intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát ảnh hưởng của enzyme thuỷ phân đến hàm lượng acid chlorogenic trong vỏ và thịt cà phê (Coffea robusta)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này, vỏ và thịt quả cà phê robusta chín đỏ thu hái tại tỉnh Gia Lai được trích ly bằng nước cất với tỷ lệ nguyên liệu : dung môi là 1:5 (g/ml), thời gian 30 phút ở nhiệt độ 50˚C, tốc độ khuấy 200 vòng/phút. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hàm lượng acid chlorogenic trong dịch trích, hai chế phẩm enzyme pectinase và tannase được bổ sung với nồng độ lần lượt là 100 - 250 U/g chất khô và 1 - 4 U/g chất khô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát ảnh hưởng của enzyme thuỷ phân đến hàm lượng acid chlorogenic trong vỏ và thịt cà phê (Coffea robusta)

  1. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ENZYME THUỶ PHÂN ĐẾN HÀM LƯỢNG ACID CHLOROGENIC TRONG VỎ VÀ THỊT CÀ PHÊ (Coffea Robusta) Trần Thị Thuỳ Dung1, Nguyễn Thị Mai Linh2, Trương Nguyễn Phương Vi3 1. Lớp D20CNTP01, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Lớp D21CNTP01, Trường Đại học Thủ Dầu Một 3. Viện Phát Triển Ứng Dụng, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Vỏ và thịt cà phê (Coffea robusta) là phụ phẩm chính của quá trình sản xuất cà phê nhưng chưa được tận dụng hiệu quả tại Việt Nam. Trong vỏ và thịt cà phê được chứng minh có chứa nhiều acid chlorogenic (CGA) với các tác dụng bao gồm kháng viêm, kháng ung thư và thay thế chất bảo quản trong thực phẩm,… (Yao và nnk.,2014). Trong nghiên cứu này, vỏ và thịt quả cà phê robusta chín đỏ thu hái tại tỉnh Gia Lai được trích ly bằng nước cất với tỷ lệ nguyên liệu : dung môi là 1:5 (g/ml), thời gian 30 phút ở nhiệt độ 50˚C, tốc độ khuấy 200 vòng/phút. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hàm lượng acid chlorogenic trong dịch trích, hai chế phẩm enzyme pectinase và tannase được bổ sung với nồng độ lần lượt là 100 - 250 U/g chất khô và 1 - 4 U/g chất khô. Kết quả cho thấy hàm lượng acid chlorogenic đạt 12,88 mg/g khi kết hợp hai enzyme pectinase và tannase lần lượt ở nồng độ 150 U/g chất khô và 4 U/g chất khô. Dịch trích từ vỏ và thịt quả cà phê giàu acid chlorogenic có thể được ứng dụng sản xuất nước giải khát, cao chiết hoặc là nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng. Từ khóa: Acid chlorogenic, enzyme, pectinase, tannase, vỏ và thịt cà phê. 1. MỞ ĐẦU Vỏ và thịt cà phê gồm có lớp vỏ bên ngoài quả cà phê, lớp thịt quả và một phần của lớp nhầy được loại bỏ thông qua quá trình cơ học sử dụng máy tách hạt cà phê. Quá trình sản xuất cà phê nhân tạo ra lượng phụ phẩm lớn là vỏ và thịt cà phê bởi chúng chiếm khoảng hơn 40% theo khối lượng của quả cà phê (Esquivel và Jimenez, 2012). Vỏ và thịt cà phê có chứa các thành phần hữu cơ như protein (10,23%), chất béo (1,7%), chất xơ (46,12%), carbohydrates (31,23%) và chứa hàm lượng khoáng cao như Kali (1765 mg%), Canxi (554 mg%), Phospho (116 mg%),…(Braham và Bressani, 1979). Đây cũng là nguồn cung cấp các hợp chất tự nhiên từ thực vật như axit chlorogenic, caffeine, catechin… cho ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm (Esquivel và Jimenez, 2012). Các nghiên cứu cho thấy, vỏ cà phê đã được ứng dụng sản xuất nấm mốc, men vi sinh, enzyme (Murthy và Naidu, 2010). Trong ngành công nghiệp thực phẩm, vỏ cà phê có khả năng chiết xuất ra caffein, polyphenol,… ứng dụng sản xuất các sản phẩm đồ uống và thực phẩm (Muzaifa và Rahmi, 2021; Arpi và nnk., 2021). Tuy nhiên tại Việt Nam, vỏ và thịt cà phê chưa được sử dụng hợp lý, chủ yếu làm chất đốt hoặc ủ phân bón. Axit chlorogenic (CGA) là một este của transacid cinnamic, chẳng hạn như acid caffeic, acid ferulic và p-coumaric với (-) acid quinic. Nó là một hợp chất polyphenol phenylacrylate được tạo ra bởi con đường acid shikimic trong thực vật trong quá trình hô hấp hiếu khí (Yao và nnk., 2014) và có nhiều trong cây cà phê. Ngoài ra, CGA được ứng dụng nhiều trong thực phẩm để làm chất tạo màu (sắc tố đỏ CGA-TRP), chất nhũ hóa, chất bảo quản, có tiềm năng lớn trong ứng dụng vật liệu đóng gói, nguyên liệu thực phẩm chức năng và prebiotic (Yao và nnk., 2014). Trong y học, CGA có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, bảo vệ gan thận, chống khối u, điều hòa chuyển hóa glucose và chuyển hóa lipid, chống viêm, bảo vệ hệ thần kinh và tác động lên mạch máu (Wang và nnk., 2022). 94
  2. Quá trình chiết xuất các hợp chất từ thực vật thường gặp khó khăn bởi các thành phần trong thành tế bào như pectin và tanin ngăn cản quá trình giải phóng hợp chất. Vì vậy, phương pháp trích ly hỗ trợ enzyme thủy phân đã được sử dụng nhằm phân giải, phá hủy thành tế bào tạo điều kiện thuận lợi chiết xuất CGA, sử dụng dung môi thân thiện với môi trường và an toàn khi ứng dụng vào lĩnh vực thực phẩm. Do đây là một trong những hoạt chất sinh học quý giá và tiềm năng, nghiên cứu ảnh hưởng của enzyme thủy phân đến hàm lượng trích ly CGA là việc cần thiết và khả thi để ứng dụng nguồn phụ phẩm trở thành nguồn nguyên liệu để sản xuất các thực phẩm mang lại lợi ích cho sức khỏe. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu Quả cà phê robusta (Coffea robusta) chín đỏ thu hoạch vào tháng 10/ 2023 tại xã Iakênh, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam. Enzyme Pectinex® Ultra SP-L ở dạng lỏng, hoạt độ 3800 U/ml được cung cấp bởi công ty Novozymes. Enzyme Tannase-KTFHR dạng bột, hoạt độ 500 U/g được cung cấp bởi công ty TNHH Brenntag Việt Nam. Hóa chất dichloromethane có độ tinh sạch >99,8% xuất xứ Mỹ. Các thiết bị được sử dụng bao gồm: máy đo UV-Vis J770, máy khuấy từ, tủ sấy, cân phân tích. Hình 1. Vỏ và thịt cà phê sau khi tách hạt 2.2. Chuẩn bị nguyên liệu Quả cà phê sau khi thu hoạch tại tỉnh Gia Lai, tiến hành loại bỏ các quả hư hỏng. Quả sau đó được rửa sạch, tách lấy phần vỏ và thịt quả. Phần vỏ và thịt quả được chần ở nhiệt độ 85°C trong 1 phút, sau đó làm lạnh nhanh. 2.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ enzyme pectinase đến CGA trong vỏ và thịt cà phê Vỏ và thịt cà phê được trích ly với nước cất với tỷ lệ nguyên liệu dung môi là 1:15 (g/ml), thời gian 30 phút ở nhiệt độ 50°C, tốc độ khuấy 200 vòng/ phút với nồng độ enzyme pectinase từ 0 - 250 U/g chất khô. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3 lần lặp lại. Sau quá trình trích ly, tiến hành tách cafein và đánh giá hàm lượng CGA. 2.4. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ enzyme tannase đến CGA trong vỏ và thịt cà phê Vỏ và thịt cà phê được trích ly với nước cất với tỷ lệ nguyên liệu dung môi là 1:15 (g/ml), thời gian 30 phút ở nhiệt độ 50°C, tốc độ khuấy 200 vòng/ phút với nồng độ enzyme pectinase từ 0 - 4 U/g chất khô. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3 lần lặp lại. Sau quá trình trích ly, tiến hành tách cafein và đánh giá hàm lượng CGA. 95
  3. 2.5. Khảo sát ảnh hưởng sự kết hợp của enzyme pectinase và enzyme tannase đến CGA trong vỏ và thịt cà phê Vỏ và thịt cà phê được trích ly với nước cất với tỷ lệ nguyên liệu dung môi là 1:15 (g/ml), thời gian 30 phút ở nhiệt độ 50°C, tốc độ khuấy 200 vòng/ phút với nồng độ enzyme pectinase 150 U/g chất khô, enzyme tannase 1 U/g chất khô, kết hợp enzyme pectinase 150 U/g chất khô và tannase 1 U/g chất khô. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3 lần lặp lại. Sau quá trình trích ly, tiến hành tách cafein và đánh giá hàm lượng CGA. 2.6. Phương pháp đánh giá chỉ tiêu theo dõi Thực hiện tách cafein theo phương pháp của Belay và Gholap (2008) Theo đó, dịch chiết được trộn với dichloromethane theo tỷ lệ thể tích 30:30 ml để tách cafein từ vỏ và thịt quả cà phê. Quá trình chiết cafein được tiến hành 4 lần để chiết triệt để cafein. Xác định hàm lượng CGA dựa trên phương trình đường chuẩn CGA được xây dựng ở bước sóng 324 nm theo phương pháp của Dado và Goroya (2019). Trích ly mẫu bằng nước cất, sau đó tiến hành lọc thu dịch trích bằng hệ thống lọc chân không. Pha loãng mẫu theo tỷ lệ thích hợp (10 – 100 lần) sao cho độ hấp thu nằm trong đường chuẩn. Hàm lượng CGA có trong 1 gram chất khô nguyên liệu được tính như sau: (𝑂𝐷−𝑏) × 𝑉 × 𝑑 𝐶𝐺𝐴 = (mg/g chất khô) 𝑎 × 𝑚 × WD Trong đó: CGA: hàm lượng acid chlorogenic có trong mẫu phân tích (mg/g chất khô); b: hệ số tự do của phương trình đường chuẩn; a: hệ số góc của phương trình đường chuẩn; V: thể tích dịch chiết (l); d: hệ số pha loãng mẫu dịch trích; m: khối lượng mẫu sử dụng để trích ly (g). 2.7. Phương pháp xử lý số liệu Các thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần, số liệu được xử lý bằng phần mềm Minitab 16, vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel 2016. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ enzyme pectinase đến CGA trong vỏ và thịt cà phê Trong quá trình trích ly, việc bổ sung nồng độ ezyme pectinase 0 - 250 U/g có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng CGA từ vỏ và thịt vỏ cà phê được thể hiện ở Hình 2. Hình 2. Ảnh hưởng của nồng độ enzyme pectinase đến CGA trong vỏ và thịt cà phê. 96
  4. Ghi chú: Các ký tự theo sau giá trị trung bình khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Tế bào có cấu trúc vững chắc bởi sự hiện diện của cellulose, hemicellulose, pectin, protein và polyphenol liên kết bằng liên kết hydro và liên kết kỵ nước (Fernández và nnk., 2015). Đây là rào cản ngăn chặn quá trình chiết xuất các hợp chất phlyphenol có trong tế bào thực vật. Quá trình tách chiết các chất hòa tan có trong cà phê gặp trở ngại do thành phần pectin (chiếm 21 – 25,5%) trong vỏ và thịt cà phê gây ra. Cấu trúc sinh học của pectin khá bền, do vậy sử dụng pectinase để phá hủy pectin nhằm giải phóng CGA (Trịnh Trúc Giang và nnk., 2020). Enzyme pectinase thủy phân thành tế bào, phá vỡ các liên kết giữa polysaccharide-lignin khiến các chất tan dễ tiếp xúc với dung môi, hợp chất CGA được giải phóng nhiều hơn và quá