intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khai thác các giá trị văn hóa lễ hội của cộng đồng người Hoa tại xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận phục vụ cho sự phát triển của du lịch địa phương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết khảo sát phỏng vấn sâu và áp dụng phương pháp phân tích SWOT đã cho thấy rằng các lễ hội văn hóa của vùng đất Duyên hải Nam Trung Bộ này sẽ mang đến thế mạnh, cơ hội cũng như tìm ra được các thực trạng và thách thức cho ngành du lịch tại địa phương, từ đó sẽ có các biện pháp giải quyết hợp lý, đúng đắn để đưa ngành du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch tâm linh đến bước phát triển mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khai thác các giá trị văn hóa lễ hội của cộng đồng người Hoa tại xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận phục vụ cho sự phát triển của du lịch địa phương

  1. KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA TẠI XÃ HẢI NINH, HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN PHỤC VỤ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG Hong Chôi Vừng Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn,Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Thúy TÓM TẮT Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến và không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội. Các hoạt động du lịch đang được phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Với kết quả khảo sát trên, cho thấy đang có sự chuyển dịch cơ cấu trong phát triển du lịch, tại nhiều quốc gia trên thế giới du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch tâm linh đang được quan tâm và chú trọng đầu tư phát triển. Việt Nam có đầy đủ các yếu tố phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, Việt Nam đang là điểm đến nổi tiếng trên thế giới. Bình Thuận nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được biết đến là một vùng đất đa dạng nhiều nền văn hóa đặc sắc. Có đến 34 dân tộc cùng sinh sống tại nơi đây trong đó tập chung chủ yếu dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ra Glai, Cơ Ho, Tày, Nùng,… Trải qua nhiều năm, biết bao thăng trầm của lịch sử, giờ đây cộng đồng người hoa tại xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đã lớn mạnh và vẫn còn lưu giữ được nhiều tập tục, nét văn hóa nổi bật của cộng đồng. Thông qua quá trình khảo sát phỏng vấn sâu và áp dụng phương pháp phân tích SWOT đã cho thấy rằng các lễ hội văn hóa của vùng đất Duyên hải Nam Trung Bộ này sẽ mang đến thế mạnh, cơ hội cũng như tìm ra được các thực trạng và thách thức cho ngành du lịch tại địa phương, từ đó sẽ có các biện pháp giải quyết hợp lý, đúng đắn để đưa ngành du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch tâm linh đến bước phát triển mới. Với suy nghĩ làm bật lên những giá trị lễ hội truyền thống đặc sắc của cộng đồng người Hoa ở đây, muốn góp phần công sức của mình hy vọng những nét đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Hoa ở đây sẽ được nổi bậc hơn, nhiều người biết đến hơn, trong tương lai sắp tới, ngành du lịch sẽ được quy hoạch, khai thác và phát triển. Mong rằng đây sẽ là một điểm đến lý thú đối với thực khách nếu được định hướng phát triển theo những nét đặc trưng của người Hoa, biến nơi này thành China Town thứ hai của Việt Nam. Từ khóa: dân tộc, du lịch, kinh tế, lễ hội, tâm linh, văn hóa. 2741
  2. 1 THẾ MẠNH CHO SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG Khu vực Sông Mao xã Hải Ninh Huyện Bắc Bình, tỉnh Ninh Thuận là nơi được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết khí hậu không lạnh cũng không nóng, ngành nông nghiệp phát triển, cây trái quanh năm. Địa lý: vì khu vực này thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ nên có dãy biển dài đến 38 km, nằm giữa Phan Thiết và Nha Trang, các thành phố này cũng thuộc các thành phố du lịch, nên cũng có thể kết hợp thành 1 tour du lịch Phan Thiết - Ninh Thuận - Nha Trang. Giao thông thuận lợi: nằm trên trục quốc lộ 1A đây là tuyến đường huyết mạch của Việt Nam tự Bắc – Nam. Mặt khác, giao thông các thành tỉnh lụy phát triển rất mạnh, vì vậy trên tuyến đường này đang xây dựng tuyến đường cao tốc Phan Thiết – Nha Trang, đây cũng là yếu tố làm cho các điểm du lịch các lễ hội sẽ đến với khách du lịch dễ dàng hơn. Có nền văn hóa lâu đời và đa dạng: nơi đây đã có đến 34 dân tộc anh em sinh sống được kéo dài đến gần một thế kỷ. Từ đó, khách du lịch đến đây sẽ thưởng thức các món ăn tinh thần đa văn hóa đa sắc tộc. 2 PHÂN TÍCH CƠ HỘI DỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI DU LỊCH TÂM LINH TẠI ĐỊA PHƯƠNG Nhu cầu du lịch ngày càng cao, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch tâm linh được nhiều người quan tâm. Mà tại khu vực này đã hội đủ các yếu tố có thể phát triển. Bên cạnh đó, nền kinh tế đang hội nhập và phát triển, phương tiện truyền thông cũng ngày càng hiện đại, các kênh quảng cáo không còn gặp khó khăn trong việc giới thiệu các tuyến điểm du lịch, Ngoài ra, kinh tế chuyển biến theo chiều hướng tích cực, việc hợp tác giữa các vùng, các địa phương với nhau cũng gặp nhiều thuận lợi, đây là cơ hội để phát triển ngành du lịch tại các địa phương. Việc tổ chức các lễ hội mang tính chất thường niên, nên cũng được các cơ quan chức năng địa phương hết sức quan tâm và ủng hộ. Chính vì vậy đây điểm đến rất an toàn khi du khách đến tham gia lễ hội kết hợp du lịch. 3 PHÂN TÍCH ĐIỂM YẾU KHI KHAI THÁC DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY Bên cạnh các điểm mạnh trên, nhóm nghiên cứu cũng đã phân tích và tìm ra các điểm yếu của vùng đất duyên hải này: chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, nhận thức chính chắn để khai thác, quy hoạch, và bảo vệ các loại tài nguyên du lịch sẵn có của địa phương. Các điểm du lịch tự nhiên, cở sở lưu trú, ăn uống vui chơi chưa được đầu tư phát triển triệt để, các giá trị văn hóa lễ hội tâm linh chưa được truyền bá rộng rãi đến các khu vực lân cận. Đó cũng là một trong những điểm yếu làm cho du lịch lễ hội văn hóa tâm linh chưa đến gần với khách du lịch. 3.1 Thực trạng về khai thác các giá trị văn hóa lễ hội trong phát triển du lịch Việt Nam là nước có số lượng lễ hội lớn, trải dài khắp các vùng miền. Mỗi lễ hội mang những nét tiêu biểu, giá trị khác nhau, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Lễ 2742
  3. hội cũng chính là sản phẩm văn hóa quan trọng, bền vững đối với hoạt động du lịch, mang lại nguồn sinh kế cho cộng đồng các địa phương. Năm 2019, theo đánh giá từ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), các hoạt động lễ hội diễn ra trang trọng, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả với nhiều hoạt động, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Trong đó, lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng, với nhiều hoạt động phong phú, góp phần giới thiệu, quảng bá, giáo dục đạo lý "uống nước nhớ nguồn", khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tạo sự gắn kết cộng đồng các dân tộc… 3.2 Thực trạng về khai thác các điều kiện bổ trợ của địa phương phục vụ cho phát triển du lịch Với nhiều nét văn hóa đặc trưng, Hải Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch cộng đồng. Thời gian qua, mặc dù tỉnh đã có nhiều giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, song còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong lĩnh vực này. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cộng đồng còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Không phủ nhận được những lợi thế của Hải Ninh về vị trí, lực lượng lao động dồi dào và sự đa dạng về tài nguyên du lịch nhưng những hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch (cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí), quy mô nhỏ, lẻ và nằm rải rác của các tài nguyên, hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực du lịch, hạn chế về hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù, tiềm năng du lịch chưa được khai thác đúng mức, chưa có quy hoạch phát triển du lịch đồng bộ, chưa có sự liên kết phối hợp, liên kết hợp tác và hỗ trợ giữa các địa phương trong vùng và ngoại vùng… là những điểm yếu cơ bản cho sự phát triển của du lịch Hải Ninh. 3.3 Thực trạng về khách du lịch Đa số khách du lịch đến lưu trú tại các nhà nghỉ nhỏ lẻ. Khách du lịch nội địa đến Hải Ninh chủ yếu là nhóm bạn bè, gia đình. Khách du lịch dã ngoại tập trung chủ yếu ở khu vực Hồ Cà Giây, đi Đà Lạt và tham gia lễ hội của người Hoa. 3.4 Thực trạng về các sản phẩm du lịch ở địa phương Hiện nay, Hải Ninh có các loại hình sản phẩm du lịch đang được khai thác và phát triển chủ yếu, đó là: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh và du lịch cuối tuần. Toàn xã không có công ty lữ hành hoạt động đưa đón khách du lịch. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh hầu hết chỉ mới đáp ứng dịch vụ nghỉ dưỡng, chưa đáp ứng cơ bản dịch vụ phòng ăn, quầy hàng lưu niệm. Đa số các cơ sở lưu trú tập trung các khu trung tâm huyện, thị xã. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở lưu trú có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp. 2743
  4. 3.5 Thực trạng đội ngũ nhân viên du lịch và cộng đồng địa phương Với những du khách từng đến với Bình An (giáp ranh Hải Ninh), có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất là cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Song, không dừng lại ở đó, chính văn hóa cộng đồng người Hoa, Kinh, Chăm sinh sống hay lối sống, cách ứng xử của người dân nơi đây mới là yếu tố thôi thúc họ quay trở lại. Khách du lịch đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, kể cả khi đông đúc nhất là mùa lúa chín, nhưng không hề có cảm giác xô bồ khó chịu. Ngược lại, chính sự giao hòa giữa thiên nhiên với cuộc sống giản dị cùng sự chân thành của cư dân bản địa, khiến những du khách phương xa cũng cảm thấy thân thuộc. 3.6 Thực trạng về cơ sở vật chất kĩ thuật và dịch vụ du lịch bổ sung Cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, chưa có nhiều dịch vụ du lịch bổ sung. Hoạt động khai thác nguồn tài nguyên du lịch ở Hải Ninh đang diễn ra chậm trong những năm gần đây. Phát triển cần có sự đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên. Hoạt động du lịch có mức độ khai thác nhanh hơn, nhiều hơn, nhưng hiệu quả mang lại không cao. 4 THỬ THÁCH Hiện nay do khủng hoảng về kinh tế cũng như dịch Khủng hoảng kinh tế, bệnh dịch COVID- 9 thế giới lan rộng và diễn biến phức tạp. Trong năm qua, dịch bệnh covid diễn biến phức tạp, các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng không nhỏ, và ngành du lịch cũng không tránh khỏi. Tuân theo các quy định của chính phủ về việc phòng chống dịch covid, nên phát triển du lịch ở địa phương là một thách thức rất lớn. Sự cạnh tranh du lịch với các địa phương. Sự cạnh tranh gay gắt về cơ sở hạ tầng, dịch vụ, kinh nghiệm du lịch là một thử thách rất lớn. Bên cạnh đó ý thức văn hóa ứng xử và bảo vệ môi trường chưa được nâng cao. Điều quan trọng nhất đó là khách hàng không muốn quay lại lần sau: vì sản phẩm du lịch đơn điệu, chậm đổi mới, thiếu sáng tạo và còn trùng lặp giữa các vùng miền, thiếu tính liên kết. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế, nghiên cứu thị trường còn thụ động, yếu kém. Nên các nhà đầu tư ngành du lịch phải khai thác mạnh các yếu tố này. 5 KẾT LUẬN Hiện nay xu hướng du lịch trên thế giới cũng như tại Việt Nam có nhiều chuyển biến, khách du lịch có nhu cầu tìm hiểu và tham gia các loại hình du lịch địa phương nhằm tìm hiểu về các nét văn hóa đặc trưng của một cộng đồng, bộ phận dân tộc nào đó ngày càng nhiều. Xã Hải Ninh mặc dù hội tụ được nhiều các lợi thế về phát triển du lịch địa phương như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nét văn hóa đặc trưng riêng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa được quy hoạch thành điểm du lịch hoặc chưa có sự quan tâm của các nhà đầu tư, việc khai thác các giá trị văn hóa của cộng đông người Hoa tại xã Hải Ninh cũng như các yếu tố bổ trợ cho phát triển du lịch chưa được quan tâm từ chính quyền cũng như ý thức từ người dân bản địa. Ngoài những đặc trưng riêng về văn hóa lễ hội, ẩm thực thì cơ sở vật chất kĩ thuật, sản phẩm du lịch còn hạn chế, chưa được khai thác đúng với tìm năng phát triển tương xứng. Từ đó nhóm tác giả đề xuất đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và phát triển du lịch địa phương xã Hải Ninh như đề xuất phương án quy hoạch thành tuyến điểm du 2744
  5. lịch, có chiến lược marketing cho du lịch địa phương, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch, tập huấn kỹ năng cho người dân bản địa về du lịch, tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng cho địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách [1] Trần Ngọc Thêm (1996). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh. [2] Trần Hồng Liên (2005). Góp phần tìm hiểu văn hóa người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội, NXB. Khoa học Xã hội. [3] Phan An (2005). Người Hoa ở Nam Bộ, NXB. Khoa học Xã hội. [4] Châu Thị Hải (2018). Người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á - Hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay, NXB. Chính trị Quốc gia sự thật. [5] Hoàng Nam (2013), Tổng quan văn hóa về truyền thống các dân tộc Việt Nam, NXB. Văn hóa Thông tin. [6] Dương Văn Sáu (2004). Lễ hội Việt Nam trong phát triển du lịch. [7] Châu Hải (1992). Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Đông Nam Á, NXB. Khoa học xã hội. [8] Trần Đức Lai (2007). Người Nùng và Khu tự trị Nùng Hải Ninh Việt Nam, Hải Quân cán Chính hải Việt Nam. [9] Nhóm Trí thức Việt (2004). Non nước Việt Nam 63 tỉnh thành NXB. khoa học xã hội. [10] Nhóm Trí thức Việt (2010). Thực trạng và giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam. [11] Nguyễn Đắc Xuân (Tái bản 2018). Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB. Thuận Hóa. [12] Luật Du Lịch (2017). NXB. Chính trị quốc gia sự thật. [13] Mai Hà Phương (2015). Du lịch sinh thái, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. [14] Đặng Hoàng Lan (2015). Di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh Việt Nam. [15] Sở xây dựng Bình Thuận, Trung tâm quy hạch xây dựng Bình Thuận (07/2012). Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. [16] Hội đồng trị sự Miếu Quan Âm (2016). Tấm lòng vàng xây dựng Chùa Quan Âm Sông Mao - 潼 [17] 毛護國觀音廟(重建落成功德榜). Lưu hành nội bộ. 2745
  6. Tài liệu luận văn, luận án [18] Nguyễn Quang Trực (2011). Thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh, khóa luận đại học, chuyên ngành hướng dẫn du lịch, trường Đại học văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. [19] Đào Ngọc Cảnh, Ông Thị Diệu Huyền (2017). Thực trạng và giải pháp khai thác các di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch tại quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ. [20] Phạm Thị Kim Chi (2016). Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh tỉnh Bình Định, khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Quản trị ngoại thương, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. [21] Đỗ Thị Hồng Nhung (2012). Khai thác một số lễ hội tiêu biểu ở Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch, chuyên ngành Văn hóa du lịch, trường Đại học dân lập Hải Phòng. [22] Nguyễn Ngọc Khương (2013). Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. [23] La Nữ Ánh Vân (2011). Tài nguyên du lịch biển, đảo tỉnh Bình Thuận, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm. 2746
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0