />
Trung Bình<br />
Kém<br />
Tổng số<br />
<br />
Trước mổ<br />
Số<br />
Tỷ lệ<br />
kh/gối<br />
(%)<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1<br />
7,1<br />
13<br />
92,9<br />
14<br />
100<br />
<br />
Sau mổ<br />
Số<br />
Tỷ lệ<br />
kh/gối<br />
(%)<br />
9<br />
62,3<br />
3<br />
21,4<br />
2<br />
14,3<br />
0<br />
0<br />
14<br />
100<br />
<br />
Nhóm bệnh nhân vẹo ngoài chúng tôi gặp 2<br />
khớp gối (14,3%), đây là loại biến dạng hiếm<br />
gặp, 2 bệnh nhân này khi cân bằng phần mềm<br />
chúng tôi phải tạo hình dây chằng bên ngoài.<br />
Nhóm bệnh nhân vẹo trong có kèm theo co rút<br />
gập, chúng tôi gặp 2 khớp gối (chiếm tỷ lệ<br />
14,3%) ở nhóm bệnh nhân này việc cân bằng<br />
phần mềm gặp nhiều khó khăn, chúng tôi phải<br />
giải phóng dải chậu chày, 1 phần bao khớp sau,<br />
điểm bám gân cơ kheo.<br />
Theo bảng 3, tỷ lệ các chỉ số theo điểm K.S<br />
so sánh trước và sau mổ khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,001), kết quả chỉnh trục biến<br />
dạng khớp sau mổ tốt lên một cách rõ rệt. Kết<br />
quả này cũng phù hợp với các tác giả trong và<br />
ngoài nước. Có thể lý giải điều này là do các<br />
phương tiện, dụng cụ kỹ thuật thay khớp gối<br />
ngày càng hoàn chỉnh, giúp cho phẫu thuật viên<br />
chỉnh sữa trục tốt trong khi phẫu thuật.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
233<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Kết quả phẫu thuật<br />
<br />
kém vận động nên mất duỗi sau mổ. Có 1 bệnh<br />
nhân hạn chế gấp sau mổ chúng tôi đã gây mê<br />
nắn gấp gối vào tuần thứ 3 sau mổ sau đó tập<br />
phục hồi chức năng đạt kết quả tốt.<br />
<br />
Bảng 4: Điểm KFS trước và sau mổ<br />
Điểm KFS<br />
Rất tốt<br />
Tốt<br />
Trung Bình<br />
Kém<br />
Tổng số<br />
<br />
Trước mổ<br />
Số<br />
Tỷ lệ<br />
khớp gối<br />
(%)<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
2<br />
14,3<br />
12<br />
85,7<br />
14<br />
100<br />
<br />
Sau mổ<br />
Số<br />
Tỷ lệ<br />
khớp gối<br />
(%)<br />
9<br />
62,3<br />
4<br />
28,6<br />
1<br />
7,1<br />
0<br />
0<br />
14<br />
100<br />
<br />
Chúng tôi nhận thấy sự thay đổi đáng kể về<br />
kết quả phẫu thuật cũng như phục hồi chức<br />
năng sau mổ, sự khác biệt giữa trước và sau mổ<br />
là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Đa số bệnh<br />
nhân thấy hài lòng với kết quả phẫu thuật.<br />
Kết quả theo thang điểm KFS chúng tôi có tỷ<br />
lệ rất tốt là 62,3%, tốt 28,6%, trung bình 7,1%. Tỷ<br />
lệ này thấp hơn so với tác giả khác Ranawat<br />
(83% rất tốt)(8), Scott (88% rất tốt)(9), tuy nhiên lại<br />
tương đồng với các tác giả trong nước(3,10,4,1). Bởi<br />
vì đa số bệnh nhân ở nước ta thường đến viện ở<br />
giai đoạn muộn biến dạng khớp gối nhiều, đặc<br />
biệt là nhóm bệnh nhân viêm đa khớp dạng<br />
thấp và thoái hóa khớp sau chấn thương, đồng<br />
thời trong giai đoạn đầu chúng tôi cũng có ít<br />
kinh nghiệm về cân bằng phần mềm khớp gối,<br />
chỉnh trục khớp, và đặc biệt do hoàn cảnh khách<br />
quan việc phục hồi chức năng cho người bệnh<br />
không đồng bộ. Bệnh nhân được tập phục hồi<br />
chức năng tại viện trong thời gian nằm viện<br />
trung bình là 14 ngày, sau đó chuyển về địa<br />
phương tiếp tục tập luyện, điều này cũng ảnh<br />
hưởng không nhỏ đến kết quả chức năng của<br />
khớp gối sau mổ.<br />
<br />
Biên độ vận động khớp<br />
<br />
Qua 14 bệnh nhân, chúng tôi không gặp<br />
trường hợp nào biến chứng tử vong, có 1 trường<br />
hợp nề đỏ vết mổ do ứ đọng dịch, sau 14 ngày<br />
điều trị ổn định. Không có trường hợp nào trật<br />
khớp hay đau khớp chè – đùi… có thể do số<br />
lượng bệnh nhân còn hạn chế, thời gian theo dõi<br />
chưa dài.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần mang<br />
lại kết quả giảm đau tốt cho người bệnh thoái<br />
hóa khớp giai đoạn muộn, đồng thời mang lại<br />
chức năng vận động khớp gối tương đối hoàn<br />
thiện cho bệnh nhân. Kết quả bước đầu của<br />
chúng tôi khá khích lệ.<br />
Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần nên<br />
thực hiện tại những trung tâm phẫu thuật có sự<br />
đồng bộ về gây mê hồi sức, điều kiện vô trùng<br />
tốt và phẫu thuật viên được đào tạo.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Trong 14 bệnh nhân, chúng tôi có kết quả<br />
biên độ vận động khớp gối trung bình 1100, hạn<br />
chế duỗi dưới 100 là 2 khớp gối, không có trường<br />
hợp nào cứng gối. Kết quả này cũng phù hợp<br />
với một số tác giả khác như Nguyễn Thành<br />
Chơn(3), Trương Chí Hữu(6), Nguyễn Tiến Sơn(4).<br />
Hai bệnh nhân hạn duỗi dưới 100, những bệnh<br />
nhân này trong mổ đã được cân bằng phần<br />
mềm tốt nhưng do quá trình tập phục hồi chức<br />
năng không đúng cách đồng thời bệnh nhân già<br />
<br />
234<br />
<br />
Biến chứng<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Cloutier JM, Sabouret P, Deghrar A (1999), “Total Knee<br />
Arthroplasty with Retention of Both Cruciate Ligaments”, A Nine<br />
to Eleven-Year Follow-up Study. Bone Joint Surg Am; 81: 697-702.<br />
Lê Phúc (2000), “Khớp gối toàn phần”, Trường Đại học y dược<br />
thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Nguyễn Thành Chơn, Ngô Bảo Khang. (2005), “Kết quả bước đầu<br />
thay khớp gối toàn phần tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Sài<br />
Gòn – ITO”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 9, phụ bản 2:134-136.<br />
Nguyễn Tiến Sơn và cộng sự. (2010), “Đánh giá kết quả bước đầu<br />
thay toàn bộ khớp gối tại bệnh viện Việt Đức”, Y học Việt nam, tập<br />
374: 29-33.<br />
Parratte S, and Pagnano MW (2008), “Instability after total knee<br />
arthroplasty”, The Journal of Bone and Joint Surgery (American), 90:<br />
184-194.<br />
Phạm Chí Lăng. (2004), “Phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý<br />
thoái hóa khớp gối”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh chuyên đề<br />
Cơ Xương Khớp, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tập 9<br />
(2): 142-147.<br />
Phạm Chí Lăng. (2005), “Điều trị thoái hoá khớp gối bằng cắt<br />
xương sửa trục xương chày”, Kỷ yếu Hội nghị thường niên lần thứ<br />
XII Hội chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh: 104-109<br />
Ranawat CS, Flynn WF, Jr., Saddler S, Hansraj KK; and Maynard<br />
MJ (1993), “Long-term results of the total condylar knee<br />
arthroplasty 15-year survivorship study”. Clin. Orthop., 286: 94102.<br />
Scott WN, Rubinstein M and Scuderi G. (1988), “Results after knee<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
replacement with a posterior cruciate-substituting prosthesis”, The<br />
Journal of Bone and Joint Surgery, Vol 70, Issue 8: 1163- 1173.<br />
10. Trương Trí Hữu. (2008), “Kết quả ban đầu thay khớp gối toàn<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phần tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM”, Kỷ yếu hội<br />
nghị chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XV:1621.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
235<br />
<br />