trình trích ly dễ dàng hơn. Kết quả khảo sát ở Hình 2 cho thấy tất cả các nghiệm thức sử dụng nồng độ chế phẩm enzyme pectinase khác nhau lần lượt là 100 U/g, 150 U/g, 200 U/g, 250 U/g đều thu được hàm lượng acid chlorogenic cao hơn so với mẫu đối chứng không sử dụng enzyme pectinase. Tại nồng độ enzyme pectinase 150 U/g, hàm lượng acid chlorogenic thu được cao nhất là 7,97 mg/g chất khô nguyên liệu. Do vậy, chúng tôi chọn nghiệm thức nồng độ enzyme pectinase 150 U/g chất khô là nghiệm thức tối ưu cho các thí nghiệm tiếp theo. Tuy nhiên nếu nồng độ enzyme pectinase tiếp tục tăng từ 150 U/g lên 250 U/g chất khô thì hàm lượng acid chlorogenic không tăng thêm nữa và có khuynh hướng giảm từ 7,45 xuống 7,13 mg/g chất khô. Nguyên nhân bởi phản ứng enzyme là phản ứng thuận nghịch, khi nồng độ enzyme pectinsae bão hòa với nồng độ cơ chất thì khả năng trích ly CGA cao nhất. Vì vậy, khi tiếp tục tăng nồng độ enzyme thì thì khả năng trích ly tăng lên không đáng kể do các mạng pectin đã được phá vỡ tối đa. Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu chiết xuất acid chlorogenic trong vỏ và thịt cà phê có hỗ trợ enzyme pectinase trước đây được thực hiện bởi Torres‐Mancera vào năm 2013. Cụ thể, hàm lượng acid chlorogenic đạt 2,38 mg/g khi sử dụng nồng độ enzyme pectinase là 52 U/g. Kết quả này cho thấy ảnh hưởng tích cực của enzyme pectinase tới quá trình trích ly CGA. Theo Trịnh Trúc Giang và nnk (2020) đã nghiên cứu thu nhận acid chlorogenic từ quả cà phê xanh bằng enzyme pectinase, kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng CGA tăng lên đáng kể khi enzyme được bổ sung vào hỗn hợp, hàm lượng CGA thu được cao nhất là 44,64 mg/g tại nồng độ pectinase 40 U/g so với đối chứng (không dùng pectinase). Một nghiên cứu khác của Ghandahari Yazdi và nnk (2019) cũng cho thấy bổ sung thêm ezyme pectinase có hiệu quả trong chiết xuất phenolic tăng 42% so với mẫu đối chứng. 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ enzyme tannase đến CGA trong vỏ và thịt cà phê Nồng độ enzyme tannase được bổ sung trong quá trình trích ly có ảnh hưởng lớn đến CGA trong vỏ và thịt cà phê được thể hiện ở Hình 3. 14 11,93a 11,37a 11,17a 11,83a Hàm lượng acid chlorogenic 12 (mg/g chất khô NL) 10 8 6 CGA 4 2 1b 0 0 1 2 3 4 Nồng độ enzyme tannase (U/g chất khô) Hình 3. Ảnh hưởng của nồng độ enzyme tannase đến CGA trong vỏ và thịt cà phê 97
  5. Ghi chú: Các ký tự theo sau giá trị trung bình khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê(p < 0,05) Kết quả cho thấy, hàm lượng acid chlorogenic cao nhất thu được là 11,93 mg/g chất khô nguyên liệu tại nồng độ enzyme tannase 1 U/g. Khi tăng nồng độ enzyme từ 1 đến 4 U/g chất khô, thì hàm lượng acid chlorogenic thu được đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P-value < 0,05). Vì vậy, chúng tôi chọn nồng độ enzyme tannase là 1U/g để thực hiện cho các thí nghiệm tiếp theo. Theo Ghandahari Yazdi và nnk (2019), enzyme tannase đã được chứng minh là giải phóng phenol khỏi thành tế bào bằng cách phân hủy polysacaride và phá vỡ liên kết este giữa phenol và polyme thành tế bào do đó tạo điều kiện cho dung môi thâm nhập vào tế bào và giải phóng phenolic từ không bào vào trong nước. Nghiên cứu của Chamorro và nnk (2012) cho thấy việc sử dụng chế phẩm enzyme