KẾT QUẢ SỚM VÀ THEO DÕI DÀI HẠN SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA<br />
HỒI LƯU TĨNH MẠCH PHỔI BẤT THƯỜNG HOÀN TOÀN<br />
Nguyễn Thị Quý*, Hoàng Anh Khôi*, Nguyễn Minh Trí Viên*, Phan Kim Phương*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường hoàn toàn (HLTMPBTHT) là một dị tật tim bẩm sinh (TBS) hiếm, chỉ<br />
khoảng 1 – 2% trẻ sanh ra mắc bệnh tim bẩm sinh. Biểu hiện lâm sàng khác nhau nếu hệ thống dẫn lưu tĩnh<br />
mạch bị tắc nghẽn hoặc không bị tắc nghẽn. HLTMPBTHT có tắc nghẽn cần phải được can thiệp phẫu thuật cấp<br />
cứu, trong khi HLTMPBTHT không tắc nghẽn có thể để mổ chương trình. Tuy nhiên thường được can thiệp<br />
phẫu thuật ngay khi đã được chẩn đoán. Tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) sau mổ vẫn còn là vấn đề khó khăn.<br />
Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá kết quả sớm và theo dõi dài hạn sau mổ sửa chữa<br />
HLTMPBTHT tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Từ 1993 đến 2008, 79 bệnh nhi được phẫu thuật sửa chữa triệt để<br />
HLTMPBTHT, gồm thể trên tim (32 bệnh nhân); trong tim (45 bệnh nhân); và hỗn hợp (2 bệnh nhân). 42 nam<br />
(53,2%) và 37 nữ (46,8%). Tuổi trung bình (năm) là 3,71 ± 4,10 (1 tháng – 14 tuổi). Trọng lượng trung bình<br />
(kg) là 10,24 ± 6,08 (3,2 – 27). Tất cả bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật chỉ dựa trên kết quả siêu âm tim<br />
trước mổ. Năm bệnh nhân (8,2%) có kết hợp với các thương tổn khác ngoài tồn tại ống động mạch và thông liên<br />
nhĩ gồm thông liên thất (2), màng xơ trên van 2 lá (1); kênh nhĩ thất bán phần (1), hẹp nhánh phế quản trái bẩm<br />
sinh (1). 10 trường hợp (12,7%) có biểu hiện tắc nghẽn cần phải can thiệp mổ cấp cứu ngay sau khi điều trị nội<br />
khoa ổn định. 58/79 bệnh nhân có TAĐMP mức độ trung bình hoặc nặng trước mổ. Xử trí TAĐMP sau mổ với<br />
thông khí kiểm soát 02 100%, duy trì tăng thông khí nhẹ, an thần với midazolam và fentanyl tối thiểu trong 24<br />
giờ hoặc lâu hơn khi có chỉ định. Từ năm 2005, chúng tôi bắt đầu điều trị TAĐMP còn tồn tại sau mổ với<br />
Prostacyclin (Iloprost) truyền tĩnh mạch hoặc phun khí dung kết hợp với Sildenafil qua đường uống.<br />
Kết quả: Thời gian rút nội khí quản trung bình (giờ) 51,90 ± 76,84 (1 – 320). Thời gian nằm viện trung<br />
bình (ngày) 19,16 ± 17 (7 – 114). Tỷ lệ tử vong (4 TH) là 5,1% với 2 TH tử vong sớm và 2 TH tử vong muộn.<br />
Khả năng sống còn 10 năm sau phẫu thuật là 93 ± 3,7%. 3 TH xảy ra cơn TAĐMP cấp sau mổ. Cung lượng tim<br />
thấp 35 TH (44,3%), rối loạn nhịp trên thất 6 TH (7,6%) và blốc nhĩ thất thoáng 3 TH nhưng sau đó, tất cả đều<br />
trở về nhịp xoang. Hẹp miệng nối sau mổ 3 TH (4,2%); biến chứng thần kinh 2 TH. Thời gian theo dõi sau mổ<br />
trung bình là (tháng) 73,97 ± 43, 44 (1 – 120). Tỷ lệ sống sót theo thời gian là 93 ± 3,7%. Kết thúc theo dõi, hầu<br />
hết bệnh nhân 70/79 (89%) được đánh giá với chức năng tim mạch NYHA I, nhịp xoang, không cần điều trị nội<br />
khoa, tăng trọng và phát triển bình thường.<br />
Kết luận: Phẫu thuật sữa chữa triệt để HLTMPBTHT có thể thực hiện trên trẻ sơ sanh và trẻ nhỏ với nguy<br />
