Khám phá một số lễ hội tiêu biểu và phong tục tập quán ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương: Phần 1
lượt xem 4
download
Cuốn sách "Phong tục tập quán và lễ hội tiêu biểu ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương: Phần 1" trình bày các nội dung chính về: khái quát chung về huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương; phong tục tập quán huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khám phá một số lễ hội tiêu biểu và phong tục tập quán ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương: Phần 1
- LIẺN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM HỘI VÃN HỌC NGHỆ THUẬT C Á C D Â N TỘC TH lểu só VIỆT NAM LÊ TH Ị DỤ PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI TIÊU BIẾU Ở HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG NHÀ XU ẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
- PHONI TỤC TẬP QUÁN VÀ LỀ HỘI TIÊU BIỂU d HUrtNNM GIANG, TỈNH HẢI DlTONG
- LIÊN HIỆP CÁC HỘI VÃN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM HỘI VÀN H Ọ C N G H Ệ T H U Ậ T C Á C DÂ N Tộc TH IÉ U SÓ VIỆT NAM LÊ T H Ị DỤ PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI TIÊU BIỂU m ở HIIYỆN NINH GIANG,mTỈNH HẢI DU0NG ■ NHÀ XUÁT BẢN H Ộ I NHÀ VÀN
- ĐÈ ÁN BẢO T Ò N , P H Á T HUY G IÁ T R Ị TÁ C PHẨM VĂN HỌ C, NG HỆ TH UẬT CÁC DÂN TỘC THIÉƯ SÓ VIỆT NAM Cố vấn Ban Chỉ đạo: Nhà thơ Hữu Thinh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam B A N C H Ỉ Đ ạo t. Nhà văn Tùng Điển (Trần Quang Điển) Trưởng ban 2. Nhà nghiên cứu, TS. Đoàn Thanh Nô Phó Trưởng ban 3. TS. Trịnh Thị Thủy Phó Tncởng ban 4. Nhạc sĩ Nông Quốc Bình Uy viên kiêm Giám đốc 5. GS.TS. Nguyễn Xuân Kính ủ y viên 6. PGS.TS. Lâm Bá Nam ủ y viên 7. ThS. Vũ Công Hội ủ y viên 3. ThS. Phạm Văn Tnrờng ủ y viên 9. ThS. Nguyễn Nguyên ủ y viên 10. ThS. Nguyễn Ngọc Bích ủ y viên Giám đốc Nhạc sĩ Nông Quốc Bình
- LỜI GIỚI THIỆU 9 y ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mái nhà chung của các Hội Văn học nghệ thuật cả nước. Liên hiệp gồm 74 tổ chức thành viên với trên 45.000 hội viên là văn nghệ sĩ thuộc các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Trải qua gần 25 năm hình thành và phát triển, đến nay Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu sổ Việt Nam đã có hơn một nghìn hội viên, trong đó gần 600 hội viên là người dân tộc thiểu số hoạt động tại 34 tổ chức cơ sở và các chi hội, tỉnh thành hội trong cả nước. Trong giai đoạn từ năm 1999 đén nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có hàng nghìn công trình, tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam được sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch, sáng tạo. 7
- Bộ sách này là một phần của Đề án
- PHONG TỰC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU B1ẺU Ớ HUYỆN NINH GIANG, CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHƯNG * VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN T ự NHIÊN XÃ HỘI, LỊCH SỪ DÂN c ư , ĐẶC ĐIẾM KINH TẾ VÀ TÓ CHỨC XẢ HỘI Ninh Giang là một huyện nông nghiệp, nằm ở phía Nam Thành phố Hải Dương, trung tâm huyện cách Thành phổ Hải Dương khoảng 30km. Trên bản đồ địa lý, huyện Ninh Giang nằm ở vị trí 20 độ 43 phút vĩ tuyến Bắc, kinh tuyến Đông. Phía Nam huyện chạy dài theo bờ sông Luộc, đối ngạn là tinh Thái Bình. Với vị trí phía Bắc giáp huyện Gia Lộc, phía Nam tiếp giáp huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình và huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng, phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ, phía Tây giáp huyện Thanh Miện. Toàn huyện hiện có 27 xã và 1 thị trấn, trung tâm hành chính nằm trên địa bàn thị trấn Ninh Giang. Diện tích là 136,lkm2, dân số 142.513 người (số liệu năm 1014). 9
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÊU Ớ HUYỆN NINH G IA N G ,... Ngược dòng lịch sử, thời Lý - Trần, Ninh Giang là miền đất thuộc phú Hạ Hồng (Hồng Lộ), thời thuộc Minh, Hạ Hồng thuộc phủ Tân An, đến thời Lê đổi lại thành phú Hạ Hồng. Phủ Hạ Hồng là đất các huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Tứ K.ỳ (tỉnh Hải Dương) và huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Đen năm Minh Mạng thứ 3 (1822) phủ Hạ H ồng đổi thành phủ N inh Giang, g ồm đất các huyện VTnh Lại, Gia Lộc, Tứ Kỳ và Vĩnh Bảo. Huyện Ninh Giang là huyện Vĩnh Lại thời Lý -Trần, đến thời thuộc Minh đổi là Đồng Lợi (thuộc châu Hạ Hồng), thời Lê Sơ đổi lại là Đồng Lại, sau lại đổi là Vĩnh Lại, gồm các xã của huyện Ninh Giang hiện nay, một phần của xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện và một số xã cùa huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, phủ Ninh Giang được chia làm 4 huyện: Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Vĩnh Bảo. Huyện Ninh Giang được giữ tên Ninh Giang cho đến tháng 4 năm 1979, sáp nhập với huyện Thanh Miện thành huyện Ninh Thanh. Tháng 4 năm 1996 tái lập huyện Ninh Giang theo Nghị định 05 cùa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm cao, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Mặt khác lại gần các con sông lớn như sông Luộc, sông Cửu An và sông ĐTnh Đào, sông c ầu Xe, hàng năm cung cấp nguồn nước tưới tiêu dồi dào, lượng phù sa màu mỡ cho đồng bàng và 10
- PHONG TỰC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIẺU Ở HUYỆN NINH G IA N G ,... tạo nên mạng lưới giao thông thuận tiện từ Ninh Giang đi Thái Bình, Hải Phòng và Hưng Yên... Hệ thống giao thông đường bộ cũng thuận lợi, Ninh Giang là nơi đi qua của quốc lộ 37, đường 20D, tỉnh lộ 396, 392, 391. Nhìn chung mạng lưới giao thông thủy bộ đều rất thuận lợi, thông thoáng giữa các vùng miền, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... Toàn huyện có 105 làng và khu dân cư, lực lượng vũ trang huyện và 6 xã được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, có 09 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và 12 di tích xếp hạng cấp tỉnh (tính đến năm 2014). Tình hình kinh tế: Trong nhiều năm qua, kinh tế huyện Ninh Giang phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân hiện nay là 6,2%. Thu nhập bình quân đầu người là 15 triệu đồng/năm (sổ liệu tháng 1 năm 2014). Sản xuất nông nghiệp được duy trì và ổn định, diện tích gieo trồng là 7,100ha, năng suất lúa bình quân đạt 12,15 tạ/ha/năm. Ngoài việc cấy lúa, huyện còn khuyến khích nông dân quy vùng sản xuất các cây màu có năng suất cao như ớt, dưa, bí xanh xuất khẩu, hàng năm thu về khoảng 103 triệu đồng/ ha canh tác lúa và màu. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng được trú trọng, hiện có 140 doanh nghiệp, công ty TNHH, xí nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và gần 4.000 hộ sản xuất TTCN, hàng năm thu từ công nghiệp là 360 tỷ đồng. Có 1 công ty nước ngoài trên địa bàn huyện đã tạo
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÉU Ớ HUYỆN NINH GIANG, ... việc làm cho trên 2.000 lao động. Phát triển thương mại dịch vụ, ước tính hàng năm thu 450 tỷ đồng, dịch vụ thu 195 tỷ đồng... Đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở được quan tâm, hiện đã có quy hoạch mở rộng thị trấn Ninh Giang, quy hoạch các cụm công nghiệp, khu thương mại... Lĩnh vực giao thông đã kết họp với các bộ, ngành Trung ương triển khai dự án nâng cấp quốc lộ 37, nâng cấp đường 396, xây dựng 6 tuyến đường giao thông nông thôn, đến nay hầu như các xã đều bê tông hóa đường liên xã, liên thôn và đường ra các cánh đồng, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại và sản xuất. Toàn huyện đã có điện thắp sáng, điện cho sản xuất và sinh hoạt đều đặn, tỷ lệ nhân dân dùng nước sạch là 95%. v ề văn hóa - xã hội cũng có những tiến bộ vượt bậc, phong trào:
- PHONG TỰC TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI TIÊU BIẾU Ớ HUYỆN NINH G IA N G ,... Công tác an ninh quốc phòng đã phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triến kinh tế, xã hội. Đặc biệt công tác xây dựng chính quyền và cải cách hành chính được thực hiện tốt, bám sát vào các Nghị quyết Đảng các cấp để chỉ đạo trong tất cả hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội... Với mục tiêu là làm sao cho dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và vãn minh. Hải Dương nói chung và huyện Ninh Giang nói riêng là vùng đất văn hiến, hình thành từ lâu đời. Trong tiến trình lịch sử, nhân dân địa phương đã là chủ sở hữu di sản văn hóa dân gian vô cùng đồ sộ và phong phú, bởi nó nằm ngay trong mỗi làng xã, trong mỗi hoạt động của con người. Nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục tập quán và lễ hội dân gian là việc làm rất cần thiết và luôn nằm trong kể hoạch hàng năm của Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh Hải Dương, cũng như của các cơ quan văn hóa, văn nghệ của tỉnh, góp phần làm giầu vốn văn hóa dân gian tỉnh Hải Dương trong bức tranh chung về văn hóa dân gian cả nước. 13
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIẺU BIÊU ờ HUYỆN NINH G IA N G ,... 14
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIẺU ớ HUYỆN NINH GIANG, CHƯƠNG II PHONG TỤC TẬP QUÁN HUYỆN NINH GIANG (Vùng Ninh Giang) Nghiên cứu phong tục tập quán là một vấn đề rất lớn của khoa học xã hội và nhân văn. Ớ nước ta đã có rất nhiều tài liệu, sách xuất bản đề cập tới vấn đề này, trong đó có những vấn đề chung và riêng. Như chúng ta đã biết, mỗi dân tộc, mỗi địa phương lại có những phong tục tập quán riêng biệt. Phạm vi đề tài: Sưu tầm, nghiên cứu phong tục tập quán ở một địa phương cụ thể là huyện Ninh Giang, chúng tôi lập kế hoạch Bổ cục đề tài n h ư sau: I: Khái quát về đặc điểm cơ bán tạo nên phong tục tập quán huyện Ninh Giang (vùng Ninh Giang). II: (Trọng tâm) Khảo sát phong tục tập quán cụ thể thị trấn Ninh Giang (một đô thị cổ thời Pháp thuộc). Đại diện cho vùng Ninh Giang. Phần này nghiên cứu ở hai thời điểm lịch sử: 15
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIẺU Ở HUYỆN NINH G IA N G ,... + Thời kỳ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 (trọng tâm). + Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đên nay + Nghề làm bánh gai truyền thống (nghề cổ truyền, một đặc sản nổi tiếng của Hải Dương. + Thiết chế văn hoá qua các thời kỳ. III: Nhận xét, đối chiếu với các vùng lân cận ở góc độ nghiên cứu văn hoá học. * Phương pháp nghiên cứu: Bằng phương pháp tiếp cận từ hai phía, thứ nhất: Khai thác trong các nguồn tư liệu, thư tịch có liên quan đến địa văn hoá, địa lịch sử, thứ hai bằng phương pháp điền dã dân tộc học, quan sát, phỏng vấn, ghi chép (chụp ảnh, viết) ở địa bàn thị trấn Ninh Giang với những con người thật, sự việc thực. Mục đích việc nghiên cứu phong tục tập quán nhằm khai thác, kế thừa có chọn lọc những phong tục tập quán hay, loại bỏ dần những phong tục tập quán lạc hậu, lỗi thời không phù hợp với đại đa số quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc. I. KHÁI QUÁT VÈ ĐẶC ĐIỂM c ơ BẢN GÓP PHẦN TẠO NÊN PHONG TỤC TẬP QUÁN HUYỆN NINH GIANG (VÙNG NINH GIANG) Phong tục tập quán là một vấn đề rất lớn của khoa học 16
- PHONG TỤC TẬP QIIÁN VÁ LẺ HỘI TIỂU BIÉU Ớ Hl IYỆN NINH GIANG, ... xã hội và nhân văn, bởi phong tục tập quán bao gồm rất nhiều phương diện của đời sống xã hội của một cộng đồng người sống trong một vùng dân cư. Trong đó các mặt như lao động sản xuất, chế tác và sừ dụng công cụ lao động, trồng cấy và cải tạo các loại giống cây trồng, vật nuôi. Phong tục về ăn mặc, ở, ma chay, cưới xin, các thói quen hàng ngày về sinh hoạt, nét văn hóa trong ứng xử với con người, môi trường và tâm linh... Các khía cạnh của tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội... Tất cả những vấn đề ấy có khi được ghi chép lại, hoặc có khi chì tồn tại trong con người và không gian sống và cứ truyền từ đời này sang đời khác như một lẽ tự nhiên. Như chúng ta đã biết, con người sống trong một cộng đồng thuộc một vùng địa lý, thường có những phong tục tập quán tương đồng. Khi nghiên cứu sâu những đạc điểm cơ bản của vùng huyện Ninh Giang, chúng tôi thây miền đất Ninh Giang nam ở vùng hạ lưu, thuộc ô trũng ở châu thổ sông Hồng. Trước kia hệ thống đường giao thông dựa vào các sông ngòi và đê ngăn nước. Địa bàn huyện nằm trải dài dọc bờ sông Luộc và đôi bờ sông Cửu An và sông Đĩnh Đào. Sông Đĩnh Đào chạy từ xã Hồng Đức về xã Quyết Thắng dài khoảng 10 km, phân gianh giới với huyện Gia Lộc. Hệ thống sông ngòi nhỏ và mương máng đào được nối liền với với hệ thống sông chính, đã tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi phục vụ cho sán xuất nông nghiệp, giao lưu qua lại giữa các vùng và 17
- PHONG TỰC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIẾU Ở HUYỆN NINH GIANG, phục vụ vận tải quân lương trong các cuộc chiến tranh giái phóng dân tộc. Sông Luộc phải kể đen như một con sông có vai trò, vị trí chiến lược trong hệ thống giao thông thủy của huyện, con sông này chảy qua huyện khoảng 20km từ xã Văn Giang qua xã Long Hưng, Hồng Phúc, Kiến Quốc, Ninh Thọ (Hồng Phong), Hiệp Lực đến cuối thị trấn Ninh Giang. Vốn là con sông tự nhiên thuộc hệ thủy sông Hồng, sông Luộc cung cấp nguồn phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới tiêu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của cư dân đôi bờ từ ngàn xưa. Từ khi hệ thống sông Hồng được nối liền với hệ thống sông Thái Bình bằng sông Luộc, thì việc đi lại bàng thuyền, ca nô có trọng tải tương đối lớn từ Hà Nội đi Hải Phòng và từ N am Định đi Hải Phòng thuận tiện hơn rất nhiều. Trước kia, hệ thống giao thông của huyện dựa vào những con đường mòn, đê điều, hệ thống các bờ mương máng. Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã cải tạo một số con đường chính của huyện như đường 17A (đường này chạy qua huyện Ninh Giang khoảng 11 km), xây dựng đường sất Ninh Giang - c ẩ m Giàng (đường sắt này đến năm 1918 bị bỏ không sử dụng). Bên cạnh đường 17A là trục đường bộ quan trọng bậc nhất của huyện, còn có đường 20 chạy qua phía Bắc, qua các xã Tân Hương, Vạn Phúc, Hồng Đức nối liền với đường 17A 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Độc đáo phong tục Tết một số dân tộc Việt Nam
13 p | 177 | 39
-
Vùng đất của Chi Lăng - Đồng Đăng - Kỳ Lừa Lạng Sơn: Phần 2
148 p | 132 | 20
-
Những khám phá thú vị về số 13 xui xẻo
11 p | 141 | 18
-
Khám phá tổng tập truyện thơ Nôm của các dân tộc thiểu số Việt Nam (Tập 4): Phần 1
217 p | 119 | 15
-
Khám phá những ngôi chùa độc đáo ở Sóc Trăng
9 p | 68 | 6
-
Cẩm nang dành cho người nước ngoài tại Vĩnh Phúc
96 p | 11 | 5
-
Khám phá một số lễ hội tiêu biểu và phong tục tập quán ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương: Phần 2
155 p | 11 | 5
-
Thử viết lại Cổ sử Việt Nam - Trương Thái Du
23 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn