Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 1 – 9<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
KHÁM PHÁ VÀ PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC<br />
TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br />
Trần Văn Đạt1, Võ Văn Thắng2, Lê Minh Tuấn Lâm3<br />
TS. Trường Đại học An Giang<br />
PGS, TS. Trường Đại học An Giang<br />
3<br />
ThS. Trường Đại học An Giang<br />
1<br />
2<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 25/12/15<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
29/01/16<br />
Ngày chấp nhận đăng: 03/16<br />
Title:<br />
An exploration and critique of<br />
the principles and standards of<br />
research ethics in educational<br />
research<br />
Từ khóa:<br />
Nghiên cứu giáo dục, đạo đức<br />
nghiên cứu, nguyên tắc đạo<br />
đức, chuẩn mực đạo đức, ủy<br />
ban đạo đức<br />
Keywords:<br />
Educational research, research<br />
ethics, ethical principles,<br />
ethical standards in educational<br />
research, Ethics Committee<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Research ethics are a guiding set of ethical principles and standards that are to<br />
monitor and assist educational researchers in conducting ethical studies with a<br />
high ethical standard. Ethical research is very important for all educational<br />
researchers who conduct research projects or use and apply the results from<br />
research findings. Research is a public trust that must be ethically conducted,<br />
trustworthy, and socially responsible if the results are to be valuable. All parts<br />
of a research project – from the project design to submission of the results for<br />
peer review – have to be upstanding in order to be considered ethical. This<br />
paper explores (1) four basic principles of research ethics: integrity;<br />
professional, scientific, and scholarly responsibility; respect for people’s rights,<br />
dignity and diversity; and social responsibility; (2) analyzes six basic standards<br />
of research ethics: authorship, avoiding plagiarism, peer review, data<br />
management, avoiding misconduct (fabrication, falsification, and plagiarism),<br />
and respect for persons (informed consent, privacy and confidentiality); and (3)<br />
recommends necessary requirements to establish an Institutional Review Board<br />
or Ethics Committee in all Vietnamese Universities with the aim of helping us to<br />
ensure ethical studies in educational research.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đạo đức nghiên cứu là một tập hợp các nguyên tắc và những chuẩn mực phổ<br />
quát dùng để giám sát và trợ giúp những nhà nghiên cứu giáo dục thực hiện<br />
những nghiên cứu với những chuẩn mực đạo đức cao nhất. Đạo đức nghiên cứu<br />
đóng vai trò tối quan trọng đối với tất cả các nhà nghiên cứu giáo dục trong<br />
việc thực hiện các dự án nghiên cứu hoặc sử dụng và ứng dụng các kết quả<br />
nghiên cứu. Để được xem là một nghiên cứu có chuẩn mực đạo đức cao thì tất<br />
cả các giai đoạn của một nghiên cứu – từ giai đoạn thiết kế đề cương nghiên<br />
cứu đến giai đoạn đệ trình kết quả nghiên cứu – phải tuyệt đối trung thực. Bài<br />
viết này (1) khám phá 4 nguyên tắc của đạo đức nghiên cứu: tính chân thật;<br />
trách nhiệm học thuật, khoa học, và nghề nghiệp; tôn trọng quyền, phẩm giá, và<br />
sự khác biệt của con người; và trách nhiệm đối với xã hội; (2) phân tích 6<br />
chuẩn mực cơ bản của đạo đức nghiên cứu: thực hiện quyền tác giả, ngăn chặn<br />
trình trạng đạo văn, bình duyệt đồng đẳng, quản lý dữ liệu, ngăn chặn sự vi<br />
phạm đạo đức nghiên cứu, và trân trọng người tham gia nghiên cứu; (3) khuyến<br />
nghị những yêu cầu cần thiết để thành lập Ủy ban đạo đức ở các trường đại học<br />
<br />
1<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 1 – 9<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
tại Việt Nam nhằm mục đích đảm bảo những nghiên cứu nghiêm túc có chất<br />
lượng cao, đồng thời ngăn chặn những nghiên cứu cẩu thả có chất lượng thấp.<br />
<br />
giáo dục trong việc xác định các chuỗi hành động<br />
mang tính đạo đức ở những ngữ cảnh khác nhau<br />
nhằm thực hiện những nghiên cứu với chất lượng<br />
cao nhất bằng lối ứng xử chuyên nghiệp nhất.<br />
Theo AERA (2011, tr.146-147), có bốn nguyên<br />
tắc đạo đức cơ bản mà bất cứ nhà nghiên cứu nào<br />
cũng cần tuân thủ, đó là tính chân thật, trách<br />
nhiệm học thuật, tôn trọng quyền con người và<br />
trách nhiệm đối với xã hội.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Đạo đức (ethics) là những nguyên tắc giúp giữ gìn<br />
những giá trị phổ quát nhất của nhân loại. Đạo<br />
đức nghiên cứu (research ethics) là tập hợp các<br />
nguyên tắc để định hướng, giáo dục và giám sát<br />
các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu với<br />
những chuẩn mực đạo đức cao nhất (Johnson &<br />
Christensen, 2012). Đạo đức nghiên cứu có vai trò<br />
tối quan trọng đối với tất cả những người thực<br />
hiện các dự án nghiên cứu hoặc sử dụng và ứng<br />
dụng các kết quả từ những nhận định nghiên cứu.<br />
Vai trò của đạo đức nghiên cứu là trân trọng và<br />
bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia trong<br />
dự án nghiên cứu; gìn giữ những giá trị của cộng<br />
đồng; mang lại lợi ích cho những người liên quan<br />
và cộng đồng bằng những giá trị nghiên cứu có<br />
chất lượng nhất; thực hiện trách nhiệm của cá<br />
nhân nhà nghiên cứu đối với xã hội (Johnson &<br />
Christensen, 2012). Nghiên cứu là một cuộc điều<br />
tra mang tính hệ thống và nghiêm túc, có tính<br />
cộng đồng và xã hội. Do vậy, đạo đức nghiên cứu<br />
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ngăn<br />
chặn những nghiên cứu thiếu nghiêm túc, vô trách<br />
nhiệm đồng thời hạn chế tối đa những nguy hại<br />
tiềm ẩn cho người tham gia trong nghiên cứu<br />
(American Educational Research Association<br />
[AERA], 2011). Tất cả những công đoạn của một<br />
nghiên cứu – từ công việc thiết kế nghiên cứu đến<br />
công việc đệ trình kết quả nghiên cứu – phải trung<br />
thực để được xem xét về phương diện đạo đức<br />
nghiên cứu. Khi một công đoạn của nghiên cứu bị<br />
nghi ngờ bởi giới học thuật thì toàn bộ công trình<br />
nghiên cứu đó bị nghi ngờ và bị thẩm tra bởi<br />
những người có trách nhiệm (University of<br />
Minnesota, 2003).<br />
<br />
Tính chân thật<br />
Các nhà nghiên cứu giáo dục phải là những người<br />
chân thành, công bằng, và trân trọng người khác<br />
trong các hoạt động chuyên môn – trong nghiên<br />
cứu, giảng dạy, thực hành và dịch vụ. Họ không<br />
bao giờ hành động một cách có chủ tâm để gây<br />
nguy hại cho lợi ích của những người khác. Họ<br />
thực hiện các hoạt động chuyên nghiệp của họ<br />
bằng những cách mà chúng mang lại sự tín nhiệm<br />
và sự tin cậy cho mọi người (AERA, 2011).<br />
Trách nhiệm học thuật, khoa học, và nghề<br />
nghiệp<br />
Các nhà nghiên cứu giáo dục luôn trung thành với<br />
những tiêu chuẩn chuyên môn và khoa học cao<br />
nhất và thừa nhận trách nhiệm đối với các công<br />
trình nghiên cứu của mình (Johnson &<br />
Christensen, 2012). Họ coi trọng lòng tin của<br />
cộng đồng trong nghiên cứu, quan tâm đến hành<br />
vi đạo đức của họ, và hành vi đạo đức của các nhà<br />
nghiên cứu khác mà có thể phù hợp với lòng tin<br />
đó. Các nhà nghiên cứu giáo dục hiểu rằng họ<br />
thành lập một cộng đồng và thể hiện sự trân trọng<br />
đối với các nhà nghiên cứu giáo dục khác thậm<br />
chí khi họ không đồng ý với các nhà nghiên cứu<br />
giáo dục khác về các phương diện lý thuyết hay<br />
phương pháp nghiên cứu. Sự hợp tác luôn luôn<br />
mang tính đồng nghiệp nhưng các nhà nghiên cứu<br />
không bao giờ để những ước muốn mang tính<br />
đồng nghiệp vượt khỏi trách nhiệm chung của họ<br />
về hành vi đạo đức. Trong những trường hợp nếu<br />
bất đồng xảy ra thì họ sẽ làm việc cùng nhau để<br />
<br />
2. NGUYÊN TẮC VÀ CHUẨN MỰC CỦA<br />
ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Các nguyên tắc của đạo đức nghiên cứu<br />
Những nguyên tắc đạo đức sau đây được xem như<br />
những định hướng chỉ dẫn cho các nhà nghiên cứu<br />
<br />
2<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 1 – 9<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
ngăn chặn hoặc tránh né những ứng xử không đạo<br />
đức (AERA, 2011).<br />
<br />
Quyền tác giả là một bộ phận quan trọng không<br />
thể thiếu của nghiên cứu. Quyền tác giả là tiến<br />
trình quyết định những ai là người đứng tên tác<br />
giả một công trình nghiên cứu (University of<br />
Minnesota, 2003). Trong nhiều trường hợp,<br />
nghiên cứu có sự hợp tác và sự trợ giúp giữa các<br />
chuyên gia và đồng nghiệp, khi đó sự trợ giúp này<br />
đòi hỏi sự thừa nhận và một số khác đòi hỏi quyền<br />
đồng tác giả. Tuy nhiên, mỗi cá nhân được liệt kê<br />
như một tác giả của một công trình nghiên cứu<br />
cần có những đóng góp vào tiến trình thực hiện<br />
một nghiên cứu. Tất cả những tác giả đã được liệt<br />
kê tên phải có trách nhiệm đầy đủ về nội dung của<br />
công trình nghiên cứu. Những yêu cầu đối với<br />
quyền tác giả của mỗi cá nhân trong công trình<br />
nghiên cứu được quy định như sau: a) có những<br />
đóng góp quan trọng đối với kế hoạch và thiết kế<br />
nghiên cứu, hoặc quản lý dữ liệu, hoặc phân tích<br />
và diễn giải dữ liệu; b) phác thảo công trình<br />
nghiên cứu hoặc đọc và góp ý nội dung công trình<br />
nghiên cứu; và c) đọc bản thảo cuối cùng trước<br />
khi đệ trình báo cáo kết quả nghiên cứu<br />
(International Committee of Medical Journal<br />
Editors [ICNJE]). Tất cả các điều kiện a, b, và c<br />
