Khám phá một số lễ hội tiêu biểu và phong tục tập quán ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương: Phần 2
lượt xem 5
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Phong tục tập quán và lễ hội tiêu biểu ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương" tiếp tục trình bày các nội dung về: lễ hội dân gian tiêu biểu huyện Ninh Giang; trò chơi pháo đất ở một số xã huyện Ninh Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khám phá một số lễ hội tiêu biểu và phong tục tập quán ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương: Phần 2
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÊU Ớ HUYỆN NINH GIANG, CHƯƠNG III LẺ HỘI DÂN GIAN TIÊU BIÉU HUYỆN NINH GIANG • 1. Lễ hội đền Tranh, xã Đồng Tâm * Phần khái quát Đồng Tâm là xã nằm ở phía Bắc của thị trấn N in h . Giang, xã có ba thôn đó là: Thôn Tranh Xuyên, thôn Dâm và thôn Vé, tổng diện tích : 469,47ha, dân số: 6.888 người, gồm 1.802 hộ (tính đến năm 2014). N guồn sống chính là sản xuất nông nghiệp và làm một số nghề phụ như tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ. Vì xã nằm sát đường 39 từ Thành phố Hải Dương đi Ninh Giang. Vị trí địa lý: Phía Bẳc giáp xã Vĩnh Hòa, phía Nam giáp thị trấn Ninh Giang, phía Đông giáp xã Hà Kỳ, huyện Tứ Kỳ, phía Tây giáp xã Hồng Dụ. Đầu thế kỷ XIX, Tranh Xuyên thuộc tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương, nay là một thôn thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang. Với vị trí giao thông thủy bộ quan trọng và thuận lợi như vậy, xã Đồng Tâm có điều kiện phát triển kinh tế đa dạng như: Sán xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ... Đặc biệt thực 79
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LỀ HỘI TIÊU BIẺU Ớ HUYỆN NINH GIANG, ... hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, xã Đồng Tâm đang trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới, chuyến đối cơ cấu vật nuôi cây trồng, dồn ô đổi thừa, xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng làng văn hóa, làng sức khỏe. Đời sổng vật chất và tinh thần cùa người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, trong tương lai không xa, xã Đồng Tâm sẽ trở thành một xã giầu mạnh của huyện Ninh Giang. * Truyền thuyết về đền Tranh và Quan lớn Tuần Tranh: Thuớ xa xưa, khi dân tộc ta mới khai phá thiên nhiên để bảo tồn cuộc sống của mình, xây dựng đất nước, khả năng chống thiên tai, thú dữ còn rất hạn chế, nên những thứ gì mà có hại cho con người đều được cho là do ma quỷ gây nên, mọi việc đều có thần linh, trời đất hoặc các bậc cao siêu can thiệp. Chính vì thế mới hình thành các hình thức tín ngưỡng như trời, đất, núi, sông, rừng, các ông hoàng, bà chúa, các thú dữ và các vật dị thường, mà hiện tượng Quan lớn Tuần Tranh là một điển hình. Đen Tranh xưa nay là nơi thờ thủy thần theo tín ngưỡng dân gian cổ truyền. Đền Tranh có tên gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh, thuộc thôn Tranh Xuyên xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang. Ngược dòng lịch sử, đền Tranh vốn được xây dựng trên nền một ngôi miếu cổ có từ thời Hùng Vương, miếu có tên là Tranh Giang Đại Vương cổ miếu, ở vị trí bên bến sông Tranh, sát thị trấn Ninh Giang. Theo các cụ cao tuổi cho biết ngôi đền được xây dựng trên một khu đất cao đẹp, có nhiều cây cổ thụ xum xuê và đặc biệt đền rất linh thiêng 80
