intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ Ở NƯỚC TA

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

89
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều kiện khí hậu Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. ở các tỉnh phía Bắc nhiệt độ giao động từ 10-380C, vào mùa đông có ngày nhiệt độ có thể xuống tới 5-60C.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ Ở NƯỚC TA

  1. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ Ở NƯỚC TA 1- Điều kiện khí hậu Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. ở các tỉnh phía Bắc nhiệt độ giao động từ 10-380C, vào mùa đông có ngày nhiệt độ có thể xuống tới 5-60C. Mặc dù vậy ở các tỉnh phía Bắc nhiệt độ ít khi xuống dưới 150C (nhiệt độ dưới 150C được gọi là nhiệt độ không sinh học). Ở các tỉnh phía Nam, nhiệt độ giao động trong năm thấp từ 20-330C, thời gian chiếu sáng gần như quanh năm. Từ những đặc điểm nêu trên cho thấy điều kiện khí hậu nước ta cực kỳ thuận lợi cho cho các sinh vật làm thức ăn cho cá phát triển, cũng như cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản khác. 2- Diện tích: Diện tích mặt nước có thể đưa vào nưôi trồng thủy sản của nước ta ước khoảng 1.380.000 ha (chiến
  2. lược phát triển ngành thủy sản đến 2010). Trong đó các thủy vực nước ngọt chiếm tới 72,7% diện tích. Tuy nhiên đến nay chúng ta mới chỉ đưa vào sử dụng một diện tích rất nhỏ bằng 1/3 tổng số diện tích có khả năng nói trên. Vì vậy diện tích còn lại có thể đưa vào nuôi thủy sản trong thời gian tới là rất lớn. 3- Giống loài: Hiện nay trên toàn quốc có khoảng 50 loài cá có giá trị kinh tế, trong đó có hàng chục loài cá đã được nuôi phổ biến ở các thủy vực nước ngọt. Ví dụ: Ở các thủy vực phía Bắc có các loài cá nuôi phổ biến như sau: mè trắng Việt nam, cá trôi, cá trê, cá chép, cá diếc... Ở các thủy vực nước ngọt phía Nam có các loài cá kinh tế như cá tra, cá ba sa, cá vồ, cá mè vinh, cá mùi, cá sặc rằn, cá tai tượng, cá lóc....
  3. Ngoài các loài cá kinh tế của ta, từ những năm 1958-1960 trở lại đây chúng ta đã nhập nội nhiều loài cá kinh tế có giá trị cao như: cá mè trắng Hoa Nam, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá Rohu, cá Mrigal, cá cát la, cá chép kính, cá chép vảy... Ngoài các loài cá nêu trên chúng ta còn nhập thêm một số loài cá có giá trị kinh tế như cá rô phi, cá chép vàng, cá chép kính, cá trâu... Trên lĩnh vực giống chúng ta đã tiến hành lai kinh tế giữa cá chép Hungari và cá chép Việt nam tạo ra con lai F1 có tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích ứng nhanh với các yếu tố môi trường. Gần đây chúng ta đã tiến hành ghép thành công cá trê phi và cá trê đen Việt nam. 4- Điều kiện lao động. Lao động nuôi cá nước ngọt gắn chặt với lao động nông nghiệp ở nông thôn. Lực lượng lao động còn rất dồi dào, mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia. Trong nông nghiệp lao động nghề cá đã thu
  4. hút một một lực lượng khá đông đảo, bao gồm cả lao động phụ trong mọi gia đình đều có thể tham gia nuôi cá. Cả nước có trên 2000 cán bộ đại học và trên đại học về nuôi trồng thủy sản, hàng ngàn cán bộ trung học và hàng vạn cán bộ công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm cao. 5- Điều kiện thị trường: Ngoài việc giải quyết nguồn thực phẩm tại chỗ cho nhiều gia đình tại vùng nông thôn, đến nay nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta đã có một số nơi chuyển sang hướng chuyên sản xuất hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, cho đến tỉnh, thành phố và các khu công nghiệp lớn. Đối tượng cá nước ngọt xuất khẩu còn quá ít, hoặc chưa được chú ý đến trong nhiều năm qua, song hiện nay đã và đang có triển vọng ở một số đối tượng kinh tế cao như cá trê, cá quả, cá tai tượng, cá chép,
  5. cá tra, cá bống tượng.... Nhìn chung về phát triển nghề nuôi cá nước ngọt, trước mắt nhằm giải quyết nhu cầu thực phẩm tại chỗ trong nước là chính, đồng thời trong giai đoạn tới cần nghiên cứu phát triển một số loài có giá trị phục vụ xuất khẩu để mở rộng thị trường và đa dạng hóa các sản phẩm về cá nuôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2