Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
10/01/2015<br />
<br />
KẾT QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐẶT LƯỚI TIỀN PHÚC MẠC<br />
ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN<br />
Nguyễn Hoàng Bắc*, Lê Quan Anh Tuấn*, Phạm Minh Hải**, Vũ Quang Hưng*, Võ Tuấn Kiệt**,<br />
Trần Thái Ngọc Huy**, Nguyễn Viết Hải**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tái phát và đánh giá tình trạng đau mạn tính sau phẫu thuật nội soi đặt lưới tiền<br />
phúc mạc điều trị thoát vị bẹn.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang.<br />
Kết quả: Từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2011 có 80 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu. Thời gian theo<br />
dõi trung bình là 31 tháng, ngắn nhất là 6 tháng và dài nhất là 75 tháng. Không có trường hợp nào tái phát. Đau<br />
trong lúc nằm viện là không đáng kể. Chúng tôi đánh giá đau mạn tính sau mổ theo thang điểm Carolinas. Thang<br />
điểm này gồm 6 mức độ đau từ nhẹ tới nặng (từ 0 tới 5). Tỉ lệ đau mạn tính sau mổ trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi là 26,25%. Tất cả các trường hợp đều đau ở mức độ 1 (đau ít, không ảnh hưởng sinh hoạt). Không có sự liên<br />
quan giữa đau sau mổ với tuổi, mổ tái phát hay lần đầu, có hay không cố định lưới.<br />
Kết luận: Phẫu thuật nội soi đặt lưới tiền phúc mạc có tỉ lệ tái phát thấp. Đau mạn tính sau mổ ở mức độ<br />
nhẹ, không ảnh hưởng sinh hoạt.<br />
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi, thoát vị bẹn, đau mạn tính sau mổ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
OUTCOME OF TEP AND TAPP FOR INGUINAL HERNIA REPAIR<br />
Nguyen Hoang Bac, Le Quan Anh Tuan, Pham Minh Hai, Vu Quang Hung, Vo Tuan Kiet,<br />
Tran Thai Ngoc Huy, Nguyen Viet Hai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 193 - 196<br />
Background: Determine the rate of recurrence and chronic pain after endoscopic hernia repair.<br />
Method: This is a cross – sectional study.<br />
Results: From 01/2006 to 12/2011, there were 80 patients underwent endoscopic hernia repair with post-op<br />
follow up. The mean follow up duration was 31 months (from 6 to 75 months). There was no recurrence. Early<br />
pain was very little. Exammination of postoperation chronic pain based on Carolinas scale. There were 6 levels of<br />
pain in this. Late pain were 26.25 %, mild and not bothersome. There were not significal correlation between<br />
chronic pain and age, surgery of recurrent hernia or fixation of mesh.<br />
Conclusions: TEP AND TAPP have low recurrent rate and good quality of life.<br />
Keywords: Endoscopic hernia repair, inguinal hernia, chronic pain.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Các phương pháp mổ điều trị thoát vị bẹn<br />
được chia thành 2 nhóm như sau:<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
Phục hồi thành bẹn bằng mô tự thân: Bassini,<br />
Mc Vay, Shouldice,… trong số này, Shouldice là<br />
hiệu quả nhất (4,24).<br />
<br />
193<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Phục hồi thành bụng bằng mảnh ghép nhân<br />
tạo (lưới): đặt lưới tiền phúc mạc. Có 2 cách tiếp<br />
cận:<br />
Ngả trước: mổ mở. Điển hình của phương<br />
pháp này là phẫu thuật Lichtenstein(12).<br />
*.Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM<br />
<br />
Trong số 80 trường hợp, có 1 trường hợp là<br />
