Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT SAU<br />
MỔ<br />
Nguyễn Hồng Sơn*, Nguyễn Văn Hải**, Lê Huy Lưu**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác ñịnh kết quả của phẫu thuật nội soi (PTNS) trong ñiều trị tắc ruột sau mổ<br />
(TRSM).<br />
Phương pháp: Hồi cứu mô tả cắt ngang, thực hiện tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng<br />
01/2004 ñến tháng 06/2010.<br />
Kết quả: Trong 54 bệnh nhân,có 28 nữ và 26 nam, tuổi trung bình 35 (thay ñổi từ 14 ñến 78). Tất<br />
cả các trường hợp ñều là tắc ruột cấp tính do dính, ñược gỡ dính qua nội soi. Tỉ lệ thành công ñạt<br />
ñược là 90,76% (49/54 t.h). Có 2 t.h (3,7%) phải chuyển mổ mở, 2 t.h (3,7%) có biến chứng cần phải<br />
mổ lại trong thời kỳ hậu phẫu. Có 1 t.h tử vong (1,8%).<br />
Kết luận: Với những bệnh nhân TRSM ñược chọn lựa kỹ, PTNS tỏ ra an toàn và hiệu quả.<br />
Từ khóa: Tắc ruột sau mổ, gỡ dính ruột qua nội soi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULTS OF LAPAROSCOPIC SURGERY IN TREATMENT OF POSTOPERATIVE INTESTINAL<br />
OBSTRUCTION<br />
Nguyen Hong Son, Nguyen Van Hai, Le Huy Luu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 1 - 7<br />
Aim: To determine the results of laparoscopic surgery in treatment of postoperative intestinal<br />
obstruction.<br />
Methods: Medical records of 54 patients who had postoperative intestinal obstruction treated by<br />
laparoscopic surgery at Gia Dinh’s people Hospital between January 2004 and June 2010 were<br />
retrospectively reviewed.<br />
Results: There were 28 females and 26 males with the mean age of 35 years ( range 14-78<br />
years). All of patients admitted with acute obstruction and majority of them had 1 previous abdominal<br />
operation. Laparoscopic adhesiolysis was successful in 49/54 pts (90.7%). Conversion to open<br />
procedure was neccessary in only 2 pts (3.7%). 2 patients had postoperative bowel perforation. There<br />
was one death in this study population.<br />
Conclusion: Laparoscopic adhesiolysis proved safe and effective in treatment of postoperative<br />
intestinal obstruction.<br />
Keyword: Laparoscopic adhesiolysis, postoperative intestinal obstruction.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Dính ruột sau mổ là hậu quả thường gặp của các cuộc phẫu thuật vùng bụng, là nguyên nhân hàng<br />
ñầu của tắc ruột (chiếm khoảng 60% trường hợp)(14,22). Một số lượng lớn bệnh nhân tắc ruột sau mổ<br />
(TRSM) cần phải phẫu thuật cấp cứu sau khi ñiều trị bảo tồn không cải thiện và cho tới gần ñây, mổ<br />
mở vẫn ñược xem là phương pháp kinh ñiển.<br />
Từ sau trường hợp ñầu tiên ñược Bastug báo cáo ứng dụng phẫu thuật nội soi ñiều trị thành công<br />
một trường hợp tắc ruột do dây dính năm 1991(4), gần 20 năm nay, ñã có nhiều công trình nghiên cứu<br />
ngoài nước báo cáo áp dụng kỹ thuật này với kết quả ñáng khích lệ.<br />
Trong nước, cùng với một vài tác giả khác, chúng tôi ñã từng nghiên cứu về tính khả thi và hiệu<br />
quả của phương pháp này. Trải qua gần 6 năm, từ sau ca mổ ñầu tiên ñược thực hiện tại Bệnh viện<br />
* Khoa Ngoại Tiêu Hóa - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định<br />
Tác giả liên hệ: BS Nguyễn Hồng Sơn<br />
