KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH<br />
ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG XUYÊN THẤU NHÃN CẦU<br />
NGUYỄN THỊ THU YÊN<br />
<br />
Bệnh viện Mắt Trung ương<br />
TÓM TẮT<br />
Trong 2 năm 1999 - 2000 tại Khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt Trung ương<br />
điều trị 10 trường hợp có vết thương xuyên thấu nhãn cầu: 9 nam và 1 nữ, tuổi từ 12 56 tuổi. Cắt dịch kính đã được tiến hành làm ở cả 10 mắt. Thành công về chức năng 6<br />
mắt (60%) trong đó có 3 mắt thị lực từ 5/10 trở lên.<br />
<br />
Vết thương xuyên thấu nhãn cầu<br />
được xác định khi vết thương xuyên qua<br />
giác mạc hoặc củng mạc phần trước và<br />
xuyên qua củng mạc ở phần sau do cùng<br />
một tác nhân gây nên như do vật nhọn,<br />
dao đâm vào hoặc do nổ mìn…<br />
Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả<br />
của phẫu thuật cắt dịch kính trong điều<br />
trị vết thương xuyên thấu nhãn cầu và<br />
các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu<br />
thuật.<br />
<br />
thấu nhãn cầu dựa trên những tiêu chuẩn<br />
sau:<br />
Có vết rách ở giác mạc - củng mạc<br />
phía trước và vết rách ở phần sau của<br />
củng mạc, có vết thương ở củng mạc<br />
hoặc giác củng mạc và có dị vật hốc mắt<br />
được ghi trên phim (điều này gợi ý cho<br />
chúng ta thấy dị vật đi qua thành sau<br />
nhãn cầu vào nằm trong hốc mắt).<br />
Trong phiếu nghiên cứu các bệnh<br />
nhân đều được ghi vào các mục như:<br />
tuổi, giới, loại chấn thương, vị trí vết<br />
thương chỗ vào, ra, thị lực khi vào viện,<br />
tổn hại kèm theo, cách thức xử trí, thời<br />
gian cắt dịch kính, kết quả điều trị về<br />
chức năng và giải phẫu. Nguyên nhân<br />
gây chấn thương, hoàn cảnh gây chấn<br />
thương. Các bệnh nhân đều được theo<br />
dõi 1 năm.<br />
Bệnh nhân có vết thương xuyên<br />
thấu nhãn cầu được xử trí cấp cứu như<br />
khâu giác mạc, củng mạc, cắt tổ chức<br />
phòi kẹt như mống mắt, dịch kính, màng<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Nghiên cứu tiền cứu, theo dõi dọc<br />
(có đánh giá trước và sau phẫu thuật) có<br />
phiếu theo dõi cho bệnh nhân. Nghiên<br />
cứu được tiến hành ở Khoa Chấn<br />
thương Bệnh viện Mắt Trung ương từ<br />
năm 1999 - 2000 với tổng số 10 bệnh<br />
nhân bị vết thương xuyên thấu nhãn cầu<br />
được điều trị phối hợp cắt dịch kính qua<br />
pars plana. Chẩn đoán vết thương xuyên<br />
<br />
38<br />
<br />
bồ đào. Nếu vết thương được xử trí<br />
trước 6 giờ và tổ chức mống mắt, màng<br />
bồ đào còn tốt không bị nát mủn, không<br />
có dấu hiệu nhiễm trùng có thể bảo tồn<br />
đặt lại đúng vị trí giải phẫu. Khâu giác<br />
mạc với chỉ nylon 10-0, đảm bảo mép<br />
vết thương không bị kẹt tổ chức như<br />
mống mắt, dịch kính, màng bồ đào,<br />
màng xuất tiết, dị vật... Vết thương củng<br />
mạc khâu với chỉ tiêu chậm 7- 0. Sau<br />
khi khâu giác mạc, củng mạc, chúng tôi<br />
kiểm tra củng mạc bằng cách mở kết<br />
mạc 360 0, thăm dò tìm vết thương củng<br />
mạc phần sau, kéo các cơ trực, thăm dò<br />
từng 1/4 chu vi củng mạc (bên trong,<br />
bên ngoài, dưới trong dưới ngoài) ra sau<br />
cơ trực. Khâu vết thương củng mạc<br />
phần sau khi nhìn rõ vị trí vết thương<br />
bộc lộ tốt tổ chức xung quanh. Nếu vết<br />
thương < 2mm ở sâu cực sau, khó khâu<br />
thì có thể để lại không khâu. Sau đó<br />
bệnh nhân được làm đầy đủ các xét<br />
nghiệm để chuẩn bị mổ tiếp theo như:<br />
xét nghiệm toàn thân, chụp X-quang hốc<br />
mắt có khu trú Baltin (chú ý: không<br />
chụp khu trú Baltin khi vết thương nhãn<br />
cầu chưa được khâu kín), làm siêu âm,<br />
điện võng mạc để đánh giá tình trạng<br />
võng mạc, tình trạng dịch kính.<br />
Tiến hành cắt dịch kính theo 3<br />
đường tiêu chuẩn qua pars plana.<br />
Chúng tôi đánh giá kết quả theo<br />
tiêu chuẩn của Ryan và Allen: thành<br />
<br />
công về thị lực > 5/200 (đếm ngón tay<br />
từ 1m trở lên). Thành công về giải phẫu<br />
được coi là phục hồi, giữ lại được nhãn<br />
cầu nhưng thị lực không tăng.<br />
KẾT QUẢ<br />
Tổng số 10 bệnh nhân. Nam: 9<br />
bệnh nhân, nữ: 1 bệnh nhân. Tuổi 5/200). Bong võng mạc<br />
ở mắt có vết thương xuyên thấu nhãn cầu<br />
do hậu quả của co kéo ở buồng dịch kính<br />
gây bong võng mạc có rách võng mạc.<br />
Bong dịch kính sau tự phát xảy ra ở<br />
5 bệnh nhân. Khi có bong dịch kính sau,<br />
phẫu thuật cắt dịch kính thực hiện thuận<br />
lợi hơn, cắt dịch kính sạch hơn. Gregor<br />
Z. và Ryan S.J. (1983) [4] trên thực<br />
nghiệm đã chứng tỏ rằng cắt sạch dịch<br />
kính toàn bộ thì ít gây tăng sinh nội<br />
nhãn, ít co kéo bong võng mạc hơn là chỉ<br />
cắt dịch kính ở trung tâm. Ở mắt chỉ cắt<br />
dịch kính trung tâm (cắt dịch kính một<br />
phần) đã thấy có sự tăng sinh tế bào ở<br />
nền dịch kính từ trước ra sau. Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi 6/10 bệnh nhân<br />
có dị vật, dị vật xuyên từ giác mạc hoặc<br />
củng mạc phần trước ra củng mạc phần<br />
sau. Có một trường hợp dị vật nội nhãn<br />
<br />
nằm ở vị trí xa rìa, ở cực sau nhãn cầu,<br />
chúng tôi lấy được dị vật từ phía ngoài<br />
nhãn cầu bằng cách dựa theo vị trí của dị<br />
vật (theo khu trú của phim X-quang) đặt<br />
nam châm hút được dị vật.<br />
Một trường hợp có lỗ thủng ở cực<br />
sau rộng không khâu được, có bong võng<br />
mạc kèm theo đã được khâu cấp cứu vết<br />
thương ở phần trước. Khi mổ bong võng<br />
mạc, bơm khí vào nội nhãn, do lỗ thủng<br />
củng mạc ở cực sau không khâu được nên<br />
bóng khí chui qua mép vết thương xuống<br />
dưới kết mạc nhãn cầu (phía 1/2 dưới). Kết<br />
quả là nhãn cầu teo sau 1 tháng.<br />
Về thời gian cắt dịch kính, vấn đề<br />
hiện còn đang được tranh luận khá nhiều.<br />
Theo Coleman D.J. (1982) [5] kết quả thị<br />
lực tốt đạt 65% số bệnh nhân được cắt<br />
dịch kính trong 72 giờ đầu sau chấn<br />
thương. Cắt dịch kính sau 72 giờ kết quả<br />
thị lực thấp hơn (40%). Tuy nhiên tác giả<br />
lại không nói rõ do loại chấn thương nào<br />
trong nghiên cứu.<br />
Chúng tôi tiến hành cắt dịch kính từ<br />
7 - 13 ngày sau chấn thương cho bệnh<br />
nhân: 8 mắt, ở ngày thứ 30: 1 mắt và sau<br />
2 năm: 1 mắt( bệnh nhân này bị chấn<br />
thương do nổ mìn có kèm bong võng<br />
mạc, bệnh nhân được làm lạnh đông phía<br />
ngoài và cho khí nở (SF6) vào nội nhãn,<br />
kết quả bong võng mạc 3 tháng sau mổ).<br />
Có 1 mắt bị teo nhãn cầu do tổn thương<br />
quá nặng ngay từ đầu (viêm mủ nội nhãn<br />
và bong võng mạc kèm theo). Chúng tôi<br />
thấy rằng tiên lượng rất xấu ở những bệnh<br />
nhân có viêm mủ nội nhãn và bong võng<br />
mạc.<br />
Có 3 trường hợp có thị lực 5/10 trở<br />
lên, 3 trường hợp này đều có dị vật nằm<br />
41<br />
<br />
trong hốc mắt, vết thương nhỏ ở cực sau<br />
tự liền (cắt dịch kính: 2 mắt, 1 mắt cắt<br />
dịch kính và lạnh đông + đai silicon củng<br />
mạc).<br />
Theo Martin D.F.(1991)[6], thời<br />
gian cắt dịch kính không có ý nghĩa<br />
quyết định kết quả thị lực.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, do<br />
số bệnh nhân còn ít nên chưa kết luận<br />
được. Tuy nhiên trong 1 công trình khác<br />
chúng tôi thấy rằng kết quả thị lực không<br />
phụ thuộc vào thời gian tiến hành cắt<br />
dịch kính (2002) [7].<br />
Trong khi tiến hành phẫu thuật,<br />
chúng tôi gặp 2 trường hợp rách võng<br />
mạc, một trường hợp do đã có bong võng<br />
mạc, khi cắt dịch kính đã cắt vào võng<br />
mạc. Một trường hợp khác do dịch kính<br />
đục lẫn máu nên đã cắt vào võng mạc ở<br />
phía ngoài hoàng điểm 2 đường kính gai<br />
thị.<br />
Chúng tôi đã tiến hành cắt dịch<br />
kính trong 2 tuần đầu 8/10 mắt. Theo<br />
chúng tôi, khi cắt dịch kính ở tuần thứ 2<br />
thường đã có bong dịch kính sau, nên<br />
phẫu thuật tiến hành dễ dàng hơn, tác giả<br />
<br />
Alfaro D.V.(1992) [8] cũng cho rằng khi<br />
có bong dịch kính sau thì tiên lượng tốt<br />
hơn khi so sánh với trường hợp không có<br />
bong dịch kính sau.<br />
Thành công về thị lực trong nhóm<br />
nghiên cứu của chúng tôi là 60%, thành<br />
công về giải phẫu là 80%, kết quả này<br />
cũng gần tương đương với kết quả của<br />
các tác giả như Martin và Alfaro.<br />
KẾT LUẬN<br />
Cắt dịch kính qua pars plana đã có<br />
kết quả khả quan trong điều trị vết thương<br />
xuyên thấu nhãn cầu có kèm theo nhiều<br />
tổn thương như tổ chức hoá dịch kính,<br />
xuất huyết dịch kính, bong võng mạc. Tuy<br />
nhiên kỹ thuật cắt dịch kính đòi hỏi phải<br />
có trang thiết bị hiện đại, phẫu thuật viên<br />
phải hiểu rõ cơ chế sinh bệnh học của vết<br />
thương xuyên nhãn cầu và có kinh<br />
nghiệm xử lý những biến chứng xảy ra.<br />
Kết quả điều trị vết thương xuyên thấu<br />
nhãn cầu có liên quan đến tổn thương ban<br />
đầu, mức độ nặng của vết thương. Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thành<br />
công về chức năng: 60%, tỷ lệ thành công<br />
về giải phẫu: 80%.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
ABRAMS G.W., TOPING T.M., MACHEMER R. (1979), “Vitrectomy<br />
for injury. The effect on intraocular proliferation following perforation of<br />
the posterior segment of the rabbit eye”, Arch. Ophthalmol, 97, pp. 743748.<br />
2.<br />
CLEARY P.E., RYAN S.J. (1979), “Histology of wound, vitreous and<br />
retina in experimental posterior penetrating eye injury in the rhesus<br />
monkey“, Am. J. Ophthalmol, 88, pp. 221-231.<br />
3.<br />
ABUEL-ARSAR A.M., AL-AMRO S.A., MOSALLAM A.A. et al (1999),<br />
“Post-traumatic endophthalmitis: causative organisms and visual<br />
outcome”, Eur. J.Ophthalmol, 9, pp. 21-31.<br />
<br />
42<br />
<br />