intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khắc phục tính nhút nhát cho trẻ

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

91
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đứa con nhỏ của bạn thường nấp sau lưng bạn mỗi lần bạn giới thiệu cháu với những người mới gặp, cháu đỏ mặt khi được hỏi... Tính nhút nhát thường lộ rõ ở tuổi đến trường và có thể trở thành một trở ngại thật sự trong quan hệ xã hội. May thay, không bao giờ quá muộn để khắc phục tính ấy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khắc phục tính nhút nhát cho trẻ

  1. Khắc phục tính nhút nhát cho trẻ Đứa con nhỏ của bạn thường nấp sau lưng bạn mỗi lần bạn giới thiệu cháu với những người mới gặp, cháu đỏ mặt khi được hỏi... Tính nhút nhát thường lộ rõ ở tuổi đến trường và có thể trở thành một trở ngại thật sự trong quan hệ xã hội. May thay, không bao giờ quá muộn để khắc phục tính ấy. Giúp trẻ diễn đạt tình cảm Một đứa trẻ nhút nhát thường sợ đương đầu với sự phán đoán, đánh giá của người khác. Nỗi lo này thường đi kèm với ý nghĩ không được ai hiểu. Hãy thường xuyên hỏi trẻ những gì trẻ cảm thấy, lắng nghe trẻ, cho biết bạn đồng ý hay không đồng ý với trẻ. Quan tâm củng cố sự tự tin nơi trẻ, trẻ càng bày tỏ nhiều với bạn, việc thông đạt với người khác càng tự nhiên hơn.
  2. Một đứa trẻ nhút nhát thường sợ đương đầu với sự phán đoán, đánh giá của người khác Tránh nói đến tính nhút nhát của trẻ trước nhiều người Những trẻ nhút nhát thường rất nhạy cảm trước những lời nói liên quan đến chúng. Nói về tính nhút nhát của trẻ với những người mẹ khác lúc tan trường chỉ càng khiến trẻ thêm bối rối và làm vấn đề trầm trọng hơn. Chế nhạo trẻ có thể càng khiến trẻ thêm nhát. Ngay cả đôi khi thái độ của trẻ làm bạn nổi giận, bạn nên kiềm chế vì những nhận xét gay gắt thốt ra dưới cơn giận sẽ in sâu trong óc con bạn và sau đó cần nhiều công sức để xóa bỏ nó.
  3. Cùng trẻ xử lý tình huống Ở nhà, bạn có thể nhắc lại những hoạt cảnh trong cuộc sống hàng ngày khiến trẻ bối rối, sợ hãi. Trẻ sẽ quen với những tình huống ấy và giảm lo. Đặt cho trẻ những “thách đố” nho nhỏ, chẳng hạn bảo trẻ chào và hỏi thăm sức khỏe bà cụ hàng xóm mỗi ngày hay tập mua hàng ở gần nhà. Cách ấy sẽ giúp trẻ tự tin, bạo dạn hơn. Giúp trẻ nhận biết giá trị bản thân Khen trẻ mỗi khi trẻ đạt một thành tích nhỏ. Những trẻ nhút nhát thường nghĩ chúng không thể đến đích hoặc bị phán đoán sai. Nên mỗi gắng sức của trẻ, cha mẹ đừng tiếc lời khen, nhấn mạnh hành động tích cực trẻ vừa hoàn thành. “Mẹ thật tự hào vì con, con đã vượt qua nỗi sợ”, hay “Con thật can đảm”. Lòng tin của trẻ sẽ được củng cố.
  4. Nghĩ đến những sinh hoạt ngoài trường học Những môn thể thao như judo hay karate giúp trẻ chống lại cảm giác tự ti, còn các môn thuộc lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật lại giúp trẻ thể hiện ra ngoài những cảm xúc và nỗi đau. Nhưng chỉ ghi danh cho trẻ những loại hình sinh hoạt này khi trẻ thực sự muốn. Ngược lại, cha mẹ sẽ gây cho trẻ cảm giác ngạt thở, có nguy cơ trẻ trở nên khép kín.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2