Nghiên cứu chung và nghiên cứu khoa học cơ bản<br />
<br />
KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CHẤT MÀU CONGO RED TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC<br />
CỦA BÙN ĐỎ HOẠT HÓA<br />
ThS. Nguyễn Ngọc Tuyền*, PGS.TS Bùi Trung**<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Red mud is a by-product of bauxite processing via the Bayer process. This study evaluates<br />
adsorption capacity of congo red (CR) in aqueous solution by an activated red mud material.<br />
Experimental results show that the CR removal capacity of activated red mud (ARM) sample that<br />
was prepared by heating a raw red mud material with carbon at 900oC for 4 h was much higher<br />
than the capacity of raw red mud . The CR adsorption into ARM was good at pH below 5 and it<br />
took 30 min to obttain equilibrium. The adsorption data was analyzed using the Langmuir and the<br />
Freundlich isotherm models and it was found that the Langmuir isotherm model represented the<br />
measured sorption data well. The calculated CR absorption capacity of ARM was 112,4 mg/g. This<br />
study result indicates that ARM can be employed as absorbent for removal of CR also other azo<br />
dyes from industrial waste water.<br />
Keywords: Red mud . CR adsorption. adsorption capacity. azo dyes<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Quá trình chế biến quặng bauxit theo phương pháp Bayer sinh ra chất thải gọi là bùn đỏ. Sau<br />
khi hoạt hóa bằng cách nung bùn đỏ thô với carbon ở 900oC trong 4 giờ, bùn đỏ hoạt hoá (BĐHH)<br />
đuợc khảo sát khả năng hấp phụ chất màu congo red (CR) tan trong nước. Kết quả cho thấy khả<br />
năng hấp phụ của BĐHH cao hơn nhiều so với bùn đỏ thô. Sự hấp phụ tốt ở pH nhỏ hơn 5, cân<br />
bằng đạt được sau 30 phút. Phân tích theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich<br />
cho thấy sự hấp phụ CR trên BĐHH tuân theo mô hình Langmuir, dung lượng hấp phụ là 112,4<br />
mg/g. Kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng BĐHH để hấp phụ CR cũng như các chất nhuộm<br />
azo khác từ nước thải công nghiệp.<br />
Từ khoá: Bùn đỏ, khả năng hấp phụ, sự hấp phụ CR. chất nhuộm azo<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Bùn đỏ là chất thải có độ kiềm cao, mịn,<br />
khó đóng rắn, chứa rất nhiều tạp chất nên dễ<br />
phát tán gây ô nhiễm môi trường. Việc nghiên<br />
cứu sử dụng bùn đỏ vào các lĩnh vực phù hợp là<br />
cần thiết nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực<br />
đến môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã<br />
hội cho ngành khai thác và chế biến quặng<br />
bauxit đầy tiềm năng ở nước ta.<br />
Cho đến nay, bùn đỏ đã được nghiên cứu<br />
ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như<br />
làm đất canh tác nông nghiệp, bột màu, phụ gia<br />
trong xi măng, …Với thành phần chủ yếu là các<br />
oxid sắt, nhôm, silic, titan,…nhưng ở dạng bền,<br />
kém hoạt động, bùn đỏ cẩn được hoạt hóa. Một<br />
trong các phương pháp hoạt hóa đó là nung bùn<br />
đỏ với carbon ở nhiệt độ cao.<br />
<br />
2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
2.1. Hóa chất, vật liệu<br />
- Bùn đỏ thô (BĐT) được tạo ra bằng cách<br />
xử lý bã thải của của nhà máy hóa chất Tân<br />
Bình với dung dịch HCl 5% và nước cất rồi sấy<br />
khô ở 105oC.<br />
- Bùn đỏ hoạt hóa (BĐHH) thu được qua<br />
qui trình hoạt hóa nhiệt BĐT với carbon ở<br />
900oC. Qui trình hoạt hóa và các đặc tính lý hóa<br />
của vật liệu này đã được trình bày chi tiết trong<br />
một báo cáo gần đây [8].<br />
- Chất màu congo red (CR) tinh khiết, có<br />
công thức như sau: C32H22N6O6S2Na2<br />
(M = 696,67 g/mol)<br />
<br />
Với mục đích tận thu chất thải để xử lý<br />
môi trường, chúng tôi tiến hành khảo sát khả<br />
năng hấp phụ của bùn đỏ hoạt hóa đối với chất<br />
màu congo red trong môi trường nước.<br />
* Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ<br />
** Viện Công nghệ Hóa học, Tp. Hồ Chí Minh<br />
<br />
Tập san Khoa học & Giáo dục, số 2<br />
<br />
34<br />
<br />
Nghiên cứu khoa học chuyên ngành<br />
<br />
Hệ thiết bị phản ứng bao gồm một bình<br />
cầu 1lít đặt trong một bể điều nhiệt. Dung<br />
dịch được khuấy đều nhờ thiết bị khuấy từ.<br />
Tiến hành: cho 200mL dung dịch CR có nồng<br />
độ xác định vào bình cầu. Dùng các dung<br />
dịch HCl 5% và NaOH 5% để hiệu chỉnh pH<br />
của dung dịch về giá trị cần thiết. Cho một<br />
lượng xác định BĐHH vào dung dịch, đặt vào<br />
bể điều nhiệt và khuấy đều suốt thời gian<br />
phản ứng với tốc độ khoảng 100 vòng/phút.<br />
Dung dịch được rút ra ở các thời điểm khác<br />
nhau tùy thuộc vào yêu cầu khảo sát rồi lọc<br />
bỏ phần rắn bằng giấy lọc. Dung dịch qua lọc<br />
được điều chỉnh về pH 5 bằng dung dịch đệm<br />
rồi xác định nồng độ CR theo phương pháp<br />
trắc quang trên máy DR–2000.<br />
Dung lượng hấp phụ của vật liệu được<br />
tính theo công thức sau:<br />
qt = (Co – Ct)/m<br />
Với: qt (mg/g) là dung lượng hấp phụ của<br />
vật liệu tại thời điểm t<br />
Co và Ct (ppm) lần lượt là nồng độ của<br />
hợp chất màu trong dung dịch ban đầu và tại<br />
thời điểm t. Nồng độ của hợp chất màu được<br />
xác định bằng phương pháp phân tích trắc<br />
quang.<br />
m (g/L) là lượng vật liệu dùng trong 1<br />
lít dung dịch.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
3.1. Khả năng hấp phụ CR của BĐHH so<br />
với BĐT:<br />
Thực nghiệm hấp phụ CR trên các mẫu<br />
BĐT và BĐHH ở điều kiện CoCR= 300ppm;<br />
mvật liệu= 1,0g/L; pHo = 5,0; T = 30±1oC;<br />
t<br />
= 60 phút, đã ghi nhận dung lượng hấp phụ<br />
(qt) của BĐHH là 97,29 mg/g, của BĐT là<br />
68,22mg/g. Kết quả này cho thấy bằng<br />
phương pháp hoạt hóa nhiệt bùn đỏ với<br />
carbon đã cải thiện đáng kể khả năng hấp phụ<br />
CR của vật liệu.<br />
Sự hấp phụ CR trên các mẫu bùn đỏ<br />
theo khuynh hướng tương tác tĩnh điện giữa<br />
Tập san Khoa học & Giáo dục, số 2<br />
<br />
anion C32H22N6(SO3)22- và các tâm mang điện<br />
tích dương trên bề mặt vật liệu. Tuy nhiên,<br />
pHPZC của BĐT (có giá trị là 7,0) và BĐHH<br />
(pHPZC =6,9) gần như nhau nên sự thay đổi qt<br />
của chúng như trên có thể được giải thích<br />
theo sự thay đổi của hàm lượng các hoạt chất<br />
(Fe2O3, FeO, Al2O3) và tạp chất trong vật liệu.<br />
Ngoài ra, BĐT có nước ẩm, nước cấu<br />
trúc trong vật liệu còn nhiều và sự hiện diện<br />
của ion OH- tự do đã liên kết với các tâm hấp<br />