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÊU ớ HUYỆN NINH G IA N G ,... về Cầu đào khi đi sông nước. Thời Nguyễn (Thế kỳ XIX) đền được xây dựng hoành tráng, chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo, có tượng Quan Lớn Tuần Tranh. Năm 1887, Pháp chiếm Hải Dương và Ninh Giang, chúng đóng quân ở thành Đô Dương (thị trấn Ninh Giang). Pháp đã sử dụng một số công trình kiến trúc để làm nơi đóng quân, cai trị, trong đó có đền Tranh, mặc dù vậy chúng không dám phá ngôi đền vì nghe danh đền rất thiêng. Sau đó nhân dân đã xây một đền Tranh ờ giữa phố của thị trấn Ninh Giang để thờ Quan Lớn Tuần Tranh, đền mới được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, có tam quan rộng, đẹp do ông Đào Lạng ở xã Văn Hội cung tiến, tổng số 127 gian trên khu đất rộng 4 sào Bắc Bộ. Năm 1946, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, đền bị phá chỉ còn 3 gian cung cấm. Đến năm 1966, thể theo nguyện vọng của nhân dân thôn Tranh Xuyên, đền được chuyển về vị trí hiện nay, ban đầu chỉ chuyển 3 gian cung cấm về, đến năm 1996, với ý thức giữ gìn di sản văn hóa quý báu cúa dân tộc, đồng thời thực hiện tự do tín ngưỡng của nhân dân, đền Tranh được trùng tu, tôn tạo lớn, quay hướng Tây Nam, nhìn lên con đường lớn, đây là đường nối thị trấn Ninh Giang với Hải Phòng. Đần được xây kiểu chữ tam gồm 3 tòa: Tiền đường, trung từ và hậu cung, mỗi công trình 7 gian, tổng số là 21 gian. Kiến trúc mang đậm nét dàn gian thời Nguyễn, đặc biệt còn bảo lưu một số cổ vật có giá trị và nghệ thuật, như tượng Quan Lớn Tuần Tranh 81
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÉU Ớ HUYỆN NINH G IA N G ,... bằng đồng nặng 200kg, 4 pho tượng Tứ Trụ bằng đá, bát hương, hạc đồng, cuốn thư, chóe sứ... Vào những năm 2005, 2006 và 2008, thực hiện dự án tu sứa lớn đền Tranh của tỉnh Hẳi Dương, các công trinh lần lượt được phục hồi như tam quan, nhà giải vũ phía đông, nhà bia... tạo cho di tích khang trang. Di tích đền Tranh đã vinh dự được đón nhiều các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tinh, huyện về tham quan, tưởng niệm và trồng cây lưu niệm tại đền. Theo quy hoạch di tích sẽ được mở rộng không gian sang bên kia vành đai phía Bắc thị trấn Ninh Giang, tạo nên không gian hoành tráng, hoàn thiện nhà Tây vu, nhà khách... với nguồn kinh phí được xà hội hóa là chính. Theo thần tích về Quan Lớn Tuần Tranh và nhiều nguồn tư liệu khác thì đền Tranh thờ thủy thần sông Tranh gọi là Quan Lớn Tuần Tranh, việc thờ Quan Lớn Tuần Tranh là hình thức tín ngưỡng dân gian, trước hết của những người làm nghề trên sông nước, sau đó lan ra những người buôn bán, mong cho mọi việc được thông đồng bén giọt, làm ăn gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên thông qua hình thức tín ngưỡng này giúp chúng ta hiểu thêm cuộc đấu tranh chống thiên tai cùa ông cha ta từ xa xưa để bảo tồn cuộc sống, v ề mặt duy vật biện chứng có thể nói, trước đây ở những đoạn sông có ngã ba, ngã tư... Các dòng chảy thường tạo ra những vùng nước xoáy, thuyền bè đi lại dễ bị lật, nên họ cho rằng có vị thủy thần nổi giận, do đó khi 82
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÈU Ö HUYẺN NINH GIANG, .. ngôi đền được lập nên, mọi người đều đem lễ vật đến cầu đảo với hy vọng đem lại may mắn cho họ, vì thế đền được coi là rất linh thiêng. Hiện nay có một số nơi thờ Quan Lớn Tuần Tranh, như đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, đền làng Đào Động, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, chùa Trông, xã Hưng Long huyện Ninh Giang, Hải Dương... Đeu là những ngôi đền nằm cạnh sông có vùng nước xoáy. Tuy nhiên tín ngưỡng thờ thủy thần vẫn in đậm trong tiềm thức cùa nhân dân từ xưa đến nay. Đền Tranh là một nơi như thế, ngoài thờ thủy thần, đền Tranh còn phối thờ vua cha Bát Hải Đại Vương, thờ vọng Trần Hung Đạo và Tứ Trụ. Truyền thuyết về Quan Lớn Tuần Tranh kể rằng: Thời Hùng Vương thứ 18, ở làng Hà Hải (có tư liệu ghi là làng Lạc Dục), thuộc phù Tứ Kv, có hai vợ chồng ông bà đã ngoại tứ tuần mà chưa có con. Một hôm ông ra vườn thấy trên cây có hai quả trứng to, không hiểu là trứng gì, ông cho đó là sự lạ, bèn đem về để trong thúng gạo, không bao lâu trứng nở ra một con vật giống như con rắn có vân rất đẹp. Hai con rắn lớn lên rất yêu quý ông bà, luôn quấn quýt bên nhau. Một hôm ông cuốc đất ngoài vườn, rắn đùa nghịch, chang may ông cuốc vào một con ran bị đứt đuôi. Ông bà thựờng cho rắn trứng gà, sau lớn lên thì cho ăn gà con, đến khi trong nhà không có gà cho rắn ăn, ông bà phái đi ăn trộm gà của dân làng đế nuôi rắn. Dân làng rất giận ông bà, đến một ngày kia không có gì cho rắn 83