ĐT: 0989.282.939<br />
<br />
** Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh<br />
Email: Son_n@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Phẫu Thuật Nội Soi BV. Nhân Dân Gia Định - Năm 2010<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nhân Dân Gia Định, chúng tôi tập hợp tất cả những trường hợp TRSM ñược ñiều trị bằng PTNS ñể<br />
ñánh giá lại kết quả.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đây là nghiên cứu hồi cứu mô tả tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 01/2004 ñến<br />
tháng 06/2010. Tiêu chuẩn chọn bệnh là:<br />
- Tất cả các trường hợp TRSM ñược chẩn ñoán căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, X quang và<br />
thương tổn trong mổ.<br />
- Được ñiều trị bằng phẫu thuật nội soi. Tiêu chuẩn chọn lựa ñể ñiều trị bằng PTNS thường<br />
là:<br />
* Bn có tiền sử mổ không quá 3 lần.<br />
* Bụng chướng ít hay vừa phải.<br />
* Không có CCĐ của PTNS như: tụt HA, Viêm phúc mạc,...<br />
Số liệu ñược thu thập theo biểu mẫu chung, tập trung vào các yếu tố sau: tiền sử và số lần mổ,<br />
số lần ñau bụng hoặc bán tắc ruột phải vào viện, các dấu hiệu lâm sàng, X quang, thương tổn<br />
trong mổ, cách xử trí, tai biến và biến chứng, số ngày nằm viện sau mổ, tái phát sau mổ trong thời<br />
gian nghiên cứu,…<br />
- PTNS gọi là thành công khi: Bn ñược PTNS hoàn toàn hay có mở nhỏ hỗ trợ ≤ 5 cm, không<br />
có tai biến hay biến chứng cần phải chuyển mổ hở hay mổ lại sau ñó.<br />
- PTNS thất bại khi: chuyển mổ hở, có biến chứng cần mổ lại hay tử vong sau mổ.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian nghiên cứu có 54 t.h thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh, gồm có 28 nữ và 26<br />
nam. Tuổi trung bình là 35 ± 16 (14-78t). Tất cả bệnh nhân ñều có tiền sử phẫu thuật vùng bụng<br />
với 44 t.h mổ 1 lần, 9 t.h mổ 2 lần, 1 t.h mổ 3 lần. Tổng cộng có 64 lần mổ ở 54 bệnh nhân (Bảng<br />
1). Tất cả 54 t.h ñều nhập viện trong bệnh cảnh tắc ruột với các triệu chứng: ñau bụng (100%),<br />
nôn ói 39 t.h (72%), bí trung ñại tiện 16 t.h (29,6%), trướng bụng 44 t.h (83%) từ ít tới vừa,<br />
không có t.h nào bụng trướng nhiều.<br />
Bảng 1. Tiền sử mổ<br />
Lý do mổ cũ<br />
Viêm ruột thừa và VPM ruột thừa<br />
Mổ sản phụ khoa<br />
Tắc ruột<br />
Chấn thương và vết thương bụng<br />
Thủng ruột non<br />
Ung thư ñại tràng<br />
Sỏi ñường mật<br />
Thoát vị (bẹn, rốn)<br />
Nang niệu rốn<br />
Vết thương bụng do hỏa khí<br />
Lý do khác<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số lần<br />
25<br />
12<br />
7<br />
8<br />
2<br />
1<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
3<br />
64<br />
<br />
Tất cả ñều có dấu hiệu tắc ruột trên X quang bụng không sửa soạn, trong ñó 44/54 t.h (81,5%) có<br />
ñường kính ruột non dãn lớn nhất ≤ 4cm.<br />
Thời gian từ lúc khởi bệnh tới lúc mổ trung bình là 48 giờ.Vị trí sẹo mổ cũ ñược ghi nhận cụ thể<br />
như sau(bảng 2).<br />
Bảng 2 Vị trí sẹo mổ<br />
Sẹo mổ cũ<br />
<br />
Số ca<br />
<br />
Hội Nghị Phẫu Thuật Nội Soi BV. Nhân Dân Gia Định - Năm 2010<br />
<br />
2<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
Giữa dưới rốn<br />
Giữa trên dưới rốn<br />
McBurney<br />
Pfannanstiel<br />
