intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khả năng sử dụng độ thiệt hại khoảng cách DD để đánh giá tác động của méo phi tuyến gây bởi bộ khuếch đại công suất phát trong các hệ thống 256-QAM

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

76
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo giới thiệu cách xác định tham số độ thiệt hại khoảng cách dd (distance degradation) để đánh giá độ phi tuyến của các bộ khuếch đại công suất và khảo sát sự phụ thuộc của lượng thiệt hại tỷ số tín trên tạp SNRD (Signal-to-Noise Ratio Degradation) vào thông số dd trong hệ thống điều chế 256-MQAM đơn sóng mang. Đồng thời bài báo cũng gợi mở ra một hướng nghiên cứu mới cho việc tính toán một cách giải tích xác suất lỗi bit, nhằm đánh giá tác động của méo phi tuyến được gây ra bởi các bộ khuếch đại công suất trong hệ thống điều chế đa sóng mang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khả năng sử dụng độ thiệt hại khoảng cách DD để đánh giá tác động của méo phi tuyến gây bởi bộ khuếch đại công suất phát trong các hệ thống 256-QAM

Đoàn Thị Thanh Thảo và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 86(10): 27 - 32<br /> <br /> KHẢ NĂNG SỬ DỤNG ĐỘ THIỆT HẠI KHOẢNG CÁCH DD ĐỂ ĐÁNH GIÁ<br /> TÁC ĐỘNG CỦA MÉO PHI TUYẾN GÂY BỞI BỘ KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT PHÁT<br /> TRONG CÁC HỆ THỐNG 256-QAM<br /> Đoàn Thị Thanh Thảo1*, Đoàn Thanh Hải2, Đỗ Huy Khôi1<br /> 1<br /> <br /> Trường ĐH CNTT&TT - ĐHTN, 2Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp - ĐHTN<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài báo giới thiệu cách xác định tham số độ thiệt hại khoảng cách dd (distance degradation) để<br /> đánh giá độ phi tuyến của các bộ khuếch đại công suất và khảo sát sự phụ thuộc của lượng thiệt hại<br /> tỷ số tín trên tạp SNRD (Signal-to-Noise Ratio Degradation) vào thông số dd trong hệ thống điều<br /> chế 256-MQAM đơn sóng mang. Đồng thời bài báo cũng gợi mở ra một hướng nghiên cứu mới<br /> cho việc tính toán một cách giải tích xác suất lỗi bit, nhằm đánh giá tác động của méo phi tuyến<br /> được gây ra bởi các bộ khuếch đại công suất trong hệ thống điều chế đa sóng mang.<br /> Từ khóa: MQAM, méo phi tuyến, độ thiệt hại khoảng cách, lượng thiệt hại tỉ số tín trên tạp.<br /> <br /> <br /> GIỚI THIỆU CHUNG<br /> Các tác động của méo phi tuyến gây bởi<br /> các bộ khuếch đại công suất phát<br /> Các tác động của méo phi tuyến gây ra bởi bộ<br /> KĐCS trong các hệ thống vô tuyến số MQAM gồm: Trải rộng phổ và gây tạp âm phi<br /> tuyến, tác động dịch chuyển vị trí các tín hiệu<br /> trên mặt phẳng pha, tác động gây ISI phi tuyến<br /> Cách đánh giá tác động của méo phi tuyến<br /> gây bởi bộ khuếch đại công suất phát<br /> Méo phi tuyến gây bởi KĐCS trong các hệ<br /> thống M-QAM có thể làm giảm một cách<br /> nghiêm trọng chất lượng có thể đạt tới được<br /> của hệ thống. Các nghiên cứu chi tiết trong<br /> [5], [7] cho thấy rằng các méo AM/AM và<br /> AM/PM tác động tới chất lượng hệ thống theo<br /> lối tăng cường lẫn nhau (synergistic), tức là<br /> suy giảm chất lượng hệ thống khi tính tới cả<br /> méo AM/AM lẫn AM/PM thì lớn hơn tổng<br /> suy giảm chất lượng của hệ thống khi tính tới<br /> hoặc chỉ méo AM/AM hoặc chỉ méo AM/PM.<br /> Tác động tới chất lượng hệ thống của méo phi<br /> tuyến được đánh giá qua thiệt hại tỷ số tín/tạp<br /> (SNRD  Signal-to-Noise Ratio Degradation)<br /> tính tại một giá trị nào đó của xác suất lỗi bít<br /> của hệ thống. Tính tăng cường tác động nói<br /> trên có thể diễn đạt bởi:<br /> <br /> <br /> <br /> Tel: 0984 984199, Email: thaonguyen@yahoo.com<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> SNRD(AM/AM và AM/PM) > SNRDAM/AM + SNRDAM/PM<br /> <br /> (1)<br /> Đánh giá ảnh hưởng của méo phi tuyến gây<br /> bởi KĐCS tới chất lượng hệ thống trong các<br /> hệ thống vô tuyến số M-QAM là một vấn đề<br /> nan giải. Do tính chất phức tạp của hệ thống,<br /> việc tính toán một cách giải tích là một nhiệm<br /> vụ không thể thực hiện được và nói chung,<br /> mô phỏng máy tính thường được xem là giải<br /> pháp hiệu quả nhất trong việc khảo sát các hệ<br /> thống có các phần tử phi tuyến.<br /> Trong công trình của Amadesi [8], bên cạnh<br /> việc đề xuất sử dụng BO (Back-Off) như một<br /> thông số méo phi tuyến, Amadesi P. và các<br /> cộng sự đã tiến hành mô phỏng hệ thống 16QAM với một số bộ khuếch đại TWT và đã<br /> tìm được công thức gần đúng kinh nghiệm để<br /> tính toán SNRD tại BER = 5.10-4:<br /> <br /> SNRD  A.e  K .BO   [dB]<br /> <br /> (2)<br /> <br /> trong đó:<br /> A = 3,25.sin(2S/9,5 + 5/36) + 5,75 [dB];<br /> K = 2,024  0,05ln(1+e5,416(S-2,6)) [dB-1];<br />  = 1,1 [dB];<br /> BO [dB] là độ lùi công suất lối ra (Back-Off)<br /> và S [dB] là độ chênh lệch giữa công suất ra<br /> trong điều kiện hoàn toàn tuyến tính và công<br /> suất bão hoà của bộ KĐCS (với cùng công suất<br /> lối vào ứng với giá trị công suất ra bão hoà).<br /> Mặc dầu công thức đã tìm được tỏ ra tương<br /> đối khớp với kiểm tra thực tế (sai số của việc<br /> 27<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đoàn Thị Thanh Thảo và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> làm gần đúng SNRD nhỏ hơn 0,25 dB), công<br /> trình này tỏ ra ít hiệu quả do công thức thiết<br /> lập được chỉ là với SNRD tính tại một giá trị<br /> khá lớn của BER là 5.10-4, trong khi thực tế<br /> tính toán thiết kế đòi hỏi phải có khả năng<br /> tính SNRD tại BER tới tận các giá trị 10-6,<br /> thậm chí tới 10-9 hoặc nhỏ hơn. Hơn thế nữa,<br /> giả thiết méo AM/PM là 30/dB được sử dụng<br /> trong mô phỏng máy tính của Amadesi chỉ<br /> gần đúng với các TWT và hoàn toàn không<br /> phù hợp với các SSPA. Cuối cùng, sơ đồ<br /> điều chế thích hợp với công thức tìm được<br /> chỉ là 16-QAM và không có khả năng mở<br /> rộng công thức cho các hệ thống 64-QAM<br /> hay 256-QAM.<br /> Trong [11], S. Pupolin và L. J. Greenstein đã<br /> giả thiết một cách võ đoán rằng các cụm điểm<br /> xuất hiện trên chòm sao tín hiệu thu dưới tác<br /> động của méo phi tuyến gây bởi KĐCS (thể<br /> hiện ISI phi tuyến) có phân bố chuẩn. Dựa<br /> trên giả thiết này và sử dụng khai triển chuỗi<br /> Volterra, S. Pupolin và L. J. Greenstein đã<br /> thiết lập các công thức xác định các tham số<br /> thống kê của tín hiệu thu, trên cơ sở đó có thể<br /> tính toán một cách giải tích xác suất lỗi bit<br /> của hệ thống. Giải pháp này, như đã thấy,<br /> thuộc vào lớp giải pháp tựa giải tích (do dựa<br /> trên giả thiết về phân bố của ISI) và kết quả<br /> tính toán chỉ là kết quả gần đúng. Điều này<br /> giải thích cho việc kết quả tính toán của S.