cơ thấp và đạt kết quả tốt nếu được can thiệp hồi sức tích cực trước, trong và sau mổ. Tiên lượng chất lượng cuộc<br />
sống dài hạn sau mổ của các bệnh nhân này tốt.<br />
Từ khóa: Hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường hoàn toàn.<br />
<br />
* Viện Tim TP. Hồ Chí Minh<br />
Địa chỉ liên lạc: TS.BS Nguyễn Thị Qúy<br />
<br />
ĐT: 0913674254 Email: drngtquy@yahoo.com<br />
<br />
147<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EARLY RESULTS AND LONGTERM FOLLOW-UP AFTER CORRECTIVE SURGERY FOR TOTAL<br />
ANOMALOUS PULMONARY VENOUS RETURN<br />
Nguyen Thi Quy, Hoang Anh Khoi, Nguyen Minh Tri Vien, Phan Kim Phuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 6 - 2009: 146 - 157<br />
Total anomalous pulmonary venous return (TAPVR) is a rare congenital cardiac anomaly. It occurs in only<br />
1 – 2% of children born with congenital heart defects. The clinical presentation is different if the pulmonary<br />
venous drainage is unobstructed or obstructed. Obstructed TAPVR requires urgent surgical intervention,<br />
whereas unobstructed TAPVR can be dealt with electively; although this is usually operated on once the diagnosis<br />
is made. Postoperative pulmonary artery hypertension can be problematic.<br />
Objectives: The object of this study is the report of early results and longterm follow-up after corrective<br />
surgery for TAPVR at Heart Institute of HoChiMinh city.<br />
Methods: Between 1993 and 2008, 79 childrens underwent surgical repair for supracardiac (32 patients),<br />
intracardiac (45 patients) and mixte (2 patients). There were 42 males and 37 females.The mean of age is 3.71 ±<br />
4.10 years (1 month – 14 yrs). The mean og weight is 10.24 ± 6.08 kg (3.2 – 27). All of patients proceeded to<br />
operation with echocardiographic data only. Five patients (8.2%) presented with associated anomalies other than<br />
PDA and ASD including VSDs (2), supramitral ring (1), partial atrioventricular canal (1), congenital stenosis of<br />
left bronchial (1). Eight patients (11%) presented with pulmonary venous obstruction and underwent urgent<br />
TAPVR repair after medical stabilization. 58/79 patients has moderate or severe pulmonary arteries hypertension<br />
in preoperative. Pulmonary hypertensive episode were expectantly managed after operarion with 100% oxygen,<br />
deepth sedation with midazolam and fentanyl for at least 24 hour or longer when indicated and with slightly<br />
hypertension. From 2006, we started to treat postoperative pulmonary hypertensive with Iloprost perfusion or<br />
inhalation associated with sildenafil per os.<br />
Results: The mean of extubation time is 51.90 ± 76.84 hours (1 – 320). The mean of hospitalisation time is<br />
19.16 ± 17 days (7 – 114). Mortality rate is 5.1% (4/79) with 2 cases of early death and 2 case of late death.<br />
Postoperative pulmonary hypertensive crisis occurs in 3 cases, low cardiac output in 35 cases (44.3%).<br />
Supraventricular arrythmias in 6 cases (7.6%) and temporary atrioventricular block in 3 cases (3%) but they all<br />