thoát vị kẹt, các trường hợp còn lại đều đẩy khối<br />
thoát vị lên được trước mổ. Tất cả các trường<br />
hợp đều được mổ chương trình.<br />
Thoát vị bẹn tái phát được chẩn đoán trước<br />
<br />
** Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM<br />
<br />
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Minh Hải ĐT: 0909757420<br />
<br />
Email: minhhaiy99@yahoo.com<br />
<br />
Ngả sau: Có cả mổ mở và mổ nội<br />
(1,8,10,13,20,26)<br />
soi<br />
.<br />
Hiện nay, phẫu thuật đặt lưới được xem là<br />
phẫu thuật tiêu chuẩn điều trị thoát vị<br />
bẹn(5,6,14,15,18,22).<br />
Gần đây, phẫu thuật nội soi đặt lưới tiền<br />
phúc mạc được thực hiện ngày càng phổ biến, cả<br />
ngoài nước lẫn trong nước. Nhiều nghiên cứu<br />
cho thấy phẫu thuật nội soi có thể thực hiện<br />
được với sự an toàn cao. Tuy nhiên, sự thành<br />
công của phương pháp điều trị này không phải<br />
chỉ dừng lại ở mức an toàn. Tái phát và chất<br />
lượng cuộc sống sau mổ là vấn đề quan trọng,<br />
góp phần quyết định sự thành công của phương<br />
pháp điều trị.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Đây là nghiên cứu cắt ngang. Tất cả những<br />
bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị bẹn và<br />
được phẫu thuật nội soi đặt lưới tiền phúc<br />
mạc tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ<br />
tháng 01 năm 2006 đến tháng 12 năm 2011 và<br />
có tái khám sau mổ ít nhất 6 tháng sẽ được<br />
đưa vào nghiên cứu.<br />
<br />
mổ là 12,5% (tiền sử mổ thoát vị bẹn cùng bên).<br />
Các trường hợp này đều được mổ mở ở lần mổ<br />
trước và không đặt lưới. Những trường hợp còn<br />
lại là mổ lần đầu.<br />
Không có trường hợp nào phải chuyển mổ<br />
mở. Không có tai biến trong mổ.<br />
Bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt sau 1 ngày.<br />
Mức độ đau sau mổ trong thời gian nằm viện là<br />
không đáng kể.<br />
Thời gian nằm viện trung bình là 2,2 ngày.<br />
Trường hợp nằm viện dài nhất là 5 ngày. Trường<br />
hợp này do bệnh nhân lớn tuổi và có bệnh nội<br />
khoa kèm theo.<br />
Thời gian theo dõi bệnh trung bình là 31<br />
tháng, ngắn nhất là 6 tháng và dài nhất là 75<br />
tháng (6 năm 3 tháng).<br />
Khi bệnh nhân tái khám, chúng tôi theo dõi<br />
vấn đề tái phát và đau sau mổ. Chúng tôi không<br />
ghi nhận có trường hợp nào tái phát sau thời<br />
gian theo dõi ở 80 bệnh nhân nghiên cứu. Đau<br />
mạn tính sau mổ được đánh giá theo thang điểm<br />
Carolinas như sau:<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
0 Không triệu chứng.<br />
<br />
Trong thời gian 6 năm, từ tháng 01 năm 2006<br />
đến tháng 12 năm 2011, chúng tôi có 80 trường<br />
hợp. Độ tuổi trung bình là 47,2. Tuổi thấp nhất là<br />
15 và cao nhất là 84.<br />
<br />
1 Nhẹ nhưng không gây phiền hà.<br />
<br />
Trong số đó, nam chiếm đa số. Chỉ có 2<br />
trường hợp là nữ.<br />
Thời gian trung bình từ lúc phát hiện bệnh<br />
đến khi mổ là 28 tháng.<br />
<br />
194<br />
<br />
2 Nhẹ và gây phiền hà.<br />
3 Trung bình và/hoặc mỗi ngày.<br />
4 Nặng.<br />
5 Tàn tật.<br />
Thang điểm trên đây được đánh giá ở các<br />
mức độ từ thấp tới cao: khi nằm, cúi, ngồi, các<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
động tác sinh hoạt thông thường, ho hoặc hít<br />
sâu, đi bộ, leo cầu thang và chơi thể thao.<br />
Do số liệu không nhiều, nên để tiện trình bày<br />
thì chúng tôi gộp các mức độ đánh giá như sau:<br />
khi nằm, vận động nhẹ (cúi, ngồi và sinh hoạt<br />
thông thường), và vận động nặng (ho hoặc hít<br />
sâu, đi bộ, leo cầu thang, chơi thể thao).<br />
Bảng 1: Kết quả khi bệnh nhân nằm.<br />
Điểm<br />
Cảm giác lưới (n)<br />
Đau (n)<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
2<br />
0<br />
0<br />
<br />
3<br />
0<br />
0<br />
<br />
4<br />
0<br />
0<br />
<br />
5<br />
0<br />
0<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả khi vận động nhẹ.<br />
Điểm<br />
Cảm giác lưới (n)<br />
Đau (n)<br />
Giới hạn vận động (n)<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
1<br />
4<br />
5<br />
0<br />
<br />
2<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
3<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
4<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
5<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
2<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
3<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
4<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
5<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả khi vận động nặng.<br />
Điểm<br />
Cảm giác lưới (n)<br />
Đau (n)<br />
Giới hạn vận động (n)<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
1<br />
7<br />
15<br />
0<br />
<br />
Như vấy, nếu tính chung thì có 12 trường<br />
hợp có cảm giác có lưới, chiếm 15%. Cảm giác<br />
đau là 21 trường hợp, chiếm 26,25%. Các trường<br />
hợp trên đều ở mức độ nhẹ, không trường hợp<br />
nào phải dùng thuốc giảm đau kéo dài.<br />
Bảng 4: Mối tương quan giữa đau mạn tính và các<br />
yếu tố nguy cơ.<br />
Yếu tố<br />
Tuồi<br />
≤ 40<br />
>40<br />
Tái phát (tiền căn mổ TVB cùng<br />
bên)<br />
Không<br />
Có<br />
Cố định lưới<br />
Không<br />
Có<br />
<br />
R<br />
<br />
p<br />
0,06<br />
<br />
0,31<br />
O,13<br />
0,2<br />
O,18<br />
0,33<br />
0,7<br />
0,19<br />
0,23<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam chiếm<br />
đa số (chỉ có 2 trường hợp là nữ). Điều này cũng<br />
phù hợp với các tác giả khác và phù hợp với cơ<br />
chế thoát vị.<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đau mạn tính được định nghĩa là đau kéo<br />
dài từ 3 tháng trở lên(1). Gần đây, đau mạn tính<br />
sau mổ thoát vị bẹn đang là vấn đề thời sự. Đau<br />
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh<br />
nhân. Điều trị đau mạn tính sau mổ khó khăn và<br />
tốn kém. Hội thoát vị Châu Âu xem đau mạn<br />
tính là yếu tố tiên phát và quan trong nhất của<br />
cuộc mổ điều trị thoát vị bẹn (23).<br />
Một số báo cáo, có báo cáo tổng quan hệ<br />
thống, cho thấy tỉ lệ đau mạn tính sau mổ thoát<br />
vị bẹn từ 15 – 53%. Trong số đó, đau ở mức độ<br />
trung bình và nặng từ 10 – 12%(2,19).<br />
Trong ngiên cứu của chúng tôi tỉ lệ đau mạn<br />
tính sau mổ là 26,25%, nhưng đều ở mức độ nhẹ,<br />
không cần điều trị đặc hiệu.<br />
Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên quan<br />
giữa sự gia tăng nguy cơ đau mạn tính sau mổ<br />
với sự tổn thương thần kinh trong lúc mổ(2,27).<br />
Khi so sánh giữa đặt lưới và không đặt lưới thì tỉ<br />
lệ đau mạn tính sau mổ ở nhóm đặt lưới thấp<br />
hơn có ý nghĩa thống kê. Tương tự, tỉ lệ này cũng<br />
thấp hơn có ý nghĩa thống kê khi so sánh nhóm<br />
mổ nội soi với nhóm mổ mở có và không đặt<br />
