intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến thành công đọc hiểu của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

33
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm khám phá các mối quan hệ giữa ba biến số độc lập - các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức, sự nhận thức cú pháp và kiến thức từ vựng với một biến số phụ thuộc - thành công đọc hiểu của 107 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Kết quả thu được từ sự phân tích hồi quy bội cho thấy rằng các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức, sự nhận thức cú pháp và kiến thức từ vựng có những ảnh hưởng tích cực đến thành công đọc hiểu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến thành công đọc hiểu của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0061 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 131-137 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn KHÁM PHÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH CÔNG ĐỌC HIỂU CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH Trần Văn Đạt Phòng Quản lí khoa học & Hợp tác quốc tế, Trường Đại học An Giang Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm khám phá các mối quan hệ giữa ba biến số độc lập - các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức, sự nhận thức cú pháp và kiến thức từ vựng với một biến số phụ thuộc - thành công đọc hiểu của 107 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Kết quả thu được từ sự phân tích hồi quy bội cho thấy rằng các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức, sự nhận thức cú pháp và kiến thức từ vựng có những ảnh hưởng tích cực đến thành công đọc hiểu. Tuy nhiên, sự chuyên sâu về kiến thức từ vựng không phải là biến số dự báo mạnh đối với thành công đọc hiểu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự nhận thức về cú pháp là biến số dự báo mạnh, nhưng các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức là biến số dự báo mạnh nhất đối với thành công đọc hiểu. Từ khóa: Các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức, sự nhận thức cú pháp, kiến thức từ vựng, thành công đọc hiểu. 1. Mở đầu Một trong những kĩ năng quan trọng nhất đối với sinh viên đại học chuyên ngành tiếng Anh là khả năng lĩnh hội hiệu quả các văn bản tiếng Anh học thuật [2;7]. Mức độ lĩnh hội đối với khả năng đọc hiểu học thuật phức tạp hơn các loại đọc hiểu thông thường khác. Thành công đọc hiểu của sinh viên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức từ vựng, sự nhận thức cú pháp, và các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức là ba yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, nơi tiếng Anh được sử dụng như ngôn ngữ thứ nhất. Tuy nhiên, những nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của các yếu tố này đến khả năng đọc hiểu của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Việt Nam - nơi tiếng Anh được xem là một ngoại ngữ - ít được nghiên cứu. Do vậy, điều tra ảnh hưởng của ba yếu tố - kiến thức từ vựng, sự nhận thức về cú pháp và các chiếc lược đọc hiểu siêu nhận thức đến thành công đọc hiểu của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc giúp giảng viên và sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thay đổi phương pháp dạy và học nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu tiếng Anh học thuật hiện nay. Vai trò của kiến thức từ vựng. Kiến thức từ vựng là một yếu tố quan trọng, quyết định đến thành công đọc hiểu của người học khi học ngôn ngữ nước ngoài [7;12]. Mối tương quan giữa kiến thức từ vựng và năng lực đọc hiểu đối với người bản ngữ và ngôn ngữ nước ngoài được các nhà ngôn ngữ học nhấn mạnh qua nhiều nghiên cứu. Khảo sát trên 217 học viên tham gia khóa đào tạo tiếng Anh chuyên sâu dành cho người nói tiếng Anh như ngôn ngữ nước ngoài, Qian đã khẳng Ngày nhận bài: 10/02/2014. Ngày nhận đăng: 20/05/2015. Liên hệ: Trần Văn Đạt, e-mail: tvdat@agu.edu.vn. 131
  2. Trần Văn Đạt định rằng trong các yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực đọc hiểu thì kiến thức từ vựng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc nhận biết năng lực đọc hiểu của học viên. Nghiên cứu của Qian đã xác thực kết quả của các nhà nghiên cứu trước đây. Các nghiên cứu [15;16] đã khảo sát mức độ ảnh hưởng của kiến thức từ vựng đối với năng lực đọc hiểu và kết quả cho thấy rằng mối tương quan giữa kiến thức từ vựng và năng lực đọc hiểu đạt giá trị tương quan r =.41 [15] và r =.93 [16], tương ứng. Tương tự, nghiên cứu [17] cho ra kết quả tương quan r =.50 và nghiên cứu [11] cho ra kết quả tương quan r =.73 giữa kiến thức từ vựng và năng lực đọc hiểu của học viên. Vai trò của sự nhận thức cú pháp. Bên cạnh kiến thức từ vựng, các nghiên cứu cho thấy sự nhận thức cú pháp là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến năng lực đọc hiểu [9]. Nhận thức cú pháp là khả năng hiểu cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ trong câu, là năng lực hiểu nội dung bài đọc dựa vào sự nhận diện chức năng của cấu trúc câu được sử dụng trong bài đọc [6]. Mối liên hệ giữa nhận thức cú pháp và năng lực đọc hiểu đã được các nhà khoa học khẳng định qua nhiều nghiên cứu. Các nghiên cứu tương quan [13;5] điều tra về mối liên hệ giữa sự nhận thức cú pháp và năng lực đọc hiểu của người học tiếng bản ngữ và ngoại ngữ đã cho kết quả lần lượt là r =.57 và r =.69, tương ứng. Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng năng lực đọc hiểu phụ thuộc đáng kể vào năng lực nhận thức cú pháp [8]. Vai trò của các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức. Trong khuôn khổ nghiên cứu kĩ năng đọc hiểu tiếng bản ngữ và tiếng nước ngoài, nhiều nghiên cứu cũng đã khẳng định mối liên hệ giữa năng lực sử dụng các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức và năng lực đọc hiểu. Người đọc có chiến lược đọc tốt là người biết cách sử dụng, phối hợp các nguồn lực nhận thức, các chiến thuật khác nhau trong quá trình đọc. Trong quá trình đọc, người đọc cần tư duy để liên kết các thông tin trong bài đọc. Quá trình tư duy là quá trình nhận thức và áp dụng các chiến lược tư duy ứng dụng cho một tình huống học tập trong và ngoài lớp học [9]. Do đó, người đọc cần tư duy sử dụng các chiến lược đọc để hiểu bài đọc. Sự khác biệt giữa người đọc có kĩ năng và không có kĩ năng là cách nhận thức và sử dụng các chiến lược đọc trong thực tế. Tầm quan trọng của năng lực sử dụng các chiến lược đọc đã được nhấn mạnh trong nhiều nghiên cứu tương quan và các nghiên cứu thực nghiệm. Gelderen, Schoonen, Glooper, Hulstijin, Simis, Snellings, Smith & Stevenson đã thực hiện một nghiên cứu về mối tương quan giữa năng lực sử dụng các chiến lược đọc và năng lực đọc, kết quả nghiên cứu đã cho kết quả khá ấn tượng với chỉ số mối tương quan r =.72 [4]. Ngoài ra, các nghiên cứu [1;14] đã sử dụng các bài đọc ngắn để kiểm tra mối tương quan giữa năng lực đọc và chiến lược đọc. Kết quả của các nghiên cứu này khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng các chiến lược đọc đối với hiệu quả đọc của học viên. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Tổng quan tài liệu cho thấy rằng vốn từ vựng, sự nhận thức cú pháp và các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức có những ảnh hưởng đáng kể đến kết quả đọc. Nhằm góp phần cải thiện việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành tại Trường Đại học An Giang, nghiên cứu này tập trung điều tra mức độ ảnh hưởng của vốn từ vựng, nhận thức cú pháp câu, và năng lực sử dụng các chiến lược đọc đối với thành công đọc hiểu của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Với lí do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm chứng các giả thuyết sau đây: H1: Kiến thức ngữ vựng là một chỉ báo quan trọng đối với thành công đọc hiểu. H2: Sự nhận thức cú pháp là một chỉ báo quan trọng đối với thành công đọc hiểu. H3: Các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức (phân tích và thực dụng) là các chỉ báo quan trọng đối với thành công đọc hiểu. 132
  3. Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến thành công đọc hiểu của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng một mẫu thuận tiện, bao gồm 107 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm thứ nhất tại Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang; trong đó, có 86 sinh viên nữ (80,6%) và 21 sinh viên nam (19,6%), với độ tuổi trung bình là 20,19 (độ tuổi thấp nhất là 20 và cao nhất là 22). 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng thiết kế mối tương quan để điều tra ảnh hưởng của ba biến số độc lập - vốn từ vựng, sự nhận thức cú pháp và các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức - đến một biến số phụ thuộc - thành công đọc hiểu. 2.2.3. Công cụ nghiên cứu Thang đo vốn từ vựng (DVK). Thang đo năng lực am hiểu từ vựng do tác giả biên soạn và xây dựng, được sử dụng để đo năng lực am hiểu từ vựng của sinh viên. Mục đích của thang đo này là kiểm tra hai phương diện am hiểu ngữ vựng: (1) nghĩa của từ (tính đồng nghĩa và tính nhiều nghĩa) và sự kết hợp ngữ vựng, và (2) các mối quan hệ ngữ đoạn và sự biến hóa của từ. Thang đo có 19 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 sự lựa chọn, trong đó có 1 câu trả lời đúng, và mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Điểm tối đa của thang đo là 19. Sinh viên thực hiện thang đo trong vòng 25 phút. Độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo được xác định là .83. Thang đo nhận diện cú pháp (SAQ). Thang đo năng lực nhận diện cú pháp câu [8], được sử dụng để đo năng lực nhận diện cú pháp câu của sinh viên. Mục đích của thang đo này là yêu cầu sinh viên viết một câu hoàn chỉnh đúng ngữ pháp từ 2 đến 4 câu được cung cấp. Thang đo có 19 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 1 câu trả lời đúng, và mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Điểm tối đa của thang đo là 19. Sinh viên thực hiện thang đo trong vòng 25 phút. Độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo được xác định là .87. Thang đo các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức (MRSQ). Thang đo các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức [18] được sử dụng để xác định mức độ thường xuyên mà sinh viên sử dụng khi đọc các tài liệu học thuật tiếng Anh. Thang đo này bao gồm 22 phát biểu, được nhóm thành 2 nhân tố chính, bao gồm các chiến lược đọc phân tích (analytic reading strategies) và các chiến lược đọc thực dụng (pragmatic reading strategies). Các chiến lược đọc phân tích bao gồm 16 phát biểu (Trong lúc đọc, tôi đánh giá bài đọc nhằm xác định xem có giúp ích cho kiến thức/ hiểu biết về chủ đề đọc không; Sau khi đọc, tôi nghĩ cách áp dụng những kiến thức thu nhận từ bài đọc; Tôi cố gắng mô tả kiến thức về chủ đề để giúp tôi hiểu những gì tôi đang đọc; Tôi cân nhắc và rà soát lại kiến thức nền về chủ đề bài đọc, dựa trên nội dung bài; Tôi cân nhắc và rà soát lại các thắc mắc trước đây về chủ đề bài đọc, dựa trên nội dung bài; Sau khi đọc, tôi suy nghĩ theo nhiều cách hiểu khác để xác định xem mình có hiểu bài đọc không; Khi đọc, tôi phân biệt thông tin đã biết và thông tin mới; Khi thông tin thiết yếu của bài đọc không được thể hiện trực tiếp, tôi sẽ cố gắng suy ra từ nội dung bài đọc; Tôi đánh giá xem những gì đang đọc có liên quan đến mục tiêu đọc hay không; Tôi tìm thông tin liên quan đến mục đích đọc; Tôi đoán xem thông tin nào sẽ xuất hiện tiếp theo trong bài; Trong khi đọc, tôi cố gắng tìm nghĩa của các từ quan trọng chưa biết trong bài; Khi đọc, tôi kiểm tra xem mình có nắm được nội dung đang đọc không; Trong khi đọc, tôi khai thác thế mạnh bản thân nhằm hiểu tốt hơn. Nếu kĩ năng đọc tốt, tôi tập trung vào nội dung bài đọc; nếu tôi giỏi về các số liệu và biểu đồ, tôi sẽ tập trung hơn vào các thông tin đó; Trong khi đọc, tôi hình dung (hình ảnh hóa) các chi tiết để hiểu bài đọc tốt hơn; Tôi ghi chú xem bài đọc khó hoặc dễ thế nào), và các chiến lược đọc thực dụng bao gồm 6 phát biểu (Tôi ghi chú để ghi nhớ tốt hơn; Tôi gạch dưới và tô nổi các thông tin quan trọng để sau này dễ tìm lại; Trong lúc đọc, tôi 133
  4. Trần Văn Đạt viết các câu hỏi và ghi chú ra lề giấy nhằm hiểu bài đọc tốt hơn; Tôi gạch dưới khi đọc nhằm ghi nhớ thông tin; Tôi đọc tài liệu nhiều lần để nhớ thông tin; Khi có khó khăn trong đọc hiểu một tài liệu, tôi đọc lại lần nữa). Sinh viên hoàn thành thang đo này trong vòng 25 phút. Đối với mỗi phát biểu, sinh viên được yêu cầu xác định trên thang đo 5 điểm. Mỗi phát biểu được cho điểm 1, 2, 3, 4 và 5, tương ứng với câu trả lời Chưa bao giờ sử dụng (1), Hiếm khi sử dụng (2), Thỉnh thoảng sử dụng (3), Thường xuyên sử dụng (4), và Luôn luôn sử dụng (5)). Độ tin cậy của hai nhân tố được đo lường dựa trên mẫu nghiên cứu (n = 107), sử dụng phần mềm SPSS. Mức độ sử dụng các chiến lược đọc được xác định thông qua khoảng điểm của thang đo, khoảng 4.50-5.00 = Luôn luôn sử dụng; 3.50-4.40 = Thường xuyên sử dụng; 2.50-3.40 = Thỉnh thoảng sử dụng; 1.50-2.40 = Hiếm khi sử dụng; và 1.00-1.40 = Không bao giờ sử dụng. Độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo các chiến lược đọc phân tích là .86, và các chiến lược đọc thực dụng là .84. Bài kiểm tra năng lực đọc hiểu (TOEFL). Bài kiểm tra năng lực đọc hiểu (A TOEFL Reading for Basic Comprehension) do tác giả biên soạn, dựa trên ngân hàng đề thi TOEFL, được sử dụng để đo thành công đọc hiểu của sinh viên. Bài kiểm tra này bao gồm 5 đoạn văn học thuật với tổng số 30 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 sự lựa chọn. Mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng, và mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Điểm tối đa của bài kiểm tra là 30 điểm. Sinh viên thực hiện bài kiểm tra này trong vòng 45 phút. Độ tin cậy Cronbach Alpha của bài kiểm tra này được xác định là .89. 2.2.4. Tiến trình nghiên cứu Tất cả 4 công cụ nghiên cứu trên được gửi đến 107 sinh viên đại học chuyên ngành Tiếng Anh năm thứ nhất vào giữa Học kì 2 năm học 2013-2014 (tháng 04/2014). Sinh viên sẽ lần lượt làm bài kiểm tra thành công đọc hiểu, bài kiểm tra sự am hiểu từ vựng, các chiến lược đọc hiểu và sau cùng là bài kiểm tra năng lực nhận diện cấu trúc câu. Thời gian để sinh viên hoàn thành các công cụ nghiên cứu này là 120 phút. 2.2.5. Phân tích dữ liệu Dữ liệu được phân tích bao gồm dữ liệu từ (1) bài kiểm tra năng lực đọc hiểu, và (2) các thang đo sự am hiểu từ vựng, năng lực cú pháp và các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức. Hệ số tương quan (Pearson Correlation Coefficient) giữa các biến số độc lập và biến số phụ thuộc được ước lượng. Phương pháp phân tích mối tương quan (correlation), và hồi quy bội (multiple regression) được sử dụng để kiểm nghiệm giả thuyết. Tất cả các phân tích và kiểm định giả thuyết được xác lập ở mức ý nghĩa p
  5. Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến thành công đọc hiểu của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh SAQ* 13.60 4.356 .87 DVK* 13.15 4.153 .83 TOEFL** 17.85 7.090 .89 Ghi chú: * Biến độc lập; ** Biến phụ thuộc Bảng 2. Mối tương quan Pearson giữa 4 biến số đo lường TOEFL SAQ DVK ARS PRS TOEFL 1 .581** .466** .647** .624** SAQ .581** 1 .752** .630** .419** DVK .466** .752** 1 .506** .496** ARS .647** .630** .506** 1 .351** PRS .624** .419** .496** .351** 1 Ghi chú: n = 107; **p
  6. Trần Văn Đạt trong quá trình đọc tài liệu tiếng Anh học thuật thì thành công đọc hiểu của sinh viên càng tăng. Kết quả nghiên cứu này tương thích với các kết quả nghiên cứu trước đây [3;10] khi đưa ra nhận định rằng có một mối quan hệ dương giữa các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức và thành công đọc hiểu của sinh viên ngành tiếng Anh. 3. Kết luận Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố ngôn ngữ, bao gồm các chiến lược đọc siêu nhận thức, sự nhận thức cú pháp, kiến thức ngữ vựng đối với thành công đọc hiểu đóng một vai trò qua trọng cả về phương diện lí thuyết và thực tiễn trong việc dạy và học ngôn ngữ tiếng Anh chuyên ngành. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng trong tất cả các yếu tố ngôn ngữ được điều tra thì yếu tố các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức, bao gồm chiến lược đọc phân tích và chiến lược đọc thực dụng là yếu tố dự đoán mạnh nhất đối với thành công đọc hiểu. Nghiên cứu hiện tại cung cấp những thông tin có giá trị và ý nghĩa về việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên thường xuyên sử dụng các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức (M = 3.99; MARS = 3.40; MP RS = 4.57) trong khi đọc tài liệu học thuật. Mối quan hệ dương giữa các chiến lược đọc phân tích (r =.64) và các chiến lược đọc thực dụng (r =.62) với thành công đọc hiểu cho thấy rằng khi sinh viên sử dụng các chiến lược đọc hiểu ở mức độ thường xuyên thì họ sẽ đạt kết quả cao trong môn đọc hiểu. Nhận định thu được từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giảng viên tiếng Anh chuyên ngành, bên cạnh việc giúp sinh viên tích lũy vốn từ vựng và nâng cao năng lực nhận thức cú pháp, cần nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của của các chiến lược đọc và áp dụng thường xuyên các chiến lược đọc này trong tiến trình giảng dạy môn đọc hiểu để năng cao năng lực đọc và thành công đọc hiểu của sinh viên. Trong thực tế, giảng viên không chỉ dạy cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các chiến lược này mà họ cần phải hướng dẫn sinh viên chiếm lĩnh và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Mặc dù kết quả nghiên cứu trên có những đóng góp quan trọng vào khối tri thức hiện tồn nhưng nó vẫn còn một số hạn chế. Thứ nhất, do mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ nên những nghiên cứu tiếp diễn cần những mẫu nghiên cứu lớn hơn để khái quát hóa kết quả nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn. Thứ hai, những nghiên cứu tiếp diễn cần được lặp lại đối với các đối tượng sinh viên khác ở những địa điểm nghiên cứu khác để xem xét có hay không các chiến lược đọc hiểu siêu nhận thức là yếu tố dự đoán mạnh nhất đối với thành công đọc hiểu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Carrell, P. L., Pharis, B. G., Liberto, J. C., 1989. Metacognitive strategy training for ESL reading, TESOL Quarterly 23, 647-678. [2] Dreyer, C., Nel, C., 2003. Teaching reading strategies and reading comprehension within a technology-enhanced learning environbment. System, 31, 340-365. [3] Eilers, H.L., Pinkley, C., 2006. Metacognitive strategies help students to comprehend all text. Reading Improvement, 43(1), 13-19. [4] Gelderen, A. V., Schoonen R., Glooper, K. D., Hulstijin, J., Simis, A., Snellings, P., Smith, A., Stevenson, M., 2003. Roles of linguistic knowledge, metacognitive knowledge and processing speed in L3, L2 and L1 reading comprehension: A structural equation modeling approach. The International Journal of Bilingualism, 1, 7-25. [5] Gottardo, A., Siegel, S. L., Stanovich, K. E., 1997. The assessment of adults with reading disabilities: What can we learn from experimental tasks. Journal of Research in Reading, 20, 42-54. [6] Grabe, W., 2009. Reading in a second language: Moving from theory to practice. New York: Cambridge University Press. 136
  7. Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến thành công đọc hiểu của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh [7] Guo, Y., 2008. The role of vocabulary knowledge, syntactic awareness and metacognitive awareness in reading comprehension of Adult English language learners. Electronic Theses, Treatises and deseertations, Paper 3901. [8] Hammill, D. D., Brown, V. L., Larsen, S. C., Wiederholt, J. L., 2007. Test of adolescent and adult language (4th ed.) Austin TX: PRO0ED, Inc. [9] Malcolm, D., 2009. Reading strategies awareness of Arabic-speaking medical students studying in English., System, 37, 640-651. [10] Nergis, A., 2013. Exploring the factors that affect reading comprehension of EAP learners. Journal of English for Academic Purposes, 12, 1-9. [11] Proctor, C., Carlo, M., August, D., Snow, C., 2005. Native Spanish-speaking children in English:Toward a model of comprehension. Journal of Educational Psychology, 9, 246-256 [12] Qian, D., 2002. Investigating the relationship between vocabulary knowledge and academic reading performance:An assessment perspective. Language Learning, 52(3), 513-536. [13] Rabia, A. S., Siegel, S. L., 2002. Reading, syntactic, orthographic, and working memory skills of bilingual Arabic-English speaking Canadian children. Journal of Psycholinguistic Research, 31, 661-678. [14] Raymond, P. M., 1993. The effects of structural strategy training on the recall of expository prose for university students reading French as a second language. Modern Language Journal, 77, 445-458. [15] Read, J., 1998. Validating a test to measure depth of vocabulary knowledge. In A, J. Kunnan (Ed.), Validation in language assessment (pp. 41-60). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum. [16] Read, J., 2000. Assessing vocabulary. Cambridge University Press. [17] Stanovich, K.E., Cunningham, A.E., 1992. Studying the consequences of literacy within a literate society:The cognitive correlates of print exposure, Memory & Cognition, 20, 51-68. [18] Taraban, R., Kerr, M., Rynearson, K., 2004. Analytic and pragmatic factors in college students’ metacognitive reading strategies. Reading Psychology, 25, 67-81. ABSTRACT Factors that affect reading comprehension of English majors This study explores the relationships between three independent variables - metacognitive reading strategies, syntactic awareness and vocabulary knowledge, and one dependent variable - the academic English reading comprehension achievement of 107 English majors. A multiple regression analysis has revealed that all of the metacognitive reading strategies, syntactic awareness and vocabulary knowledge have had a positive effect on academic English reading comprehension achievement. It was found that vocabulary knowledge is not a strong predictor of academic English reading comprehension achievement, syntactic awareness is a strong predictor and metacognitive reading strategies were the strongest predictors of academic English reading comprehension achievement. Keywords: Metacognitive reading strategies, syntactic awareness, vocabulary knowledge, reading comprehension achievement. 137
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2