TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 18, 2003<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TỶ LỆ NUÔI SỐNG VÀ KHẢ NĂNG<br />
SINH TRƯỞNG CỦA NGAN Ở CÁC PHƯƠNG THỨC NUÔI KHÁC NHAU<br />
Nguyễn Đức Hưng<br />
Đại học Huế<br />
Mai Danh Luân <br />
Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế<br />
<br />
<br />
1.Đặt vấn đề<br />
Trong những năm gần đây các dòng ngan Pháp R31, R51 và con lai giữa chúng <br />
đang là đối tượng nuôi của nhiều hộ gia đình, không chỉ ở các tỉnh phía Bắc mà cả ở <br />
các tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên <br />
Huế...Đánh giá sức sản xuất, khả năng thích nghi của các dòng ngan Pháp nhập nội <br />
và chuyển giao các kết quả nghiên cứu về ngan cho nông hộ đã và đang được nhiều <br />
nhà khoa học, nhiều cơ sở nghiên cứu và sản xuất trong nước quan tâm. Tuy vậy <br />
hiệu quả của chăn nuôi ngan đạt được ở các nông hộ, các vùng trong nước là không <br />
giống nhau và phụ thuộc nhiều vào điều kiện nuôi cụ thể. Vì vậy nghiên cứu các <br />
phương thức nuôi thích hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ để khuyến cáo cho <br />
nông dân mô hình chăn nuôi ngan có hiệu quả là việc làm cần thiết. Trong phạm vi <br />
của bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu kết quả nghiên cứu về khả năng sinh <br />
trưởng và sức sống của ngan nuôi thịt trong nông hộ theo phương thức nuôi phân tán <br />
và nuôi tập trung, hy vọng đóng góp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho phát triển <br />
chăn nuôi ngan ở miền Trung.<br />
2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là các dòng ngan Pháp R31, R51 và con lai chéo dòng <br />
giữa chúng (Bố R31 x Mẹ R51 và ngược lại), từ 1ngày tuổi đến 12 tuần tuổi, nuôi <br />
trong điều kiện nông hộ tại Xã Quảng Châu, Huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa. <br />
Nội dung nghiên cứu bao gồm: Tỷ lệ nuôi sống của ngan qua các tuần tuổi, <br />
được theo dõi ghi chép hàng ngày; Thể troûng của ngan cân theo nhóm lúc 01 ngày <br />
tuổi và cân theo cá thể lúc 5,8,10,12 tuần tuổi; Ưu thế lai về thể troûng của ngan lai <br />
F1 giữa bố R31x Mẹ R51 và ngược lại, nuôi trong các phương thức khác nhau, tính <br />
theo công thức của Trần Đình Miên, 1979. <br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Ngan thuần R31, R51 và con lai chéo dòng giữa chúng đựơc ấp nở trong cùng <br />
điều kiện. Mỗi nhóm ngan chọn lọc 50 con, một ngày tuổi, phân lô nuôi trong các <br />
103<br />
nông hộ theo hai phương thức: Nuôi tập trung: trong 1 nông hộ qui mô đàn 1530 con, <br />
nuôi thả trong vườn có hồ nước. Nuôi phân tán: trong 1 nông hộ nuôi qui mô đàn nhỏ <br />
510 con, nuôi thả tự do trong sân, vườn nhà. Quy trình thú y, nuôi dưỡng, chăm sóc <br />
như nhau cho cả 4 nhóm ngan và trong các hộ nuôi.<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Tỷ lệ nuôi sống của các nhóm ngan, kết quả trình bày trên bảng 1.<br />
Bảng 1: Tỷ lệ nuôi sống của các nhóm ngan (%)<br />
Nhóm ngan<br />
Bố R31x Mẹ <br />
BốR31 x MẹR31 BốR51x MẹR31 Bố R51x Mẹ R51<br />
Tuổi R51<br />
ngan Nuôi Nuôi Nuôi Nuôi Nuôi <br />
Nuôi Nuôi Nuôi <br />
tập tập tập phân tập <br />
phân tán phân tán phân tán<br />
trung trung trung tán trung<br />
1 ngày 100 100 100 100 100 100 100 100<br />
1 100 100 100 100 100 100 100 100<br />
tuầìn <br />
2 100 100 100 100 97,96 100 97,87 100<br />
3 97,87 100 97,82 100 95,91 96,87 93,61 96,87<br />
4 97,87 100 95,65 100 93,87 93,75 93,61 96,87<br />
5 95,74 100 95,65 100 93,87 93,75 93,61 96,87<br />
6 95,74 100 95,65 100 93,87 93,75 93,61 96,87<br />
7 95,74 100 95,65 100 93,87 93,75 91,48 96,87<br />
8 95,74 100 95,65 100 93,87 93,75 91,48 96,87<br />
9 95,74 100 93,47 100 93,87 93,75 91,48 96,87<br />
10 95,74 100 93,47 100 93,87 93,75 91,48 96,87<br />
11 95,74 100 93,47 100 93,87 93,75 91,48 96,87<br />
12 95,74 100 93,47 100 93,87 93,75 91,48 96,87<br />
Kết quả trên bảng 1 cho thấy trong 2 tuần nuôi đầu cả 4 nhóm ngan đều có tỷ <br />
lệ nuôi sống cao (100%), từ tuần nuôi thứ 3 trở đi có sự khác nhau về tỷ lệ sống giữa <br />
các nhóm ngan và ở các phương thức nuôi, nhưng không đáng kể (p> 0,05). Tính đến <br />
12 tuần tuổi nhóm ngan thuần R31 và ngan lai F1 với R31 làm mẹ có tỷ lệ nuôi sống <br />
ở hai phương thức nuôi đều cao, tương ứng là 95,74%; 93,47% (nuôi phân tán) và <br />
100% (nuôi tập trung). Ngan thuần R51 và ngan lai F1 với R51 làm mẹ có tỷ lệ sống <br />
thấp hơn hai nhóm trên chút ít: 91,48 100%. Kết quả thu được cho thấy các nhóm <br />
ngan thuần R31, R51 và con lai cheó dòng giữa chúng đều có sức sống cao và thích <br />
ứng tốt với cả hai phương thức nuôi (phân tán hay tập trung) trong nông hộ. Kết quả <br />
này phù hợp với các nghiên cứu đã công bố của các tác giả trong nước, điều đó cho <br />
phép khuyến cáo phát triển nhanh chăn nuôi ngan Pháp trong nông hộ.<br />
<br />
<br />
3.2. Khối lượng ngan ở các phương thức nuôi khác nhau <br />
Kết quả thu được trên bảng 2 cho thấy ngan 01 ngày tuổi có khối lượng đồng đều <br />
nhau được phân ra nuôi theo hai phương thức tập trung và phân tán. Cùng với độ tuổi <br />
104<br />
lớn lên ngan nuôi tập trung thể hiện sự vượt trội hơn ngan nuôi phân tán về khối <br />
lượng. Ở giai đoạn tuổi còn non, sự chênh lệch khối lượng của ngan giữa hai <br />
phương thức nuôi về giá trị tuyệt đối (g/con) thì nhỏ nhưng về giá trị tương đối (%) <br />
thì lớn hơn ở các giai đoạn sau.<br />
Kết quả này cho thấy ở cả hai phương thức nuôi ngan đều sinh trưởng phát <br />
dục bình thường và phù hợp với quy luật sinh trưởng chung của gia cầm. Chẳng hạn <br />
ở ngan trống dòng thuần R31, lúc 5 tuần tuổi nuôi tập trung đạt khối lượng là <br />
900,67g/con, ngan nuôi phân tán chỉ đạt 582,2g/con thấp thua nuôi tập trung <br />
318,47g/con (54,7%). Lúc 10 tuần tuổi, khối lượng ngan trống tương ứng là <br />
3101,67g/con và 2567,5g/con, thấp thua 531,17g/con (20,8%), còn ở ngan mái tương <br />
ứng là 2296,0g/con và 1623,0g/con, thấp thua 673,0g/con (41,46%). Quy luật tương tự <br />
đều nhận thấy ở cả 4 nhóm ngan thí nghiệm.<br />
Bảng 2: Khối lượng của ngan theo các phương thức khác nhau<br />
Tuần Khối lượng ngan nuôi phân tán (A) (g/con)<br />
tuổi Bố R31 x Mẹ R31 Bố R51 x Mẹ R51 Bố R31 x Mẹ R51 Bố R51 x Mẹ R31<br />
Trống Mái Trống Mái Trống Mái Trống Mái<br />
S.S 44,67 44,40 43,35 43,26 43,50 43,02 44,50 44,43<br />
5 582,20 397,75 588,76 402,23 601,20 405,47 572,04 396,52<br />
8 1732,05 1066,21 1802,53 1103,33 1962,56 1189,88 1825,62 1096,86<br />
10 2567,50 1623,00 2672,67 1705,95 2782,83 1872,2 2596,57 1682,42<br />
12 3302,05 2468,92 3497,50 2586,00 3605,65 2687,25 3348,84 2556,20<br />
Khối lượng ngan nuôi tập trung (B) (g/con)<br />
S.S 44,67 44,40 43,35 43,26 43,50 43,02 44,50 44,43<br />
5 900,67 740,50 1405,62 880,71 1088,75 806,67 1003,33 751,00<br />
8 2266,67 1833,35 2527,50 1921,42 2666,25 1930,67 2421,67 1726,00<br />
10 3101,67 2296,00 3360,00 2455,71 3548,75 2405,33 3295,00 2203,00<br />
12 3828,33 2662,00 4051,25 2762,86 4252,50 2761,33 3983,33 2550,00<br />
Chênh lệch khối lượng ngan giữa hai phương thức nuôi (BA) (g/con)<br />
5 318,47 342,75 816,86 478,48 487,55 401,20 431,29 353,48<br />
8 534,62 767,29 724,97 818,09 703,69 731,79 596,05 629,14<br />
10 531,17 673,00 687,33 749,76 765,92 523,41 698,43 520,58<br />
12 526,29 193,08 553,75 176,86 646,85 74,08 634,49 6,20<br />
Chênh lệch khối lượng ngan giữa hai phương thức nuôi (BA) (%)<br />
5 54,70 86,17 138,74 118,95 81,09 98,94 75,39 89,14<br />
8 30,85 71,96 40,22 74,14 35,85 59,98 32,65 57,35<br />
10 20,80 41,46 25,71 43,94 27,52 28,42 26,89 30,94<br />
12 15,93 7,82 15,83 6,83 17,93 2,75 18,94 0,24<br />
Về khối lượng cuối kỳ (12 tuần tuổi), ngan nuôi tập trung lớn hơn ngan nuôi <br />
phân tán ở cả trống và mái và ở cả 4 nhóm ngan. Sự chênh lệch khối lượng giữa hai <br />
phương thức nuôi của ngan trống từ 15,83 đến 18,94%, còn cuả ngan mái ở mức độ <br />
thấp hơn (từ 0,24 đến 7,81%). Sự sai khác về khối lượng cuối kỳ giữa 4 nhóm ngan <br />
trong cùng một phương thức nuôi là không đáng tin cậy (p>0.05), nhưng ở hai giới <br />
<br />
105<br />
tính đực và cái thì sai khác về khối lượng là đáng kể (p