lưới(2,3,7,9,16,21).<br />
Nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận sự<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa biến chứng<br />
đau mạn tính ở người trẻ tuổi và người lớn tuổi,<br />
ở nhóm mổ lại (tái phát) so với nhóm mổ lần đầu<br />
(p>0,05). Nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu<br />
về vấn đề này. Một số nghiên cứu là ngẫu nhiên<br />
có đối chứng với trên 300 bệnh nhân. Các nghiên<br />
cứu này cho thấy nguy cơ đau mạn tính gia tăng<br />
ở người trẻ tuổi và người bị thoát vị bẹn tái<br />
phát(2,17,19).<br />
Nghiên cứu của Lau H. và Smith AI. Cho<br />
thấy không có sự khác biệt về biến chứng đau<br />
mạn tính ở 2 nhóm có và không cố định<br />
lưới(11,25). Kết quả của chúng tôi phù hợp với<br />
các tác giả này.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phẫu thuật nội soi đặt lưới tiền phúc mạc<br />
điều trị thoát vị bẹn có tỉ lệ tái phát thấp. Đau<br />
<br />
195<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
mạn tính sau mổ ở mức độ nhẹ, không ảnh<br />
hưởng sinh hoạt.<br />
<br />
15.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
16.<br />
<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
Aasvang E, Kehlet H (1986) Classification of chronic pain.<br />
Descriptions of chronic pain syndromes and definitions of pain<br />
terms. Prepared by the International Association for the Study<br />
of Pain, Subcommittee on Taxonomy. Pain, Suppl 3: S1–S226<br />
Aasvang E, Kehlet H (2005) Chronic postoperative pain: the<br />
case of inguinal herniorrhaphy. Br J Anaesth, 95: 69–76<br />
Aasvang E, Kehlet H (2005) Surgical management of chronic<br />
pain after inguinal hernia repair. Br J Surg, 92: 95–801<br />
Beets GL, Oosterhuis KJ, Go PM, Baeten CG, Kootstra G(1997)<br />
Longterm followup (12–15 years) of a randomized controlled<br />
trial comparing Bassini-Stetten, Shouldice, and high ligation<br />
with narrowing of the internal ring for primary inguinal hernia<br />
repair. J Am Coll Surg, 185: 352–357<br />
Bittner R, Sauerland S, Schmedt CG (2005) Comparison of<br />
endoscopic techniques vs Shouldice and other open nonmesh<br />
techniques for inguinal hernia repair: a meta-analysis of randomized controlled trials. Surg Endosc, 19: 605–615<br />
Butters M, Redecke J, Ko¨ninger J (2007) Long-term results of a<br />
randomized clinical trial of Shouldice, Lichtenstein and transabdominal preperitoneal hernia repairs. Br J Surg, 94: 562–565<br />
Collaboration EH (2002) Repair of groin hernia with synthetic<br />
mesh: meta-analysis of randomized controlled trials. Ann Surg,<br />
235: 322–332<br />
Dogru O, Girgin M, Bulbuller N, Cetinkaya Z, et al (2006)<br />
Comparison of Kugel and Lichtenstein operations for inguinal<br />
hernia repair: results of a prospective randomized study. World<br />
J Surg, 30: 346–350<br />
Ko¨ninger J, Redecke J, Butters M (2004) Chronic pain after<br />
hernia repair: a randomized trial comparing Shouldice, Lichtenstein and TAPP. Langenbecks Arch Surg, 389: 361–365<br />
Kugel RD (1999) Minimally invasive, nonlaparoscopic, preperitoneal, and sutureless, inguinal herniorrhaphy. Am J Surg,<br />
178: 298–302<br />
Lau H (2005) Fibrin sealant versus mechanical stapling for<br />
mesh fixation during endoscopic extraperitonealinguinal<br />
hernioplasty: a randomized prospective trial. Ann Surg, 242:<br />