phụ của vật liệu [3]. Khi hoạt hóa bùn đỏ ở<br />
nhiệt độ cao đã làm giảm lượng nước trong<br />
vật liệu, vì thế, khả năng hấp phụ tăng.<br />
3.2. Sự ảnh hưởng của các yếu tố đến khả<br />
năng hấp phụ CR<br />
3.2.1. Ảnh hưởng của pH dung dịch CR<br />
ban đầu:<br />
pH dung dịch CR ban đầu (gọi là pHo)<br />
được khảo sát trong khoảng pHo = 3 – 9 (độ<br />
tan của CR trong nước ở pH = 2 rất thấp [3]).<br />
(Điều kiện: m BĐHH = 1,0 g/L;<br />
CoCR =<br />
o<br />
300 ppm; T = 30±1 C)<br />
Hình 1 cho thấy qt giảm khi pHo tăng.<br />
Độ tăng, giảm qt khác nhau trong từng<br />
khoảng pHo.<br />
350<br />
<br />
Dung lượng hấp thu<br />
(mg/g)<br />
<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đầu tiên khảo sát khả năng hấp phụ CR<br />
của BĐT và BĐHH.<br />
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp<br />
phụ CR của vật liệu, bao gồm: pH dung dịch,<br />
thời gian tiếp xúc, nồng độ ban đầu của CR,<br />
được khảo sát. Từ các điều kiện phù hợp, áp<br />
dụng các mô hình hấp phụ đẳng nhiệt<br />
Langmuir và Freundlich để đánh giá khuynh<br />
hướng hấp phụ CR trên BĐHH.<br />
<br />
300<br />
250<br />
200<br />
150<br />
100<br />
50<br />
0<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
40<br />
<br />
60<br />
<br />
80<br />
<br />
100<br />
<br />
120<br />
<br />
Thời gian tiếp xúc (phút)<br />
pH = 3,0<br />
pH = 6,0<br />
<br />
pH = 4,0<br />
pH = 7,0<br />
<br />
pH = 5,0<br />
pH = 9,0<br />
<br />
Hình 1. Sự thay đổi dung lượng hấp phụ CR<br />
của BĐHH theo thời gian, tại pHo khác nhau<br />
Nhiều nghiên cứu trước đã ghi nhận, pH<br />
của dung dịch CR ban đầu tác động đến sự<br />
hình thành các tâm mang điện tích bề mặt vật<br />
liệu hấp phụ [3],[6]. pHPZC của BĐHH là 6,9,<br />
nên điện tích bề mặt của nó thay đổi theo pHo<br />
như sau:<br />
+ Khi pHo < 6,9: M-OH(s) + H+(aq) →<br />
M-OH2+(s)<br />
+ Khi pHo > 6,9: M-OH(s) + OH-(aq) →<br />
M-O-(s) + H2O (M = Fe, Al, ...)<br />
Trong nước phân tử CR phân ly thành các<br />
ion:<br />
C32H22N6(SO3)2Na2 → C32H22N6(SO3)22- +<br />
2Na+<br />
35<br />
<br />
Các anion C32H22N6(SO3)22- có khuynh<br />
hướng tạo liên kết tĩnh điện với các tâm bề<br />
mặt tích điện dương của BĐHH (khi pHo <<br />
6,9)<br />
Do cấu trúc của anion C32H22N6(SO3)22cồng kềnh, gây cản trở không gian nên để quá<br />
trình hấp phụ xảy ra tốt thì mật độ điện tích<br />
dương trên bề mặt vật liệu phải đủ lớn. Vì thế,<br />
qt khá cao ở khoảng pHo = 3 - 4, nhưng tương<br />
đối thấp ở khoảng pHo 5 đến 7. Khi pHo > 7,<br />
bề mặt BĐHH tích điện âm, không thuận lợi<br />
cho sự hấp phụ anion.<br />
<br />
D u n g lư ợ n g h ấ p th u (m g /g )<br />
<br />
3.2.2.Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc và<br />
nồng độ CR ban đầu:<br />
Theo hình 2a, 2b, hiệu suất và qt tăng<br />
theo thời gian tiếp xúc. Quá trình hấp phụ<br />
diễn ra nhanh ở khoảng thời gian đầu, sau đó<br />
chậm lại và đạt cân bằng sau khoảng 30 phút<br />
cho tất cả các nồng độ CR đã khảo sát.<br />
<br />
H iệ u su ấ t h ấ p th u (% )<br />
<br />
Nghiên cứu khoa học chuyên ngành<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
50<br />
<br />
100<br />
<br />
300<br />
<br />