- PHONG TỰC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÊU Ở HUYỆN NINH GIANG, ăn, ông bà bèn đem rắn thả xuống sông. Khúc sông mà ông bà thả rắn trước đây vần yên lặng, thuyền bè đi lại bình thường, không có sóng to gió lớn, không có cảnh đắm đò, chết người bao giờ. Từ ngày ông bà thả rắn thì luôn có sóng to gió lớn, nước chảy cuồn cuộn, thuyền bè đi lại bị đấm, trừ một số thuyền lớn đến gần cúng lễ thì thoát. Một hôm có đoàn thuyền của một bà công chúa đi qua, bị sóng cuốn mạnh không thể đi nổi, bà công chúa bèn hỏi dân làng thì được biết: Sông này trước kia vẫn gió yên sóng lặng, chỉ từ khi ông bà thả rắn mới thế, công chúa lập tức cho gọi ông bà đến để hạch tội, khi đó ông lão đã mất, chi còn bà vợ, bị hạch tội, bà lão sợ quá chạy ra bờ sông khấn ràng: Nay có thuyền đi qua mà con gây sóng gió ngăn cản thì mẹ sẽ bị tội, vậy con có thương mẹ thì hãy cho sóng yên, gió lặng để thuyền đi qua mà cứu mẹ. Bà lão vừa khấn dứt lời lập tức gió lặng sóng yên, thuyền đi qua an toàn. Nhưng khi thuyền vừa đi khỏi lập tức lại sóng to gió lớn, thấy sự linh ứng như vậy, dân làng khiếp sợ vô cùng, bèn lập hai miếu để thờ, miếu ông Cộc tức Bạch Long Quân (ông Cộc là do bị ông lão cuốc đất làm đứt đuôi), miếu ông dài tức là Hắc Long Quân. Sau dân làng gọi là Quan Lớn Tuần Tranh, trú ngụ ờ bến sông Tranh. Truyền thuyết lại kể tiếp: Vào đời sau, có quan phủ Trịnh Thương Quân được bổ về Vĩnh Lại, ông có người vợ đẹp rất yêu quý. Một hôm bà đi chơi thuyền trên sông Tranh bất ngờ thấy một người từ dưới sông ngoi lên đòi 84
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIỂU BIÊU Ớ HUYỆN NINH G IA N G ,... lấy làm vợ, hiến nhiên là bà không nghe, đến đêm khi đang ngù, bà mơ thấy người đó hiện vào phòng, lại nhất định một lần nừa đòi lấy bà làm vợ. Tinh cơn ác mộng, bà liền đem chuyện này nói với chồng, Trịnh quan lấy làm lạ và có ý đề phòng cẩn thận. M ột lần ngài có việc phải đi xa, khi về không thấy bà phủ đâu, nhìn vào phòng không thấy, Trịnh quan vô cùng sửng sốt khi nghĩ lại chuyện mà bà đã kể, lòng buồn vô hạn không đủ sức để làm việc nữa. Ngài đã xin từ quan, ngày ngày ra bến sông Tranh thơ thẩn mong tìm thấy vợ. Một hôm ngài nàm m ơ thấy Quỷ Cốc ở miền Hải Quốc mách rằng: Bà phủ bị Hoàng Tử thứ 5 của vua Thủy Te bắt xuống làm vợ. Thương tình người chồng mất vợ, Quỷ Cốc tìm cách cho quan phủ xuống thủy cung của vua Thủy Tề kêu cứu. Vua Thủy Te cho rằng con mình là Hoàng Tử thứ 5 làm điều bất chính, liền cho vợ chồng quan phủ được đoàn tụ và đầy con mình là Hoàng Tử thứ 5 ra ngã ba sông Tranh. Từ đó dân hai bên bờ sông thấy nhiều điều kỳ dị, dân làng phải lập đền thờ tại làng Tranh Xuyên, gàn bến đò Tranh gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh. Ngày đầu lập phủ Ninh Giang, dân hai làng Tranh Xuyên và Tranh Chừ cùng thờ cúng. Đây là ngôi đền thờ thủy thần sông nước nổi tiếng linh thiêng, thuyền bè qua lại đều phải dừng vào đền làm lễ cầu mới được sóng yên, gió lặng. Dân làng đồn ràng: Vào những đêm trăng sáng, yên tĩnh, người ta nhìn thấy một người đàn ông áo mũ chinh tề từ miếu đi ra, họ cho rang đó chính là Quan Lớn Tuần Tranh. 85