recovered to sinus rhythm. Stenosis at connection in 3% (3 cases), neurocomplication in 2 cases. The mean<br />
duration of the follow-up was 73.97 ± 43.44 months (1 – 120). Actuarial survival at 10 years was 93 ± 3.7%. At<br />
the end of follow-up, all most of survivors 70/79 (89%) were in NYHA functional class I, sinus rhythm, receiving<br />
no medications, growing and developing normally.<br />
Conclusion: Surgical correction of TAPVR can be performed in neonate and infant at low risk with good<br />
results after aggressive preoperative and perioperative stabilization. The long-term perspective of those surviving<br />
surgical treatment is good.<br />
Keywords: Total anomalous pulmonary venous return.<br />
HLTMPBTHT khoảng 1 – 2% trẻ sanh ra mắc<br />
MỞ ĐẦU<br />
bệnh tim bẩm sinh(6). Biểu hiện lâm sàng khác<br />
Hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường hoàn<br />
nhau nếu hệ thống dẫn lưu tĩnh mạch bị tắc<br />
toàn (HLTMPBTHT) là sự thông nối bất thường<br />
nghẽn hoặc không bị tắc nghẽn. HLTMPBTHT<br />
của hệ thống tĩnh mạch phổi đổ vào hệ thống<br />
có tắc nghẽn cần phải được can thiệp phẫu thuật<br />
tĩnh mạch chung. Do đó, máu đỏ trở về nhĩ phải<br />
cấp cứu, trong khi HLTMPBTHT không tắc<br />
hơn là nhĩ trái. Vì vậy, thông liên nhĩ rất cần thiết<br />
nghẽn có thể sắp xếp để mổ chương trình, tuy<br />
cho sự sống còn của bệnh nhân. Tỷ lệ<br />
<br />
148<br />
<br />
nhiên thường được can thiệp phẫu thuật ngay<br />
khi đã được chẩn đoán. Dầu vậy, việc xử trí tăng<br />
áp động mạch phổi (TAĐMP) sau phẫu thuật<br />
sửa chữa vẫn còn là vấn đề khó khăn cần phải<br />
đường đầu trên các bệnh nhân này.<br />
Mục đích của nghiên cứu của chúng tôi là<br />
đánh giá kết quả sớm và theo dõi dài hạn sau<br />
mổ sửa chữa HLTMPBTHT tại Viện Tim TP. Hồ<br />
Chí Minh.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đánh giá kết quả sớm và theo dõi dài hạn sau<br />
mổ sửa chữa hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường<br />
hoàn toàn tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu hồi cứu từ năm 1993 – 2008,<br />
gồm có 79 bệnh nhân HLTMPBTHT. Trong đó<br />
có 58 bệnh nhân (BN) có TAĐMP mức độ trung<br />
bình hoặc nặng trước mổ. 10 trường hợp (TH)<br />
HLTMPBTHT thể tắc nghẽn cần phải can thiệp<br />
phẫu thuật cấp cứu. Tất cả bệnh nhân được tiến<br />
hành phẫu thuật chỉ dựa vào kết quả siêu âm<br />
tim trước mổ.<br />
<br />
Chẩn đoán HLTMPBTHT thể tắc nghẽn<br />
dựa vào các dấu hiệu<br />
- Tình trạng thiếu 02 nặng<br />
- Áp lực động mạch phổi cao hơn huyết áp<br />
hệ thống.<br />
- Giảm tưới máu ngoại biên (chi lạnh, huyết<br />
áp thấp, nhịp tim nhanh)<br />
- Siêu âm tim: Độ chêch tĩnh mạch phổi và<br />
nơi đổ vào > 4 mmHg; tăng lưu lượng tĩnh mạch<br />
phổi > 2m/giây; giảm > 50% đường kính của tĩnh<br />
mạch phổi; thất phải dãn.<br />
<br />
Phương thức phẫu thuật<br />
Tất cả bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật<br />
dưới tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT), bảo vệ cơ<br />
tim với dung dịch làm liệt tim tinh thể.<br />
Phẫu thuật cấp cứu nếu bệnh nhân được đưa<br />
vào phòng mổ trong vòng 24 giờ sau khi bệnh<br />
nhân đến bệnh viện với các biểu hiện của suy hô<br />
hấp và tuần hoàn.<br />
<br />
Phương thức gây mê<br />
Tất cả bệnh nhân được dẫn mê với<br />
Sevoflurane qua mask, kế đến tiến hành dẫn<br />
mê với phối hợp Fentanyl hoặc Sufentanil –<br />
Midazolam, Sevoflurane và Rocuronium. Đặt<br />
nội khí quản, thông khí kiểm soát với Fi02 =<br />
100%, tăng thông khí nhẹ với PaC02 = 30 – 35<br />
mmHg.<br />
<br />
Chăm sóc sau mổ<br />
Cơn TAĐMP được định nghĩa khi ở bất kỳ<br />
giai đoạn nào có xảy ra tình trạng áp lực ĐMP<br />
cao hơn huyết áp hệ thống được đo bởi đặt<br />
catheter ĐMP xâm lấn hoặc siêu âm tim.<br />
Điều trị TAĐMP kinh điển với duy trì tăng<br />
thông khí nhẹ với PaC02 = 30 – 35 mmhg; Fi02:<br />
80 – 100%. Duy trì an thần sâu với Midazolam<br />
và Fentanyl ít nhất trong 24 giờ hoặc lâu hơn<br />
khi có chỉ định. Từ năm 2005, bắt đầu sử dụng<br />
Prostacyclin truyền tĩnh mạch hoặc phun khí<br />
dung kết hợp với Sildenafil uống hoặc bơm<br />
qua ống thông dạ dày cho các bệnh nhân còn<br />
tồn tại TAĐMP.<br />
Một cách thường qui, khi cai THNCT tất cả<br />
trẻ sơ sanh và trẻ nhỏ được điều trị với<br />
Dobutamine liều thấp (5 µg/kg/phút) hoặc<br />
Epinephrine (0,02µg/kg/phút). Liều cao hơn hoặc<br />
sử dụng các thuốc inotrope khác hoặc các thuốc<br />
vận mạch khác được cho khi có chỉ định. Từ<br />
năm 2008, chúng tôi đã bắt đầu dùng Milrinone<br />
ở liều 0,5 - 1µg/kg/phút truyền TM cho các bệnh<br />
nhân TBS có TAĐMP bắt đầu từ khi chuẩn bị cai<br />
THNCT và tiếp tục duy trì ở hồi sức sau mổ.<br />
Tử vong sớm được định nghĩa khi xảy ra<br />
trong vòng 30 ngày đầu sau mổ. Tử vong<br />
muộn khi xảy ra sau hơn 30 ngày hoặc sau khi<br />
xuất viện.<br />
Tắc nghẽn TMP sau mổ sửa chữa được<br />
định nghĩa bởi các biểu hiện lâm sàng và xác<br />
định bởi các tiêu chuẩn siêu âm tim giống như<br />
các tiêu chuẩn chẩn đoán tắc nghẽn TMP trước<br />
PT sửa chữa.<br />
Tắc nghẽn TMP sau sửa chữa được định<br />
nghĩa sớm nếu xảy ra trong vòng trước 30 ngày<br />
<br />
149<br />
<br />
đầu sau mổ và trễ nếu xảy ra sau hơn 30 ngày<br />
sau PT sửa chữa.<br />
<br />
Theo dõi sau mổ<br />
Bệnh nhân sau khi xuất viện được tiếp tục<br />
theo dõi trong năm đầu căn bản (sau 4 tuần lễ, 3<br />
tháng, 6 tháng, 12 tháng) bao gồm khám lâm<br />
sàng, ECG và siêu âm tim. Tuy nhiên, bệnh nhân<br />
vẫn có thể khám sớm hơn khi cần thiết.<br />
Thu thập các thông số theo dõi từ tất cả các<br />
bệnh nhân ở lần khám cuối cùng hoặc qua tiếp<br />
xúc bằng điện thoại.<br />
<br />
Phân tích thống kê<br />
<br />
Loại HLTMPBT<br />
Thể trong tim<br />
Thể trên tim<br />
Thể hỗn hợp<br />
Tồng cộng<br />
<br />
Số BN (%)<br />
45 (57%)<br />
32 (40,5%)<br />
2 (2,5%)<br />
79<br />
<br />
Tắc nghẽn (%)<br />
2 (4%)<br />
8 (34%)<br />
0<br />
10 (12,7%)<br />
<br />
Bảng 3: Các thông số trong lúc mổ và sau mổ<br />
N= 79 BN<br />
<br />
TB ± ĐLC<br />
<br />
Thời gian THNCT (phút)<br />
Thời gian kẹp ĐMC (phút)<br />
<br />
84,75 ± 27,12 (30 – 161)<br />
45,58 ± 16,05 (19 – 89)<br />
<br />
Thời gian rút NKQ (giờ)<br />
<br />
51,90 ± 76,84 (1 – 320)<br />
<br />
Thời gian nằm ICU (ngày)<br />
<br />
6 ± 9,76 (1 – 62)<br />
<br />
Thời gian nằm viện (ngày)<br />
Thời gian theo dõi (tháng)<br />
<br />
19,16 ± 17 (7 – 114)<br />
73,79 ± 43,44 (1 – 120)<br />
<br />
Bảng 4: Các biến chứng sau mổ<br />
<br />
Các thông số được trình bày dưới dạng các<br />
trị số trung bình ± độ lệch chuẩn với khoảng<br />
thay đổi.<br />
Đánh giá khả năng sống sót của bệnh nhân<br />
sau phẫu thuật bằng phương pháp phân tích<br />
thống kê Kaplan- Meier với khoảng tin cận<br />
(CI) là 95%. Sự khác biệt thống kê có ý nghĩa<br />
với p ≤ 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
<br />
Biến chứng sau mổ<br />
Rối loạn nhịp trên thất<br />
Blốc N-T ñộ 2 - 3 thoáng qua<br />
Nhiễm trùng<br />
Tái hẹp miệng nối sau mổ<br />
Cung lượng tim thấp<br />
Biến chứng thần kinh<br />
Tử vong<br />
<br />
Số TH<br />
6 (7,6%)*<br />
3 (3%)**<br />
12 (15,2%)<br />
3 (3%)***<br />
35 (44,3%)<br />
2<br />
4 (5,1%)****<br />
<br />
RLN trên thất trễ: 2 TH; ** 1 TH Bloc nhĩ thất độ II,<br />
Morbitz 2 trễ (6 năm sau mổ, có triệu chứng đau ngực). ***<br />
1 TH tái hẹp miệng nối; **** 2 TH tử vong sớm và 2 TH tử<br />
vong muộn.<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu gồm 79 bệnh nhân, trong<br />
đó có 42 nam (53,2%) và 37 nữ (46,8%). Tuổi<br />
trung bình (năm) là 3,71 ± 4,10 (1 tháng – 14<br />
tuổi). Trọng lượng trung bình (kg) là 10,24 ± 6,08<br />
(3,2 – 27).<br />
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân<br />
Nam/nữ<br />
<br />
TB ± ĐLC<br />
42/37<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
Trọng lượng (kg)<br />
<br />
3,71 ± 4,10 (1 tháng – 14 tuổi)<br />
10,24 ± 6,08 (3,2 – 27).<br />
<br />
n= 79 BN<br />
<br />
Các thể HLTMPBTHT<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ có 3<br />
thể HLTMPBTHT gồm 45 BN thể trong tim<br />
(57%) vớ 2 TH có tắc nghẽn trước mổ (4%); 32<br />
BN thể trên tim (40,5%) với 8 TH có tắc nghẽn<br />
trước mổ (34%) và 2 BN thể hỗn hợp. 58/79 TH<br />
(73,41%) có TAĐMP mức độ trung bình hoặc<br />
nặng trước mổ.<br />
Bảng 2: Phân loại HLTMPBTHT theo cơ thể học và<br />
tình trạng trước mổ<br />
<br />
Hình 1: Tỷ lệ sống sót theo thời gian theo kaplan<br />
Meier sau 9 năm là 93 ± 3,7%<br />
Bảng 5: Chi tiết 4 trường hợp tử vong sau mổ<br />
TH<br />
Tuổi<br />
Loại<br />
Tắc nghẽn<br />
trước mổ<br />
Mổ khẩn<br />
ALĐMP<br />
<br />
1<br />
2 tháng<br />
Trên tim<br />
+<br />
<br />
2<br />
4 tháng<br />
Trong tim<br />
+<br />
<br />
3<br />
3 tháng<br />
Trên tim<br />
+<br />
<br />
4<br />
13 tuổi<br />
Trong tim<br />
-<br />
<br />
+<br />
110<br />
<br />
+<br />
110<br />
<br />
+<br />
105<br />
<br />
75<br />
<br />
150<br />
<br />
TH<br />
trước mổ<br />
(mmHg)<br />
Suy tim<br />
Suy HH<br />
Sau mổ<br />
<br />
Tử vong<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
+++<br />
Tím<br />
<br />
+++<br />
Tím<br />
<br />
+++<br />
Tím<br />
<br />
4<br />
<br />
+++<br />
Shunt 2<br />
chiều<br />
CLT thấp CLT thấp CLT thấp CLT thấp<br />
Cơn<br />
Cơn<br />
Cơn<br />
ALĐMP:<br />
TAĐMP<br />
TAĐMP TAĐMP<br />
65<br />
Sớm<br />
Muộn<br />
Sớm<br />
Muộn<br />
(sau<br />
(sau 9<br />
3tháng)<br />
năm)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
Có 4 thể HLTMPBTHT đã được mô tả dựa<br />
trên vị trí cơ thể học của nơi đổ vào của các<br />
TMP: Thể trên tim (supracardiac) với tần suất<br />
<br />
thay đổi từ 40 – 50%, thể trong tim (cardiac) từ<br />
20 - 30%, thể dưới tim (infracardiac) từ 10 –<br />
30% và thể hỗn hợp (mixte) từ 5 - 10% (hình 2).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 3 thể:<br />
trên tim, trong tim và hỗn hợp, có lẽ vì ở Việt<br />
Nam, siêu âm tầm soát thai nhi có dị tật tim<br />
bẩm sinh trước sanh chưa phát triển vào<br />
những năm trước đây, và hầu hết các trường<br />
hợp thể dưới tim có kèm theo tắc nghẽn nên có<br />
thể nhóm bệnh nhân này đã tử vong trước khi<br />
được chẩn đoán để can thiệp hồi sức tích cực<br />
và giải quyết PT cấp cứu kịp thời.<br />
<br />
Hình 2: Các thể HLTMPBTHT(Error! Reference source not found.)<br />
(a) Thể trên tim (supracardiac) thường gặp nhất, các TMP ñổ vào 1 ống góp rồi ñổ vào tĩnh mạch vô danh (innominate<br />
vien) hoặc (b) ñổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ trên. (c) Thể trong tim, TMP ñổ trực tiếp vào nhĩ phải hoặc xoang vành.<br />
(d) thể dưới tim (infracardiac), TMP ñổ vào TMP chung, ñi xuyên qua cơ hoành ñổ vào tĩnh mạch cửa hoặc trực tiếp<br />
vào tĩnh mạch chủ dưới<br />
<br />
Có 4 vấn đề quan trọng kết hợp với<br />
HLTMPBTHT. (1) toàn bộ shunt trái -phải (T-P)<br />
phải được bù trử bởi shunt phải –trái (P-T) thông<br />
qua lỗ thông liên nhĩ (TLN). (2) Có thể bị hẹp<br />
hoặc tắc nghẽn tại miệng nối của thân chung bất<br />
thường đổ vào tĩnh mạch chủ hoặc các mạch<br />
máu khác, kết quả dẫn đến TAĐMP nghiêm<br />
trọng. (3) Nếu shunt P – T nhỏ, tim phải sẽ bị<br />
quá tải thể tích dẫn đến dãn và suy tim phải,<br />
trong khi nhĩ trái nhỏ do không có máu tĩnh<br />
mạch phổi (TMP) đổ về. (4) Kết hợp với các dị<br />
tật tim bẩm sinh khác có thể ảnh hưởng đến các<br />
biểu hiện lâm sàng và mức độ nghiêm trọng của<br />
bệnh lý. Bệnh nhân HLTMPBTHT sẽ không thể<br />
sống được nếu không có sự thông thương giữa<br />
<br />
tim T và P. Vì vậy, HLTMPBTHT luôn luôn kèm<br />
theo thông liên nhĩ hoặc lỗ bầu dục.<br />
Kích thước lỗ thông liên nhĩ xác định mức độ<br />
phân bố máu tĩnh mạch hoà trộn. Nếu lỗ thông<br />
này nhỏ hoặc chít hẹp, máu ở nhĩ trái sẽ bị hạn<br />
chế, cung lượng tim thấp, áp lực nhĩ phải và<br />
động mạch phổi tăng. Nếu TLN rộng, lưu lượng<br />
máu phổi sẽ tuỳ thuộc vào kháng lực mạch máu<br />
phổi và kháng lực mạch máu hệ thống. Nếu con<br />
đường TMP bất thường không bị tắc nghẽn, làm<br />
tăng tỷ lệ máu hoà trộn ở NP, trực tiếp đổ vào<br />
tuần hoàn phổi khi KLMMP giảm trong giai<br />
đoạn sơ sinh. Bệnh nhân HLTMPBTHT không bị<br />
chít hẹp miệng nối có thể không có triệu chứng<br />
cho đến khi bệnh lý mạch máu phổi tắc nghẽn<br />
<br />
151<br />
<br />