3 sẹo mổ nội soi dưới rốn<br />
Jalaguier<br />
Giữa trên rốn<br />
Giữa dưới rốn và MB<br />
Các ñường mổ khác<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
14<br />
13<br />
11<br />
4<br />
3<br />
2<br />
2<br />
1<br />
4<br />
54<br />
<br />
Bảng 3 vị trí vào trocar ñầu tiên<br />
Vị trí vào trocar ñầu tiên<br />
Dưới rốn<br />
Hông- Dưới sườn (T)<br />
Trên rốn<br />
Dưới sườn (P)<br />
HC (T)<br />
Tổng số<br />
<br />
Số ca<br />
23<br />
17<br />
9<br />
4<br />
1<br />
54<br />
<br />
Tất cả các bệnh nhân ñược mổ với mê nội khí quản. Trocar ñầu tiên (10mm) ñược ñưa vào<br />
khoang bụng theo phương pháp hở Hasson. Vị trí lựa chọn ñể ñặt rất thay ñổi (Bảng 3), thường là<br />
tránh xa sẹo mổ cũ ñể tránh làm tổn thương ruột. Trocar ñầu tiên này thường là vị trí của camera.<br />
Toàn bộ khoang bụng ñược ñánh giá một cách cẩn thận, ghi nhận ban ñầu vị trí thương tổn gây<br />
tắc ruột và các vị trí dính ruột lên thành bụng, các trocar tiếp theo ñược ñặt dưới sự quan sát trực tiếp<br />
của kính soi ở vị trí không dính.<br />
Trong khi mổ, ranh giới giữa ruột dãn và ruột xẹp ñược xem là vị trí tắc ruột. Trong nghiên cứu này<br />
các vị trí tắc ñều ở ruột non. Vị trí tắc ñược xác ñịnh ngay từ thám sát lúc ñầu. Sau khi giải quyết nguyên<br />
nhân tắc ruột, toàn bộ ruột non ñược kiểm tra lại, thường bắt ñầu từ góc hồi manh tràng ñi dần lên tới<br />
chỗ tắc. Thương tổn trong mổ ñược mô tả trên (Bảng 4).<br />
Bảng 4. Thương tổn trong mổ<br />
Thương tổn<br />
Vị trí tắc:<br />
Hỗng tràng<br />
Hồi tràng<br />
Nguyên nhân tắc:<br />
Dính lên vết mổ<br />
Dây dính, ruột dính nhau gập góc<br />
Dính lên thành bụng ngoài vết mổ<br />
Ruột non dính nhau và có bã thức ăn<br />
Dính gốc ruột thừa<br />
Mức ñộ tắc:<br />
Hoàn toàn<br />
Chưa hoàn toàn<br />
<br />
Số ca<br />
17<br />
37<br />
16<br />
32<br />
4<br />
1<br />
1<br />
47<br />
7<br />
<br />
Trong 54 t.h, có 47 t.h (87%) ñược xử lý hoàn toàn qua nội soi. Có 5 t.h (9,25%) cần rạch thêm<br />
một ñường mổ nhỏ ñể gỡ dính thêm hay khâu thanh mạc ruột, và 2 t.h (3,7%) phải chuyển mổ mở vì<br />
ruột dính rất nhiều và chặt không thể gỡ qua nội soi và cần mở giải áp ruột (Bảng 5).<br />
<br />
Hội Nghị Phẫu Thuật Nội Soi BV. Nhân Dân Gia Định - Năm 2010<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 5. Phương pháp mổ<br />
Phương pháp<br />
Nhóm mổ nội soi hoàn toàn:<br />
- Gỡ dính<br />
- Cắt dây dính<br />
- Cắt dây dính và gỡ dính<br />
Nhóm mổ nội soi và mổ nhỏ hỗ trợ:<br />
- Trầy thanh mạc ruột nhiều cần kiểm tra và khâu<br />
- Dính nhiều, chặt, kèm bã thức ăn<br />
- Dính nhiều cần gỡ tăng cường<br />
Chuyển mổ mở :<br />
- Dính nhiều và chặt, cần mở ruột giải áp<br />
- Dính nhiều, chặt, cần cắt ñoạn ruột non<br />
<br />
Số ca (%)<br />
47 (87%)<br />
24<br />
12<br />
11<br />
5 (9,25%)<br />
2<br />
2<br />
1<br />
2 (3,7%)<br />
1<br />
1<br />
<br />
Biến chứng thủng ruột phát hiện trong khi mổ xảy ở 3 t.h (5,5%), cả 3 t.h ñều ñược khâu qua nội<br />
soi. Ngoài ra có 15 t.h (27,7%) bị trầy lớp thanh cơ ruột non trong ñó 13 t.h chỉ cần khâu qua nội soi, 2<br />
t.h phải mở nhỏ ñể khâu chỗ trầy thanh cơ lan rộng.<br />