- PHONG TỰC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIẾU Ờ HUYỆN NINH G IA N G ,... Sau này đền được dời vào bên trong, cách đền cũ khoảng lkm , đền cũ ở bờ sông chi còn là ngôi miếu nhỏ. Đen năm Khải Định thứ 7 (1923), đền được trùng tu lớn gọi là Tranh Giang Đại Vương Từ, tiếng đồn linh thiêng nên các vị tướng cầm quân đánh giặc thường đem lễ vật đến đền tế lễ và đều dành thắng lợi. Tương truyền Lê Hoàn và Trần Hưng Đạo cùng từng làm lễ tại đây, (vì vậy đền Tranh có ban thờ vọng Trần Hưng Đạo). Đền có tượng Quan Lớn bằng đồng, xưa cấm không ai được nhìn vào tượng, chỉ có hòa thượng mới được vào cung cấm làm lễ. Dân làng mở hội vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Theo một số tài liệu ghi chép thì sau đó vào ngày 25 tháng 5 Quan Lớn Tuần Tranh mắc phải tội phải đi đầy tại Kỳ Cùng, Lạng Sơn. Hiện nay tại đền Kỳ Cùng - Lạng Sơn cũng thờ Quan Lớn Tuần Tranh, tại đó còn lưu giữ sắc phong do các triều đại phong kiến Việt Nam phong cho ngài. Lễ hội đền Tranh cũng như một số lễ hội khác bên các con sông lớn, đó là lễ hội rước nước và cầu đảo khi đi qua sông nước. Đặc biệt tại lễ hội Đen Tranh có hát chầu văn hầu thánh truyền thống. Đây là nét văn hóa đặc sắc về hình thức diễn xướng dân gian mà không phải nơi nào cũng có. Việc nghiên cứu di tích và lễ hội rất cần thiết, bởi qua nhiều thế kỳ, lễ hội luôn là nhu cầu, khát vọng của nhân dân và thực tế lễ hội luôn hấp dần, lôi cuốn với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là lễ hội làng đã trở thành nơi hội tụ những gì thiêng liêng nhất của cộng đồng những người 86
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÊU ớ HUYỆN NINH G IA N G ,... cùng Sống trên một mảnh đất, đó chính là quê hương. Đồng thời nghiên cứu lề hội dân gian còn góp phần giáo dục thế hệ tré hiểu biết sâu sẳc về phong tục, tập quán, văn hóa của quê hương, tự hào với những phong tục hay, độc đáo và góp phần loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, những hủ tục, xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc, v ề truyền thuyết đền Tranh và Quan Lớn Tuần Tranh có rất nhiều tài liệu ghi chép, tuy có khác nhau đôi chút, nhưng về cơ bản vẫn nêu được sự tích đền và ngài Quan Lớn, vấn đề này vần đang được tiếp tục được nhiều người nghiên cứu, tìm hiểu. Truyền thuyết thì mãi mãi vẫn là truyền thuyết, nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của truyền thuyết, bời những câu chuyện tường chừng như không có thật ấy lại được xây dựng nên bởi cái tinh thần có thật của lịch sử. Ngay từ năm 1969 khi nhận xét về vai trò của truyền thuyết dân gian, trong bài viết
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIẾU Ớ HUYỆN NINH GIANG, ... Nhân dân địa phương còn gọi là: Hội đền Quan Lớn Tuần Tranh. + v ề nguồn gốc lễ hội đền Tranh: Do vị trí địa lý đền Tranh xưa được xây bên bờ sông Luộc (đoạn sông này nam gần thôn Tranh Xuyên và Tranh Chừ nên dân địa phương gọi là bến sông Tranh). Đây là con sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, dòng chảy theo hướng Tây Đông, đem phù sa của sông Hồng đổ ra sông Thái Bình, và tưới tiêu cho cả một vùng đồng bằng rộng lớn. Hầu hết các di tích ở ven sông trong lễ hội đều có tục rước nước, đó cũng là một đặc điểm của lễ hội vùng nông nghiệp, coi nước là thiêng liêng, v ề mật lịch sử, lễ hội đền Tranh là lề hội tường niệm những chiến công của các vị tướng qua các triều đại phong kiến, vì theo truyền thuyết Lê Hoàn khi đem quân đi đánh giặc Tống, đã làm tế lễ tại đền Tranh và dành thắng lợi. Vào thế kỷ XIII, khi Tràn Hưng Đạo đánh quân Mông - Nguyên cũng làm tế lễ tại đền Tranh và cũng dành thắng lợi. Điều đó giải thích vì sao lễ hội đền Tranh được mờ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch, vỉ tháng 2 là tháng mà Lê Hoàn làm lề tại đền, và tháng 8 là mở hội theo lễ hội đền Kiếp Bạc, huyện Chí Linh, Hải Dương, nơi thờ chính Trần Hưng Đạo. Còn ngày tiệc quan được mở vào ngày 25 năm 5, tương truyền ngày đó là ngày Quan Lớn Tuần Tranh phải chịu tội đi đầy tại Kỳ Cùng - Lạng Sơn, ngài mở tiệc để khao quân sĩ và dân làng để từ biệt mọi người, lề hội này còn được gọi là lễ hội buồn. Tại lề 88
- PHONG TỤC TẶP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÉU 0 HUYỆN NINH G IA N G ,... hội đền Tranh có tục hát chầu văn hầu quan, cũng là xuất phát từ việc đền rất linh thiêng, nhiều người cầu đảo. Để ca ngợi công đức quan lớn, người ta đã soạn ra những lời hay, ý đẹp hát lên cốt để quan lớn hài lòng mà giúp đỡ, dần dần thành những lời hát dịu dàng, thánh thót làm say đấm lòng người, từ thế hệ này sang thế hệ khác, cứ thế mà hát, cứ thế mà ngợi ca... * Kỳ hội thứ nhất: + Ngày 14 tháng 2: Làm lễ rước kiệu Quan Lớn Tuần Tranh. Như lịch sử Đen Tranh, trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. đền Tranh ở hai vị trí khác nhau, nhân dân ở đây gọi là đền cũ và đền mới, đền cũ ở bờ sông Tranh, cách đền mới khoảng lkm. Sáng sớm các bậc chức sắc trong làng đã có lề tại đền, sau đó tổ chức đoàn rước như sau: Lễ rước gồm hai kiệu, đi đầu là kiệu long đình, trên đặt sắc phong, kiệu thứ hai là kiệu bát cống do 8 người khiêng, trên là tượng Quan Lớn Tuần Tranh. Những người tham gia rước kiệu gồm có: Hòa thượng mặc áo cà sa màu vàng, các vị chức sắc trong làng mặc áo lương, quần trắng, khăn xếp, các thanh niên tham gia khênh kiệu là những người nam chưa có vợ, mặc áo nâu đỏ, chít khăn đầu rìu màu đỏ trên đầu, nhân dân đội lễ vật mặc áo tứ thân đủ các màu sắc... Đi trước đoàn rước có một tiết mục đặc sắc thu hút người xem, đó là lệ xiên đình, lúc đó nổi tiếng là cụ Lớn Thân, cụ dùng hai thanh long đao bằng đồng cán nhọn xiên qua miệng, có hai người đi hai bên đỡ, cụ chọc đúng vào 89
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÉU ờ HUYỆN NINH G IA N G ,... hai lỗ huyệt trên má cho nên không bao giờ bị chảy máu. Cụ đi trước kiệu, mắt nhìn thẳng, mặc áo kiểu nhà võ trông oai phong, lầm liệt, ai nhìn vào cụ cũng không khởi hồi hộp và thán phục. Lệ xiên đình này có từ bao giờ thì người dân ờ đây cũng không nhớ nữa, chỉ biết ràng cụ Lớn Thân là người thực hiện việc này từ ngày còn trẻ. Lệ xiên đình đòi hói người thực hiện phải có cái tâm cao và lòng dũng cảm. Lệ xiên đình làm cho đoàn rước càng mang ý nghĩa linh thiêng, uy nghi, tôn nghicm và cũng để thị uy danh tiếng cùa Quan Lớn Tuần Tranh, và cũng chính vì có lệ xiên đình mà lễ hội đền Tranh luôn thu hút nhiều người dân trong vùng đến tham gia và ủng hộ nhiệt tình. Theo sau kiệu là hòa thượng, các vị chức sắc và các cụ bà đội lề vật, dân làng... Đoàn rước xuất phát từ đền cũ (bên bờ sông) đi qua miếu vua Bà (miếu vua Bà tức là đền Cây xanh, thuộc thị trấn Ninh Giang) và một sổ đền khác, đến đền mới kiệu được đặt tại vị trí long trọng nhất và làm lễ tế quan. Đội tế nam bắt buộc phải tế đủ 6 tuần đó là: Nhang, hoa, đăng, trà, quả, thực, có người thông xướng và giám sát khi tế. Người tham gia tế phải có chân văn bằng, mặc áo tế thụng, chân đi hia, đội mũ quan, khi tế phải nghiêm trang, đúng lệ, nếu làm sai thì người giám sát rút thè phạt. Tượng Quan và sắc phong được để ở đền mới 3 ngày, sau đó rước trở lại đền cũ. Trong nhũng ngày lễ hội, ngoài việc tế lễ, nhân dân đến dự hội tự do nghe hát chầu vãn và hầu quan, hát chầu văn, hầu quan ờ đền Tranh đã có từ xa xưa, qua thời gian 90
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIẺU Ở HUYỆN NINH GIANG, đã trờ thành nét đặc thù của lễ hội này. Theo những thanh đông ở đền Tranh cho biết, một bộ hát gồm có: Đàn nguyệt, trống ban, trống cái, 1 bộ song loan, phách..., người hát chủ yếu là dân địa phương, nhưng cũng có những người ở nơi khác đến hát góp vui, những người nổi tiếng hát chầu văn ở đền Tranh đó là: Cụ Lạc, cụ Văn, cụ Lục, bà Tự, ông Đức, ông Bé, ông Huân, bà Huê... Theo tín ngưỡng tứ phủ: Phủ Thiên (trời), phủ Địa (đất), phù Thoải (sông nước) và phủ Nhạc (cây cỏ, rừng), con người ta sổng phải có 4 yéu tố đó kết họp. Người muốn hát văn hầu quan tại đền Tranh đều phải được mở phù (Lễ ra đàn), đó là lễ trình diện của thanh đồng với các chư vị Thánh Mầu cùng các bậc trong Tứ Phủ, Jhọ mời kỳ được một ông đồng có uy tín, ông đồng này đã đi mở phủ cho nhiều người rồi về để mờ phủ. Khóa lễ trình đồng được tổ chức từ hai đến ba ngày, lễ đến khi nào Thánh đồng ý cho ra làm việc nhà Thánh, theo quan niệm đó là những người có
