Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH <br />
ĐIỀU TRỊ LỖ HOÀNG ĐIỂM NGUYÊN PHÁT <br />
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TP HỒ CHÍ MINH <br />
Võ Quang Minh*, Đoàn Hồng Dung**, Đoàn Thị Hồng Hạnh*** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt dịch kính điều trị lỗ hoàng điểm nguyên phát về mặt hình <br />
thái và chức năng tại bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh. <br />
Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng, không có nhóm chứng. Nghiên cứu bao gồm 31 mắt bệnh lỗ hoàng <br />
điểm nguyên phát đã được phẫu thuật tại BV Mắt TP HCM <br />
Kết quả: Tỉ lệ đóng lỗ hoàng điểm về mặt hình thái sau phẫu thuật là 100%. Các hình thái lỗ hoàng điểm <br />
sau phẫu thuật: dạng chữ U(64.5%), dạng chữ V(25.8%), dạng không đều (9.7%). Trong đó dạng chữ U tại thời <br />
điểm 6 tháng có thị lực phục hồi tốt nhất. Sự cải thiện về mặt thị lực có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm trước <br />
mổ và sau mổ. Tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật có 74.2% trường hợp có sự cải thiện 2 hàng chữ trên bảng <br />
Snellen. Các biến chứng thường gặp đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp đều có thể điều trị được. Đường kính đáy <br />
lỗ có tương quan tốt với thị lực sau phẫu thuật 6 tháng với r Pearson là 0.61. <br />
Kết luận: Phẫu thuật cắt dịch kính điều trị lỗ hoàng điểm có tỉ lệ thành công về mặt hình thái và chức năng <br />
khá cao, đây cũng là phẫu thuật an toàn. <br />
Từ khóa: phẫu thuật cắt dịch kính, lỗ hoàng điểm <br />
<br />
ABSTRACT <br />
RESULTS OF VITRECTOMY FOR TREATING PRIMARY MACULAR HOLE AT HO CHI MINH EYE <br />
HOSPITAL <br />
Vo Quang Minh, Doan Hong Dung, Doan Thi Hong Hanh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 243 ‐ 249 <br />
Objective: To evaluate the visual and morphological outcome of vitrectomy for treating primary macular <br />
hole at Ho Chi Minh Eye Hospital. <br />
Materials and Methods: Non‐control clinical trial. The study includes 31 eyes of patients with primary <br />
macular hole who underwent vitrectomy at HCM Eye Hospital. <br />
Results: Anatomical closure rate of macular hole was 100%. The different types of macular hole closure <br />
were: U shape (64.5%), V shape (25.8%) and irregular shape (9.7%). The U shape group achieved the the highest <br />
visual recovery at 6 month after surgery. At 6 month, there were 74.2% improving 2 lines on Snellen chart. The <br />
common complications of surgery were cataract formation and rise in intraocular pressure could be controlled <br />
effectively. Base diameter correlated significantly with visual acuity at 6 month after operation (r=0.61). <br />
Conclusion: Vitrectomy for macular hole achieved good functional and anatomical rate of success and the <br />
surgery is also a safe procedure. <br />
Key words: vitrectomy, macular hole <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Lỗ hoàng điểm nguyên phát là tình trạng <br />
<br />
khuyết toàn bộ chiều dày võng mạc thần kinh <br />
của vùng hoàng điểm và là nguyên nhân gây <br />
<br />
* Bộ môn Mắt ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh. ** Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh. <br />
*** Bộ môn Mắt ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. <br />
Tác giả liên lạc: Ths.Bs Đoàn Thị Hồng Hạnh. <br />
<br />
ĐT: 0918266803 <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Email: honghanhdr@pnt.edu.vn. <br />
