TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017<br />
<br />
KẾT QUẢ MỞ SỌ GIẢI ÉP TRONG ĐIỀU TRỊ<br />
ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA<br />
Trương Đà*; Bùi Quang Tuyển**<br />
Vũ Văn Hòe**; Bùi Quang Dũng**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính và đánh giá kết quả phẫu thuật mở<br />
sọ giải ép đối với nhồi máu động mạch não giữa (ĐMNG). Đối tượng và phương pháp: nghiên<br />
cứu cắt ngang 75 trường hợp nhồi máu ĐMNG được phẫu thuật mở sọ giải ép tại Bệnh viện<br />
Chợ Rẫy từ tháng 01 - 2013 đến tháng 11 - 2016. Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật đầu tiên để<br />
chẩn đoán đột quỵ cấp. Xác định tình trạng thần kinh của bệnh nhân (BN) theo thang điểm<br />
Glassgow Coma Scale (GCS). Đánh giá kết quả trước mắt bằng Glassgow Outcome Scale<br />
(GOS). Phục hồi chức năng thể hiện ở chỉ số Barthel Index (BI). Kết quả: BN thấp nhất 15 tuổi<br />
(1 BN) và cao nhất 89 tuổi (2 BN). Nhóm ≤ 49 tuổi có 25 BN và nhóm ≥ 50 tuổi có 50 BN; nam:<br />
56 BN, nữ: 19 BN; tuổi trung bình 53,01 ± 13,08; tỷ lệ nam/nữ 2,9/1. Đánh giá theo thang điểm<br />
GOS về hồi phục sức khỏe: GOS1 (tử vong): 9/75 BN (12%); GOS2 (sống thực vật): 0 BN;<br />
GOS3 (di chứng thần kinh mức độ nặng): 7 BN (9,34%); GOS4 (di chứng thần kinh mức độ<br />
vừa): 11 BN (11,6%) và GOS5 (hồi phục sức khỏe): 48 BN (64%). Theo dõi sau mổ 3 tháng cho<br />
61 BN, trong đó 3 BN (4,9%) tử vong. Chỉ số BI: 64 - 95 điểm có 54/58 BN (93,1%) và 25 - 64<br />
điểm có 4/58 BN (6,9%). Kết luận: mở sọ giải ép là phương pháp điều trị nhằm cứu sống người<br />
bệnh bị nhồi máu ĐMNG do điều trị bằng thuốc thất bại. Những yếu tố liên quan đến kết quả<br />
phẫu thuật là tuổi, thời điểm phẫu thuật và kích thước mảnh sọ được mở.<br />
* Từ khóa: Nhồi máu động mạch não giữa; Mở sọ giải ép.<br />
<br />
Surgical Outcomes after Decompressive Craniectomy for the Treatment<br />
of Infarction of the Middle Cerebral Artery<br />
Summary<br />
Objectives: To study the clinical features, computed tomographic images and to assess the<br />
outcome following decompressive craniectomy for middle cerebral artery infarction. Subjects and<br />
methods: A cross-sectional study on 75 cases of middle cerebral artery infarction, who underwent<br />
decompressive craniectomy at Choray Hospital from January 2013 to November 2016. The<br />
youngest patient was 15 years of age (01 case) and the oldest was 89 years (02 cases). There<br />
were 25 patients in age group ≤ 49 and 50 patients in age group ≥ 50; 56 males and 19<br />
females; mean age of 53.01 ± 13.08; male/femaile ratio 2.9/1. Computed tomography is the first<br />
diagnostic procedure performed in acute stroke. Neurological status was defined by Glasgow<br />
Coma Scale (GCS). Short-term outcome was measured with the Glasgow Outcome Scale (GOS).<br />
* Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Quang Tuyển (buiquangtuyenb9@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/06/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/08/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2017<br />
<br />
113<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017<br />
The functional recovery was determined by Barthel Index (BI). Results: The results were evaluated<br />
according to GOS: GOS1 (fatality): 9 patients (12%), GOS2 (vegetative state): none; GOS3<br />
(severe neurological disability): 7 patients (9.34%); GOS4 (moderate neurological disability): 11<br />
patients (11.6%) and GOS5 (good recovery): 48 patients (64%). 61 patients were followed 3 months<br />
after surgery, the mortality rate was 3/61 patients (4.9%). Based on BI, 54/58 patients (93%)<br />
scored 64 - 95 points and 4/58 patients (6.9%) scored 25 - 64 points. Conclusion: Decompressive<br />
craniectomy is life-saving treatment for middle cerebral artery infarction in case of medical treatment<br />
failure. The factors associated with operation outcome are age, time of surgery and the size of the<br />
craniectomy.<br />
* Keywords: Middle cerebral artery infarction; Decompressive craniectomy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đột quỵ não (còn gọi là tai biến mạch<br />
máu não) là nguyên nhân gây tử vong đứng<br />
hàng thứ ba trên thế giới sau bệnh tim<br />
mạch và ung thư. Đột quỵ não (cerebral<br />
stroke) được chia làm 2 thể: chảy máu<br />
não và nhồi máu não (NMN), trong đó NMN<br />
chiếm 80% các trường hợp đột quỵ não<br />
nói chung.<br />
NMN là khi một động mạch não bị tắc,<br />
khu vực não được động mạch đó cấp<br />
máu không được nuôi dưỡng sẽ dẫn đến<br />
hoại tử và chết.<br />
Trước đây, nhồi máu ĐMNG chủ yếu<br />
được điều trị nội khoa bằng các biện pháp<br />
như: giải quyết thông khí, chống phù não<br />
tích cực, hạ thân nhiệt, làm tiêu cục máu<br />
đông và thuốc phục hồi thần kinh.., nhưng<br />
kết quả tử vong tới 80%. Hiện nay, các<br />
nhà phẫu thuật thần kinh đã lựa chọn kỹ<br />
thuật mở sọ giải ép nhằm điều trị nhồi máu<br />
ĐMNG cho kết quả tốt.<br />
Do vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài<br />
này nhằm: Nghiên cứu lâm sàng, hình<br />
ảnh cắt lớp nhồi máu ĐMNG và kết quả<br />
phẫu thuật mở sọ giải ép.<br />
114<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Tiến cứu 100% BN, gồm 75 trường hợp<br />
nhồi máu ĐMNG được phẫu thuật mở sọ<br />
giải ép tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh,<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01 - 2013 đến<br />
11 - 2016.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu lâm sàng (triệu chứng<br />
khởi phát bệnh, điểm Glasgow trước khi<br />
mổ và các triệu chứng thần kinh khác);<br />
chụp CLVT; chỉ định mở sọ và đánh giá<br />
kết quả phẫu thuật bằng thang điểm GOS<br />
và chỉ số BI.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
- Thấp nhất 15 tuổi (1 BN), tuổi cao nhất<br />
89 (2 BN). Nhóm ≤ 49 tuổi có 25 BN<br />
và ≥ 50 tuổi có 50 BN. Tuổi trung bình<br />
53,01 ± 13,08. Nam 56 BN; nữ 19 BN. Tỷ lệ<br />
nam/nữ: 2,9/1.<br />
- Điểm Glasgow trước mổ: < 5 điểm:<br />
3 BN; 5 - 8 điểm: 31 BN và > 8 điểm: 41 BN.<br />
Đồng tử đều 2 bên trước mổ: 53 BN; giãn<br />
nhẹ 1 bên còn phản xạ ánh sáng: 22 BN.<br />
- Liệt nửa người ở các mức độ khác<br />
nhau 100%. Liệt 1/2 người phải: 45 BN và<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017<br />
1/2 người trái: 30 BN. Tổn thương dây<br />
thần kinh số VII TW trái 14 BN, phải 54 BN,<br />
không tổn thương 7 BN.<br />
- 100% BN được chụp CLVT, trong đó<br />
34 trường hợp phải chụp cắt lớp lần 2<br />
mới phát hiện tổn thương. Trên ảnh<br />
CLVT kết quả như sau:<br />
+ Di lệch đường giữa < 5 mm: 19 BN<br />
(25,33%); di lệch 5 - 8 mm: 42 BN (56%)<br />
và di lệch 9 - 15 mm: 14 BN (18,67%).<br />
+ Nhồi máu ĐMNG: 73/75 BN (97,34%),<br />
trong đó nhồi máu ĐMNG bên phải 43 BN<br />
và bên trái 30 BN. Nhồi máu ĐMNG và<br />
nhồi máu động mạch não sau bên trái:<br />
2/75 BN (2,66%).<br />
- Thời điểm phẫu thuật: tính từ lúc<br />
được cấp cứu cho tới khi phẫu thuật:<br />
≤ 48 giờ: có 30 BN hồi phục sức khỏe 100%;<br />
≤ 60 giờ có 20 BN, tử vong 1 BN; ≤ 72 giờ:<br />
2/15 BN tử vong và ≤ 96 giờ: 6/10 BN<br />
tử vong.<br />
- Mảnh sọ được mở có kích thước<br />
12 cm x 12 cm: 26 BN (sống 18 BN,<br />
tử vong 8 BN); 14 x 12 cm: 32 BN (sống<br />
31 BN, tử vong 1 BN) và 16 x 12 cm:<br />
17 BN, không có tử vong.<br />
- Kết quả khi xuất viện được đánh giá<br />
theo thang điểm GOS.<br />
Bảng 1: Thang điểm GOS.<br />
Kết quả<br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
GOS1<br />
<br />
Tử vong<br />
<br />
9<br />
<br />
12%<br />
<br />
GOS2<br />
<br />
Trạng thái thực vật<br />
<br />
0<br />
<br />
GOS3<br />
<br />
Di chứng thần kinh<br />
mức độ nặng<br />
<br />
7<br />
<br />
9,34<br />
<br />
GOS4<br />
<br />
Di chứng thần kinh<br />
mức độ vừa<br />
<br />
11<br />
<br />
14,60<br />
<br />
GOS5<br />
<br />
Hồi phục sức khỏe<br />
<br />
48<br />
<br />
64<br />
<br />
75<br />
<br />
100%<br />
<br />
CỘNG<br />
<br />
- Kết quả xa: 61 BN được kiểm tra sau<br />
phẫu thuật 3 tháng, tử vong 3/61 BN<br />
(4,9%); di chứng thần kinh mức độ nặng<br />
2/58 BN (3,45%); di chứng thần kinh mức<br />
độ vừa 2/58 BN (3,45%) và hồi phục sức<br />
khỏe 54/58 BN (93%). Theo thang điểm BI<br />
nhận thấy: điểm BI từ 64 - 95: 54/58 BN<br />
(93%) và 25 - 64 điểm có 4/58 BN (6,9%).<br />
BÀN UẬN<br />
- Khởi phát bệnh: 45 BN (60%) khởi<br />
phát bệnh đột ngột với biểu hiện đau đầu<br />
dữ dội; tri giác giảm, tiếp xúc chậm; nôn,<br />
liệt nhẹ nửa người, rối loạn hô hấp và tim<br />
mạch ở các mức độ khác nhau. Khởi phát<br />
bệnh từ từ gặp 30 BN (40%), biểu hiện<br />
mệt mỏi, cảm giác đầu choáng váng, đi<br />
không vững, buồn nôn nhưng không nôn;<br />
bại nhẹ nửa người hoặc rối loạn ngôn<br />
ngữ, nói ngọng hoặc mất lời. Ahmet Arac<br />
(2009) và Jennifer (2015) cho rằng: nhồi<br />
máu ĐMNG thường hay gặp khởi phát<br />
bệnh đột ngột và tiên lượng nặng, tỷ lệ tử<br />
vong cao.<br />
- Chụp CLVT đối với nhồi máu ĐMNG<br />
thường phát hiện tổn thương ở lần chụp<br />
đầu tiên hoặc lần chụp thứ hai. Vùng nhồi<br />
máu là vùng giảm đậm độ (còn gọi là<br />
giảm tỷ trọng - hypodense) (hình 1, ảnh A).<br />
Trên ảnh CLVT, đôi khi phát hiện được<br />
cục máu đông (emblio) trong lòng động<br />
mạch bị tắc, gọi là dấu hiệu tăng sáng<br />
(hyperdense sign). Trong nghiên cứu,<br />
chúng tôi gặp 2 trường hợp có dấu hiệu<br />
này (hình 1, ảnh B, mũi tên). Ngoài ra,<br />
trên CLVT còn thấy hình ảnh khối choán<br />
chỗ, biểu hiện: đẩy đường giữa; đè đấy<br />
não thất bên (ảnh A). Nhiều tác giả cho<br />
rằng: đẩy đường giữa > 4 mm được chỉ<br />
định phẫu thuật mở sọ giải ép.<br />
115<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Hình 1: Hình ảnh nhồi máu ĐMNG bán cầu phải (ảnh A, đẩy đường giữa 12 mm)<br />
và dấu hiệu tăng sáng do cục máu đông trong lòng ĐMNG bán cầu bên trái<br />
(ảnh B, mũi tên).<br />
Đối với nhồi máu do tắc động mạch<br />
nhỏ, nhiều khi không phát hiện thấy ổ<br />
nhồi máu mặc dù chụp cắt lớp lần thứ hai<br />
hoặc lần ba. Khi đó, cần chụp cộng hưởng<br />
từ (CHT), đặc biệt chụp CHT khuếch tán<br />
(Diffusion Weighted Imaging - DWI) sẽ cho<br />
chẩn đoán chính xác vị trí ổ nhồi máu.<br />
- Phẫu thuật mở sọ giải ép đối với nhồi<br />
máu ĐMNG đã được nhiều nhà phẫu<br />
thuật thần kinh trên thế giới áp dụng từ<br />
nhiều năm nay. Greenword J. Hr (1968)<br />
đã mở sọ giải ép cho những trường hợp<br />
đột quỵ thiếu máu não cấp tính do tắc<br />
116<br />
<br />
ĐMNG thấy: tỷ lệ tử vong giảm còn 50%.<br />
Theo Klaus Zweckberger (2014), với nhồi<br />
máu ĐMNG, điều trị nội khoa làm tăng tỷ<br />
lệ tử vong lên tới 80%. Do đó, nhồi máu<br />
ĐMNG được chỉ định phẫu thuật mở sọ<br />
giải ép nhằm cứu sống người bệnh. Theo<br />
nhiều tác giả, phẫu thuật mở sọ giải ép<br />
làm giảm tỷ lệ tử vong xuống còn khoảng<br />
15 - 20%. Kết quả mở sọ giải ép của<br />
chúng tôi: tử vong: 9/75 BN (12%); không<br />
có sống thực vật; di chứng thần kinh mức<br />
độ nặng 7 BN; di chứng thần kinh mức độ<br />
vừa 11 BN và hồi phục sức khỏe 48 BN.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017<br />
- Một số yếu tố liên quan đến kết quả<br />
phẫu thuật như tuổi, thời điểm phẫu thuật,<br />
điểm Glasgow và kích thước mảnh sọ<br />
được mở.<br />
+ Tuổi: phẫu thuật cho nhóm ≤ 49 tuổi:<br />
25 BN, tử vong 2 BN (8%); trong khi đó<br />
nhóm ≥ 50 tuổi là 50 BN, tử vong 7 BN<br />
(14%). Theo Ahmet Arac (2009); Chung J<br />
(2011); Jennifer CV Gwyn (2015) và một<br />
số tác giả khác đều nhận thấy tử vong<br />
51% ở nhóm > 60 tuổi; ngược lại tử vong<br />
21% ở nhóm tuổi < 60. Tuổi càng cao,<br />
tử vong sau mổ càng nhiều.<br />
- Thời điểm phẫu thuật: Schwab (1998)<br />
nhận thấy mổ sớm trong vòng 21 giờ kể<br />
từ khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ đầu<br />
tiên, tử vong 16%. Ngược lại, mổ muộn<br />
39 giờ cho tỷ lệ tử vong 34%. Chúng tôi<br />
phẫu thuật sớm nhất ≤ 48 giờ cho 30 trường<br />
hợp, không có tử vong; phẫu thuật ≤ 60 giờ<br />
có 20 BN, tử vong 1 BN; phẫu thuật<br />
≤ 72 giờ: 15 BN, tử vong 2 BN và phẫu<br />
thuật ≤ 96 giờ: 10 BN, tử vong 6 BN<br />
(p < 0,001). Mổ càng muộn, tỷ lệ tử vong<br />
càng cao.<br />
- Điểm Glasgow trước mổ: chúng tôi<br />
phẫu thuật cho 3 BN có điểm Glasgow<br />
< 5 điểm thì tử vong 2 BN; điểm Glasgow<br />
5 - 8 ở 31 BN, có 6 BN tử vong và điểm<br />
Glasgow > 8 ở 41 BN, tử vong 1 BN.<br />
Điểm Glasgow trước mổ càng thấp, tử vong<br />
sau mổ càng cao (p < 0,001).<br />
- Kích thước xương sọ được mở:<br />
nhiều tác giả cho rằng kích thước mảnh<br />
xương sọ được mở nhỏ < 12 cm là nguyên<br />
nhân dẫn đến chèn ép não và tử vong.<br />
Chung J và CS (2011) cho rằng kích thước<br />
tối đa của mảnh sọ được mở phải trên 14 16 cm mới cứu sống được người bệnh.<br />
<br />
Chúng tôi mở sọ với kích thước nhỏ nhất<br />
12 x 12 cm cho 26 trường hợp, tử vong 8<br />
BN; trong khi đó, mở sọ kích thước 16 x<br />
12 cm cho 17 trường hợp, không có tử<br />
vong. Rõ ràng, mở sọ rộng làm giảm tỷ lệ<br />
tử vong. Vì thế, nhiều tác giả khuyên nên<br />
mở sọ rộng, thậm chí có thể mở nửa sọ<br />
(hemicraniectomy) đối với nhồi máu<br />
ĐMNG.<br />
KẾT UẬN<br />
- Khởi phát bệnh đột ngột chiếm 60%,<br />
khởi phát bệnh từ từ 40%. Điểm Glasgow<br />
trước mổ < 5 điểm: 3 BN; 5 - 8 điểm: 31 BN<br />
và > 9 điểm: 41 BN. Giãn nhẹ đồng tử 1 bên<br />
còn phản xạ ánh sáng 22 BN; đồng tử<br />
đều 2 bên: 53 BN. Liệt 1/2 người ở các<br />
mức độ khác nhau 100%. Chụp CLVT cho<br />
100%, trong đó: đẩy đường giữa < 5 mm:<br />
19 BN; 5 - 8 mm: 42 BN và 9 - 15 mm:<br />
14 BN. Hình ảnh nhồi máu ĐMNG 73 BN;<br />
nhồi máu ĐMNG kèm tắc động mạch não<br />
sau cùng bên có 2 BN.<br />
- Kết quả phẫu thuật khi xuất viện<br />
được đánh giá theo thang điểm GOS, cụ<br />
thể: tử vong 9 BN (12%). Trạng thái sống<br />
thực vật 0 BN. Di chứng thần kinh mức<br />
độ nặng 7 BN (9,34%). Di chứng thần<br />
kinh mức độ vừa 11 BN (14,6%) và hồi<br />
phục sức khỏe 48 BN (64%).<br />
- Tuổi, điểm Glasgow trước mổ; thời<br />
điểm phẫu thuật và kích thước xương sọ<br />
được mở là những yếu tố tiên lượng và<br />
liên quan chặt chẽ tới kết quả phẫu thuật.<br />
- Căn cứ kết quả phẫu thuật, chúng tôi<br />
đưa ra chỉ định mở sọ đối với nhồi máu<br />
ĐMNG (cũng như đối với NMN diện rộng)<br />
như sau:<br />
117<br />
<br />