TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br />
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN MIỀN TRUNG: NGHIÊN CỨU<br />
TRƯỜNG HỢP SẢN PHẨM CAO SU TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
Nguyễn Quang Phục, Trần Văn Hòa, Phạm Xuân Hùng, Phan Thị Thanh Tâm<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này đã đánh giá được khả năng cạnh tranh của sản phẩm cao su trên địa<br />
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các chỉ số phân tích cho thấy,<br />
cao su là mặt hàng xuất khẩu có nhiều lợi thế so sánh. Việc xuất khẩu sản phẩm cao su đã mang<br />
lại nguồn ngoại tệ to lớn, góp phần phát triển kinh tế xã hội và cải thiện sinh kế cho người nông<br />
dân. Tuy nhiên, sản phẩm cao su rất nhạy cảm với những biến động về giá xuất khẩu, tỷ giá hối<br />
đoái, giá các yếu tố đầu vào, và biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh,<br />
chúng ta cần có những giải pháp về thị trường, quy hoạch, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm củng cố<br />
vị thế của cao su Việt Nam trên thị trường Thế Giới.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Trong thập kỷ vừa qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt những bước phát triển<br />
vượt bậc, chuyển đổi từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa và đẩy<br />
mạnh xuất khẩu. Nhiều nông lâm sản Việt Nam đã đạt sản lượng xuất khẩu lớn nhất nhì<br />
thế giới. Tuy nhiên, tình trạng “được mùa thì rớt giá, được giá thì mất mùa” ngày càng<br />
diễn biến phức tạp và có tính chất lặp lại thường xuyên. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn<br />
đến sản lượng xuất khẩu cũng như thu nhập của người nông dân. Vì vậy, đẩy mạnh công<br />
tác nghiên cứu thị trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với nền nông nghiệp<br />
Việt Nam.<br />
Miền Trung được biết đến như một vùng gặp nhiều khó khăn trong phát triển<br />
kinh tế xã hội bởi vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Cho đến nay sản xuất nông nghiệp<br />
vẫn là nguồn sinh kế chủ yếu của gần 80% dân cư ở khu vực miền Trung. Trong bối<br />
cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, sản xuất nông nghiệp ở miền<br />
Trung nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng đã và đang đứng trước những cơ hội và<br />
thách thức to lớn. Vấn đề lớn đang đặt ra cho Chính phủ, các nhà nghiên cứu và hoạch<br />
định chính sách cũng như các nhà sản xuất là (i) Trong bối cảnh tự do hóa thương mại<br />
và hội nhập kinh tế quốc tế, liệu các sản phẩm nông sản được xem là thế mạnh của miền<br />
Trung như cao su, tôm, cà phê, hồ tiêu… có cạnh tranh được trên thị trường thế giới<br />
không? (ii) Các giải pháp hữu hiệu nào sẽ được đề xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh<br />
tranh cho các sản phẩm nông sản?<br />
99<br />
<br />
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu nhiều sản<br />
phẩm nông sản ở Miền Trung, mà chỉ nghiên cứu sản phẩm cao su trên địa bàn tỉnh<br />
Thừa Thiên Huế. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh của<br />
sản phẩm cao su ở Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó góp<br />
phần hỗ trợ cho chính quyền địa phương trong công tác xây dựng và điều chỉnh chính<br />
sách ngắn hạn và dài hạn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu<br />
cao su vào thị trường thế giới.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này thu thập cả thông tin dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, cụ thể là:<br />
- Thông tin, dữ liệu thứ cấp: là các thông tin dữ liệu về diện tích, năng suất, các<br />
dự án trồng cao su, tình hình tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu cao su trên địa bàn tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế, được thu thập từ các Sở Ban ngành liên quan.<br />
- Thông tin dữ liệu sơ cấp: là các thông tin dữ liệu được thu thập trực tiếp từ các<br />
đối tượng nghiên cứu, liên quan đến tình hình sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất<br />
khẩu sản phẩm cao su. Hộ trồng cao su (135 hộ), hộ thu gom (2 hộ), doanh nghiệp chế<br />
biến, xuất khẩu (3 đơn vị) được điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi đã được thiết<br />
kế sẵn. Phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn ngẫu nhiên có điều kiện theo danh<br />
sách hộ trồng cao su, thu gom, chế biến mà địa phương đang quản lý. Các đối tượng<br />
được phỏng vấn đã cung cấp các thông tin, dữ liệu về tình hình trồng cao su, các mức<br />
đầu tư chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất, tình hình thu gom, chế biến, giá cả thị<br />
trường,...<br />
Trên cơ sở tổng hợp và xử lý số liệu điều tra, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các<br />
phương pháp phân tích số liệu nhằm phân tích theo các chỉ tiêu đã xác định, đặc biệt là<br />
các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả và lợi thế so sánh: Phương pháp thống kê mô tả và<br />
phân tích dữ liệu chuỗi thời gian; Phương pháp hạch toán kinh tế; Phương pháp phân<br />
tích lợi thế so sánh của cao su thông qua Hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC<br />
(Domestic Resource Cost).<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
Cây cao su có mặt ở TT Huế từ năm 1993, theo các dự án trong Chương trình<br />
327- phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Giai đoạn 1993 - 1997 toàn tỉnh trồng được 1.600 ha,<br />
đến giữa năm 2008 diện tích này đã lên đến 8.380 ha, tập trung nhiều nhất là huyện<br />
Nam Đông với gần 3.398 ha, Phong Điền 1.486 ha, Hương Trà 2.273 ha.. Trong đó, diện<br />
tích đưa vào khai thác trong năm 2008 gần 4.500 ha, sản lượng mủ khô trên 3.000 tấn<br />
và kim ngạch xuất khẩu cao su đạt hơn 7 triệu USD.<br />
3.1. Tình hình chung của các hộ trồng cao su<br />
Số liệu điều tra cho thấy, bình quân 1 hộ có 4,6 nhân khẩu; 2,4 lao động; số năm<br />
kinh nghiệm trồng cao su của chủ hộ là 5,8 năm. Các hộ sử dụng lao động gia đình là<br />
100<br />
<br />
chủ yếu, ngoại trừ một số hộ thiếu lao động hoặc có qui mô lớn hơn phải thuê thêm lao<br />
động cạo mủ và máy móc để phun thuốc hóa học và làm cỏ. Diện tích trồng cao su bình<br />
quân hộ là 2,58 ha, diện tích cao su đang trong thời kỳ kinh doanh bình quân hộ là<br />
1,95 ha. Năng suất bình quân đạt 10,86 tạ/ha với mức sản lượng là 20,92 tạ.<br />
Bảng 1. Một số thông tin cơ bản về các hộ trồng cao su<br />
<br />
ĐVT<br />
<br />
BQ/ Tổng<br />
<br />
Nam<br />
Đông<br />
<br />
Hương<br />
Trà<br />
<br />
Phong<br />
Điền<br />
<br />
Hộ<br />
<br />
135<br />
<br />
45<br />
<br />
45<br />
<br />
45<br />
<br />
2. Nhân khẩu<br />
<br />
Người<br />
<br />
4,6<br />
<br />
5,2<br />
<br />
4,4<br />
<br />
4,2<br />
<br />
3. Lao động<br />
<br />
LĐ<br />
<br />
2,4<br />
<br />
2,8<br />
<br />
2,4<br />
<br />
2,0<br />
<br />
4. Trình độ chủ hộ<br />
<br />
Lớp<br />
<br />
5,5<br />
<br />
5,0<br />
<br />
6,2<br />
<br />
5,4<br />
<br />
5. Kinh nghiệm trồng cao su<br />
<br />
Năm<br />
<br />
5,8<br />
<br />
6,8<br />
<br />
5,4<br />
<br />
5,2<br />
<br />
6. Diện tích trồng cao su<br />
<br />
Ha<br />
<br />
2,58<br />
<br />
2,91<br />
<br />
2,55<br />
<br />
2,27<br />
<br />
7. Diện tích khai thác<br />
<br />
Ha<br />
<br />
1,95<br />
<br />
2,16<br />
<br />
1,86<br />
<br />
1,83<br />
<br />
8. Năng suất<br />
<br />
Tạ/ha<br />
<br />
10,86<br />
<br />
12,06<br />
<br />
10,44<br />
<br />
10,09<br />
<br />
9. Sản lượng<br />
<br />
Tạ<br />
<br />
20,92<br />
<br />
24,84<br />
<br />
18,59<br />
<br />
18,09<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
1. Số hộ điều tra<br />
<br />
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009.<br />
<br />
3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất sản phẩm cao su của các hộ điều tra<br />
Chi phí sản phẩm mủ cao su đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được tính qua 2 giai đoạn.<br />
Giai đoạn thứ nhất, tính từ thời điểm ban đầu giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB) đến<br />
sản phẩm mủ nước. Chi phí ở giai đoạn này được thu thập và tính toán tại các hộ. Giai<br />
đoạn thứ 2 tính từ thời điểm chế biến nguyên liệu đầu vào là mủ nước đến thành phẩm<br />
xuất khẩu. Chi phí ở giai đoạn này được tính ở các hộ thu gom và các công ty chế biến<br />
mủ cao su xuất khẩu.<br />
Chi phí phân bón chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí giai đoạn KTCB,<br />
chiếm 39,94%, tiếp theo là chi phí lao động, bao gồm lao động tự có và lao động thuê<br />
chiếm 31,68%. Các chi phí khác chiếm 11,85% tổng chi phí. Chi phí giống chiếm<br />
8,13% tổng chi phí. Trong giai đoạn này, chi phí thuốc hóa học còn ít, chiếm 7,34%<br />
tổng chi phí và chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ chỉ chiếm 1,07%. Trong giai đoạn này,<br />
các chi phí đầu vào chủ yếu sử dụng nguồn nội địa, có một phần được sử dụng từ nguồn<br />
nhập khẩu bao gồm phân bón và thuốc hóa học, chiếm khoảng 14,18%. Các chi phí phát<br />
sinh nhiều nhất trong năm đầu tiên, các năm còn lại chủ yếu là chi phí phân bón và chi<br />
phí lao động. Tổng chi phí bình quân 1 ha giai đoạn KTCB là 24.422 ngàn đồng.<br />
101<br />
<br />
Bảng 2. Doanh thu và chi phí hàng năm của 1 ha cao su<br />
<br />
Năng suất<br />
<br />
Doanh thu<br />
<br />
Chi phí<br />
<br />
Thu nhập thuần<br />
<br />
(tạ/ha)<br />
<br />
(1000đ)<br />
<br />
(1000đ)<br />
<br />
(1000đ)<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
5.664<br />
<br />
- 5.664<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3.224<br />
<br />
- 3.224<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2.987<br />
<br />
- 2.987<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3.093<br />
<br />
- 3.093<br />
<br />
4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3.044<br />
<br />
- 3.044<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3.157<br />
<br />
- 3.157<br />
<br />
6<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3.252<br />
<br />
- 3.252<br />
<br />
7<br />
<br />
5,56<br />
<br />
5.344,33<br />
<br />
4.136<br />
<br />
1.208,33<br />
<br />
8<br />
<br />
7,90<br />
<br />
7.547,11<br />
<br />
3.825<br />
<br />
3.722,11<br />
<br />
9<br />
<br />
9,14<br />
<br />
8.530,67<br />
<br />
3.682<br />
<br />
4.848,67<br />
<br />
10<br />
<br />
10,31<br />
<br />
9.890,44<br />
<br />
3.624<br />
<br />
6.266,44<br />
<br />
11<br />
<br />
11,49<br />
<br />
10.882,00<br />
<br />
3.477<br />
<br />
7.405,00<br />
<br />
12<br />
<br />
13,62<br />
<br />
13.272,33<br />
<br />
3.954<br />
<br />
9.318,33<br />
<br />
13<br />
<br />
14,26<br />
<br />
13.951,33<br />
<br />
3.258<br />
<br />
10.693,33<br />
<br />
14<br />
<br />
14,63<br />
<br />
15.110,00<br />
<br />
3.557<br />
<br />
11.553,00<br />
<br />
15<br />
<br />
16,10<br />
<br />
17.226,00<br />
<br />
3.983<br />
<br />
13.243,00<br />
<br />
16<br />
<br />
17,71<br />
<br />
18.001,17<br />
<br />
4.307<br />
<br />
13.694,17<br />
<br />
17<br />
<br />
16,82<br />
<br />
19.801,29<br />
<br />
4.725<br />
<br />
15.076,29<br />
<br />
18<br />
<br />
15,98<br />
<br />
21.781,42<br />
<br />
4.639<br />
<br />
17.142,42<br />
<br />
19<br />
<br />
15,18<br />
<br />
22.059,56<br />
<br />
5.041<br />
<br />
17.018,56<br />
<br />
20<br />
<br />
14,42<br />
<br />
21.623,50<br />
<br />
5.526<br />
<br />
16.097,50<br />
<br />
21<br />
<br />
13,70<br />
<br />
20.542,33<br />
<br />
6.034<br />
<br />
14.508,33<br />
<br />
22<br />
<br />
13,02<br />
<br />
19.241,48<br />
<br />
6.336<br />
<br />
12.605,48<br />
<br />
23<br />
<br />
12,36<br />
<br />
18.539,45<br />
<br />
6.652<br />
<br />
11.887,45<br />
<br />
24<br />
<br />
11,75<br />
<br />
17.612,48<br />
<br />
6.985<br />
<br />
10.627,48<br />
<br />
25<br />
<br />
11,16<br />
<br />
56.101,28<br />
<br />
7.018<br />
<br />
49.083,28<br />
<br />
Năm<br />
<br />
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 và tính toán của các tác giả.<br />
102<br />
<br />
Đối với giai đoạn kinh doanh, qua điều tra cho thấy, các khoản chi phí qua<br />
các năm của các nhóm hộ điều tra khá đều nhau. Tổng chi phí bình quân 1 ha giai<br />
đoạn kinh doanh bình quân 1 hộ từ năm thứ 7 đến năm thứ 14 là 29.513 ngàn đồng.<br />
Trong đó, chi phí lao động vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chủ yếu là lao động gia đình,<br />
chiếm 48,04%. Chi phí phân bón chiếm 19,96%, thuốc hóa học chiếm 4,88%, chi phí<br />
khác chiếm 8,17%. Chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ sản xuất như kiềng, máng, thùng<br />
đựng mủ phục vụ cho thu hoạch chiếm 18,94% và phát sinh tương đối đồng đều qua các<br />
năm.<br />
Vì số liệu điều tra chỉ đến năm 14, do đó số liệu từ năm 15 đến năm 25 chưa phát<br />
sinh nên cần phải ước lượng. Năng suất mủ cao su đạt mức cao nhất vào khoảng năm khai<br />
thác thứ 9 - 13, tức là năm tuổi thứ 15 - 19, sau đó năng suất giảm dần, tỷ lệ giảm bình quân<br />
hàng năm là 3 - 5%/năm so với năm trước. Năng suất từ năm thứ 7 đến năm thứ 14 được<br />
thống kê theo số liệu điều tra thực tế, còn từ năm thứ 15 đến năm thứ 25 dựa trên kết quả<br />
nghiên cứu của Viện nghiên cứu cao su để ước lượng.<br />
3.3. Kết quả và hiệu quả chế biến mủ cao su<br />
Hiện nay, các hộ trồng cao su chưa đủ năng lực để chế biến mủ. Sản phẩm cuối<br />
cùng của hộ trồng là mủ nước. Mủ nước được bán cho các hộ thu gom, sau đó bán cho<br />
các công ty cao su để chế biến. Chúng tôi đã tiếp cận phỏng vấn ba đơn vị chế biến, đó<br />
là: công ty cổ phần cao su tỉnh TT Huế, công ty cao su Kon Tum và công ty cổ phần<br />
cao su Đà Nẵng.<br />
Hiệu quả chế biến và xuất khẩu cao su mang lại là tương đối, thể hiện qua chỉ<br />
tiêu tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và lợi nhuận/chi phí. Một đồng chi phí thu được 1,874<br />
đồng doanh thu và 0,874 đồng lợi nhuận. Một đồng doanh thu thu được 0,466 đồng lợi<br />
nhuận. Có thể thấy, việc trồng cao su đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng, tạo<br />
công ăn việc làm cho người lao động và cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế<br />
biến cao su. Các nhà máy cao su cũng đạt hiệu quả trong việc chế biến và xuất khẩu.<br />
Tuy nhiên, việc mang lại ngoại tệ cho quốc gia có thực sự hiệu quả không, chúng ta sẽ<br />
tìm câu trả lời đi phân tích lợi thế so sánh của sản xuất và xuất khẩu cao su để thấy rõ.<br />
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế 1 tấn sản phẩm mủ sơ chế<br />
<br />
STT<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
ĐVT<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
1<br />
<br />
Giá bán BQ<br />
<br />
đồng<br />
<br />
18.670.000<br />
<br />
2<br />
<br />
Tổng chi phí<br />
<br />
đồng<br />
<br />
9.962.383<br />
<br />
3<br />
<br />
Lợi nhuận trước thuế<br />
<br />
đồng<br />
<br />
8.707.617<br />
<br />
4<br />
<br />
Doanh thu/chi phí<br />
<br />
lần<br />
<br />
1,874<br />
<br />
5<br />
<br />
Lợi nhuận/doanh thu<br />
<br />
lần<br />
<br />
0,466<br />
<br />
6<br />
<br />
Lợi nhuận/chi phí<br />
<br />
lần<br />
<br />
0,874<br />
<br />
Nguồn: số liệu điều tra năm 2009.<br />
103<br />
<br />