<br />
243<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br />
<br />
giảm thị lực trung tâm trên người lớn tuổi. Từ <br />
khi có báo cáo đầu tiên của Wendel và Kelly <br />
vào năm 1991 về khả năng thành công sau <br />
phẫu thuật cắt dịch kính điều trị lỗ hoàng <br />
điểm, phương pháp này ngày càng được áp <br />
dụng rộng rãi và là phương pháp điều trị duy <br />
nhất đối với bệnh lỗ hoàng điểm. Ngày nay <br />
cùng với sự phát triển của kỹ thuật cũng như <br />
sự cải tiến các dụng cụ phẫu thuật, kết quả về <br />
mặt hình thái cũng như chức năng thị giác sau <br />
phẫu thuật có nhiều cải thiện. Theo báo cáo <br />
của các tác giả khác nhau, tỉ lệ thành công của <br />
phẫu thuật về mặt hình thái dao động trong <br />
khoảng 85%‐100%(3,5,7,9) và tỉ lệ cải thiện về mặt <br />
chức năng thị giác là từ 85% đến 95%. <br />
Tại bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh những <br />
năm gần đây, với sự đầu tư nhiều trang thiết bị <br />
cùng với sự nâng cao tay nghề của đội ngũ phẫu <br />
thuật viên, phẫu thuật cắt dịch kính điều trị lỗ <br />
hoàng điểm đã thu được những thành công nhất <br />
định, bệnh lỗ hoàng điểm hoàn toàn có thể được <br />
điều trị hiệu quả nhằm phục hồi chức năng thị <br />
lực cho người bệnh. <br />
Chúng tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên <br />
cứu: “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính <br />
điều trị lỗ hoàng điểm nguyên phát tại Bệnh <br />
viện Mắt TP Hồ Chí Minh” nhằm khảo sát kết <br />
quả của phẫu thuật này về mặt hình thái cũng <br />
như sự cải thiện về mặt chức năng thị lực và các <br />
biến chứng sớm sau phẫu thuật. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Các bệnh nhân đến khám tại phòng khám <br />
dịch kính‐võng mạc của bệnh viện Mắt TP Hồ <br />
Chí Minh từ tháng 10/2011 đến tháng 03/2013 và <br />
thoả các tiêu chuẩn sau: <br />
Bệnh nhân được chẩn đoán là lỗ hoàng điểm <br />
nguyên phát giai đoạn 2,3 4 và có chỉ định phẫu <br />
thuật điều trị lỗ hoàng điểm nguyên phát. <br />
Bệnh nhân có thời gian theo dõi tối thiểu 6 <br />
tháng sau phẫu thuật <br />
Các môi trường trong suốt của mắt cho phép <br />
soi được đáy mắt, chụp SD‐OCT <br />
<br />
244<br />
<br />
Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu, <br />
đồng ý phẫu thuật cắt dịch kính và có khả năng <br />
hợp tác để chụp OCT. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm <br />
lâm sàng không có nhóm chứng với 31 mắt bệnh <br />
lỗ hoàng điểm nguyên phát được đưa vào <br />
nghiên cứu. <br />
Qui trình tiến hành nghiên cứu bao gồm <br />
<br />
Lựa chọn bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nghiên <br />
cứu <br />
Bệnh nhân được hỏi bệnh sử, tiền căn, đo thị <br />
lực chỉnh kính, đo nhãn áp, khám bán phần <br />
trước và khám bán phần sau bằng sinh hiển vi <br />
phối hợp kính không tiếp xúc (Volk Super Field), <br />
khám có nhỏ dãn đồng tử, chụp OCT trước mổ <br />
đo các kích thước của lỗ hoàng điểm. <br />
Những bệnh nhân có thủy tinh thể đục mức <br />
độ từ trung bình đến nặng gây cản trở cho việc <br />
bóc màng khi phẫu thuật cắt dịch kính được giải <br />
thích và tiến hành phẫu thuật lấy thủy tinh thể <br />
đặt kính nội nhãn trước. Sau phẫu thuật thủy <br />
tinh thể 2 tuần, bệnh nhân được tiến hành khám <br />
trước phẫu thuật cắt dịch kính như đã tiến hành <br />
ở trên. <br />
Tiến hành làm phẫu thuật cắt dịch kính cho <br />
bệnh nhân. Tái khám 1 ngày và 1 tuần sau mổ. <br />
Tiếp tục theo dõi bệnh nhân 1 tháng, 3 tháng, <br />
6 tháng sau mổ, khám mắt đầy đủ theo các bước <br />
tương tự khám mắt trước phẫu thuật, ghi nhận <br />
thị lực, nhãn áp, tình trạng lỗ hoàng điểm sau <br />
mổ và chụp lại OCT tại mỗi thời điểm. <br />
<br />
Thu thập các số liệu, xử lý và phân tích <br />
thống kê <br />
Tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật bởi <br />
cùng một phẫu thuật viên tại khoa dịch kính – <br />
võng mạc. <br />
Dữ liệu sẽ được nhập, xử lý bằng phần mềm <br />
EpiData3.1 và phân tích bằng phần mềm Stata <br />
MP. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống <br />
kê khi p50 tuổi) và tỉ lệ nữ <br />
nhiều gấp 2 lần nam. Hầu hết các bệnh nhân đến <br />
khám đều than phiền triệu chứng mờ mắt và đa <br />
số đã được phẫu thuật lấy thủy tinh thể đặt kính <br />
nội nhãn (IOL) trước khi phẫu thuật cắt dịch <br />
kính điều trị lỗ hoàng điểm, theo bảng 1. <br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu <br />
Đặc điểm<br />
Tần số<br />
%<br />
Tuổi trung bình (±Độ lệch chuẩn)<br />
53.9 ±12.5<br />
Giới<br />
Nam<br />
10<br />
32.3<br />
Nữ<br />
21<br />
67.7<br />
Mắt bệnh<br />
Phải<br />
15<br />
48.4<br />
Trái<br />
16<br />
51.6<br />
Lý do nhập viện<br />
Nhìn mờ<br />
31<br />
100<br />
Nhìn hình biến dạng<br />
12<br />
38.7<br />
Ám điểm<br />
5<br />
16.1<br />
Còn T3<br />
10<br />
32.3<br />
Tình trạng thủy<br />
tinh thể (T3)<br />
Đã lấy T3 đặt IOL<br />
21<br />
67.7<br />
<br />
Đặc điểm bệnh lý lỗ hoàng điểm <br />
Thị lực trước phẫu thuật <br />
Bảng 2: Thị lực trước phẫu thuật <br />
Thị lực thập phân<br />
< 1/10<br />
1/10<br />
> 1/10<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
N<br />
11<br />
12<br />
8<br />
<br />
%<br />
35.5<br />
38.7<br />
25.8<br />
<br />
Kích thước lỗ HĐ (µm) Trung<br />
bình<br />
Đường kính đáy lỗ<br />
915,5<br />
Đường kính nhỏ nhất<br />
503,0<br />
Chiều cao<br />
397,0<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
262,2<br />
170,8<br />
63,8<br />
<br />
Nhỏ<br />
nhất<br />
370<br />
237<br />
252<br />
<br />
Lớn<br />
nhất<br />
1488<br />
888<br />
556<br />
<br />
Giai đoạn lỗ hoàng điểm <br />
Có 4 bệnh nhân lỗ hoàng điểm giai đoạn 2 <br />
(12,9%), 18 bệnh nhân lỗ hoàng điểm giai đoạn 3 <br />
(58,1%) và 9 bệnh nhân giai đoạn 4 (29,0%) được <br />
phẫu thuật. <br />
<br />
Kết quả phẫu thuật <br />
Kết quả về mặt chức năng <br />
1.2<br />
1<br />
0.8<br />
0.6<br />
0.4<br />
0.2<br />
0<br />
<br />
1.00<br />
0.67<br />
<br />
Trước mổ<br />
<br />
Sau mổ 1<br />
tháng<br />
<br />
0.56<br />
<br />
Sau mổ 3<br />
tháng<br />
<br />
0.53<br />
<br />
Sau mổ 6<br />
tháng<br />
<br />
Biểu đồ 1: Thị lực trước và sau phẫu thuật <br />
% cộng dồn<br />
35.5<br />
74.2<br />
100.0<br />
<br />
Để tính toán thống kê chúng tôi đã chuyển <br />
đổi từ thị lực thập phân sang thị lực logMAR, <br />
chúng tôi ghi nhận thị lực logMAR trung bình <br />
trước phẫu thuật là 1,0 ±0,25. <br />
<br />
Kích thước lỗ hoàng điểm trước phẫu thuật <br />
<br />
Hình 1: Các kích thước lỗ hoàng điểm đo bằng chụp <br />
cắt lớp quang học <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Theo phép kiểm Student có bắt cặp: Thị lực <br />
LogMAR trung bình tại các thời điểm trước mổ <br />
và sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng khác biệt có ý <br />
nghĩa thống kê (p=0,0000