500<br />
<br />
N ồ n g đ ộ C R b a n đ ầ u (m g /L )<br />
1 5 p hú t<br />
<br />
3 0 p hú t<br />
<br />
6 0 p hú t<br />
<br />
Hình2b. Sự thay đổi hiệu suất hấp phụ theo<br />
thời gian và nồng độ dung dịch CR ban đầu.<br />
Kết quả phân tích phổ UV-Vis (hình 3)<br />
cho thấy chỉ có sự giảm cường độ các đỉnh<br />
phổ đặc trưng của CR với hình dạng phổ đồ<br />
không thay đổi, nghĩa là không có sự phá hủy<br />
cấu trúc của phân tử CR mà chỉ xảy ra quá<br />
trình hấp phụ khi CR tiếp xúc với BĐHH.<br />
<br />
120<br />
100<br />
80<br />
60<br />
40<br />
20<br />
0<br />
0<br />
<br />
20<br />
40<br />
60<br />
80<br />
100 120<br />
T h ờ i g ia n tiế p x ú c (p h ú t)<br />
<br />
5 0 m g C R /l<br />
<br />
1 0 0 m g C R /l<br />
<br />
3 0 0 m g C R /l<br />
<br />
5 0 0 m g C R /l<br />
<br />
Hình 2a. Sự thay đổi dung lượng hấp phụ<br />
CR theo thời gian và nồng độ dung dịch CR<br />
ban đầu.<br />
Khi tăng nồng độ CR, qt có khuynh<br />
hướng tăng, trong khi hiệu suất lại giảm (hình<br />
2b). Kết quả từ một số nghiên cứu trước đây<br />
cũng đã ghi nhận sự thay đổi trái chiều giữa<br />
dung lượng và hiệu suất hấp phụ CR trên các<br />
loại vật liệu khác nhau khi thay đổi nồng độ<br />
CR [1], [9], [10]. Theo Vipasiri Vimonses<br />
[10], đó là do sự giới hạn các tâm hấp phụ<br />
trên bề mặt vật liệu. Khi nồng độ CR cao, hầu<br />
hết các tâm mang điện tích trên bề mặt vật<br />
liệu đều bị chiếm giữ bởi các phân tử CR,<br />
nhưng lượng phân tử CR còn trong dung dịch<br />
nhiều. Hệ quả là qt cao và hiệu suất thấp.<br />
Ngược lại, với nồng độ CR thấp, gần như<br />
toàn bộ các phân tử CR bị bắt giữ nên hiệu<br />
suất hấp phụ cao, trong khi số tâm còn trống<br />
lớn nên qt thấp.<br />
<br />
Tập san Khoa học & Giáo dục, số 2<br />
<br />
Hình 3. Phổ UV-Vis của CR trước và sau khi<br />
hấp phụ trên BĐHH tại các thời điểm<br />
khác nhau<br />
3.3. Mô hình hấp thu đẳng nhiệt CR trên<br />
BĐHH<br />
Để dự đoán sự tương tác giữa các phân<br />
tử CR với bề mặt vật liệu hấp phụ, ước tính<br />
dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu, hai<br />
mô hình hấp phụ đẳng nhiệt thông dụng<br />
Freundlich và Langmuir được sử dụng.<br />
- Mô hình Freundlich đặc trưng cho quá<br />
trình hấp phụ không lý tưởng của các hệ dị<br />
thể và hấp phụ thuận nghịch [11].<br />
qe = KF.Ce1/n<br />
hay logqe = logKF + (1/n).logCe<br />
<br />
36<br />
<br />
Nghiên cứu khoa học chuyên ngành<br />
<br />
Với: qe (mg/g) là dung lượng hấp phụ<br />
CR của vật liệu tại thời điểm cân bằng, được<br />
tính theo công thức: qe = [V.(Co - Ce)]/m<br />
-Mô hình hấp thu đẳng nhiệt Langmuir<br />
mô tả một quá trình hấp phụ đơn lớp của vật<br />
liệu hấp phụ có cấu trúc đồng nhất, có thể ước<br />
lượng dung lượng hấp phụ tối đa của vật liệu.<br />
[3]<br />
qe = KL.qm.Ce/(1 + KL.Ce)<br />
<br />
Từ hình 4 nhận thấy, hệ số tương quan<br />
của phương trình đường thẳng theo mô hình<br />
Langmuir (R2 = 0,9975) cao hơn so với hệ số<br />
này của mô hình Freundlich (R2 = 0,8686).<br />
Nghĩa là quá trình hấp phụ đẳng nhiệt CR trên<br />
BĐHH tương thích với mô hình Langmuir<br />
hơn là Freundlich. Điều này cho biết các cấu<br />