tannase để xử lý bã và hạt nho đã giúp tăng 41% hàm lượng polyphenol thu được so với mẫu đối chứng tương ứng không bổ sung enzyme. Kết quả tương tự đã được báo cáo bởi Macedo và nnk năm 2021, cho thấy phương pháp bổ sung enzyme tannase giúp chiết xuất hàm lượng polyphenol trong bã oliu đạt 345 mg/g cao hơn so với mẫu đối chứng không sử dụng enzyme là 116 mg/g. 3.3. Ảnh hưởng của sự kết hợp của enzyme pectinase và enzyme tannase đến CGA trong vỏ và thịt cà phê Sự kết hợp enzyme pectinase và tannase có ảnh hưởng lớn đến quá trình trích ly CGA có trong vỏ và thịt cà phê được thể hiện ở Hình 4. 16 Hàm lượng acid chlorogenic 14 12,88a 11,28b 12 (mg/g chất khô NL) 10 8,08c 8 6 CGA 4 2 1d 0 0 Tannase 1 U/g Pectinase 150 Tannase 1 U/g + U/g Pectinase 150 U/g Nồng độ enzyme đơn và kết hợp Hình 4. Ảnh hưởng của sự kết hợp của enzyme đến CGA trong vỏ và thịt cà phê Ghi chú: Các ký tự theo sau giá trị trung bình khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Từ kết quả ở Hình 4 cho thấy khi kết hợp cả hai enzyme pectinase và tannase trong quá trình trích ly thì hàm lượng CGA cao hơn so với mẫu đối chứng và mẫu chỉ bổ sung một loại enzyme pectinase hoặc enzyme tannasse. Cụ thể, khi kết hợp enzyme pectinase tại nồng độ 150 U/g chất khô nguyên liệu và tannase tại nồng độ 1 U/g chất khô nguyên liệu, hàm lượng CGA đạt 12,88 mg/g chất khô nguyên liệu, tăng 12,9% so với mẫu đối chứng. Theo nghiên cứu của Chamorro và nnk (2012) nhận thấy hoạt tính chống oxy hóa của bã nho khi được xử lý bằng Pektozyme, tannase và sự kết hợp của chúng đã tăng lên 12%, 20% và 32% so với mẫu đối chứng. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác về sự kết hợp các enzyme để xử lý vỏ xanh hạt dẻ cũng cho thấy sự kết hợp của cellulase + pectinase + tannase làm tăng hàm lượng polyphenol 112% so với mẫu đối chứng và các kết quả này đều cao hơn so với sử dụng enzyme đơn lẻ (Ghandahari Yazdi và nnk., 2019). 98
  6. 4. KẾT LUẬN Khảo sát ảnh hưởng của enzyme thủy phân đến hàm lượng acid chlorogenic trong vỏ và thịt cà phê (Coffea robusta) thu được hàm lượng acid chlorogenic cao nhất đạt 12,88 mg/g chất khô khi kết hợp cả hai loại enzyme pectinase (nồng độ 150 U/g chất khô) và enzyme tannase (nồng độ 1 U/g chất khô) với tỉ lệ nguyên liệu: dung môi là 1:5 (g/ml), thời gian trích ly trong 30 phút ở nhiệt độ 50˚C. Nghiên cứu cho thấy vỏ và thịt quả cà phê chín đỏ được thu hoạch từ tỉnh Gia Lai có hàm lượng đáng kể hợp chất acid chlorogenic. Vì vậy nguồn phụ phẩm sau khi chế biến cà phê này có tiềm năng cao trong việc tận dụng để chiết xuất aicd chlorogenic và có tiềm năng ứng dụng vào nước giải khát, cao chiết hoặc sản xuất thực phẩm chức năng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arpi, N., Muzaifa, M., Sulaiman, M. I., Andini, R. and Kesuma, S. I. (2021, March). Chemical characteristics of cascara, coffee cherry tea, made of various coffee pulp treatments. In IOP Conference Series: Earth and Environmental Science (Vol. 709, No. 1, p. 012030). IOP Publishing. https://doi.org/0.1088/1755- 1315/709/1/012030. 2. Belay, A. and Gholap, A. V. (2009). Characterization and determination of chlorogenic acids (CGA) in coffee beans by UV-Vis spectroscopy. African Journal of Pure and Applied Chemistry, 3(11), 234-240. 3. Braham, J. E. and Bressani, R. (1979). Coffee pulp: composition, technology, and utilization. IDRC, Ottawa, ON, CA. 4. Chamorro, S., Viveros, A., Alvarez, I., Vega, E., & Brenes, A. (2012). Changes in polyphenol and polysaccharide content of grape seed extract and grape pomace after enzymatic treatment. Food Chemistry, 133(2), 308-314. https://doi.org/10.1016/j.foodchem.2012.01.031 5. Dado, A., Asresahegn, Y. A. and Goroya, K. G. (2019). Determination of chlorogenic acid content in beans and leaves of coffea arabica using UV/Vis spectrometer. African Journal of Pure and Applied Chemistry, 13(5), 58-63. https://doi.org/10.5897/AJPAC2018.0780. 6. Esquivel, P. and Jimenez, V. M. (2012). Functional properties of coffee and coffee by-products. Food Research International, 46, 488–495. https://doi.org/10.1016/j.foodres.2011.05.028. 7. Fernández, K., Vega, M. and Aspé, E. (2015). An enzymatic extraction of proanthocyanidins from Paı́s grape seeds and skins. Food Chemistry, 168, 7–13. https://doi.org/10.1016/j.foodchem.2014.07.021. 8. Ghandahari Yazdi, A. P., Barzegar, M., Sahari, M. A., & Ahmadi Gavlighi, H. (2019). Optimization of the enzyme‐assisted aqueous extraction of phenolic compounds from pistachio green hull. Food science & nutrition, 7(1), 356-366. https://doi.org/10.1002/fsn3.900 9. Macedo, G. A., Santana, Á. L., Crawford, L. M., Wang, S. C., Dias, F. F. and de Moura Bell, J. M. (2021). Integrated microwave-and enzyme-assisted extraction of phenolic compounds from olive pomace. LWT, 138, 110621. https://doi.org/10.1016/j.lwt.2020.110621. 10. Muzaifa , M., & Rahmi, F. (2021, March). Utilization of coffee by-products as profitable foods-a mini review. In IOP Conference Series: Earth and Environmental Science (Vol. 672, No. 1, p. 012077). IOP Publishing, https://doi.org/ 10.1088/1755-1315/672/1/012077. 11. Oliveira, L. S. and Franca, A. S. (2015). An overview of the potential uses for coffee husks. Coffee in health and disease prevention, 283–291. https://doi.org/10.1016/B978-0-12-409517-5.00031-0. 12. Torres‐Mancera, M. T., Baqueiro‐Peña, I., Figueroa‐Montero, A., Rodríguez‐Serrano, G., González‐Zamora, E., Favela‐Torres, E., & Saucedo‐Castañeda, G. (2013). Biotransformation and improved enzymatic extraction of chlorogenic acid from coffee pulp by filamentous fungi. Biotechnology Progress, 29(2), 337- 345. https://doi.org/10.1002/btpr.1696. 13. Trịnh Trúc Giang, Hoàng Mạnh Đạt, Vũ Kim Dung, Nguyễn Việt Phương (2020). Nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện thu nhận Chlorogenic acid từ quả Cà phê xanh bằng enzyme pectinase. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp, (3), 003-010. https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/615. 14. Wang, L., Pan, X., Jiang, L., Chu, Y., Gao, S., Jiang, X., Peng, C. (2022). The biological activity mechanism of chlorogenic acid and its applications in food industry: A review. Frontiers in Nutrition, 9, 943911. https://doi.org/10.3389/fnut.2022.943911. 15. Yao, J., Guo, G. S., Ren, G. H. and Liu, Y. H. (2014). Production, characterization and applications of tannase. Journal of Molecular Catalysis B: Enzymatic, 101, 137–147. https://doi.org/10.1016/j.molcatb.2013.11.018. 99
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0