670–675<br />
Lichtenstein IL, Shulman AG, Amid PK, Montllor MM (1989)<br />
The tension-free hernioplasty. Am J Surg, 157: 188–193<br />
Liem MS, van der Graaf Y, van Steensel CJ, Boelhouwer RU, et<br />
al (1997) Comparison of con-ventional anterior surgery and<br />
laparoscopic surgery for inguinal-hernia repair. N Engl J Med<br />
336:1541–1547<br />
McCormack K, Scott NW, Go PM, Ross S, et al (2003)<br />
Laparoscopic techniques versus open techniques for inguinal<br />
hernia repair. Cochrane Database Syst Rev, CD001785<br />
<br />
196<br />
<br />
17.<br />
18.<br />
<br />
19.<br />
<br />
20.<br />
<br />
21.<br />
<br />
22.<br />
<br />
23.<br />
<br />
24.<br />
<br />
25.<br />
<br />
26.<br />
<br />
27.<br />
<br />
Miedema BW, Ibrahim SM, Davis BD, Koivunen DG (2004) A<br />
prospective trial of primary inguinal hernia repair by surgical<br />
trainees. Hernia, 8: 28–32<br />
Neumayer L, Giobbie-Hurder A, Jonasson O, Fitzgibbons R Jr,<br />
et al (2004) Open mesh versus laparoscopic mesh repair of<br />
inguinal hernia. N Engl J Med, 350: 1819–1827<br />
Nienhuijs SW, Boelens OB, Strobbe LJ (2005). Pain after anterior mesh hernia repair. J Am Coll Surg, 200: 885–889<br />
Nordin P, Bartelmess P, Jansson C, Svensson C, Edlund G<br />
(2002) Randomized trial of Lichtenstein versus Shouldice<br />
hernia repair in general surgical practice. Br J Surg, 89: 45–49<br />
Poobalan AS, Bruce J, Smith WC, King PM, et al (2003) A<br />
review of chronic pain after inguinal herniorrhaphy. Clin J<br />
Pain, 19: 48–54<br />
Read RC, Barone GW, Hauer-Jensen M, Yoder G (1993) Properitoneal prosthetic placement through the groin. The anterior<br />
(Mahorner-Goss, Rives-Stoppa) approach. Surg Clin North<br />
Am, 73: 545–555<br />
Schmedt CG, Sauerland S, Bittner R (2005) Comparison of<br />
endoscopic procedures vs Lichtenstein and other open mesh<br />
techniques for inguinal hernia repair: a meta-analysis of randomized controlled trials. Surg Endosc, 19: 188–199<br />
Scott NW, McCormack K, Graham P, Go PM, et al (2002) Open<br />
mesh versus non-mesh for repair of femoral and inguinal<br />
hernia. Cochrane Database Syst Rev, CD002197.<br />
Simons MP, Aufenacker T, Bay – Nielson M, et al (2009)<br />
European Hernia Society guidelines on the treatment of<br />
inguinal hernia in adult patients. Hern, 13: 343–403<br />
Simons MP, Kleijnen J, van Geldere D, Hoitsma HF, Obertop H<br />
(1996) Role of the Shouldice technique in inguinal hernia<br />
repair: a systematic review of controlled trials and a metaanalysis. Br J Surg, 83: 734–738<br />
Smith AI, Royston CM, Sedman PC (1999) Stapled and nonstapled laparoscopic transabdominal preperitoneal (TAPP)<br />
inguinal hernia repair. A prospective randomized trial. Surg<br />
Endosc, 13: 804–806<br />
Stoppa RE, Rives JL, Warlaumont CR, Palot JP, et al (1984) The<br />
use of Dacron in the repair of hernias of the groin. Surg Clin<br />
North Am, 64: 269–285<br />
Wijsmuller AR, van Veen RN, Bosch JL, Lange JF, et al (2007)<br />
Nerve management during open hernia repair. Br J Surg, 94:<br />
17–22.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
01/11/2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
06/11/2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10/01/2015<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />