intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ - con ở Việt Nam - 2

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

98
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1.1.3_ Công ty con Tuỳ theo quy mô và nhu cầu trong kinh doanh, một CTM nhà nước có thể có các loại CTC sau đây: CTC nhà nước; + Công ty cổ phần do CTM giữ cổ phần chi phối; + Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên do CTM giữ tỉ lệ vốn góp chi phối; + Công ty liên doanh với nước ngoài do CTM giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; + Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do CTM là chủ sở hữu; + CTC...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ - con ở Việt Nam - 2

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hữu, các CTC có cùng tên thương hiệu với CTM, thì tổ hợp CTM và các CTC được đổi tên thành tập đoàn. 1.1.3_ Công ty con • Tuỳ theo quy mô và nhu cầu trong kinh doanh, một CTM nhà nước có thể có các loại CTC sau đây: CTC nhà nước; + Công ty cổ phần do CTM giữ cổ phần chi phối; + Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên do CTM giữ tỉ lệ vốn góp chi phối; + Công ty liên doanh với nước ngoài do CTM giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; + Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do CTM là chủ sở hữu; + CTC ở nước ngoài. Ngoài vốn đầu tư ở các CTC, CTM nhà nước có thể có vốn cổ phần, vốn liên doanh và vốn góp khác ở các công ty liên kết. CTC có tư cách pháp nhân, có tài sản tên gọi, bộ máy quản lý riêng, tự chịu • trách nhiệm dân sự trong phạm vi số tài sản của doanh nghiệp. + CTC tổ chức và hoạt động theo các quy định pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của CTC; + CTC nhà nước tổ chức, hoạt động thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của nghị định và các quy định khác của pháp luật . + CTC là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do CTM nhà nước là chủ sở hữu, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, tổ chức quản lý theo luật doanh nghiệp, Nghị định 63/2001/ND-CP ngày 14/9/2001 và quy định khác của pháp luật; 10
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + CTC là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên do CTM nhà nước có cổ phần hoặc góp vốn chi phối, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, tổ chức quản lý theo luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật; + CTC là công ty liên doanh với nước ngoài, do CTM nắm giữ tỷ lệ vốn góp chi phối, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, tổ chức quản lý theo luật đầu tư nước ngoài và các quy dịnh khác của pháp luật Việt Nam về đầu tư ra nước ngoài. 1.2. Cơ chế hoạt động của mô hình CTM-CTC ở nước ta 1.2.1. Vai trò chức năng của CTM CTM điều tiết CTC về các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp • với đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật, kế hoạch và chế độ của Nhà nước, không chỉ dừng lại ở chức năng người chủ sở hữu vốn thuần tuý. Chuyển phương thức quản lý hành chính của TCT 90-91 sang phương thức • điều tiết qua địa vị pháp lý của một cổ đông. Sự điều tiết của CTM đối với CTC có hiệu lực cao hay thấp phụ thuộc vào số vốn của CTM tại CTC và sự xuất sắc của người đại diện. Đương nhiên, CTM phải tìm cách giành ưu thế tại các CTC bằng con đường tăng cổ phần và qua sự tập trung cố vấn để người đại diện của mình tại CTC hoàn thành xuất sắc sứ mạng dại diện. Về địa vị pháp lý trước Nhà nước: CTM là một đơn vị hạch toán kinh tế, • dùng vốn Nhà nước để đầu tư, lấy lợi nhuận cổ phần để trang trải chi phí quản lý và nộp ngân sách theo định mức. Với số vốn do Nhà nước giao quản, bộ máy quản lý CTM chọn nơi đầu tư để • trở thành cổ đông, cử đại diện cho CTM tại CTC. Đó là nội dung quản lý của CTM. 11
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 1.2.2. Tổ chức, quản lý CTM Nhà nước Cơ cấu tổ chức quản lý CTM Nhà nước có cơ cấu tổ chức quản lý gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý CTM, thực hiện chức năngđại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại CTM, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty mẹ trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan Nhà nước thực hiện, chịu trách nhiệm trước người quyết định thành lập CTM, về định hướng và mục tiêu chủ sở hữu Nhà nớc giao. Hội đồng quản trị CTM có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và nguồn lực • khác do chủ sở hữu Nhà nước đầu tư cho CTM. Quyết định các vấn đề sau: • + Quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn của CTM và các CTC do CTM nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ + Quyết định hoặc phân cấp cho giám đốc quyết định: các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, bán tài sản của công ty có giá dưới 50% giá trị vốn điều lệ + Phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế bộ máy quản lý, quy chế quản lý công ty, quy hoạch, đào tạo lao động 12
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Lựa chọn ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với Tổng giám đốc CTM sau khi được sứ chấp thuận của người thành lập, chuyển đổi thành công ty + Thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà công ty là chủ sở hữu. + Đầu tư và điều chỉnh đối với vốn và các nguồn lực do mình đầu tư giữa các CTC theo điều lệ của CTC + Quyết định phương án huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu + Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh do Tổng giám đốc đề nghị, thông qua báo cáo tài chính hàng năm của CTC Nhà nước, thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tai chính theo quy định của chính phủ + Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Kiến nghị người quyết định thành lập CTM • + Phê duyệt điều lệ và sửa đổi điều lệ công ty + Quyết định dự án đầu tư trên mức phân cấp cho Hội đồng quản trị, phương án huy động vốn dẫn đến thay đổi sở hữu công ty + Bổ sung, thay thế, miễm nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên hội đồng quản trị + Quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, bán tài sản có giá trị trên 50% vốn điều lệ của CTM hay tỷ lệ khác nhỏ hơn Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty • 13
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Ban kiểm soát + Hội đồng quản trị thành lập ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, của Tổng giám đốc, bộ máy quản lý công ty và các đơn vị thành viên. + Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc + Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị công ty tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với sự chấp thuận của người quyết định chuyển đổi, tổ chức CTM-CTC. + Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty; trường hợp điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. + Phó tổng giám đốc giúp tổng giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về nhiệm vụ được tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền. + Văn phòng và các ban (hoặc phòng) chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong điều hành quản lý công việc. 14
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công ty + Khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho công ty thì Tổng giám đốc báo cáo với Hội đồng quản trị để điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng có quyền bảo luư ý kiến và kiến nghị lên cấp trên. + Sau mỗi tháng, quý và năm, trong thời hạn 15 ngày, Tổng giám đốc phải gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động kinh doanh và phương hướng thực hiện trong kỳ tới của công ty cho Hội đồng quản trị. + Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền trực tiếp tham dự hoặc cử đại diện của Hội đồng quản chị tham dự các cuộc họp giao ban, các cuộc họp chuẩn bị các đề án trình Hội đồng quản trị do Tổng giám đốc chủ trì để phối hợp chuẩn bị nội dung. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người đại diện Hội đồng quản trị dự họp có quyền phát biểu đóng góp ý kiến nhưng không có quyền kết luận cuộc họp. + Tổng giám đốc có trách nhiệm báo cáo để Chủ tịch Hội đồng quản trị dự hoặc cử thành viên tham dự cuộc đàm phán, ký kết các hợp đồng có giá trị lớn của công ty. 2. Phương thức chuyển đổi TCT, DNNN theo mô hình CTM-CTC 2.1_ Đối tượng, điều kiện chuyển đổi thành CTM Nhà nước TCT, DNNN độc lập, doanh nghiệp thành viên TCT khi đáp ứng đủ các điêu kiện sau đây thì được xem xét để quyết định chuyển đổi, tổ chức thành CTM Nhà nước: Thuộc danh mục Nhà nước củng cố, phát triển, tiếp tục duy trì 100% sở hữu • ở CTM. 15
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đang có vốn góp chi phối ở nhiều doanh nghiệp khác hoặc có kế hoạch cổ • phần hoá các doanh nghiệp thành viên TCT, các bộ phận của DNNN, nhưng TCT hoặc DNNN nắm giữ cổ phần chi phối. Kinh doanh đa ngành nghề, trong đó có một nhành kinh doanh chính, có • nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện trong nớc và ngoài nước. Có quy mô vốn lớn để thực hiện việc dầu tư vốn vào các CTC, công ty liên • kết. Có khả năng phát triển. • Các TCT, DNNN không đáp ứng đủ các điều kiện ghi ở khoản (a) thì có thể chuyển thành các hình thức CTM sau đây: CTM là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Nhà nước. • CTM là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trong nước trở lên có • vốn góp chi phối của Nhà nước hoặc không chi phối của Nhà nước. CTM là công ty cổ phần có cổ phần chi phối hoặc không chi phối của Nhà • nước. CTM đợc tổ chức và hoạt động theo các quy định pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của công ty. 2.2_ Phương thức tổ chức lại TCT, DNNN thành CTM Nhà nước Sau khi có Luật, các TCT 90-91 hiện hành sẽ đợc tổ chức chuyển sang mô hình CTM- CTC theo từng phương án cụ thể, giống như phương án cổ phần hoá từng DNNN. Trong số 17 TCT 91 và 77 TCT 90, có thể có một số TCT không chuyển được hoặc không chuyển được ngay sang mô hình CTM-CTC. Chúng tạm thời tồn tại dưới hình thức cũ, khi nào có điều kiện thì chuyển. 16
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Các DNNN (thành viên của các TCT) sẽ đợc chuyển thành các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần băng con đường cổ phần hoá. Những DNNN không cổ phần hoá được sẽ chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Các TCT 90-91 sẽ chuyển thành cổ đông của các công ty cổ phần trong quá trình cổ phần hoá DNNN, thành viên các công ty trách nhiệm hữu hạn và chủ thể của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Cụ thể như sau: a. Tuỳ tính chất, ngành nghề kinh doanh, mối quan hệ về công nghệ, đầu tư và có tính chất phụ thuộc lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên trong TCT, TCT có thể được tổ chức lại và chuyển đổi thành CTM Nhà nước theo các phương thức sau: + Văn phòng, cơ quan quản lý của TCT, các doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp cùng với một hoặc một số doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập có vị trí then chốt trong TCT hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chủ lực của TCT chuyển thành CTM có t cách pháp nhân; các đơn vị thành viên khác và các doanh nghiệp đã có vốn góp của TCT chuyển thành các CTC hoặc công ty liên kết. + Trường hợp chuyển đổi TCT hạch toán toàn ngành thì văn phòng, cơ quan quản lý của TCT và các doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc có vị trí then chốt trong TCT hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chủ lực của TCT chuyển thành CTM có tư cách pháp nhân; các đơn vị thành viên khác và các doanh nghiệp đ• có vốn góp của TCT chuyển thành các CTC hoặc công ty liên kết; + DNNN thành viên hạch toán độc lập của TCT đáp ứng đủ các điều kiện trên, thì tuỳ đặc điểm về công nghệ, tính chất phụ thuộc và mối quan hệ về đầu tư đ• hình thành với TCT, có thể tách thành CTM Nhà nớc độc lập hoặc tiếp tục ở trong cơ 17
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com cấu của TCT ( nếu TCT cha chuyển thành CTM ) hoặc ở trong cơ cấu của CTM đợc chuyển từ TCT ( nếu TCT dã chuyển thành CTM ). DNNN Nhà nước độc lập có quy mô lớn, đáp ứng đủ các điều kiện trên, chuyển thành CTM Nhà nước; các đơn vị thành viên trực thuộc DNNN độc lập, tuỳ quy mô và tính chất đầu tư vốn của DNNN Nhà nớc độc lập, tầm quan trọng và chiến lược của CTM, có thể chuyển thành một trong các loại hình CTC đã nêu ở phần 2.1 Các đơn vị sự nghiệp, viện, trường thuộc TCT, tuỳ theo mức độ và yêu cầu gắn kết với CTM về vốn, tài chính, công nghệ thị trường, nghiên cứu đào tạo, có thể chuyển thành bộ phận hạch toán phụ thuộc CTM, hoặc chuyển thành CTC. Trường hợp viện nghiên cứu thuộc TCT thường xuyên áp dụng kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ để sản xuất, kinh doanh, có vốn góp ở doanh nghiệp do viện ứng dụng kết quả nghiên cứu, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về CTM, có thể tách khỏi TCT thành CTM độc lập. 2.3_ Nguyên tắc xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động khi chuyển đổi Tất cả tài sản của TCT, DNNN khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị. Tài sản hiện có thuộc quyền quản lý, sử dụng của TCT, DNNN được kiểm kê, phân loại xác định số lượng, thực trạng để chuyển giao sang hình thức CTM-CTC. Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi; công ty mới tiếp tục thuê, mượn, giữ hộ, nhận ký gửi theo thoả thuận với người có tài sản cho thuê, cho mượn, ký gửi. Tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản ứ đọng chờ thanh lý; TCT, DNNN được nhượng bán, thanh lý theo quy định hiện hành. Nguyên tắc xử lý tài chính và công nợ: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2