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÉU ớ HUYỆN NINH G IA NG,... - Ngồi nghỉ sau khi múa (Có thể ngâm thơ ca ngợi quan, Thánh hoặc kể chuyện về quan, Thánh, ban lộc...). - Quan, Thánh thăng. Trong khi đó cung văn vẫn hát liên tục từ khi thanh đồng ra cho đến khi quan, thánh thãng. Nội dung những bài hát văn chủ yếu ca ngợi công đức của Quan Lớn Tuần Tranh, Trần Hưng Đạo, vua cha Bát Hải Đại vương, và các thánh (tùy theo giá hầu để hát cho phù hợp). Trong hương khói mờ ào, khung cảnh cung cấm linh thiêng, tiếng hát chau vãn ngọt ngào quyến rũ, kết họp với những điệu múa dân gian nhịp nhàng uyển chuyển, và trang phục màu sắc đẹp mắt, làm cho người nghe và xem không biết chán, họ rất hào hứng vồ tay theo nhịp múa hát. Ở đây có người chỉ đi nghe hát quên ăn, ngủ. Tất cả có 32 giá hầu đồng. Hát chầu văn hầu đồng là loại hình diễn xướng văn hóa dân gian dùng chù yếu tại các dịp lễ hội đền, phù, nhàm ca ngợi các nhân vật được tôn thờ tại di tích, đó là những người có công với dân với nước, hoặc nhân vật bảo hộ cho dân. Song hình thức diễn xướng dân gian này thường bị lợi dụng để mê tín dị đoan, mượn lời thánh phán bảo, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp. Tục hát văn hầu đồng ờ đền Tranh từ xưa đến nay không bao giờ bỏ trong dịp hội mà ngày nay lại hoạt động phong phú hơn. Người đi lễ hội đền Tranh chủ yếu để nghe hát văn và xem hầu đồng. Ngày tiệc quan được tổ chức vào ngày 25/5 âm lịch, đây là lễ kỷ niệm ngày Quan Lớn Tuần Tranh bị đi đầy ờ 92
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU B1ÉU Ở HUYỆN NINH GIANG, Kỳ Cùng, Lạng Sơn. Theo truyền thuyết đây cũng là ngày quan lớn khao tiệc, khách đến dự hội là quân sĩ, những người làm ăn buôn bán, và dân làng đến rất đông. Trong tiệc này chủ yếu là tế lễ và hát chầu văn. Nhân dân địa phương cho rằng đây là lễ hội buồn, nên việc tế lễ chủ yếu thành tâm là chính. Nhân dân địa phương lấy ngày này là ngày giỗ cùa Quan Lớn Tuần Tranh. * Kỳ hội thứ hai: Được tổ chức từ ngày 10 đến 20 tháng 8 âm lịch, trọng tâm là ngày 22 tháng 8. Đây là kỳ hội kỷ niệm ngày giỗ của đức vua cha Bát Hài Đại Vương, kỷ niệm Tràn Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên. Kỳ hội này không tổ chức rước, chi có lễ và hát chầu văn, nhưng nhân dân đến dự rất đông, chù yếu để lễ các vị thánh. Theo lệ dịp hội tháng 2 ai mà đến đây lễ, xin thẻ, xin ấn mà được linh ứng thì tháng 8 này là dịp đến để lễ tạ. Tại lễ hội này tổ chức nhiều trò vui dân gian như: Hội vật, kỳ niệm Thành hoàng làng xuất phát từ một đô vật, hội thi pháo đất, pháo đất là một trò chơi dân gian truyền thống của các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ tinh Hải Dương, múa kỳ lân, đi cầu kiều, đập niêu, múa rối nước, hát chèo. Làng mời gánh hát chèo của các tinh Thái Bình, Hải Phòng về hát phục vụ hội, nhưng hình thức hát chầu văn vẫn là cơ bản của lễ hội đền Tranh. Có thế nói, so với các lễ hội khác trong tinh Hải Dương, lễ hội Đền Tranh trước đây tổ chức dài ngày nhất, trong lễ hội có nhiều tục lệ độc đáo như lệ xiên đình, hát 93
- PHONG TỰC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÉU ớ HUYỆN NINH G IA N G ,... văn hầu quan, chính vì thế đã thu hút được nhiều người về dự hội. Đặc biệt đây là lễ hội cúng thủy thần có tiếng linh thiêng ở vùng sông nước Việt Nam. Do vị trí đền nam gần sông Luộc, các lễ hội ven sông có sự giao lưu, qua lại, bên kia sông Luộc là đất Quỳnh Côi của tỉnh Thái Bỉnh và Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Từ lâu đời dân các vùng này sống với nhau hòa thuận, cỏ sự giàng buộc về họ hàng, bà con thân thiết. Đen Tranh luôn là nơi đi trình về tạ của tất ca những người đi sông nước. Bên tỉnh Thái Bình cũng có đền thờ vua cha Bát Hái thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, xưa nay, trước khi đền An Lễ mở hội, đều cử người mang lễ vật trầu cau, hương vàng sang trình tại đền Tranh. Tại đền Kỳ Cùng, Lạng Sơn, nơi thờ Quan Lớn Tuần Tranh cũng mở hội theo lễ hội đền Tranh, một số đền thờ dọc đôi bờ sông Luộc thuộc tỉnh Hưng Yên cũng thường giao lưu với lễ hội đền Tranh để tăng sự hiểu biết lẫn nhau. * Lễ hội đền Tranh từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay: Hái Dương là vùng đất giầu truyền thống văn hóa, lề hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian được đại đa số nhân dân ngưỡng vọng và tham gia. Hon nửa thế kỳ qua, kê từ khi nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chổng thực dân Pháp xâm lược, hầu nhu tất cả các lễ hội trong cả nước không được tổ chức vì nhân dân ta dành tất cả cho kháng chiến. Sau ngày hòa bình lập lại, đất nước ta lại rơi vào tình trạng khắc phục hậu quả chiến 94
- PHONG TỤC TẶP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÉU Ỡ HUYỆN NINH G IA N G ,... tranh, kinh tế khó khăn, nên nhân dân ta nói chung đều không có điều kiện mở hội. Mặt khác trải qua chiến tranh khốc liệt, các di tích lịch sử hầu như đều bị tàn phá, nhiều đồ tế tự bị thất lạc. Thêm vào đó là từ những năm 60 - 70 cùa thế kỷ XX, với chù trương xóa bò tàn tích phong kiến, mê tín dị đoan, hầu hết các địa phương trong nước đều dấy lên phong trào phá đình, phá chùa... Xã Đồng Tâm cũng không ngoài chủ trương đó, nhưng không nặng nề lắm. Tuy vậy việc khôi phục lễ hội truyền thống phải đến 25 năm trở lại đây mới làm được. Khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với các hoạt động văn hóa văn nghệ khác, lễ hội truyền thống dần được phục hồi, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân. Hòa chung với công cuộc đổi mới trong cả nước, đền Tranh đã được trùng tu, tôn tạo sau bao năm bị tàn phá và lễ hội đã được khôi phục. Tuy vậy việc khôi phục lễ hội cả về hình thức lẫn nội dung chưa được phong phú và đầy đủ lệ bộ như cũ, nhưng đã đem đến cho miền quê này sự khởi sắc văn hóa. Hiện nay đền Tranh đã có một ban quản lý di tích gồm 22 người, chia làm 2 tiểu ban, tiểu ban gián tiếp do đồng chí chủ tịch ƯBND xã làm trường tiểu ban, một ban trục tiếp gồm những người được nhân dân cử ra làm thủ nhang, bảo vệ, phục vụ... Thường xuyên có mặt tại đền để thực thi công việc. Lễ hội được chính quyền xã đứng ra tổ chức, có sự phân công cụ thể cho các tiểu ban và đoàn thể, về cơ bản vẫn theo lệ cũ, cụ thê là mồi năm có 2 kỳ lễ hội: 95
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÉU Ở HUYỆN NINH G IA N G ,... + Kỳ lễ hội thứ nhất: Diễn ra trong hai ngày mồng 10, 11 tháng 2 âm lịch, kỷ niệm ngày sinh của Quan Lớn Tuần Tranh. + Kỳ lễ hội thứ hai: Từ ngày 20 đến hết ngày 21 tháng 8 âm lịch, mở theo lề hội đề Kiếp Bạc, và ngày 25 tháng 5 là ngày tiệc quan. Lễ hội ngày nay không phải năm nào cũng tổ chức rước nước và rước kiệu, chủ yếu là tế, lễ và hát chầu văn hầu quan. Tục hát chầu văn ờ đền Tranh vẫn là hoạt động đậm nét nhất của lễ hội. Ngoài những bài hát đã có về các giá đồng, người ta còn sưu tầm, hoặc sáng tác những bài hát ca ngợi Quan Lớn Tuần Tranh, ca ngợi Đức Thánh Trần Hưng Đạo và vua cha Bát Hải Đại Vương để hát, các thanh đồng, các đội hát văn ờ khắp mọi nơi lại lần lượt về đền Tranh để hát hầu cửa quan. Mặc dù ở đền Tranh luôn có một đội những người hát chầu vãn, tiêu biểu như các ông bà: Lưu Đức Tuấn, Nguyễn Văn Doan, Phan Văn Tuyên, Trần Đức Đạt, Hoàng Thị Lê, Đinh Văn Kền, Trần Văn Bính, Nguyễn Thị Với... Nhiều năm trở lại đây, xã Đồng Tâm đã thành lập Câu lạc bộ hát văn đền Tranh, chọn lọc được nhiều thanh văn và thanh đồng có uy tín, hoạt động thường xuyên tại các kỳ lễ hội dân gian của đền, mặt khác còn đi giao lưu, thi hát văn tại huyện, tỉnh và khu vực đồng bằng sông Hồng, đạt được những thành tích rất đáng tự hào. Năm 2013, Câu lạc bộ hát văn đền Tranh được tỉnh chọn là đại diện cho tỉnh 96
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIÉU Ó HUYỆN NINH GIANG, Hải Dương tham gia hát văn. hát chầu văn khu vực đồng bằng sông Hồng tại tỉnh Vĩnh Phúc với các tiết mục: Hát chầu Quan Lớn Tuần Tranh, hát văn hầu Thánh, do thanh văn Đức Đạt và thanh đồng Đức Tuấn thực hiện, đã đạt huy chương vàng. Huy chương bạc được trao cho tiết mục hát văn đương đại và dàn nhạc cùa Câu lạc bộ. Tổng kết toàn đoàn Hải Dương đạt giải B của cuộc thi. Đây là lần thứ hai, Câu lạc bộ hát văn đền Tranh đạt giải B toàn đoàn về hát văn tại các cuộc thi hát văn của khu vực đồng bằng sông Hồng. Câu lạc bộ hát văn đền Tranh là một trong nhiều câu lạc bộ được thành lập tại xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang như: Câu lạc bộ đánh pháo đất, câu lạc bộ bóng đá, câu lạc bộ bóng chuyền, câu lạc bộ cầu lông, câu lạc bộ bóng bàn, câu lạc bộ văn nghệ... Những câu lạc bộ này là nòng cốt trong việc xây dựng làng, khu dân cư văn hóa và chương trình xây dựng nông thôn mới, đó là những chương trình mục tiêu lớn cùa Đàng và Nhà nước ta khởi xướng. Trong khoảng 15 năm trở lại đây, lễ hội đền Tranh thu hút nhiều khách thập phương trong, ngoài tỉnh, đem đến sự nhộn nhịp, nhiều hàng quán đã mọc lên để phục vụ khách đến lễ. Đặc sản bánh gai Ninh Giang nổi tiếng của Hải Dương xưa nay vốn được gần xa ưa chuộng, nay lại có dịp làm món quà có nhiều ý nghĩa tại lễ hội đền Tranh. Các lễ hội ven sông Luộc lại có sự giao lưu tại đền Tranh, đem đến cho lễ hội nhiều sắc thái vùng miền. Hiện đền Tranh 97
- PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LẺ HỘI TIÊU BIẾU Ở HUYỆN NINH GIANG, CÓ 4 đội tế, hai đội tế nam và hai đội tế nữ, mỗi đội gồm 18 người, trong đó có phường bát nhă, theo lối cung đình Huế. UBND xã đã có quy hoạch cho xây dựng những ki ốt bán hàng của người dân, có sự quản lý chặt chẽ về vệ sinh và an toàn thực phẩm, chủ yếu bán những mặt hàng như hoa quả, xôi gà, bánh gai, đồ lễ... Việc trông giữ phương tiện giao thông giao cho Hội Cựu chiến binh xã đảm nhiệm, lệ phí theo quy định của tỉnh. Việc thu công đức và quản lý quỳ két có quy định rõ ràng. Đen mở một tài khoản riêng tại Kho Bạc Nhà nước huyện Ninh Giang. Các hòm công đức tại đền được UBND xã quản lý chìa khóa, khi mở két có đầy đủ các thành phần lãnh đạo xã và Ban quản lý di tích, thực hiện việc kiểm két trong ngày và gửi ngay vào Kho Bạc Nhà nước, không để tiền qua đêm. Việc thu và chi thực hiện theo luật ngân sách hiện hành. UBND xã có quy chế hoạt động cho Ban quản lý di tích đền Tranh và chi đạo hoạt động đúng theo quy chế đề ra. Neu làm một phép so sánh thì thấy ràng lễ hội trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 có nhiều thủ tục rườm rà, cầu kỳ cả về hình thức và nội dung, đặc biệt về việc tế lễ và rước xách rất linh đình, kéo dài nhiều ngày gây sự tốn kém tiền bạc và thời gian của nhân dân, hơn nữa nhiều hủ tục như, chơi xóc đĩa ăn tiền, một số các thanh đồng mượn lời thánh phán bảo nhằm mục đích lợi dụng, gây nhiều phiền phức về tư tưởng của người dân, làm mất đi sự tôn nghiêm, linh thiêng của nhân vật được thờ. Nhưng về hoạt động dân 98
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Độc đáo phong tục Tết một số dân tộc Việt Nam
13 p | 177 | 39
-
Vùng đất của Chi Lăng - Đồng Đăng - Kỳ Lừa Lạng Sơn: Phần 2
148 p | 133 | 20
-
Những khám phá thú vị về số 13 xui xẻo
11 p | 141 | 18
-
Khám phá tổng tập truyện thơ Nôm của các dân tộc thiểu số Việt Nam (Tập 4): Phần 1
217 p | 119 | 15
-
Khám phá những ngôi chùa độc đáo ở Sóc Trăng
9 p | 68 | 6
-
Cẩm nang dành cho người nước ngoài tại Vĩnh Phúc
96 p | 11 | 5
-
Khám phá một số lễ hội tiêu biểu và phong tục tập quán ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương: Phần 1
80 p | 11 | 4
-
Thử viết lại Cổ sử Việt Nam - Trương Thái Du
23 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn