T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
<br />
KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT THÙY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI<br />
KHÔNG TẾ BÀO NHỎ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Nguyễn Thế Kiên1; Nguyễn Ngọc Trung1<br />
Nguyễn Văn Nam1; Vũ Đức Thắng1; Nguyễn Trường Giang2<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm phẫu<br />
thuật cắt thùy điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt<br />
ngang. Kết quả: 63 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được phẫu thuật cắt thùy phổi nạo vét hạch rốn phổi, trung thất. Tuổi trung bình 57,6 ± 9,7, tỷ lệ nam/nữ: 4,8/1. Triệu chứng<br />
lâm sàng chính: ho khan (57,1%), đau tức ngực (50,8%). Phân loại giai đoạn bệnh: 54,0% giai<br />
đoạn I; 23,8% giai đoạn II và 22,2% giai đoạn IIIa. Phẫu thuật cắt 1 thùy phổi 96,8%; cắt 2 thùy<br />
phổi 3,2%. Giải phẫu bệnh lý cho thấy ung thư biểu mô tuyến chiếm chủ yếu (66,7%). Thời gian<br />
rút dẫn lưu khoang màng phổi trung bình 5,5 ± 2,9 ngày. Biến chứng sau mổ gặp 11,1%.<br />
Không có trường hợp nào tử vong. Kết luận: ung thư phổi không tế bào nhỏ thường gặp ở<br />
người cao tuổi, chủ yếu ở nam giới. Phẫu thuật cắt thùy và nạo vét hạch hệ thống là phương<br />
pháp điều trị hiệu quả cho ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm.<br />
* Từ khóa: Ung thư phổi; Ung thư phổi không tế bào nhỏ; Phẫu thuật cắt thùy.<br />
<br />
Early Results of Pulmonary Lobectomy to Treat Non-small Cell Lung<br />
Cancer at 103 Military Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: The aim of this study is to review some clinical, subclinical characteristics and to<br />
assess early outcomes after pulmonary lobectomy. Subjects and methods: A descriptive,<br />
cross-sectional study on 63 patients underwent pulmonary lobectomy for treatment of nonsmall cell lung cancer at 103 Millitary Hospital from 2013 to 2017. Results: 63 patients with<br />
non-small cell lung cancer were at the age of 57.6 ± 97 years old, male/female: 4.8/1. The main<br />
clinical symptoms were dry cough (57.1%), chest pain (50.8%). Stage diagnosis of non-small<br />
cell lung cancer recorded: 54.0% of stage I; 23.8% of stage II, 22.2% of stage IIIa.<br />
Lobectomy 96.8%, bilobectomy 3.2%. Histopathology recorded adenocarcinoma was 66.7%.<br />
The mean of chest tube duration was 5.5 ± 2.9 days. The early postoperative complications<br />
occured in 11.1% and no death was seen. Conclusion: Non-small cell lung cancer is common in<br />
male, older people. Pulmonary lobectomy is an effective treatment with early stage non-small<br />
cell lung cancer.<br />
* Keywords: Lung cancer; Non-small cell lung cancer; Pulmonary lobectomy.<br />
1. Bệnh viện Quân y 103<br />
2. Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thế Kiên (thekien103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 31/07/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/11/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2018<br />
<br />
69<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư phổi nguyên phát là một bệnh<br />
có tỷ lệ mắc đứng đầu trong các loại ung<br />
thư ở nam và đứng thứ ba ở nữ, là nguyên<br />
nhân gây tử vong hàng đầu trong các<br />
bệnh ung thư ở người lớn. Năm 2008,<br />
thế giới có khoảng 1,6 triệu người mới<br />
mắc và gần 1,4 triệu người chết, đến năm<br />
2012 con số này tương ứng là 1,82 triệu<br />
và 1,59 triệu [10].<br />
Phương pháp điều trị ung thư phổi<br />
không tế bào nhỏ (UTPKTBN) thường<br />
phối hợp giữa phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và<br />
điều trị đích, tùy thuộc vào týp mô bệnh<br />
học, giai đoạn bệnh và thể trạng bệnh nhân<br />
(BN). Trong đó, phẫu thuật đóng vai trò<br />
then chốt và cơ bản ở giai đoạn sớm,<br />
hóa trị và xạ trị có vai trò bổ trợ. Khoảng<br />
25 - 30% số BN đến sớm còn chỉ định<br />
phẫu thuật. Chính vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:<br />
Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm<br />
sàng và đánh giá kết quả sớm của phẫu<br />
thuật cắt thùy phổi điều trị UTPKTBN giai<br />
đoạn sớm.<br />
<br />
- Lâm sàng, cận lâm sàng, tầm soát di<br />
căn xa, chẩn đoán giai đoạn trước mổ.<br />
- Chỉ định phẫu thuật: UTPKTBN giai<br />
đoạn I, II và IIIA. Tình trạng toàn thân cho<br />
phép gây mê và phẫu thuật.<br />
- BN được phẫu thuật cắt thùy phổi<br />
bệnh lý, nạo vét hạch rốn phổi và trung<br />
thất bằng mở ngực hoặc mở ngực có<br />
video hỗ trợ. Sau mổ, đánh giá mô bệnh<br />
học và kết quả sớm.<br />
- Thu thập và xử lý số liệu bằng phần<br />
mềm SPSS 20.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong 4 năm từ 2013 - 2017, có 63 BN<br />
UTPKTBN được phẫu thuật cắt thùy phổi,<br />
độ tuổi trung bình 57,6 ± 9,7; BN trẻ<br />
tuổi nhất 36, BN lớn tuổi nhất 80. Tỷ lệ<br />
nam/nữ: 4,8/1.<br />
* Một số triệu chứng lâm sàng:<br />
Ho khan: 36 BN (57,1%); ho ra máu:<br />
9 BN (14,3%); đau tức ngực: 32 BN<br />
(50,8%); khó thở: 6 BN (9,5%); gày sút cân:<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
63 BN UTPKTBN được phẫu thuật cắt<br />
thùy phổi, nạo vét hạch rốn phổi và trung<br />
thất tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch và<br />
Lồng ngực, Bệnh viện Quân y 103 từ<br />
tháng 12 - 2013 đến 01 - 2017.<br />
<br />
14 BN (22,2%). Triệu chứng lâm sàng<br />
thường gặp nhất là ho khan và đau tức<br />
ngực. Hai triệu chứng này tương đương<br />
với tác giả khác [3]. Số BN phát hiện tình<br />
cờ khi đi khám sức khỏe chiếm tỷ lệ cao<br />
(14 BN = 22,2%), tương đương với nghiên<br />
cứu của các tác giả nước ngoài. Những<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
khối u phát hiện tình cờ thường nhỏ, ở giai<br />
<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
<br />
đoạn I. Kết quả này hoàn toàn phù hợp<br />
<br />
Toàn bộ BN ung thư phổi được đánh<br />
giá về các đặc điểm:<br />
70<br />
<br />
8 BN (12,7%); tình cờ đi khám sức khỏe:<br />
<br />
giai đoạn bệnh sau mổ với 34 BN giai<br />
đoạn IA và IB (54,0%).<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
Bảng 1: Đặc điểm CT-scan lồng ngực<br />
(n = 63).<br />
Đặc điểm CT-scan<br />
<br />
Số BN (n = 63) Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Vị trí<br />
Thùy trên (phải)<br />
<br />
20<br />
<br />
31,7<br />
<br />
Thùy giữa (phải)<br />
<br />
2<br />
<br />
3,2<br />
<br />
Thùy dưới (phải)<br />
<br />
19<br />
<br />
30,2<br />
<br />
Thùy trên (trái)<br />
<br />
15<br />
<br />
23,8<br />
<br />
Thùy dưới (trái)<br />
<br />
7<br />
<br />
11,1<br />
<br />
Tua gai<br />
<br />
47<br />
<br />
74,6<br />
<br />
Tròn đều<br />
<br />
16<br />
<br />
25,4<br />
<br />
Bờ viền khối u<br />
<br />
chất ác tính của khối u. Kết quả này phù<br />
hợp với nghiên cứu của Đồng Khắc Hưng,<br />
Tăng Văn Nhâm [3, 8].<br />
Bảng 2: Đặc điểm nội soi phế quản<br />
(NSPQ) (n = 63).<br />
Hình ảnh NSPQ<br />
<br />
Số lượng<br />
(n = 63)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Không thấy hình ảnh tổn thương<br />
<br />
48<br />
<br />
76,2<br />
<br />
Có hình ảnh tổn thương<br />
<br />
15<br />
<br />
23,8<br />
<br />
U sùi<br />
<br />
6<br />
<br />
9,5<br />
<br />
Thâm nhiễm<br />
<br />
3<br />
<br />
4,8<br />
<br />
Chít hẹp<br />
<br />
6<br />
<br />
9,5<br />
<br />
Loại tổn<br />
thương<br />
<br />
Kích thước u<br />
u ≤ 2 cm<br />
<br />
6<br />
<br />
9,5<br />
<br />
> 2 cm < u ≤ 3 cm<br />
<br />
24<br />
<br />
38,1<br />
<br />
> 3 cm < u ≤ 5 cm<br />
<br />
25<br />
<br />
39,7<br />
<br />
> 5 cm < u ≤ 7 cm<br />
<br />
6<br />
<br />
9,5<br />
<br />
u > 7 cm<br />
<br />
2<br />
<br />
3,2<br />
<br />
Mạnh<br />
<br />
46<br />
<br />
73,0<br />
<br />
Không<br />
<br />
17<br />
<br />
27,0<br />
<br />
Ngấm thuốc cản quang<br />
<br />
Chúng tôi gặp tổn thương bên phải<br />
nhiều hơn bên trái (65,1% so với 34,9%),<br />
trong đó thùy trên phải chiếm tỷ lệ nhiều<br />
nhất (31,7%). Kết quả này hoàn toàn phù<br />
hợp với nghiên cứu của Đồng Khắc Hưng<br />
(1995) [3]. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn<br />
chưa lý giải được tại sao ung thư phổi ở<br />
phổi phải chiếm tỷ lệ cao hơn phổi trái.<br />
Do cấu tạo về giải phẫu học, nên với<br />
những khối u bên phổi phải, việc phẫu<br />
thuật cắt thùy điều trị ung thư dễ hơn<br />
phổi trái. Trong phẫu thuật cắt thùy phổi,<br />
khó khăn nhất là cắt thùy trên phổi trái.<br />
Khối u có bờ tua gai chiếm tỷ lệ cao (74,6%).<br />
Phần lớn các khối u (73%) ngấm thuốc<br />
cản quang mạnh phần nào xác định rõ bản<br />
<br />
Phần lớn BN không thấy hình ảnh tổn<br />
thương trên NSPQ. Kết quả nghiên cứu của<br />
chúng tôi thấp hơn của Trương Thanh Tùng<br />
(2014): tỷ lệ phát hiện tổn thương bất<br />
thường trên NSPQ là 21/33 BN (63,6%)<br />
[9]. Về hình thái tổn thương trên NSPQ<br />
tương tự như các tác giả khác. Theo Mai<br />
Xuân Khẩn (1995), 3 hình ảnh tổn thương<br />
nổi bật ở BN ung thư phế quản là u sùi,<br />
chít hẹp và thâm nhiễm niêm mạc, nhưng<br />
không có tổn thương nào đặc hiệu cho<br />
từng týp tế bào [4]. Phan Thanh Chương<br />
(1995) tiến hành nội soi cho 17 BN ung<br />
thư phổi trung tâm cho kết quả u sùi<br />
10/17 BN (58,8%), thâm nhiễm 6/17 BN<br />
(35,3%) và chít hẹp lòng phế quản 5/17 BN<br />
(29,4%) [2].<br />
* Phương thức phẫu thuật (n = 63):<br />
Cắt 1 thùy phổi: 61 BN (96,8%); cắt<br />
2 thùy phổi: 2 BN (3,2%); cắt 1 phổi:<br />
0 BN (0%).<br />
Hầu hết các trường hợp cắt 1 thùy<br />
phổi. Dương Thanh Luận (2009) nghiên<br />
cứu 84 BN ung thư phổi được điều trị<br />
71<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
ngoại khoa thấy cắt 1 thùy phổi 64,3%;<br />
cắt 2 thùy phổi 25%; cắt 1 phổi 10,7% [6].<br />
Kết quả của chúng tôi khác so với<br />
Dương Thanh Luận là do nhóm BN trong<br />
nghiên cứu này phần lớn ở giai đoạn I và<br />
giai đoạn II, còn của Dương Thanh Luận<br />
gặp chủ yếu ở giai đoạn IIIa (60,7%) [6].<br />
* Mô bệnh học sau mổ (n = 63).<br />
Ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao<br />
vượt trội (42 BN = 66,7%), tiếp đến là ung<br />
thư biểu mô tế bào vảy (12 BN = 19,0%);<br />
ung thư biểu mô kém biệt hóa (8 BN =<br />
12,7%); u carcinoid điển hình (1 BN = 1,6%).<br />
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên<br />
cứu của các tác giả trong và ngoài nước [7].<br />
Chúng tôi ghi nhận 1 trường hợp (1,6%)<br />
u carcinoid phổi điển hình. Đây là dạng<br />
tổn thương hiếm gặp trong ung thư phổi<br />
(1 - 2%). U carcinoid phổi hay còn gọi u<br />
thần kinh nội tiết carcinoid khí phế quản<br />
có 2 dạng chính là u carcinoid điển hình<br />
với mức độ ác tính thấp và u carcinoid<br />
không điển hình với mức độ ác tính trung<br />
bình. Theo Nguyễn Hữu Lân và CS (2014),<br />
từ 2008 đến 2013 tại Bệnh viện Phạm<br />
Ngọc Thạch ghi nhận 24 trường hợp u<br />
carcinoid phổi, trong đó 4 trường hợp u<br />
carcinoid điển hình và 20 trường hợp u<br />
carcinoid không điển hình [5].<br />
<br />
(22,2%) phát hiện tình cờ qua khám sức<br />
khỏe. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi<br />
cao hơn các tác giả trong nước [7].<br />
Tuy nhiên, lại tương đương với các tác<br />
giả nước ngoài. Ở các nước tiên tiến, một<br />
phần do nhận thức cao, mặt khác trang<br />
thiết bị hiện đại nên BN ung thư phổi<br />
thường được phát hiện ở giai đoạn sớm.<br />
Bảng 3: Thời gian dẫn lưu khoang màng<br />
phổi sau mổ.<br />
Thời gian (ngày)<br />
<br />
Số BN (n = 63)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
5<br />
<br />
24<br />
<br />
38,1<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
5,5 ± 2,9<br />
<br />
Phần lớn BN được rút dẫn lưu từ<br />
3 - 5 ngày (57,1%), 2 BN phải lưu dẫn<br />
lưu lâu (14 ngày) do có nhiễm khuẩn vết<br />
mổ xuất tiết dịch vào khoang màng phổi.<br />
Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt<br />
với Nguyễn Hoàng Bình và CS (2012):<br />
thời gian dẫn lưu 2,8 ngày; Onaitis và CS<br />
(2006) nghiên cứu trên 500 BN thấy thời<br />
gian rút dẫn lưu trung bình 3 ngày [1, 12].<br />
* Biến chứng sau mổ:<br />
<br />
* Chẩn đoán giai đoạn bệnh sau mổ<br />
(n = 63):<br />
<br />
Nhiễm khuẩn vết mổ: 2 BN (3,2%);<br />
tràn dịch khoang màng phổi: 3 BN (4,8%);<br />
tràn khí khoang màng phổi kéo dài: 4 BN<br />
(6,3%); viêm phổi, xẹp phổi: 0 BN (0%).<br />
<br />
Giai đoạn Ia: 18 BN (28,6%); giai đoạn Ib:<br />
16 BN (25,4%); giai đoạn IIa: 11 BN ( 17,5%);<br />
giai đoạn IIb: 4 BN (6,3%); giai đoạn: IIIa:<br />
14 BN (22,2%). Phần lớn BN ung thư phổi<br />
ở giai đoạn sớm, kết quả này hoàn toàn<br />
phù hợp với đặc điểm lâm sàng với 14 BN<br />
<br />
Phẫu thuật cắt thùy phổi là một phẫu<br />
thuật tương đối an toàn với tỷ lệ tử vong<br />
từ 1 - 5%. Chúng tôi không gặp trường<br />
hợp nào tử vong, không có tai biến xảy ra<br />
trong phẫu thuật, 4 trường hợp (6,3%)<br />
tràn khí kéo dài, 2 BN (3,2%) có biến chứng<br />
<br />
72<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
nhiễm khuẩn vết mổ, cả 2 BN này kèm<br />
theo xuất tiết dịch vào khoang màng phổi.<br />
Như vậy, tổng số có 7 BN (11,1%) có<br />
biến chứng sau mổ. Trong 2 trường hợp<br />
tràn dịch khoang màng phổi, 1 BN phải<br />
dẫn lưu khoang màng phổi lại, 1 BN chỉ<br />
cần chọc hút dịch khoang màng phổi.<br />
Cả 2 BN đều cho kết quả tốt, tương<br />
đương với nghiên cứu của Nicastri và CS<br />
trên 153 BN: tỷ lệ biến chứng 6%. Onaitis<br />
(2006) còn đề cập đến các biến chứng<br />
hiếm gặp như nhồi máu cơ tim (0,4%),<br />
suy hô hấp (1,2%), thiếu máu não (0,4%)<br />
[12]. Tuy nhiên, chúng tôi không ghi nhận<br />
trường hợp nào.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 63 BN UTPKTBN được<br />
phẫu thuật cắt thùy phổi - nạo vét hạch<br />
rốn phổi và trung thất, tuổi trung bình<br />
57,6 ± 9,7; tỷ lệ nam/nữ: 4,8/1, chúng tôi<br />
nhận thấy:<br />
- Triệu chứng lâm sàng chính là ho<br />
khan (57,1%), đau tức ngực (50,8%).<br />
- Tổn thương bên phổi phải nhiều hơn<br />
bên trái (65,1% so với 34,9%), trong đó<br />
thùy trên phải chiếm tỷ lệ nhiều nhất (31,7%).<br />
- Phẫu thuật cắt thùy phổi - nạo vét rốn<br />
phổi và trung thất áp dụng cho tất cả 63 BN.<br />
Hầu hết các trường hợp cắt 1 thùy phổi<br />
(96,8%). 2 BN (3,2%) cắt 2 thùy phổi.<br />
- Ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ<br />
cao (66,7%), tiếp đến là ung thư biểu mô<br />
tế bào vảy (19,0%).<br />
- Phân loại giai đoạn: 54,0% giai đoạn I;<br />
23,8% giai đoạn II và 22,2% giai đoạn IIIa.<br />
<br />
- Không có tử vong hoặc tai biến trong<br />
phẫu thuật, 7 trường hợp (11,1%) có biến<br />
chứng sau mổ, trong đó 4 trường hợp rò<br />
khí kéo dài (6,3%), 2 trường hợp (3,2%)<br />
có biến chứng nhiễm khuẩn vết mổ.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Hoàng Bình, Vũ Hữu Vinh,<br />
Đỗ Kim Quế. Phẫu thuật nội soi lồng ngực<br />
cắt thùy phổi: kết quả ban đầu tại Bệnh viện<br />
Chợ Rẫy. Báo cáo Hội nghị Phẫu thuật Lồng<br />
ngực - Tim mạch Toàn quốc lần thứ 4. Hà Nội.<br />
2012.<br />
2. Phan Thanh Chương. Chẩn đoán ung<br />
thư phổi nguyên phát bằng kỹ thuật nội soi<br />
phế quản ống mềm. Khả năng phân týp bằng<br />
phương pháp tế bào. So sánh với chẩn đoán<br />
mô bệnh. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện<br />
Quân y. 1995.<br />
3. Đồng Khắc Hưng. Góp phần nghiên cứu<br />
về lâm sàng, X quang phổi và một số kỹ thuật<br />
xâm nhập để chẩn đoán ung thư phổi nguyên<br />
phát. Luận án Phó Tiến sỹ. Học viện Quân y.<br />
1995.<br />
4. Mai Xuân Khẩn. Góp phần nghiên cứu<br />
đặc điểm lâm sàng, X quang phổi và nội soi<br />
phế quản ống mềm ở BN ung thư phổi nguyên<br />
phát. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện<br />
Quân y. 1995.<br />
5. Nguyễn Hữu Lân và CS. Biểu hiện lâm<br />
sàng, NSPQ, hình ảnh học và tiên lượng của<br />
u thần kinh nội tiết carcinoid khí phế quản<br />
phổi điển hình và không điển hình. Tạp chí<br />
Y học TP. HCM. 2014, 18 (1).<br />
6. Dương Thanh Luận. Nghiên cứu chẩn<br />
đoán và điều trị ngoại khoa ung thư phổi tại<br />
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Luận văn<br />
Chuyên khoa Cấp II. Học viện Quân y. 2009.<br />
7. Nguyễn Hoài Nam. Nghiên cứu hình<br />
thái giải phẫu bệnh và lâm sàng của bệnh<br />
ung thư phổi được điều trị bằng phẫu thuật.<br />
<br />
73<br />
<br />