Trong 47 t.h mổ nội soi hoàn toàn, có 2 t.h (3,7%) có biến chứng thủng ruột phát hiện vào ngày<br />
thứ 2 và thứ 9 phải mổ lại lần thứ hai trong thời kỳ hậu phẫu, cả 2 t.h ñều bình phục tốt, có 1 t.h sốc<br />
nhiễm trùng suy ña cơ quan tử vong ở thời kỳ hậu phẫu.<br />
Như vậy PTNS ñiều trị thành công ở 49/54 t.h (90,8%). Thất bại 5 t.h (9,2%), trong ñó có 2 t.h<br />
phải chuyển mổ mở (3,7%) và 2 t.h có biến chứng thủng ruột phát hiện trong thời kỳ hậu phẫu phải<br />
mổ lại (3,7%), 1 t.h tử vong (1,8%).<br />
Trong các trường hợp mổ nội soi thành công (49/54), thời gian mổ trung bình là 89± 51 phút,<br />
trung tiện trở lại trung bình sau 1,25 ± 0,75 ngày, thời gian ñặt thông mũi dạ dày trung bình 0,92 ±<br />
0,54 ngày, thời gian cho ăn lại trung bình 1,16 ± 0,7 ngày và thời gian nằm viện sau mổ trung bình là<br />
3,11 ± 1,44 ngày. Các trường hợp có biến chứng ñều phục hồi tốt.<br />
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi theo dõi thấy : ở nhóm PTNS thành công, có 1 t.h bán tắc<br />
ruột trong thời kỳ hậu phẫu ñược ñiều trị nội, sau ñó bệnh nhân xuất viện ổn ñịnh và chưa thấy tái phát<br />
lại. Trong nhóm phải chuyển mổ mở có 1 t.h bán tắc ruột lại trong thời gian theo dõi, ñược ñiều trị nội<br />
thành công. Như vậy, trong cả nhóm nội soi và chuyển mổ mở của chúng tôi chưa có trường hợp nào<br />
cần phải mổ lại do tắc ruột.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Với lợi thế xâm hại tối thiểu, ít có nguy cơ dính ruột, PTNS ñược áp dụng vào ñiều trị TRSM với<br />
mong ñợi sẽ làm cho thời gian hậu phẫu nhẹ nhàng hơn và giảm ñược nguy cơ TR do dính tái phát.<br />
Tuy nhiên, ñối với TRSM, PTNS không phải lúc nào cũng thành công. Phẫu thuật viên<br />
thường phải ñối mặt với những khó khăn trong mổ như: ruột bị trướng căng, phù nề trên chỗ tắc<br />
làm giảm khoảng trống ñể thao tác và khó quan sát; dễ bị tổn thương ruột khi cầm nắm, khi thao<br />
tác gỡ dính; ruột dính vào vết mổ thành bụng, không còn tự do nên nguy cơ tổn thương ruột rất<br />
cao ngay từ lúc bắt ñầu ñặt trocar, lúc gỡ dính, nhất là khi dính chặt. Khi ruột hoại tử hay dính<br />
nhiều và chặt không gỡ hết ñược, hoặc bị tổn thương khi mổ... thì PTNS coi như là thất bại.<br />
Trong những nghiên cứu ñầu tiên chúng tôi chỉ chọn những bệnh nhân có tiền sử mổ bụng 1 lần<br />
<br />
Hội Nghị Phẫu Thuật Nội Soi BV. Nhân Dân Gia Định - Năm 2010<br />
<br />
4<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
về sau này chúng tôi mở rộng chỉ ñịnh cho cả những trường hợp có tiền sử mổ 2 lần trở lên. Một số<br />
tác giả khuyên nên chọn mổ nội soi cho những bệnh nhân TRSM có tiền sử mổ không quá 2 lần.<br />
Chúng tôi nghĩ, số lần mổ không hẳn là yếu tố quyết ñịnh. Bệnh nhân có tiền sử mổ ≥ 2 lần nhưng<br />
bụng không trướng nhiều thì vẫn có thể áp dụng PTNS. Tương ứng với mức ñộ trướng bụng là ñường<br />
kính ruột dãn trên X quang, phần lớn trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi có ñường kính ruột<br />
non dãn trên X quang không quá 4cm.<br />
Về quan ñiểm có nên gỡ dính toàn bộ tất cả các vị trí dính trong mổ hay không, ñiều này vẫn còn<br />
ñang bàn cãi bởi vì một số ý kiến cho rằng nếu phải gỡ dính toàn bộ thì phải thực hiện nhiều thao tác<br />