tử CR đã được hấp phụ bởi các tâm hoạt tính<br />
đồng nhất trên bề mặt BĐHH và quá trình này<br />
là hấp phụ đơn lớp.<br />
<br />
Hay Ce/qe = 1/(qm.KL) + Ce.(1/qm)<br />
4 ,0<br />
<br />
2 ,0<br />
2 ,0<br />
<br />
3 ,5<br />
<br />
1 ,9<br />
1 ,9<br />
<br />
2 ,5<br />
<br />
lo g q<br />
e<br />
<br />
Ce/qe (g /L )<br />
<br />
3 ,0<br />
2 ,0<br />
1 ,5<br />
y = 0 ,0 0 8 9 x + 0 ,2 6 1 1<br />
R 2 = 0 ,9 9 7 5<br />
<br />
1 ,0<br />
0 ,5<br />
<br />
y = 0 ,3 1 2 4 x + 1 ,2 5 5 6<br />
R 2 = 0 ,8 6 8 6<br />
<br />
1 ,5<br />
<br />
0 ,0<br />
0<br />
<br />
100<br />
<br />
200<br />
<br />
C<br />
<br />
(a)<br />
<br />
1 ,8<br />
1 ,7<br />
1 ,7<br />
1 ,6<br />
1 ,6<br />
<br />
T h ự c n g h iệm<br />
<br />
e<br />
<br />
300<br />
<br />
400<br />
<br />
1 ,1<br />
<br />
500<br />
<br />
1 ,5<br />
<br />
1 ,9<br />
<br />
lo g C<br />
<br />
(m g /L )<br />
M ô h ìn h L a n g m u ir<br />
<br />
(b)<br />
<br />
T h ự c n g h iệm<br />
<br />
2 ,3<br />
<br />
2 ,7<br />
<br />
e<br />
<br />
M ô h ìn h F reu n d rich<br />
<br />
Hình 4. Sự hấp phụ đẳng nhiệt CR theo các mô hình Langmuir (a) và Freundlich (b). (Điều kiện<br />
m BĐHH = 1,0 g/L; CoCR= 50 – 500 ppm; pHo = 5,0; T = 30±1oC; t = 60 phút)<br />
Đặc tính đồng nhất của các tâm hoạt<br />
động bề mặt của vật liệu còn được chứng<br />
minh thông qua hệ số cân bằng (KD, L/g). Hệ<br />
số này được tính theo công thức sau:<br />
KD = Cs/Cw<br />
Với : Cs (mg/g) và CW (mg/L) lần lượt là<br />
lượng cấu tử bị hấp phụ trong vật liệu và<br />
nồng độ trong dung dịch tại thời điểm cân<br />
bằng. [9]<br />
Bảng1. Kết quả xác định nồng độ CR còn lại<br />
trong dung dịch sau 45 phút hấp phụ trên<br />
BĐHH và tính ra KD<br />
Hàm<br />
lượng<br />
vật liệu<br />
(g/L)<br />
0,3<br />
0,5<br />
1,0<br />
2,0<br />
<br />
CoCR<br />
(ppm)<br />
<br />
CwCR<br />
(ppm)<br />
<br />
CSCR<br />
(mg/g)<br />
<br />
KD<br />
(L/g)<br />
<br />
300<br />
300<br />
300<br />
300<br />
<br />
6,95<br />
4,07<br />
2,07<br />
1,05<br />
<br />
976,83<br />
591,86<br />
297,93<br />
149,48<br />
<br />
140,55<br />
145,42<br />
143,93<br />
142,36<br />
<br />
Tập san Khoa học & Giáo dục, số 2<br />
<br />
Nhận thấy hệ số KD của quá trình hấp phụ<br />
thay đổi không nhiều ở các hàm lượng BĐHH<br />
khác nhau. Điều này thể hiện độ đồng nhất<br />
của các tâm hoạt động trên bề mặt BĐHH<br />
tương đối cao, phù hợp với mô hình hấp thu<br />
đẳng nhiệt Langmuir.<br />
Như vậy, dung lượng hấp phụ CR cực<br />
đại của BĐHH ở điều kiện khảo sát là 112,4<br />
mg/g. Một số nghiên cứu trước đây cũng ghi<br />
nhận quá trình hấp phụ CR trên các loại vật<br />
liệu khác nhau cũng tuân theo mô hình<br />
Langmuir. Theo tham khảo, dung lượng hấp<br />
phụ CR của các vật liệu dao động từ vài mg/g<br />
đến hàng trăm mg/g tùy thuộc vào vật liệu,<br />
chẳng hạn: dung lượng hấp phụ cực đại CR<br />
của bùn đỏ hoạt hóa bằng axit HCl là 7,08<br />
mg/g [9], của bùn đỏ nguyên khai là 4,05<br />
mg/g [7], cacbon từ rơm rạ là 403,7 mg/g [2],<br />
bentonit là 158 mg/g [5].<br />
4. KẾT LUẬN<br />
<br />
Bùn đỏ hoạt hóa có khả năng hấp phụ<br />
hợp chất màu congo red trong môi trường<br />
nước, dung lượng hấp phụ CR cực đại của<br />
BĐHH ở điều kiện khảo sát (m BĐHH = 1,0<br />
37<br />
<br />
Nghiên cứu khoa học chuyên ngành<br />
<br />
g/L; CoCR = 50 – 500 ppm; pHo = 5,0; T =<br />
30±1oC; t = 60 phút) là 112,4 mg/g, cao hơn<br />
nhiều so với bùn đỏ thường. Khả năng hấp<br />
phụ chủ yếu là do sự tương tác tĩnh điện giữa<br />
anion của hợp chất màu với các tâm mang<br />
điện tích dương trên bề mặt vật liệu. Quá<br />
trình hấp phụ tuân theo mô hình hấp phụ đẳng<br />
nhiệt Langmuir.<br />
Kết quả nghiên cứu trên đây có thể làm<br />
cơ sở để ứng dụng bùn đỏ làm vật liệu hấp<br />
phụ các hợp chất màu azo có cấu trúc tương<br />
tự như congo red trong nước thải công nghiệp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1].Chenglong Xia et. al.(2011), “Adsorption<br />
properties of congo red from aqueous<br />
solution on modified hectorite: Kinetic<br />
and<br />
thermodynamic<br />
studies”,<br />
Desalination, Vol. 265, pp.81–87.<br />
[2].Kannan N. et al. (2002), “Adsorption of<br />
congo red on various activated carbons<br />
a comparative study”, Water, Air, Soil<br />
Pollution, 138, pp. 289–305.<br />
[3].Li<br />
Wang,<br />
Aiqin<br />
Wang<br />
(2007),<br />
“Adsorption characteristics of Congo<br />
Red onto the chitosan/ montmorillonite<br />
nanocomposite”, Journal of Hazardous<br />
Materials, Vol. 147, p. 979–985.<br />
<br />
[7]. Namasivayam C. et. al. (1997), “Removal<br />
of congo red from wastewater by<br />
adsorption onto waste red mud”,<br />
Chemosphere, Vol. 34 ( 2), pp. 401-417.<br />
[8].Nguyễn Ngọc Tuyền, Bùi Trung, 2011,<br />
Chế tạo và khảo sát hoạt tính xúc tác<br />
cho phản ứng Fenton phân hủy phẩm<br />
màu anion của vật liệu từ bùn đỏ Việt<br />
Nam, Tập san khoa học Trường Cao<br />
đẳng Nông nghiệp Nam bộ, trang 12-15.<br />
[9].Tor A.,Cengeloglu Y.,. (2006), “Removal<br />
of congo red fromaqueous solution by<br />
dsorption onto acid activated red mud”,<br />
Journal Hazardous Materials, B138, pp.<br />
409–415.<br />
[10].Vipasiri Vimonses, Shaomin Lei, Bo Jin,<br />
Chris W.K. Chow, Chris Saint (2009),<br />
“Adsorption of congo red by three<br />
Australian kaolins”, Applied Clay<br />
Science, Vol. 43, pp. 465–472.<br />
[11].Wang<br />
S.,<br />
Zhu<br />
Z.H.(2006),<br />
“Characterisation and environmental<br />
application of an Australian natural<br />
zeolite for basic dye removal from<br />
aqueous solution”, Journal of Hazardous<br />
Materials, B136, pp. 946–952.<br />
<br />
[4].Lorenc-Grabowska E. et al. (2007),<br />
“Adsorption characteristics of Congo<br />
Red<br />
on<br />
coal-based<br />
mesoporous<br />
activated carbon”, Dyes Pigments, 74,<br />
p.34- 40.<br />
[5].Mahmut Ozacar, Emrah Bulut, I. Ayhan<br />
Sengil (2008), “ Equilibrium and kinetic<br />
data and process design for adsorption<br />
of Congo Red onto bentonite”, Journal<br />
of Hazardous Materials, Vol. 154 , pp.<br />
613–622.<br />
[6].Mall I.D.et.al. (2006), „Characterization<br />
and utilization of mesoporous fertilizer<br />
plant waste carbon for adsorptive<br />
removal of dyes from aqueous solution“.<br />
Colloids Surface, A 278 (1–3), pp.175–<br />
187.<br />
Tập san Khoa học & Giáo dục, số 2<br />
<br />
38<br />
<br />