<br /> Pupolin và L. J. Greenstein đã trình bày trong<br /> [11] chỉ sát với kết quả mô phỏng MonteCarlo ở những giá trị khá lớn của BER. Một<br /> hạn chế nữa của phương pháp đã được đề<br /> xuất bởi S. Pupolin và L. J. Greenstein là khai<br /> triển chuỗi Volterra chỉ có thể tính bằng<br /> phương pháp số đối với các méo phi tuyến tới<br /> bậc ba mà thôi, việc tính toán đối với các méo<br /> phi tuyến tới bậc 5 hay hơn nữa sẽ đòi hỏi bộ<br /> nhớ máy tính quá lớn đến mức không thực tế<br /> trong điều kiện công nghệ như hiện nay.<br /> Trong khi đó, với việc áp dụng các phương<br /> pháp tuyến tính hoá bộ KĐCS thì méo bậc 3<br /> thường giảm nhỏ tới mức các thành phần méo<br /> bậc 5 hay hơn nữa không thể bỏ qua được.<br /> Các nghiên cứu chi tiết hơn nữa [2, 10] đã chỉ<br /> ra rằng hàm mật độ xác suất pdf (probability<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 86(10): 27 - 32<br /> <br /> density function) của ISI phi tuyến không phải<br /> chuẩn một cách tự nhiên. Pdf của ISI phi<br /> tuyến vẫn có thể làm gần đúng bằng một phân<br /> bố chuẩn, tuy nhiên với kỳ vọng và phương<br /> sai khác với kỳ vọng và phương sai thực sự<br /> của ISI xác định bằng định nghĩa. Điều này<br /> cũng góp phần lý giải sự sai khác tương đối<br /> lớn giữa kết quả tính toán được của S.<br /> Pupolin và L. J. Greenstein và kết quả mô<br /> phỏng Monte-Carlo tại những giá trị thấp của<br /> BER. Các nghiên cứu hiện vẫn đang được<br /> tiến hành nhằm tìm cách xác định các tham số<br /> thống kê này (kỳ vọng và phương sai) một<br /> cách trực tiếp từ các tham số phi tuyến của bộ<br /> khuếch đại, hoặc nhằm tìm kiếm một phân bố<br /> xác suất mới cho ISI phi tuyến trong các hệ<br /> thống M-QAM với bộ KĐCS phi tuyến.<br /> Trong khi còn chưa xác định được cách tính<br /> xác suất lỗi bít của hệ thống một cách giải<br /> tích với một độ méo phi tuyến nào đó, thì ảnh<br /> hưởng của méo phi tuyến gây bởi bộ khuếch<br /> đại công suất vẫn có thể tính một cách gần<br /> đúng theo các công thức thực nghiệm đã được<br /> tìm ra trong [9, 10]. Tác động của méo phi<br /> tuyến có thể đánh giá qua SNRD gây bởi méo<br /> phi tuyến, xác định tại một số giá trị thường<br /> quan tâm của BER (10-3, 10-6, 10-8). Theo<br /> [9,10], các công thức đối với hệ thống 16- và<br /> 64-QAM có dạng sau:<br /> SNRD  a.dd2 + b.dd<br /> <br /> [dB]<br /> <br /> (3)<br /> <br /> trong đó a, b là các hằng số đã tìm ra qua<br /> mô phỏng hệ thống với một loạt bộ KĐCS<br /> thực tế và được cho trong các bảng 1 và 2,<br /> dd là tham số thiệt hại khoảng cách gây bởi<br /> méo phi tuyến của bộ KĐCS [6] sẽ được<br /> giải thích chi tiết trong mục 2.<br /> Sai số của SNRD tính theo (3) là khá nhỏ, sai<br /> số trong mọi trường hợp đã kiểm tra đều nhỏ<br /> hơn 0.2 dB tại mức BER = 10-6 và tại mức<br /> BER = 10-3 (tương đương với mức BER mà<br /> Amadesi P. đã sử dụng) sai số này còn nhỏ<br /> hơn nữa, dưới 0.1 dB.<br /> Bảng 1. Các giá trị của a và b tại các giá trị khác<br /> nhau của BER với 64-QAM [6]<br /> <br /> 28<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đoàn Thị Thanh Thảo và Đtg<br /> Mức BER<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> a<br /> <br /> b<br /> <br /> 10<br /> <br /> -3<br /> <br /> 25.3<br /> <br /> 0.47<br /> <br /> 10<br /> <br /> -6<br /> <br /> 45<br /> <br /> 2<br /> <br /> 10<br /> <br /> -8<br /> <br /> 55<br /> <br /> 2.46<br /> <br /> 86(10): 27 - 32<br /> <br /> Bảng 2. Các giá trị của a và b tại các giá trị khác<br /> nhau của BER với 16-QAM [5]<br /> Mức BER<br /> <br /> a<br /> <br /> b<br /> <br /> 10-3<br /> <br /> 0.3<br /> <br /> 5.5<br /> <br /> 10<br /> <br /> -6<br /> <br /> 0.6<br /> <br /> 10.2<br /> <br /> 10<br /> <br /> -8<br /> <br /> 1.325<br /> <br /> 10.875<br /> <br /> ĐỘ THIỆT HẠI KHOẢNG CÁCH DD<br /> Trong trường hợp chỉ đánh giá riêng tác động<br /> của méo phi tuyến gây bởi bộ KĐCS máy<br /> phát (chất lượng tỷ lệ lỗi bít khi đó có thể sử<br /> dụng như là một đường bao dưới – lower<br /> bound – của chất lượng hệ thống thực, nhất là<br /> khi méo phi tuyến trội hơn), các bộ phận khác<br /> của hệ thống xem như được thiết kế hoàn hảo,<br /> do vậy mọi tác động khác xem như không có:<br /> a) Đồng bộ sóng mang và đồng bộ đồng hồ<br /> hoàn hảo; b) Các mạch lọc phát và thu có đáp<br /> ứng tổng cộng thỏa mãn tiêu chuẩn Nyquist<br /> thứ nhất (bộ lọc phát là bộ lọc căn bậc hai<br /> cosine nâng nối tiếp sau một mạch sửa dạng<br /> xung x/sinx nhằm biến tín hiệu NRZ ở lối ra<br /> bộ điều chế thành các xung Dirac có biên độ<br /> được điều chế, mạch lọc thu là một bộ lọc căn<br /> bậc hai cosine nâng), môi trường truyền được<br /> giả thiết là lý tưởng, nghĩa là có hàm truyền<br /> bằng 1 với mọi tần số và do vậy không gây ra<br /> ISI tuyến tính; c) Hệ thống không bị nhiễu.<br /> Tác động gây trở ngại việc truyền dẫn tín hiệu<br /> chỉ còn lại: a) Méo phi tuyến gây bởi bộ<br /> KĐCS máy phát; b) Tạp âm nhiệt của máy<br /> thu quy ra đầu vào máy thu và được mô hình<br /> hóa bởi một nguồn tạp âm cộng trắng chuẩn<br /> (AWGN – Additive White Gaussian Noise).<br /> Sơ đồ khối của một hệ thống như vậy được<br /> trình bày trên hình vẽ 1.<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> Hình 1. Sơ đồ khối hệ thống M-QAM chỉ tính đến<br /> tác động méo phi tuyến<br /> <br /> Như đã trình bày trong mục 1, việc đánh giá<br /> chỉ riêng ảnh hưởng của méo phi tuyến gây<br /> bởi bộ khuếch đại công suất máy phát đối với<br /> các hệ thống vô tuyến số sử dụng điều chế MQAM cũng đã rất nan giải. Trong [7], tác giả<br /> đã đề xuất một thông số về độ phi tuyến của<br /> các bộ KĐCS máy phát (bất luận bộ KĐCS là<br /> TWT hay SSPA) trong các hệ thống M-QAM.<br /> Thông số này được gọi là độ thiệt hại khoảng<br /> cách dd (distance degradation), là lượng thiệt<br /> hại tính trung bình trên toàn tập tín hiệu của<br /> khoảng cách từ điểm tín hiệu tới biên quyết<br /> định gần nhất gây bởi tác động dịch chuyển<br /> các điểm tín hiệu trên biểu đồ chòm sao. Với<br /> một bộ KĐCS và với một độ lùi công suất<br /> đỉnh BOP (Peak Back-Off) đã cho, dd có thể<br /> xác định dễ dàng được như sau:<br /> + Từ các đặc tuyến G(Pout) và (Pout) của<br /> bộ khuếch đại cho bởi các nhà sản xuất và từ<br /> giá trị độ lùi công suất đỉnh BOP, xác định các<br /> giá trị Gi,j và i,j đối với từng vị trí tín hiệu<br /> [i,j] trên chòm sao tín hiệu (i, j = 1, 2,...,<br /> <br /> M / 2 ). Nhờ vậy xác định được chòm sao<br /> bị méo gồm các điểm tín hiệu mới, bị dịch<br /> khỏi vị trí tiêu chuẩn do tác động của Gi,j và<br /> i,j. Cần lưu ý ở đây rằng: a) Do tính đối<br /> xứng của chòm sao tín hiệu M-QAM, chỉ một<br /> góc phần tư cần tính đến; b) Công suất của tín<br /> hiệu QAM có công suất lớn nhất, tức là công<br /> suất đỉnh của tín hiệu QAM, được xác định<br /> theo P M / 2, M / 2 = Ppeak = PS  BOP trong đó<br /> PS là công suất bão hoà của bộ KĐCS, xác<br /> định được tại điểm gục của đặc tuyến<br /> AM/AM. Từ đây có thể xác định dễ dàng công<br /> suất tương ứng của các tín hiệu Pi,j còn lại;<br /> + Đối với từng tín hiệu [i,j] trên chòm sao tín<br /> hiệu bị méo, xác định bằng hình học khoảng<br /> 29<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đoàn Thị Thanh Thảo và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> cách nhỏ nhất di,j từ điểm tín hiệu tới biên<br /> quyết định gần nhất. Thiệt hại khoảng cách<br /> đối với tín hiệu [i,j] là ddi,j = 1 di,j;<br /> + Tham số thiệt hại khoảng cách của bộ<br /> khuếch đại là giá trị trung bình của thiệt hại<br /> khoảng cách tính trên toàn tập tín hiệu, tức là:<br /> <br /> dd <br /> <br /> 4<br /> M<br /> <br /> 86(10): 27 - 32<br /> <br /> sẽ còn cần phải kiểm chứng lại với số lượng<br /> lớn hơn các bộ KĐCS thực tế.<br /> <br /> M /2<br /> <br />  dd<br /> <br /> i, j<br /> <br /> (4)<br /> <br /> i , j 1<br /> <br /> Việc sử dụng tham số dd cho phép so sánh<br /> các bộ khuếch đại khác nhau thuộc các chủng<br /> loại khác nhau, bất luận là các bộ khuếch đại<br /> đó có hay không có méo trước. Sử dụng tham<br /> số này, theo các công thức gần đúng xác định<br /> theo lối kinh nghiệm thông qua mô phỏng<br /> nhiều bộ khuếch đại khác nhau, với nhiều giá<br /> trị BO khác nhau, người ta có thể tính trực<br /> tiếp ảnh hưởng của méo phi tuyến gây bởi bộ<br /> khuếch đại công suất tới chất lượng hệ thống.<br /> Một điều quan trọng nữa là với cách xác định<br /> dd như đã nêu, tham số đó có thể mở rộng và<br /> sử dụng được cho các giá trị M khác nhau.<br /> SỬ DỤNG ĐỘ THIỆT HẠI KHOẢNG<br /> CÁCH DD ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG<br /> CỦA MÉO PHI TUYẾN GÂY BỞI BỘ<br /> KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT PHÁT<br /> TRONG CÁC HỆ THỐNG 256-QAM<br /> Sử dụng thông số dd, chúng tôi đã tiến hành<br /> mô phỏng bằng phần mềm ASTRAS với 3 bộ<br /> KĐCS khác nhau được chọn một cách không<br /> có chủ ý, với mô phỏng tựa giải tích để đạt<br /> được kết quả chính xác mà thời gian mô phỏng<br /> chấp nhận được [1, 3, 4]. Các kết quả mô<br /> phỏng được trình bày trên các hình vẽ 2 và 3.<br /> Từ các kết quả mô phỏng nhận được trên các<br /> hình vẽ 2 và 3, chúng ta có thể có các nhận<br /> xét sau:<br /> 1. Khác với các hệ thống 16- và 64-QAM,<br /> trong đó SNRD theo dd bám khá chặt theo<br /> một đường cong duy nhất trong hệ thống 256QAM với các bộ KĐCS khác nhau, các<br /> đường cong SNRD theo dd không như nhau.<br /> Đó có thể do đặc tính của bộ KĐCS đã không<br /> được làm gần đúng theo mô hình 4 tham số<br /> của Saleh một cách cẩn thận, dẫn đến sự sai<br /> khác quá lớn, cái mà với các giá trị nhỏ hơn<br /> của M (16 hay 64) bộc lộ ít hơn. Vấn đề này<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> Hình 2. SNRD tại BER = 10-3 theo dd<br /> <br /> Hình 3. SNRD tại BER = 10-6 theo dd<br /> <br /> 2. Mặc dầu vậy, có thể thấy rất rõ rằng SNRD<br /> với mọi bộ KĐCS đã kiểm tra đều có thể làm<br /> gần đúng rất tốt bằng một đa thức bậc hai<br /> không có số hạng bậc 0 theo dd.<br /> SỰ PHỤ THUỘC CỦA SNRD GÂY BỞI<br /> KĐCS PHÁT VÀO HỆ SỐ UỐN LỌC<br /> Một vấn đề cần nói rõ thêm ở đây là từ hình 1<br /> ta có thể thấy rằng tín hiệu đầu vào bộ KĐCS<br /> phát là một tổng các đáp ứng xung của mạch<br /> lọc phát gây bởi chuỗi symbol đầu ra bộ điều<br /> chế, chứ không thuần túy là tín hiệu NRZ như<br /> đã giả định trong cách tính dd. Như vậy, tham<br /> số dd chỉ là một tham số danh định (nominal<br /> parameter) mà thôi. Tác động của méo phi<br /> tuyến gây bởi bộ KĐCS lại phụ thuộc vào mức<br /> tín hiệu lối vào thực tế, tức là có lẽ phải phụ<br /> thuộc vào hệ số uốn lọc  của mạch lọc phát.<br /> <br /> 30<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đoàn Thị Thanh Thảo và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Một vấn đề khá lý thú là, mặc dù gây ra chênh<br /> lệch khác nhau giữa công suất đỉnh và công<br /> suất trung bình, mạch lọc ở phần phát với các<br /> hệ số uốn lọc khác nhau lại hầu như không ảnh<br /> hưởng gì tới SNRD gây bởi méo phi tuyến của<br /> bộ khuếch đại [9, 10]. Tức là, mặc dù trong<br /> thực tế các bộ lọc có thể được thiết kế với <br /> thay đổi trong giải từ 0.2 tới 0.75, sự thay đổi<br /> hệ số uốn lọc như thế không ảnh hưởng gì lắm<br /> tới SNRD xác định theo biểu thức (3).<br /> Kết quả mô phỏng máy tính nhằm kiểm tra sự<br /> phụ thuộc giữa SNRD gây bởi méo phi<br /> tuyến của bộ KĐCS phát với  trong hệ<br /> thống 256-QAM được trình bày trong bảng<br /> 3. Từ kết quả trong bảng 3 ta có thể thấy,<br /> khi  thay đổi từ đầu tới cuối dải giá trị<br /> thực tế (0,25  0,75), SNRD thay đổi rất ít,<br /> thường không quá 0,25 dB.<br /> Từ kết quả mô phỏng, chúng ta có thể kết<br /> luận được rằng [6]: Đối với hệ thống 256QAM, SNRD gây bởi méo phi tuyến của bộ<br /> KĐCS phát cũng hầu như không phụ thuộc<br /> vào hệ số uốn  của bộ lọc phát.<br /> Bảng 3. Sự phụ thuộc của SNRD tính tại BER =<br /> 10-6 vào  [9]<br /> HPA1<br /> given in<br /> <br /> [Pupolin –<br /> Greenstein]<br /> <br /> BO<br /> [dB]<br /> <br />  = 0.25<br /> <br />  = 0.5<br /> <br />  = 0.75<br /> <br /> 7.0<br /> <br /> 25.64<br /> <br /> 25.57<br /> <br /> 25.82<br /> <br /> 7.5<br /> <br /> 25.14<br /> <br /> 25.09<br /> <br /> 25.33<br /> <br /> 8.0<br /> <br /> 24.69<br /> <br /> 24.73<br /> <br /> 24.97<br /> <br /> HPA2<br /> given in<br /> <br /> [Berman-Maleh]<br /> <br /> BO<br /> [dB]<br /> <br />  = 0.25<br /> <br />  = 0.5<br /> <br />  = 0.75<br /> <br /> 8.5<br /> <br /> 26.46<br /> <br /> 26.22<br /> <br /> 26.53<br /> <br /> 9.0<br /> <br /> 25.71<br /> <br /> 25.62<br /> <br /> 26.22<br /> <br /> 9.5<br /> <br /> 25.18<br /> <br /> 25.17<br /> <br /> 25.44<br /> <br /> HPA3 given in [Keye-George-Eric]<br /> BO<br /> <br />  = 0.25<br /> <br />  = 0.5<br /> <br />  = 0.75<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 86(10): 27 - 32<br /> <br /> [dB]<br /> 8.0<br /> <br /> 28.17<br /> <br /> 27.69<br /> <br /> 27.99<br /> <br /> 8.5<br /> <br /> 27.20<br /> <br /> 26.88<br /> <br /> 27.19<br /> <br /> 9.0<br /> <br /> 26.40<br /> <br /> 26.21<br /> <br /> 26.53<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Như vậy, cùng với các hệ thống 16, 64-QAM,<br /> dd vẫn có thể sử dụng như một thông số để<br /> đánh giá tác động của méo phi tuyến gây bởi<br /> bộ KĐCS phát phi tuyến trong hệ thống 256QAM. Việc xác định các hệ số của đa thức<br /> mô tả quan hệ giữa SNRD và dd tại các giá trị<br /> khác nhau của BER sẽ là nhiệm vụ của nhà<br /> sản xuất các bộ KĐCS. Qua nghiên cứu này<br /> mở ra một hướng mới để phát triển việc đánh<br /> giá tác động của méo phi tuyến gây bởi bộ<br /> khuếch đại công suất trong các hệ thống đa<br /> sóng mang thông qua khả năng sử dụng thông<br /> số dd để tính toán giải tích tỷ lệ lỗi bit.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Nguyễn Thành Biên, Nguyễn Quốc Bình<br /> (2009), “Số symbol cần thiết trong mô phỏng tựa<br /> giải tích các hệ thống 256-QAM có bộ khuếch đại<br /> công suất phát phi tuyến”, Tạp chí Nghiên cứu<br /> khoa học và công nghệ quân sự, Viện khoa học và<br /> công nghệ quân sự, số 26, 2-2009.<br /> [2]. Nguyễn Thành Biên (2009), “Hàm mật độ xác<br /> suất của nhiễu giữa các ký hiệu gây bởi sai lệch<br /> đồng hồ trong các hệ thống M-QAM”, Tạp chí<br /> Nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự, Viện<br /> khoa học và công nghệ quân sự, số 27, 4-2009.<br /> [3]. Nguyễn Quốc Bình, Nguyễn Thành Biên,<br /> Đinh Triều Dương, Nguyễn Thành Hiếu (2003),<br /> “Số symbol dùng trong mô phỏng tựa giải tích các<br /> hệ thống tryuền dẫn số”, Tạp chí Khoa học và kỹ<br /> thuật, Học viện kỹ thuật quân sự, số 104, 2003.<br /> [4]. Nguyễn Quốc Bình, Nguyễn Thị Hằng Nga,<br /> Đinh Tiến Dũng (1997), “Kỹ thuật mô phỏng hệ<br /> thống thông tin và các ứng dụng”, Tạp chí Bưu<br /> chính Viễn thông, Tổng cục Bưu điện, 10/1997.<br /> [5]. Nguyễn Quốc Bình, Nguyễn Thị Hằng Nga<br /> (2004), “Đánh giá tác động đồng thời của méo<br /> tuyến tính và sai lệch đồng hồ trong các hệ thống vi<br /> ba số M-QAM”, Chuyên san Các công trình nghiên<br /> cứu-triển khai viễn thông và công nghệ thông tin Tạp chí Bưu chính viễn thông, số 11, 3-2004.<br /> [6]. Nguyễn Thị Hằng Nga (1997), “Ảnh hưởng<br /> tạo dạng tín hiệu tới quay pha phụ tối ưu trong các<br /> hệ thống vô tuyến tiếp sức M-QAM phi tuyến”,<br /> <br /> 31<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2