trong môi trường hẹp do ruột trướng mà càng thao tác nhiều thì nguy cơ xảy ra biến chứng trong và<br />
sau mổ càng tăng nhất là biến chứng tổn thương ruột. Suter(17) và Kirshtein(8) khuyên chỉ thực hiện gỡ<br />
dính tại chỗ nguyên nhân gây tắc ruột và nếu thấy rõ nguyên nhân tắc ñã ñược khai thông thì không<br />
cần tìm một cách có hệ thống các vị trí dính khác, chỉ khi thấy dính nhiều mới kiểm tra toàn bộ ruột<br />
non. Chúng tôi thường chỉ giải quyết nguyên nhân tắc ruột rồi kiểm tra ruột non từ chỗ tắc ñến góc<br />
HMT, ít khi kiểm tra ngược lên trên tới tận góc Treitz.<br />
Tỉ lệ mổ nội soi thành công chung của chúng tôi là 90,8%. Tỉ lệ mổ thành công của các tác giả<br />
nước ngoài thay ñổi từ 46-92,2%(9,15,20) và trong nước là 89,5 – 100%(12,,13). Chúng tôi coi là thành<br />
công khi phẫu thuật nội soi giải quyết ñược nguyên nhân tắc, không phải chuyển mổ mở lớn và không<br />
có biến chứng phải mổ lại sau mổ hay tử vong sau mổ. Tỉ lệ thành công này thay ñổi một phần tùy<br />
thuộc vào người mổ, ngoài ra, cũng phụ thuộc vào cách chọn bệnh mổ và thương tổn trong khi mổ.<br />
Tổn thương ghi nhận trong lúc mổ là một căn cứ quan trọng ñể tiên lượng sự thành công của cuộc<br />
mổ. Liauw(10) nhận xét 88,8% TRSM là do dính ñơn giản và dây dính, vì vậy, PTNS có thể giải quyết<br />
dễ dàng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thương tổn là dính và dây dính ñơn giản chiếm tỉ lệ 66%<br />
(36/54). Dính nhiều, chặt, gỡ khó khăn chiếm tỉ lệ 13% (7/54) và 21% là dính nhiều cần phải gỡ nhiều<br />
nhưng không khó. Còn của tác giả Nguyễn Hoàng Bắc(12) có 70% thương tổn là dây dính, Nguyễn<br />
Tăng Miên(13) có 45,8% là dây dính ñơn thuần hay phối hợp.<br />
Tỉ lệ chuyển mổ mở của chúng tôi là 3,7% (2/54 t.h). Nếu tính cả những trường hợp có biến<br />
chứng cần phải mổ lại thì tỉ lệ mổ nội soi thất bại của chúng tôi là 9,2%. Tỉ lệ chuyển mổ mở của các<br />
tác giả ngoài nước là 12,5 – 45,4%(9,20).<br />
Thời gian mổ trung bình của chúng tôi là 89 phút, tương tự của các tác giả khác thay ñổi từ 45 –<br />
112 phút(20).<br />
Biến chứng trong mổ xảy ra là do phẫu trường chật hẹp và do dính nhiều. Biến chứng ñược các<br />
tác giả ñề cập nhiều nhất là thủng ruột và tổn thương thanh mạc ruột trong khi mổ. Strickland(16) có<br />
10% biến chứng trong mổ là thủng ruột và tổn thương thanh cơ ruột. Wullstein(23) nhận xét số lần mổ<br />
trước càng nhiều thì nguy cơ thủng ruột trong khi mổ càng cao vì dính nhiều và gỡ khó khăn, số lần<br />
mổ cũ tỉ lệ thuận với biến chứng xảy ra trong khi mổ. Sato(15) cho rằng ña số các trường hợp rách<br />
thanh cơ và thủng ruột non có thể ñiều trị thành công bằng nội soi. Khaikin(5) nêu lên kinh nghiệm của<br />
bản thân không có trường hợp nào thủng ruột là do thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận, sử<br />
dụng các dụng cụ không gây sang chấn trong khi thao tác, sử dụng kéo và dao cắt siêu âm thay cho<br />
ñốt ñiện ñơn cực.<br />
Biến chứng trong mổ mà chúng tôi gặp là thủng ruột và chảy máu thành bụng vị trí gỡ dính. Khi<br />
có biến chứng rách hay thủng ruột có thể khâu qua nội soi. Một số trường hợp dính nhiều chặt vào<br />
<br />
Hội Nghị Phẫu Thuật Nội Soi BV. Nhân Dân Gia Định - Năm 2010<br />
<br />
5<br />
<br />