phải được đáp ứng. Quản lý kinh phí, thu thập dữ<br />
liệu, hoặc giám sát nhóm nghiên cứu là những<br />
hoạt động không thỏa mãn để đảm bảo quyền tác<br />
giả của một công trình nghiên cứu (ICNJE,<br />
www.icmje.org).<br />
<br />
Tôn trọng quyền, phẩm giá, và sự khác biệt của<br />
con người<br />
Các nhà nghiên cứu giáo dục luôn tôn trọng<br />
quyền, phẩm giá và giá trị của tất cả mọi người và<br />
cẩn trọng không làm tổn thương nhau bằng lối<br />
ứng xử phi đạo đức khi thực hiện các nghiên cứu<br />
(Johnson & Christensen, 2012). Trong nghiên<br />
cứu, họ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích,<br />
phẩm giá của những người tham gia nghiên cứu.<br />
Họ luôn nhạy cảm đối với những khác biệt về văn<br />
hóa, tính cách riêng biệt của những nhóm người<br />
tham gia nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu luôn<br />
luôn nỗ lực để hạn chế những định kiến trong các<br />
hoạt động chuyên môn. Họ không chấp nhận bất<br />
kỳ những hình thức phân biệt đối xử nào về chủng<br />
tộc, sắc tộc, văn hóa, nguồn gốc, giới tính, khuynh<br />
hướng tình dục, nhân dạng giới tính, tuổi tác, tôn<br />
giáo, ngôn ngữ, sự mất khả năng, điều kiện sức<br />
khỏe, địa vị kinh tế - xã hội, hoặc tình trạng hôn<br />
nhân, địa vị của cha mẹ,… Trong tất cả các hoạt<br />
động liên quan đến công việc của mình, các nhà<br />
nghiên cứu giáo dục thừa nhận quyền của những<br />
người khác để lưu giữ các giá trị, thái độ và quan<br />
điểm mà có sự khác biệt với họ. Họ đối xử những<br />
người khác bằng tất cả phẩm cách chân thành và<br />
trân trọng nhất. Các nhà nghiên cứu luôn tránh<br />
những tổn thương cho người tham gia. Trong<br />
trường hợp những rủi ro xảy ra thì nhà nghiên cứu<br />
lập tức hành động để giảm thiểu những nguy hại<br />
của chúng. Nếu cần, họ hủy bỏ cuộc nghiên cứu<br />
đang thực hiện (AERA, 2011).<br />
<br />
Các đồng nghiệp có tham gia vào việc thực hiện<br />
một công trình nghiên cứu nhưng không đáp ứng<br />
những điều kiện trên thì họ không được công<br />
nhận quyền tác giả (University of Minnesota,<br />
2003). Thay vào đó, họ được thừa nhận sự đóng<br />
góp ở cuối công trình nghiên cứu bằng một đoạn<br />
văn mô tả vắn tắt sự đóng góp của họ. Để được<br />
thừa nhận sự đóng góp, đồng nghiệp phải tự<br />
nguyện chấp nhận sự thừa nhận đó nhưng với điều<br />
kiện là họ không chịu trách nhiệm các kết luận<br />
được rút ra từ kết quả nghiên cứu. Tất cả các đồng<br />
tác giả đóng góp vào công trình nghiên cứu phải<br />
tự nguyện quyết định trật tự danh sách tên tác giả.<br />
Người đầu tiên phải là người liên quan trực tiếp<br />
đến công trình nghiên cứu. Các tác giả kế tiếp<br />
xuất hiện lần lượt dựa trên sự đóng góp của họ đối<br />
với công trình nghiên cứu.<br />
<br />
Trách nhiệm đối với xã hội<br />
Các nhà nghiên cứu giáo dục luôn ý thức trách<br />
nhiệm khoa học và nghề nghiệp đối với cộng<br />
đồng và xã hội nơi mà họ đang làm việc và sinh<br />
sống. Họ khám phá tri thức để góp phần làm cho<br />
cộng đồng và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Khi<br />
thực hiện nghiên cứu, họ cố gắng làm gia tăng tri<br />
thức học thuật và khoa học để phục vụ sự phát<br />
triển và tiến bộ của cộng đồng (AERA, 2011).<br />
2.2 Tiêu chuẩn của đạo đức nghiên cứu<br />
Quyền tác giả<br />
3<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 1 – 9<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
gọi là những người bình duyệt. Tiến trình bình<br />
duyệt liên quan đến những bước sau: a) các bình<br />
duyệt và các biên tập đọc và đánh giá bài báo; b)<br />
các bình duyệt đệ trình các nhận xét cho biên tập<br />
viên tạp chí; c) biên tập viên tạp chí thu nhận<br />
những nhận xét này và chuyển cho tác giả chính<br />
của bài báo (University of Minnesota, 2003,<br />
tr.15). Tiến trình bình duyệt hiếm khi tiến triển<br />
theo một đường thẳng. Toàn bộ tiến trình liên<br />
quan đến một số vòng tương tác giữa biên tập<br />
viên, các bình duyệt và tác giả bài báo trước khi<br />
bài báo được xuất bản. Một công trình có chất<br />
lượng sẵn sàng cho việc xuất bản phải đảm bảo<br />
các tiêu chuẩn sau: a) tầm quan trọng – nghiên<br />
cứu ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội không?; b)<br />
sự hữu ích – nghiên cứu có cung cấp những thông<br />
tin khoa học hữu ích không?; c) sự liên quan –<br />
nghiên cứu có phù hợp với lĩnh vực xuất bản của<br />
tạp chí không?; d) phương pháp nghiên cứu –<br />
nghiên cứu có được thực hiện bằng các phương<br />
pháp khoa học phù hợp, cho phép các nhà nghiên<br />
cứu trả lời câu hỏi nghiên cứu không?; e) đạo đức<br />
nghiên cứu – nghiên cứu được thực hiện có đảm<br />
bảo các vấn đề đạo đức không?; f) kết quả nghiên<br />
cứu – kết quả được tường trình có chính xác và<br />
chân thật không?; g) sự đầy đủ – tất cả thông tin<br />
liên quan đến nghiên cứu có thể hiện trong công<br />
trình nghiên cứu không?; h) sự chính xác – sản<br />
phẩm nghiên cứu có là một sự phản ánh chân thật<br />
tiến trình và kết quả nghiên cứu không?<br />
(Jefferson, Wagner, & Davidoff, 2002).<br />
<br />
Ngăn chặn trình trạng đạo văn<br />
Đạo văn là hành động mạo nhận ý tưởng, quan<br />
điểm, hình ảnh, lý thuyết, ngôn từ hoặc những câu<br />
chuyện của người khác và xem chúng là của mình<br />
(University of Minnesota, 2003). Sự đánh cắp xảy<br />
ra khi nhà nghiên cứu sử dụng ý tưởng của người<br />
khác hoặc chép công trình của người khác mà<br />
không chú thích nguồn. Đây được xem là một loại<br />
trộm cắp học thuật, phi đạo đức. Nếu một nhà<br />
nghiên cứu đánh cắp tác phẩm, công trình của<br />
người khác thì sự ngờ vực sẽ xảy ra xoay quanh<br />
tính liêm khiết, đạo đức và sự chân thật của toàn<br />
bộ công trình nghiên cứu của họ. Ngoài ra, sự<br />
đánh cắp là một hành vi bất hợp pháp và phải chịu<br />
sự trừng phạt. Trong thực tế, sự đánh cắp diễn ra<br />
dưới nhiều hình thức. Hình thức dễ dàng nhận<br />
thấy nhất, đó là nhà nghiên cứu chép từ 4 từ trở<br />
lên mà không sử dụng dấu nháy và chú thích tác<br />
giả, hoặc chép nguyên một văn của người khác,<br />
đặt nó vào trong bài viết của mình mà không trích<br />
dẫn nguồn (AERA, 2011; University of<br />
Minnesota, 2003). Nếu nhà nghiên cứu sử dụng từ<br />
40 từ hoặc hơn thì họ cần trích dẫn nguồn, tác giả,<br />
ghi số trang và thụt dòng nguyên đoạn văn trích.<br />
Bất kỳ công trình nghiên cứu nào cũng phải trích<br />
dẫn nguồn khi viết bản thảo hay bản chính<br />
(Northwestern<br />
University,<br />
www.writing.nwu.edu/tip/plag.html). Nhà nghiên<br />
cứu cần: a) trích dẫn ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ<br />
lời nói của người khác; b) diễn giải ngôn ngữ viết<br />
hoặc ngôn ngữ lời nói của người khác; c) sử dụng<br />
quan điểm, tư tưởng của người khác; d) vay mượn<br />
những con số, sự kiện, biểu bảng thống kê. Để<br />
tránh sự đánh cắp công trình của người khác, một<br />
nhà nghiên cứu phải: a) trích dẫn tất cả ý tưởng và<br />
thông tin mà không thuộc của mình; b) sử dụng<br />
dấu nháy nếu sử dụng từ của người khác (Indiana<br />
University, www.campuslife.indiana.edu/Code/).<br />
<br />
Hai khái niệm quan trọng nhất trong tiến trình<br />
bình duyệt, đó là tính cẩn mật và quyền sở hữu trí<br />
tuệ (University of Minnesota, 2003). Các bình<br />
duyệt không được biết tác giả (hoặc nhóm tác giả)<br />
của công trình nghiên cứu mà họ đang bình duyệt,<br />
và tác giả (hoặc nhóm tác giả) không được biết<br />
tên của các bình duyệt. Không một ai liên quan<br />
đến tiến trình bình duyệt, ngoại trừ biên tập viên,<br />
các bình duyệt hoặc đội ngũ tòa soạn. Để đảm bảo<br />
quyền sở hữu trí tuệ thì nguy cơ về sự xung đột do<br />
mối quan hệ cá nhân, yếu tố chính trị, kết quả<br />
nghiên cứu và tài chính cần phải được loại trừ<br />
(Lawrence, 2003).<br />
<br />
Bình duyệt đồng đẳng<br />
Bình duyệt là một tiến trình, ở đó một tác giả<br />
(hoặc một số tác giả) đệ trình một bản thảo công<br />
trình nghiên cứu hoặc một bài báo cho một tạp chí<br />
để xuất bản, và sau đó biên tập viên của tạp chí<br />
gửi bài báo đó cho các chuyên gia làm việc cùng<br />
chuyên môn khoa học. Các chuyên gia này được<br />
4<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 1 – 9<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
phương pháp thu thập số liệu, hỗ trợ việc khám<br />
phá những chủ đề nghiên cứu mới, cho phép sự<br />
sáng tạo cơ sở dữ liệu mới thông qua việc kết nối<br />
dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. (National<br />
Institues of Health Office of Extramural Research<br />
[NIH],www.grants.nih.gov/grants/policy/data_sh<br />
aring/data_sharing_faqs.htm,trích từ University<br />
of Minnesota, 2003, tr.23).<br />
<br />
Quản lý dữ liệu<br />
Quản lý dữ liệu liên quan đến ba vấn đề: a) thu<br />
thập dữ liệu tin cậy, chân thật; b) quyền sở hữu và<br />
trách nhiệm đối với dữ liệu được thu thập; và c)<br />
quản lý dữ liệu và chia sẻ sự tiếp cận dữ liệu với<br />
đồng nghiệp và cộng đồng (University of<br />
Minnesota, 2003; The online Resource for<br />
Instruction in Responsible Conduct of Research,<br />
University<br />
of<br />
california,<br />
www.rcr.ucsd.edu/data.htm). Tất cả ba vấn đề này<br />
góp phần vào việc hình thành tính chân thật của<br />
một nghiên cứu. Để đảm bảo công việc quản lý dữ<br />
liệu hiệu quả thì ở giai đoạn đầu của công trình<br />
nghiên cứu một kế hoạch chi tiết rõ ràng cần được<br />
xác lập và hoạch định.<br />
<br />
Để đảm bảo ba vấn đề đối với quản lý dữ liệu đạt<br />
hiệu quả cao thì các nhà nghiên cứu phải xác định<br />
các câu trả lời có những câu hỏi sau để giải quyết<br />
tất cả các vấn đề quản lý dữ liệu theo trật tự thời<br />
gian trước và trong khi thực hiện dự án nghiên<br />
cứu:<br />
Ai có trách nhiệm đối với dữ liệu (Người<br />
này thường là nhà nghiên cứu chính của dự<br />
án nghiên cứu và có trách nhiệm đối với<br />
việc thiết kế các phương pháp thu thập dữ<br />
liệu).<br />
Dữ liệu được thu thập như thế nào? (Dữ<br />
liệu sẽ được thu thập thông qua điện thoại,<br />
thư tín, phỏng vấn cá nhân, đĩa thu âm<br />
đang tồn tại, nguồn dữ liệu thứ cấp, v.v.?)<br />
Dữ liệu có được mã hóa không? Nếu có, tại<br />
sao?<br />
Dữ liệu sẽ được lưu trữ như thế nào? (Dữ<br />
liệu sẽ được lưu trữ bằng máy điện toán,<br />
giấy, v.v.?)<br />
Ai sẽ đảm bảo rằng không có dữ liệu nào bị<br />
loại khỏi kết quả cuối cùng và đảm bảo sự<br />
chính xác của sự diễn giải dữ liệu?<br />
Dữ liệu sẽ được lưu trữ bao lâu khi dự án<br />
nghiên cứu kết thúc? (Điều này phụ thuộc<br />
vào nguồn tài chính và chính sách tổ chức).<br />
<br />
Sự thu thập dữ liệu mang tính đạo đức ám chỉ đến<br />
quá trình thu thập dữ liệu mà không làm tổn<br />
thương đến người khác (AERA, 2011). Sự thu<br />
thập dữ liệu chân thật ám chỉ dữ liệu mà một khi<br />
được thu thập thì nó không bị thay đổi. Đảm bảo<br />
trách nhiệm đối với việc thu thập và trách nhiệm<br />
quản lý dữ liệu là một trong những vấn đề đạo<br />
đức quan trọng nhất khi thực hiện một dự án<br />
nghiên cứu (University of Minnesota, 2003).<br />
Trách nhiệm bao gồm những vấn đề quan trọng<br />
sau: a) xem xét thận trọng phương pháp thu thập<br />
dữ liệu; b) bảo vệ chủ thể nghiên cứu khỏi bị tổn<br />
thương; c) lưu trữ dữ liệu một cách an toàn để duy<br />
trì tính chân thật và bí mật của dữ liệu; d) xác lập<br />
trách nhiệm chia sẻ dữ liệu với người khác; và e)<br />
sử dụng dữ liệu có trách nhiệm và sự mô tả kết<br />
quả dữ liệu một cách chân thật (University of<br />
Minnesota, 2003, tr. 22). Vấn đề chia sẻ dữ liệu<br />
thì khá phức tạp xét dưới góc độ tình cảm cá<br />
nhân, trách nhiệm và quyền sở hữu. Mặc dù,<br />
mang tính phức tạp nhưng chia sẻ dữ liệu được<br />
xem là một chỉ dấu xác nhận của cộng đồng khoa<br />
học, đặc biệt trong giới học thuật. Tầm quan trọng<br />
của sự chia sẻ dữ liệu được mô tả như sau:<br />
<br />
(University of Minnesota, 2003, tr.23-24).<br />
Ngăn chặn sự vi phạm đạo đức nghiên cứu<br />
Sự vi phạm đạo đức nghiên cứu (misconduct) là<br />
tiến trình xác định và tường trình một kết quả<br />
nghiên cứu không mang tính đạo đức hoặc một<br />
nghiên cứu không hợp lô gíc. Sự vi phạm đạo đức<br />
nghiên cứu được định nghĩa như là hoạt động nặn<br />
ra dữ liệu, giả tạo dữ liệu, hoặc đánh cắp dữ liệu<br />
trong giai đoạn hình thành đề cương nghiên cứu,<br />
thực hiện nghiên cứu, hoặc tường trình kết quả<br />
nghiên cứu (The Office of Scientific and<br />
<br />
Chia sẻ dữ liệu đạt được nhiều mục đích quan<br />
trọng đối với cộng đồng khoa học, chẳng hạn như<br />
tăng cường những nghiên cứu khoa học mở rộng,<br />
khuyến khích sự đa dạng việc sử dụng phương<br />
pháp thu thập số liệu, thúc đẩy những nghiên cứu<br />
mới, kiểm định các giả thuyết thay thế, và các<br />
5<br />
<br />