Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà phê vối, cà phê chè chất lượng cao cho vùng Tây Nguyên
lượt xem 1
download
Bài viết đưa ra các nội dung nhằm tăng tính cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam thì cần phải tập trung nghiên cứu các vật liệu giống cà phê năng suất cao, chất lượng tốt nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu trên thị trường thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà phê vối, cà phê chè chất lượng cao cho vùng Tây Nguyên
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÀ PHÊ VỐI, CÀ PHÊ CHÈ CHẤT LƢỢNG CAO CHO VÙNG TÂY NGUYÊN Đinh Thị Tiếu Oanh, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Anh Hùng, Nguyễn Đình Thoảng, Lại Thị Phúc, Vũ Thị Danh, Nông Khánh Nƣơng, Lê Văn Bốn, Lê Văn Phi và ctv I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao cho Việt Nam, năm 2016 xuất khẩu cà phê đạt 1,78 triệu tấn với kim ngạch 3,34 tỷ USD, tăng 32,8% về lƣợng và 24,9% về trị giá so với năm 2015 (Bộ Công Thƣơng, 2017). Mặc dù, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới nhƣng chất lƣợng cà phê của Việt Nam còn thấp do một số yếu tố nhƣ: thu hoạch vào mùa mƣa, thiếu sân phơi, công nghệ chế biến sau thu hoạch chƣa đảm bảo làm cho hạt cà phê nhân bị mốc, đen, mọt, ..., các giống cà phê vối sản xuất đại trà có kích cỡ hạt nhỏ đã ảnh hƣởng đến giá trị xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam. Bên cạnh cà phê vối thì cà phê chè của nƣớc ta hiện nay chủ yếu đƣợc trồng bằng giống Catimor và chiếm trên 95% diện tích, phần còn lại là một số giống khác. Giống Catimor sinh trƣởng khỏe, thích ứng rộng, năng suất cao. Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế nhƣ hạt nhỏ, ngắn, phẩm vị nƣớc uống còn thiên về cà phê vối. Do đó cần phải có những giống cà phê chè mới có năng suất, chất lƣợng cao, kháng bệnh gỉ sắt, thay thế diện tích cà phê Catimor. Xuất phát từ tình hình thực tế trong sản xuất, để tăng tính cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam thì cần phải tập trung nghiên cứu các vật liệu giống cà phê năng suất cao, chất lƣợng tốt nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu trên thị trƣờng thế giới. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) trong thời gian qua đã nghiên cứu và chọn lọc đƣợc 11 dòng vô tính cà phê vối mới để sản xuất và phục vụ cho tái canh cà phê tại các tỉnh vùng Tây Nguyên. Các giống mới có tiềm năng năng suất cao, chất lƣợng cà phê nhân vƣợt trội so với giống cũ, đặc biệt là 03 dòng vô tính có tầm chín trung bình TR4, TR9, TR11; 02 dòng vô tính chín muộn TR14, TR15; 01 giống cà phê vối lai TRS1có năng suất và chất lƣợng tƣơng đƣơng với các dòng vô tính. Bên cạnh đó, WASI cũng đã nghiên cứu tuyển chọn, lai tạo và chọn lọc đƣợc 6 giống cà phê chè mới. Trong đó các giống TN1, TN2 đã đƣợc công nhận giống chính thức, giống TN6, TN7, TN9 và THA1 đƣợc công nhận cho sản xuất thử. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu chọn lọc các dòng vô tính cà phê vối TR4, TR9, TR11. 2.2. Nghiên cứu chọn lọc các dòng vô tính cà phê vối chín muộn TR14, TR15. 2.3. Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê vối lai TRS1. 2.4. Nghiên cứu chọn tạo các giống cà phê chè lai TN (con lai F1). 2.5. Nghiên cứu chọn lọc giống cà phê chè thuần THA1. III. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÀ PHÊ CHO VÙNG TÂY NGUYÊN 3.1.1. Kết quả khảo nghiệm các giống (dòng vô tính) cà phê vối TR4, TR9, TR11
- Qua kết quả khảo nghiệm giống tại các vùng trồng chính cho thấy: Tại Đắk Lắk, năng suất trung bình 3 vụ vào giai đoạn kinh doanh của 3 giống khá cao, đạt trên 6,5 tấn nhân/ha, trong đó giống nổi bật cho năng suất cao nhất đó là TR4 (7,3 tấn nhân/ha). Khối lƣợng 100 nhân và kích thƣớc hạt của 3 giống đạt khá cao: giống TR4 và TR11 có khối lƣợng 100 nhân đạt 18,3 - 18,4 g; riêng giống TR9 đạt 22,5 g. Tỷ lệ hạt trên sàng 16 các giống đạt trên 80%; trong đó giống TR9 đạt 94,3%. Các giống cà phê vối mới chọn lọc đều không bị nhiễm bệnh gỉ sắt. Bảng 1. Năng suất, chất lƣợng và chỉ số bệnh gỉ sắt của 3 giống cà phê vối nổi trội khảo nghiệm tại các tỉnh Tây Nguyên Năng suất Tỷ lệ Khối lƣợng Tỷ lệ hạt Địa Tên TB 3 vụ 100 nhân Chỉ số bệnh Tƣơi/ trên sàng điểm giống gỉ sắt (%) (tấn /ha) nhân (g) 16 (%) TR4 7,3 4,0 18,4 80,0 0,0 Đắk TR9 6,7 4,3 22,5 94,3 0,0 Lắk TR11 6,6 4,2 18,3 88,2 0,0 TR4 5,2 4,2 17,3 73,2 0,0 Gia TR9 4,8 4,5 21,0 85,0 0,0 Lai TR11 4,9 4,4 18,7 75,0 0,0 TR4 5,2 3,9 20,6 83,9 0,0 Lâm TR9 4,8 4,0 29,6 96,2 0,0 Đồng TR11 5,0 4,0 21,8 90,8 0,0 Tại Gia Lai, năng suất trung bình 3 vụ của giống TR9 và TR11 tƣơng đƣơng nhau (4,8 - 4,9 tấn nhân/ha), TR4 có năng suất cao hơn đạt 5,2 tấn/ha. Khối lƣợng 100 nhân đạt 17,3 - 21,0 g; tỷ lệ trên sàng 16 đạt trên 70%. Các dòng đều kháng cao đối với bệnh gỉ sắt. Các giống TR4, TR9, TR11 trồng tại Lâm Đồng có năng suất trung bình 3 vụ từ 4,8 - 5,2 tấn/ha; trong đó TR4 cho năng suất cao hơn. Các giống khi trồng trong điều kiện Lâm Đồng có kích thƣớc hạt rất lớn, hạt loại R1 (hạt trên sàng 16) đạt trên 83%, khối lƣợng 100 nhân đạt trên 20 g, đặc biệt giống TR9 có tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt 96,2%, khối lƣợng 100 nhân đạt 29,6 g. Các giống đều không bị nhiễm bệnh gỉ sắt. Qua kết quả khảo nghiệm trên cho thấy: 3 DVT cà phê vối TR4, TR9, TR11 là các giống có năng suất cao, chất lƣợng cà phê nhân cải thiện đáng kể so với các giống trƣớc đây cũng nhƣ giống đang sản xuất đại trà, không bị nhiễm bệnh gỉ sắt và thích ứng tốt tại nhiều vùng trồng trên địa bàn Tây Nguyên. 3.1.2. Kết quả khảo nghiệm các dòng vô tính cà phê vối chín muộn TR14, TR15 Bảng 2. Năng suất các giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15 (trung bình 4 vụ) Năng suất (tấn nhân/ha) Trung Thời gian từ lúc Giống Lâm bình ra hoa đến thu Đắk Lắk Gia Lai giống hoạch (tháng) Đồng
- TR14 5,63 5,15 4,93 5,24 12 TR15 5,30 5,19 4,90 5,13 12 TR16 5,42 5,15 5,06 5,21 10 TR6 (Đ/C) 4,67 4,46 4,46 4,58 11 TB 5,25 5,02 4,84 Các giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15 vào giai đoạn kinh doanh có thời điểm chín tập trung vào tháng 1 và tháng 2 năm sau. Ở 3 địa điểm khảo nghiệm, các giống cà phê vối chín muộn có năng suất trung bình 4 vụ đạt từ 5,13 - 5,24 tấn nhân/ha; cao hơn giống đối chứng TR6 chỉ đạt 4,58 tấn nhân/ha. Bảng 3. Phẩm cấp hạt và khả năng kháng bệnh gỉ sắt của các giống cà phê vối chín muộn Địa Khối lƣợng Tỷ lệ hạt >sàng Tỷ lệ CSB gỉ sắt DVT điểm 100 nhân (g) số 16 (%) tƣơi/nhân (%) TR14 20,9 97,8 4,3 0 TR15 24,9 98,1 4,2 0,1 Đắk Lắk TR16 20,0 94,3 4,3 0 TR6 (Đ/C) 19,4 92,7 4,3 0 TR14 20,5 95,4 4,2 0 TR15 22,0 97,9 4,2 0 Gia Lai TR16 19,1 93,2 4,3 0 TR6 (Đ/C) 18,4 91,5 4,4 0 TR14 22,4 95,7 4,3 0 Lâm TR15 23,5 96,3 4,3 0 Đồng TR16 20,2 91,2 4,3 0 TR6 (Đ/C) 19,2 90,0 4,5 0 Chất lƣợng hạt cà phê nhân của các dòng cà phê vối chín muộn khá tốt, khối lƣợng 100 nhân ở cả 3 vùng đạt từ 19,1 - 24,9 g, cao hơn hẳn so với dòng đối chứng TR6 chỉ đạt từ 18,4 - 19,4 g. Ở các địa điểm khảo nghiệm khối lƣợng 100 nhân đƣợc sắp xếp theo chiều giảm dần nhƣ sau: Lâm Đồng > Đắk Lắk > Gia Lai. Các dòng cà phê vối chín muộn TR14, TR15 có tỷ lệ hạt trên sàng 16 (hạt loại 1) tại các vùng khảo nghiệm đạt 95,4 - 98,1% cao vƣợt trội so với giống đối chứng TR6 chỉ đạt dƣới 93%. Tỷ lệ tƣơi/nhân thấp, biến thiên trong khoảng 4,2 - 4,5. Bảng 4. Chất lƣợng nƣớc uống của các giống cà phê vối chín muộn tại Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk Mùi hƣơng Mùi vị Axít Thể chất DVT Xếp loại (Aroma) (Flavour) (Acidity) (Body) TR14 Đặc trƣng Khá Trung bình Tốt Tốt
- TR15 Đặc trƣng Khá Trung bình Tốt Tốt TR16 Đặc trƣng Khá Trung bình Tốt Tốt TR6 (đ/c) Đặc trƣng Khá Trung bình Tốt Tốt Ngoài việc đánh giá chất lƣợng cà nhê nhân sống, kết quả thử nếm cà phê tách cho thấy: mùi vị và thể chất của các mẫu đánh giá đều tốt, hƣơng vị nƣớc uống đặc trƣng, độ chua đạt trung bình và đƣợc đánh giá tổng thể là rất tốt. Đây là đặc điểm nổi trội của các dòng cà phê vối chín muộn đang rất đƣợc chú trọng hiện nay. 3.1.3. Kết quả khảo nghiệm giống cà phê vối lai tổng hợp TRS1 Bên cạnh công tác chọn lọc dòng vô tính, do nhu cầu tái canh cà phê ngày càng nhiều, yêu cầu lƣợng cây giống lớn, nếu các giống chỉ đƣợc nhân bằng phƣơng pháp vô tính thì không thể đáp ứng đủ. Do vậy, trong những năm qua WASI đã tiến hành nghiên cứu, xác định các tổ hợp bố mẹ tốt để lai tạo theo hƣớng tạo hạt giống lai tổng hợp, kết quả đã lai tạo và chọn lọc đƣợc giống cà phê vối lai TRS1. Giống TRS1 là sản phẩm hạt lai từ các dòng vô tính chọn lọc (TR4, TR9, TR11, TR12), đƣợc nhân giống bằng hạt, hệ số nhân cao, hạ giá thành sản xuất cây giống. Giống TRS1 đã đƣợc công nhận giống chính thức năm 2015 (Quyết định số 324/QĐ-TT-CCN, ngày 05/11/2015). Bảng 6. Một số đặc trƣng chính của giống TRS1 tại các vùng khảo nghiệm Năng suất Khối Tỷ lệ hạt Tỷ lệ Tỷ lệ bệnh TT Tỉnh (tấn lƣợng 100 trên sàng nhân/ha) nhân (g) 16 (%) Tƣơi/nhân gỉ sắt (%) 1 Đắk Lắk 4,05 20,8 90,9 4,6 5,4 2 Gia Lai 4,57 19,3 84,1 4,7 2,4 3 Đắk Nông 4,43 18,2 85,7 4,5 12,4 4 Lâm Đồng 3,59 17,9 80,6 4,7 8,8 Trung bình 4,31 19,1 85,3 4,6 7,2 Tăng so với đối 50,2 25,4 27,7 5,4 chứng (%) Kết quả đánh giá các mô hình sản xuất thử giống cà phê vối lai TRS1 tại các vùng cho thấy: mức năng suất trung bình của giống TRS1 qua 2 vụ kinh doanh tại các tỉnh vùng Tây Nguyên đạt trung bình 4,31 tấn nhân/ha; khối lƣợng 100 nhân đạt trung bình 19,1 g; tỷ lệ hạt trên sàng 16 (hạt loại 1) đạt trung bình 85,3%; tỷ lệ tƣơi nhân đạt 4,6 và mức nhiễm bệnh gỉ sắt trung bình đến nặng chiếm 7,2%. Giống TRS1 tỏ ra thích ứng tốt và có năng suất, kích thƣớc hạt cũng nhƣ các tính trạng khác tốt hơn hẳn giống sản xuất đại trà tại các vùng sản xuất thử thuộc các tỉnh Tây Nguyên. 3.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chè 3.2.1. Kết quả khảo nghiệm các giống cà phê chè lai mới TN6, TN7, TN9 Bảng 7. Năng suất của các giống cà phê chè lai TN triển vọng (Trung bình 2 vụ 2014 - 2015) Tỷ lệ tƣơi/nhân Năng suất (tấn nhân/ha) NS Giống Đắk Kon Lâm Phủ Sơn Đắk Kon Lâm Phủ Sơn TB
- Lắk Tum Đồng Quỳ La Lắk Tum Đồng Quỳ La TN6 5,5 6,4 5,3 5,5 5,5 2,56 2,84 4,11 3,27 2,27 3,01 TN7 5,6 5,6 5,7 5,6 6,1 2,57 3,19 4,07 2,93 2,30 3,01 TN9 5,5 5,6 5,6 5,9 6,2 2,76 3,26 4,42 2,80 2,42 3,12 Catimor 5,4 5,7 5,6 6,8 6,2 1,73 2,48 2,29 2,14 2,18 2,16 Đánh giá năng suất của các giống lai TN tại các mô hình cho thấy: Điều kiện Lâm Đồng thích hợp cho các giống lai cà phê chè sinh trƣởng và phát triển. Năng suất của các giống lai trồng tại Lâm Đồng dao động từ 4,07 - 4,42 tấn nhân/ha, cao nhất là giống TN9 đạt 4,42 tấn nhân/ha trong khi Catimor đạt 2,29 tấn nhân/ha. Kế đến tại Kon Tum, các giống lai có năng suất đạt trên 3,0 tấn nhân/ha và cao hơn giống Catimor trong cùng điều kiện khảo nghiệm. Nhìn chung, tại các điểm trồng mô hình, năng suất 3 giống lai đều cao hơn so với giống Catimor và đạt trên 2,0 tấn nhân/ha ở vụ 2015. Trong đó năng suất tăng và ảnh hƣởng theo vùng nhiều hơn so với sự thích ứng của từng giống. Bảng 8. Chất lƣợng cà phê nhân của các giống cà phê chè lai TN triển vọng Khối lƣợng 100 nhân (g) Tỷ lệ hạt trên sàng 16 (%) Ký hiệu giống Đắk Kon Lâm Phủ Sơn Đắk Kon Lâm Phủ Sơn Lắk Tum Đồng Quỳ La Lắk Tum Đồng Quỳ La TN6 15,8 17,1 17,0 17,5 16,0 71,9 88,3 81,8 80,4 80,4 TN7 15,5 17,4 17,2 17,9 16,1 77,1 84,3 85,2 81,9 85,0 TN9 14,8 18,2 17,3 16,8 17,2 71,2 89,8 82,9 83,2 83,0 Catimor 13,0 16,9 14,8 16,2 15,8 71,9 72,6 73,6 76,6 76,5 Các giống lai TN6, TN7, TN9 trong các mô hình trồng tại Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng, Phủ Quỳ và Sơn La có kích cỡ hạt và khối lƣợng 100 nhân cao hơn so với giống Catimor. Tại Kon Tum, các giống lai TN có khối lƣợng 100 nhân cao từ 17,1 - 18,2 g cao hơn so với Catimor đạt 14,8 g. Tỷ lệ hạt trên sàng 16 của các giống lai tại 4 mô hình đều đạt trên 80% so với Catimor cao nhất chỉ đạt 76,6%. Tại Đắk Lắk tỷ lệ hạt trên sàng 16 thấp hơn so với các vùng khác biến động từ 71,2 - 77,1 g. 3.2.2. Kết quả khảo nghiệm giống cà phê chè thuần THA1 Năm 2012, WASI đã triển khai các mô hình khảo nghiệm giống mới THA1 tại Lâm Đồng, Phủ Quỳ và Sơn La. Đánh giá các chỉ tiêu sinh trƣởng sau 30 tháng cho thấy: giống THA1 có khả năng sinh trƣởng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái tại các vùng khảo nghiệm và tƣơng đƣơng với giống Catimor về kiểu hình. Bảng 9. Năng suất và chất lƣợng cà phê nhân của giống cà phê chè THA1 (Trung bình 2 vụ 2014 - 2015) Năng suất Khối lƣợng 100 Tỷ lệ hạt trên Tỷ lệ (tấn nhân/ha) nhân (g) sàng 16 (%) tƣơi/nhân Vùng THA1 Catimor THA1 Catimor THA1 Catimor THA1 Catimor
- Lâm Đồng 2,98 2,31 17,2 14,3 92,5 86,5 5,5 5,4 Phủ Quỳ 2,45 2,14 16,7 16,4 86,4 76,6 6,5 6,8 Sơn La 2,6 2,18 17,4 15,5 88,8 80,2 6,1 6,2 Trung bình 2,67 2,21 17,1 15,4 89,2 81,1 6 6,1 Năng suất trung bình 2 vụ của giống THA1 tại Lâm Đồng đạt 2,98 tấn nhân/ha và cao hơn so với Catimor đạt 2,31 tấn nhân/ha. Tỷ lệ hạt trên sàng đạt 92,5% cao hơn so với Catimor đạt 86,5%. Tƣơng tự tại Phủ Quỳ và Sơn La, giống THA1 vẫn cho năng suất cao hơn Catimor. Nhìn chung năng suất trung bình tại các vùng khảo nghiệm của giống THA1 trong 2 vụ 2014 - 2015 cao hơn so với giống Catimor, đạt 2,67 tấn nhân/ha trong khi đó giống Catimor chỉ đạt trung bình 2,21 tấn nhân/ha. Giống THA1 có tỷ lệ hạt trên sàng lớn hơn giống Catimor đạt 89,2%. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Từ năm 1995 đến nay, WASI đã chọn tạo đƣợc 12 giống cà phê vối, trong đó nổi trội nhất là các giống chín trung bình TR4, TR9, TR11 và 2 giống chín muộn TR14, TR15; chọn tạo đƣợc 1 giống lai cà phê vối tổng hợp TRS1 nhân giống bằng hạt. Các giống có năng suất rất cao, đạt từ 4 - 6 tấn nhân/ha, đặc biệt có những hộ trồng thâm canh có thể đạt 7 - 8 tấn nhân/ha và kháng bệnh gỉ sắt. Giống cà phê vối lai TRS1 có năng suất tƣơng đƣơng với các dòng vô tính (4 - 6 tấn nhân/ha), ngoài ra giống có ƣu điểm đƣợc nhân bằng hạt, dễ nhân giống và giá thành hạ, đây là nguồn giống cung cấp chủ lực cho chƣơng trình tái canh cà phê vối tại các tỉnh Tây Nguyên. Từ năm 1991 đến nay, WASI cũng đã lai tạo và chọn lọc đƣợc 11 giống cà phê chè, các giống hiện đang đƣợc trồng rộng rãi tại các vùng trồng cà phê chè trên cả nƣớc. Các giống cà phê chè lai giai đoạn sau bao gồm TN1, TN2, TN6, TN7, TN9 và giống cà phê chè thuần THA1 có năng suất cao hơn Catimor từ 25 - 30% (năng suất từ 3 - 4 tấn nhân/ha), có chất lƣợng cà phê nhân sống tốt hơn Catimor. 4.2. Đề nghị - Sử dụng và nhân rộng các giống cà phê vối mới TR4, TR9, TR11, TRS1 và các giống cà phê chè mới TN1, TN2, TN7, TN9, THA1 đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận để phục vụ cho chƣơng trình tái canh cà phê cũng nhƣ trồng mới tại các vùng có điều kiện sinh thái phù hợp. - Tiếp tục nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống cà phê mới có chất lƣợng cao cho vùng cà phê trọng điểm Tây Nguyên, nghiên cứu giống có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu. Đồng thời xây dựng hệ thống canh tác cà phê theo hƣớng cơ giới hóa, áp dụng công nghệ cao trong chăm sóc, thu hoạch và chế biến là hƣớng đi mang tính chiến lƣợc và bền vững cho ngành cà phê Việt Nam. PHỤ LỤC. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC GIỐNG CÀ PHÊ CHỌN LỌC
- Hình 1. Giống cà phê TR4 trồng tại Đắk Lắk Hình 2. Giống cà phê TR9 trồng tại Gia Lai Hình 3. Giống cà phê TR11 trồng tại Lâm Đồng Hình 4. Giống cà phê TRS1 trồng tại Gia Lai Hình 5. Giống cà phê TR14 Hình 6: Giống cà phê TR15 trồng tại Gia Lai trồng tại Đắk Lắk
- Hình 7. Giống cà phê chè TN1 trồng Hình 8. Giống cà phê chè THA1 trồng tại Lâm Đồng tại Lâm Đồng Giống cà phê chè THA1 tại Kon Tum Giống cà phê chè THA1 tại Kon Tum
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô nếp lai ở Việt Nam
6 p | 133 | 8
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ớt cay lai GL1-10
6 p | 108 | 4
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột lai phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc
6 p | 18 | 4
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo và sản xuất thử giống ngô lai cho vùng thâm canh
8 p | 12 | 2
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương triển vọng ĐT30 và ĐT31
6 p | 10 | 2
-
Kết quả nghiên cứu, chọn tạo giống dâu lai GQ2 cho các tỉnh miền Bắc và miền Trung
10 p | 7 | 2
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa chịu hạn LCH37 tại các tỉnh miền Bắc, Trung Bộ và Tây Nguyên
10 p | 6 | 2
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống bơ (Persea americana Mills.) cho các tỉnh phía Bắc
8 p | 7 | 2
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống cà chua lai VT5
8 p | 12 | 2
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột lai F1 GL1-2
9 p | 8 | 2
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ớt cay lai GL1-6
6 p | 7 | 2
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương DT219 năng suất cao cho các tỉnh phía Bắc
6 p | 15 | 2
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương HLĐN 910 cho vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long
8 p | 8 | 2
-
Kết quả nghiên cứu chọn lọc một số dòng chè mới cho chế biến chè đen ở phú hộ
8 p | 12 | 2
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống cà chua lai VT15
8 p | 19 | 2
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống bí đỏ lai Mật sao 2
10 p | 10 | 2
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống chanh leo Quế Phong 1
7 p | 16 | 2
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai đơn VN665
6 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn