Khảo sát biến cố bất lợi phác đồ AC – T trong hoá trị liệu dựa vào cận lâm sàng trên bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
lượt xem 3
download
Bài viết Khảo sát biến cố bất lợi phác đồ AC – T trong hoá trị liệu dựa vào cận lâm sàng trên bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trình bày khảo sát khả năng đáp ứng với phác đồ hoá trị AC – T, phân tích đặc điểm và tỉ lệ các biến cố bất lợi (ADE) từ cận lâm sàng trên bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát biến cố bất lợi phác đồ AC – T trong hoá trị liệu dựa vào cận lâm sàng trên bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
- KHẢO SÁT BIẾN CỐ BẤT LỢI PHÁC ĐỒ AC – T TRONG HOÁ TRỊ LIỆU DỰA VÀO CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Lê Phương Tiến, Nguyễn Ngọc Lan Uyên, Phạm Lý Mộng Kiều, Đào Khánh Linh, Phí Thị Phương Thảo* Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. DS. Đào Vân Thy, BS. Nguyễn Tuấn Anh, DS. Phan Minh Phương TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát khả năng đáp ứng với phác đồ hoá trị AC – T, phân tích đặc điểm và tỉ lệ các biến cố bất lợi (ADE) từ cận lâm sàng trên bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với dữ liệu hồi cứu trên 63 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân mắc ung thư vú và được điều trị bằng phác đồ hóa trị AC - T đủ 8 đợt trong khoảng thời gian hai năm từ 01/01/2020 đến 31/12/2021. Kết quả: 100% bệnh nhân đều gặp ADE, bệnh nhân gặp ADE chiếm tỉ lệ cao nhất là giảm hemoglobin (77,78%). ADE còn xảy ra trên nhiều cơ quan như gan, thận, tim. Số lượng ADE tăng dần sau chu kỳ 1, đạt đỉnh ở chu kỳ 6 và giảm dần đến chu kỳ 8. Kết luận: Phụ thuộc vào ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân mà biến cố bất lợi có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Vì vậy, nâng cao vai trò của đội ngũ y tế trong việc giám sát ADE là điều cần thiết. Từ khoá: Bệnh viện Nhân dân Gia Định, biến cố bất lợi do thuốc (ADE), hoá trị liệu, phác đồ AC – T, ung thư vú. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Hiện nay, hoá trị liệu luôn là phương pháp được các bác sĩ cân nhắc ưu tiên sử dụng điều trị cho bệnh nhân mắc ung thư vú đóng vai trò ở nhiều vị trí khác nhau như bổ trợ giúp giảm nguy cơ tái phát hoặc tân bổ trợ để thu nhỏ khối u [1]. Tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, đa phần những bệnh nhân ung thư vú hoá trị sẽ nhận được phác đồ AC – T (Anthracycline, Cyclophosphamide và Taxane). Điều trị ung thư vú bằng phác đồ AC kết hợp Taxane làm tăng đáng kể thời gian sống không bệnh (DFS) và thời gian sống thêm toàn bộ (OS) [2]. Tuy nhiên, các thông tin biến cố bất lợi từ việc sử dụng phác đồ vẫn chưa có các báo cáo cụ thể, điều này sẽ làm bệnh nhân tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của bệnh nhân. Chính vì thế, phát hiện và giám sát các tác dụng phụ, những độc tính mang tính cấp và mạn cũng cần nên được thống kê và kiểm chứng để người làm lâm sàng có hướng đi phù hợp. Do đó đề tài "Khảo sát biến cố bất lợi phác đồ AC – T trong hoá trị liệu dựa vào cận lâm 727
- sàng trên bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Nhân dân Gia Định" được tiến hành với hai mục tiêu chính: 1. Khảo sát khả năng đáp ứng của bệnh nhân ung thư vú với phác đồ hoá trị AC – T. 2. Phân tích đặc điểm và tỉ lệ các ADE trên cận lâm sàng liên quan đến phác đồ thông qua các thông tin ghi nhận từ hồ sơ bệnh án. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.1 Đối tượng nghiên cứu. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư vú, sử dụng hoá trị liệu, được chỉ định phác đồ AC – T tại bệnh viện Nhân dân Gia Định khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu – Bướu từ 01/01/2020 đến 31/12/2021. 2.2 Phương pháp nghiên cứu. 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu. Mô tả cắt ngang. 2.2.2 Cỡ mẫu. Tổng số thu được 63 hồ sơ bệnh án thông qua sàng lọc từ dữ liệu trong 2 năm từ 01/01/2020 đến 31/12/2021 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu – Bướu. 2.2.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư vú, áp dụng hoá trị liệu, sử dụng phác đồ AC – T đủ 8 đợt. Có xét nghiệm trên hệ tạo máu (bạch cầu, bạch cầu trung tính, bạch cầu lympho, tiểu cầu và hemoglobin), trên ion đồ, xét nghiệm chức năng gan, thận, tim. 2.2.4 Tiêu chuẩn loại trừ. Bệnh nhân có chỉ định hoá trị nhưng không sử dụng phác đồ AC – T. Hồ sơ bệnh án không đủ thông tin để phân tích, không tiếp cận được hồ sơ. 2.2.5 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu. Dữ liệu được nhập và thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 kết hợp phần mềm Minitab. 2.3 Nội dung nghiên cứu. Đặc điểm bệnh nhân: tuổi và giới tính, giai đoạn bệnh, giải phẫu bệnh và tình trạng hoá mô miễn dịch. Đặc điểm ADE: ADE trên hệ cơ quan và phân loại theo phân độ độc tính; ADE giữa các chu kỳ hoá trị. 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận. 3.1 Đặc điểm bệnh nhân. 3.1.1 Đặc điểm giới tính, tuổi và giai đoạn bệnh. 728
- Toàn bộ bệnh nhân là nữ giới. Tỉ lệ bệnh nhân mắc ung thư vú cao nhất nằm trong khoảng độ tuổi từ 50 – 59 và 60 – 69 với tỷ lệ bằng nhau là 31,75%. Bệnh nhân trẻ tuổi nhất tại thời điểm bắt đầu hoá trị là 36 tuổi và lớn nhất là 77 tuổi. Nghiên cứu của Nguyễn Phi Hải và cộng sự trên bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang cho thấy độ tuổi mắc ung thư vú cao nhất nằm trong khoảng 40 – 59 tuổi chiếm tỉ lệ 68,8%, có sự chênh lệch về tỉ lệ nhóm bệnh nhân mắc ung thư vú cao giữa hai nghiên cứu [3]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Lan trên bệnh nhân nữ mắc ung thư vú có địa chỉ thường trú tại Hà Nội trong khoảng thời gian 2014 – 2016 cho kết quả nhóm tuổi từ 50 – 59 tuổi có tỉ lệ mắc ung thư vú cao nhất 30,1% [4]. Qua đó thấy được có sự giống nhau về kết quả nhóm tỉ lệ bệnh nhân mắc ung thư vú cao của nghiên cứu hiện tại so với các nghiên cứu khác ở nhóm bệnh nhân từ 50 – 59 tuổi. Bệnh nhân ở giai đoạn II chiếm tỉ lệ cao nhất với 53,97% và giai đoạn IV 1,59% chiếm tỉ lệ thấp nhất. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Nguyên Hà và cộng sự cho thấy tỉ lệ bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II cũng chiếm tỉ lệ cao nhất với 68,2% [5]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang và cộng sự và nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Lan cũng cho kết quả tương tự với tỉ lệ bệnh nhân cao nhất nằm ở giai đoạn II lần lượt là 66,2% và 55,4% [4], [6]. 3.1.2 Đặc điểm giải phẫu bệnh. Bảng 3. Đặc điểm giải phẫu bệnh N (%) Số hạch di căn 0 45 (71,43) 1 7 (11,11) 2, 3 6 (9,52) 5, 7, 11, 12, 15 5 (7,95) Phân độ mô học 729
- Độ 2 45 (71,43) Độ 3 18 (28,57) Loại mô bệnh học Carcinom ống tuyến vú xâm lấn 55 (87,28) Carcinom tiểu thuỳ xâm nhập 3 (4,76) Carcinom tuyến vú xâm lấn dạng đặt biệt 5 (7,92) Tổng số 63 (100) Đa số bệnh nhân không có hạch di căn chiếm 71,43%, tỉ lệ bệnh nhân có di căn từ 1 – 3 hạch chiếm 20,62%. Số hạch bị di căn nhiều nhất là 15 hạch. Độ mô học là 2 chiếm tỉ lệ cao nhất với 71,43%. Không ghi nhận thấy có bệnh nhân có độ mô học là 1. Kết quả từ nghiên cứu của tác giả Phạm Tuấn Anh cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có độ mô học là 2 chiếm 67,8%, độ 3 là 30,9%, gần như tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi [7]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huyền, kết quả phân bố độ mô học trên 63 bệnh nhân cho tỉ lệ độ mô học 2 là 58,7%, độ mô học 3 là 20,6% và độ 1 là 1,6% [8]. Nhìn chung độ mô học 2 chiếm tỉ lệ rất cao so với các độ mô học còn lại. Loại mô bệnh học: ung thư biểu mô thể ống xâm lấn thường gặp nhất chiếm 87,28%, sau đó là ung thư biểu mô tiểu thuỳ xâm nhập có 3 bệnh nhân chiếm 4,76%. Kết quả nghiên cứu của tác giả Tạ Văn Tờ thì số lượng bệnh nhân bị ung thư biểu thể ống xâm lấn cũng chiếm tỉ lệ cao nhất với 79%, kế đến là ung thư biểu mô tiểu thuỳ xâm nhập 2,9% và thể nhầy là 2,3%, gần như tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi [9]. 3.1.3 Đặc điểm hoá mô miễn dịch. Bảng 4. Đặc điểm hoá mô miễn dịch Đặc điểm N (%) Thụ thể nội tiết ER (+), PR (+) 37 (58,73) ER (+), PR (-) 6 (9,52) ER (-), PR (+) 1 (1,59) ER (-), PR (-) 19 (30,16) Tình trạng HER2 Dương tính 20 (31,75) 730
- Âm tính 39 (61,91) Bất định 4 (6,35) Tình trạng Ki67 Thấp (≤ 15%) 8 (12,70) Trung bình (16 – 30%) 17 (26,98) Cao (> 30%) 38 (60,32) Tổng số 63 (100) Bệnh nhân có thụ thể nội tiết dương tính chiếm 69,84%, trong đó cả hai thụ thể ER và PR cùng dương tính chiếm tỉ lệ 58,73%. Bệnh nhân có thụ thể nội tiết âm tính chiếm 30,16%. Theo tác giả Tạ Văn Tờ và Cao Thị Quỳnh Trâm, tỷ lệ thụ thể nội tiết dương tính, âm tính lần lượt là (63,3% và 36,6%) và (64,7% và 35,3%) [9], [10]. Như vậy, tỉ lệ thụ thể nội tiết dương tính chiếm tỉ lệ cao hơn, tương đồng với kết quả nghiên cứu. Trong số các bệnh nhân thuộc nghiên cứu, có 61,91% bệnh nhân có HER2 âm tính và 31,75% bệnh nhân dương tính. Theo Tạ Văn Tờ, tỉ lệ bệnh nhân có HER2 dương tính là 35,1%, theo Cao Thị Quỳnh Trâm là 39,2%, theo Đặng Công Thuận và cộng sự là 34,8% [9], [10], [11]. Qua đó, rút ra kết luận tỉ lệ bệnh nhân có HER2 dương tính thấp hơn so với HER2 âm tính, tương đồng với nghiên cứu chúng tôi. Đối với Ki-67, kết quả chúng tôi ghi nhận được tỉ lệ bệnh nhân có tình trạng Ki-67 tăng sinh cao chiếm 60,32%, kế đến là 26,98% bệnh nhân ở mức trung bình và chỉ có 12,7% bệnh nhân đạt mức thấp. 3.2 Đặc điểm ADE. 3.2.1. ADE trên hệ cơ quan và phân loại theo phân độ độc tính. 63 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân nhận 8 đợt hoá trị tương đương có tổng 504 đợt hoá trị trong nghiên cứu, ghi nhận có 1.473 ADE. Một bệnh nhân có thể gặp một hoặc nhiều ADE trong một hoặc nhiều đợt hóa trị. Số liệu được thống kê trong bảng sau: Bảng 5. ADE phân loại theo độ độc tính ADE Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Tổng số N (%) N (%) N (%) N (%) N (%) Công thức máu 594 220 153 77 1044 Giảm bạch cầu 112 (22,22) 69 (13,69) 84 (16,67) 9 (1,79) 274 (54,37) Giảm bạch cầu trung tính 50 (9,92) 54 (10,71) 54 (10,71) 68 (13,49) 226 (35,83) Giảm bạch cầu lympho 72 (14,29) 63 (12,50) 11 (2,18) - 146 (28,97) 731
- Giảm tiểu cầu 6 (1,19) - - - 6 (1,19) Giảm Hgb 354 (70,24) 34 (6,75) 4 (0,79) - 392 (77,78) Ion đồ 47 0 3 2 52 Giảm Na+ 10 (1,98) - - 1 (0,20) 11 (2,18) Giảm K+ 37 (7,34) - 3 (0,60) 1 (0,20) 41 (8,14) Chức năng thận 13 0 0 0 13 Tăng creatinin 13 (2,58) - - - 13 (2,58) Chức năng gan 293 11 15 0 319 Tăng AST 141 (27,98) 3 (0,60) 5 (0,99) - 149 (29,57) Tăng ALT 152 (30,16) 8 (1,59) 10 (1,98) - 170 (33,73) Chức năng tim 0 42 3 0 45 Giảm phân suất tống máu (EF) - 42 (8,33) 3 (0,60) - 45 (8,93) Tổng số ADE 947 273 174 79 1.473 ADE trên công thức máu gặp nhiều nhất với 1044 ADE. Thấp nhất là ADE trên chức năng thận với 13 ADE chiếm (2,58%). Trên công thức máu, giảm Hgb chiếm tỉ lệ cao nhất 77,78% số đợt điều trị nhưng đa phần bệnh nhân chỉ gặp biến cố độ 1 với 70,24%. Giảm bạch cầu và bạch cầu trung tính là hai ADE xuất hiện ở cả 4 mức độ. Đối với chức năng gan, thận và ion đồ, biến cố cũng tập trung ở độ 1, các độ cao hơn chiếm tỉ lệ thấp dưới 2%. Riêng đối với chức năng tim, đa phần bệnh nhân gặp biến cố ở độ 2 (8,33%) với phân suất tống máu giảm đi sau 1 đợt hoá trị từ 10 – 19% so với giá trị trước đó. Đối với tình trạng bệnh nhân giảm các dòng bạch cầu độ 3 – 4, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kích thích sản sinh bạch cầu để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Hai trường hợp bị giảm Na+, K+ độ 4 được xem là nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Tuấn Anh và Võ Văn Phương, tỉ lệ giảm bạch cầu và giảm Hgb độ 1 chiếm tỉ lệ cao với tỉ lệ lần lượt là (27,8% và 23,2%) và (39,5% và 30,7%), chênh lệch khác biệt với nghiên cứu của chúng tôi (22,22% và 70,24%). Tuy nhiên, xét về mức độ của biến cố, biến cố giảm bạch cầu và Hgb độ 1 vẫn chiếm đa số so với các mức độ còn lại. Đối với chức năng gan, thận, các tác giả không có đánh giá cụ thể AST, ALT và creatinin, nhưng nhìn chung bệnh nhân gặp chủ yếu độc tính độ 1 với tỉ lệ lần lượt là (11,5% và 1,5%) và (33,3% và 5,1%) [7], [12]. 732
- 3.2.2 ADE giữa các chu kỳ hoá trị của phác đồ. Chu kỳ 5 và 7 là hai chu kỳ có tỷ lệ bệnh nhân giống nhau gặp ADE cao nhất chiếm 98,41%. Chu kì 1 là chu kỳ có tỉ lệ bệnh nhân gặp ADE thấp nhất chiếm 84,13%. Tỉ lệ giảm các dòng bạch cầu tăng dần từ sau chu kỳ 1 và đạt đỉnh cao nhất ở chu kỳ 6, sau đó giảm dần, trừ bạch cầu lympho tăng cao nhất ở chu kỳ 4 sau đó giảm dần. Từ chu kỳ 2 đã xuất hiện những bệnh nhân bị giảm các dòng bạch cầu độ 3 – 4. Ở bạch cầu, bệnh nhân bị giảm bạch cầu độ 3 chiếm tỉ lệ cao nhất nằm ở chu kỳ 6 chiếm 39,69%. Đối với giảm bạch cầu trung tính, tỷ lệ bệnh nhân bị giảm mức độ 4 là cao nhất cũng nằm ở chu kỳ 6 với 30,16%. Tỷ lệ giảm bạch cầu lymho chủ yếu ở mức độ 1 và mức độ 2. Giảm Hgb có xu hướng tăng dần qua mỗi chu kỳ và tăng cao nhất trong chu kỳ 8 chiếm 85,71%, với đa số bệnh nhân giảm hemoglobin độ 1. Giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 4 chu kỳ (1, 3, 4, 5), với số lượng từ 1 – 2 bệnh nhân. ADE trên thận và gan chủ yếu nằm ở độ 1. Có 1 bệnh nhân giảm Na+ máu và 1 bệnh nhân giảm K+ máu độ 4, nhìn chung biến cố vẫn tập trung ở độ 1. Giảm phân suất tống máu chiếm tỉ lệ cao nhất ở ba chu kỳ 2, 6, 7, chủ yếu là độ 2. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Cao Thị Quỳnh Trâm, tỉ lệ bệnh nhân gặp ADE cao nhất nằm ở chu kỳ 7 (98,4%), từ chu kỳ 2 cũng đã xuất hiện bệnh nhân bị giảm bạch cầu độ 3 – 4, tương đồng với nghiên cứu chúng tôi. Mặt khác, biến cố giảm Hgb độ 1 lại xuất hiện nhiều nhất ở chu kỳ 6 (91,8%), ở nghiên cứu chúng tôi bệnh nhân gặp tình trạng giảm Hgb độ 1 nhiều nhất lại nằm ở chu kỳ 8. ADE trên các cơ quan gan, thận và ion đồ cũng chủ yếu nằm ở độ 1, giống với kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được [10]. 733
- Bảng 6. ADE giữa các chu kỳ trong phác đồ AC - T Chu kỳ 1 2 3 4 5 6 7 8 N (%) N (%) N (%) N (%) N (%) N (%) N (%) N (%) Số bệnh 53 (84,13) 59 (93,65) 57 (90,48) 60 (95,24) 62 (98,41) 61 (96,83) 62 (98,41) 59 (93,65) nhân gặp ADE Giảm bạch 19 (30,16) 25 (39,68) 26 (41,27) 28 (44,45) 45 (71,43) 47 (74,61) 46 (73,01) 38 (60,32) cầu Độ 1 16(25,40) 19(30,16) 18(28,57) 13(20,64) 15(23,81) 12(19,05) 12(19,05) 7(11,11) Độ 2 3 (4,76) 5(7,94) 5(7,94) 11(17,46) 10(15,87) 9(14,29) 15(23,81) 11(17,46) Độ 3 - 1(1,59) 2(3,17) 2(3,18) 20(31,75) 25(39,69) 15(23,81) 19(30,16) Độ 4 - - 1(1,59) 2(3,18) - 1 (1,59) 4 (6,35) 1 (1,59) Giảm 9 (14,29) 16 (25,40) 15 (23,81) 16 (25,40) 39 (61,90) 44 (69,84) 44 (69,84) 43 (68,25) BCTT Độ 1 3 (4,76) 11(17,46) 8(12,70) 6(9,53) 3(4,76) 5(7,94) 6(9,52) 8(12,70) Độ 2 6 (9,53) 3(4,76) 4(6,35) 6(9,53) 14(22,22) 9(14,29) 6(9,52) 6(9,52) Độ 3 - 1(1,59) 3(4,76) 1(1,59) 11(17,46) 11(17,46) 15(23,81) 12(19,05) Độ 4 - 1(1,59) - 3(4,76) 11(17,46) 19(30,16) 17(26,98) 17(26,98) Giảm 7 (11,11) 12 (19,05) 17 (26,99) 32 (50,79) 28 (44,44) 23 (36,51) 13 (20,63) 14 (22,22) BCLP Độ 1 4(6,35) 6(9,53) 8(12,70) 14(22,22) 11(17,46) 15(23,81) 7(11,11) 7(11,11) Độ 2 3(4,76) 6(9,53) 7(11,11) 13(20,63) 17(26,98) 8(12,70) 3(4,76) 6(9,52) Độ 3 - - 2(3,18) 5(7,94) - - 3 (4,76) 1 (1,59) 734
- Giảm tiểu 2 (3,17) 0 (0,0) 2 (3,17) 1 (1,59) 1 (1,59) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) cầu Độ 1 2 (3,17) - 2 (3,17) 1 (1,59) 1 (1,59) - - - Giảm Hgb 39 (61,91) 45 (71,43) 45 (71,43) 53 (84,13) 52 (82,54) 51 (80,96) 53 (84,12) 54 (85,71) Độ 1 35(55,56) 42(66,67) 42(66,67) 49(77,78) 47(74,60) 46(73,02) 44(69,84) 49(77,77) Độ 2 3(4,76) 3(4,76) 2(3,17) 3(4,76) 4(6,35) 5(7,94) 9(14,28) 5(7,94) Độ 3 1(1,59) - 1 (1,59) 1(1,59) 1(1,59) - - - Giảm Na+ 0 (0,0) 1 (1,59) 0 (0,0) 3 (4,76) 1 (1,59) 1 (1,59) 4 (6,35) 1(1,59) Độ 1 - - - 3 (4,76) 1 (1,59) 1 (1,59) 4 (6,35) 1(1,59) Độ 4 - 1 (1,59) - - - - - - Giảm K+ 3 (4,76) 9 (14,29) 7 (11,11) 8 (12,70) 5 (7,94) 4 (6,35) 3 (4,76) 2(3,17) Độ 1 3(4,76) 7(11,11) 7(11,11) 8 (12,70) 4(6,35) 3(4,76) 3 (4,76) 2(3,17) Độ 3 - 1(1,59) - - 1(1,59) 1(1,59) - - Độ 4 - 1(1,59) - - - - - - Tăng 1 (1,59) 3 (4,76) 1 (1,59) 2 (3,17) 0 (0,0) 2 (3,17) 2 (3,17) 2(3,17) creatinin Độ 1 1 (1,59) 3 (4,76) 1 (1,59) 2 (3,17) - 2 (3,17) 2 (3,17) 2(3,17) Tăng AST 18(28,57) 12(19,05) 19(30,16) 15(23,81) 19(30,16) 25(39,68) 18(28,57) 23(36,51) Độ 1 18(28,57) 12(19,05) 17(26,99) 14(22,22) 18(28,57) 23(36,51) 17(26,98) 22(34,92) Độ 2 - - 2(3,17) - 1(1,59) - - - Độ 3 - - - 1 (1,59) - 2 (3,17) 1 (1,59) 1 (1,59) Tăng ALT 18(28,57) 17(26,98) 21(33,33) 18(28,57) 17(26,98) 33(52,38) 25(39,68) 21(33,33) Độ 1 18(28,57) 14(22,22) 19(30,16) 16(25,40) 14(22,22) 28(44,44) 24(38,09) 19(30,16) Độ 2 - 2(3,17) 1(1,59) 1(1,59) 1(1,59) 2(3,17) - 1(1,59) 735
- Độ 3 - 1(1,59) 1(1,59) 1(1,59) 2(3,17) 3(4,76) 1(1,59) 1(1,59) Giảm EF 4 (6,35) 8 (12,70) 5 (7,94) 5 (7,94) 7 (11,11) 8 (12,70) 8 (12,70) 0 (0,0) Độ 2 4(6,35) 7(11,11) 4(6,35) 5(7,94) 7(11,11) 8(12,70) 7(11,11) - Độ 3 - 1(1,59) 1(1,59) - - - 1(1,59) - Tổng số 120 148 158 181 214 238 216 198 4. KẾT LUẬN. Nghiên cứu đã cho thấy khi cho bệnh nhân ung thư vú sử dụng phác đồ hoá trị AC – T, đi kèm với các lợi ích mà thuốc hoá trị mang lại trong điều trị thì tỷ lệ bệnh nhân gặp ADE cũng khá cao xuất hiện trên nhiều hệ cơ quan ở các mức độ khác nhau ảnh hưởng chất lượng sống và chất lượng điều trị của bệnh nhân. Các biến cố xuất hiện ở mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân. Do đó, việc nâng vai trò của nhân viên y tế trong giám sát các ADE khi sử dụng phác đồ hoá trị AC – T là điều cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cancer America Society Chemotherapy for Breast Cancer | Breast Cancer Treatment. , accessed: 07/05/2022. 2. Mamounas E.P., Bryant J., Lembersky B. và cộng sự. (2005). Paclitaxel after doxorubicin plus cyclophosphamide as adjuvant chemotherapy for node-positive breast cancer: results from NSABP B-28. J Clin Oncol, 23(16), 3686–3696. 3. Nguyễn Phi Hải & Bùi Hoài Nam (2021). CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÚ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG NĂM 2020. Tạp chí y học Việt Nam, 498(1), 152–157. 4. Nguyễn Thị Mai Lan (2020), NGHIÊN CỨU TỈ LỆ MẮC MỚI UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014 - 2016, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 5. Trần Nguyên Hà & cộng sự (2019). KẾT HỢP SINH HỌC VÀO XẾP GIAI ĐOẠN: HỆ THỐNG XẾP GIAI ĐOẠN UNG THƯ VÚ AJCC PHIÊN BẢN LẦN 8. Tạp chí ung thư học Việt Nam, 22(5), 379–387. 6. Nguyễn Thị Trang & Phạm Hồng Khoa (2021). ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA TRỊ BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ 4AC-4D TRÊN BỆNH NHÂN UTV GIAI ĐOẠN II –IIIA BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THANH HÓA. Tạp chí y học Việt Nam, 508(1), 237–241. 736
- 7. Phạm Tuấn Anh (2020), ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁC ĐỒ HOÁ CHẤT 4AC – 4P LIỀU DÀY TRONG ĐIỀU TRỊ BỔ TRỢ UNG THƯ VÚ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Huyền (2020), ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOÁ TRỊ BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ 4AC + 4T KẾT HỢP TRASTUZUMAB TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN II, III CÓ HER2 DƯƠNG TÍNH, Đại học y Hà Nội, Hà Nội. 9. Tạ Văn Tờ (2004), NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI HỌC, HÓA MÔ MIỄN DỊCH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CHÚNG TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 10. Cao Thị Quỳnh Trâm (2020), KHẢO SÁT CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI CỦA CÁC PHÁC ĐỒ HÓA TRỊ BỔ TRỢ TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 11. Đặng Công Thuận & cộng sự (2018). NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG HER2 VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ XÂM NHẬP. Tạp chí Y dược học, 8(4), 13–22. 12. Võ Văn Phương & cộng sự (2020). Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC + 4 T trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, IIIA hạch nách dương tính tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hà Tĩnh. Tạp chí y học lâm sàng, (65), 36–42. 737
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích tình hình kê đơn thuốc cho người cao tuổi bằng tiêu chuẩn Beers, tiêu chuẩn STOPP/START thông qua hoạt động dược lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc
6 p | 26 | 10
-
Tình hình sử dụng thuốc theo khuyến cáo Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022 trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023
7 p | 12 | 4
-
Nghiên cứu biến đổi bất lợi của lipid máu ở bệnh nhân lớn tuổi tăng huyết áp tầng nguy cơ tim mạch cao và rất cao
6 p | 52 | 4
-
Khảo sát biến cố bất lợi trên bệnh nhân sử dụng glucocorticoid đường uống ngoại trú trên 3 tháng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
5 p | 25 | 4
-
Sự thay đổi của nồng độ glucose máu ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh có phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Nhi Trung ương
5 p | 7 | 3
-
Biến cố bất lợi trên thận sau khi dùng thuốc tương phản iod của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Nguyễn Trãi
8 p | 7 | 3
-
Khảo sát các biến cố bất lợi trên bệnh nhân ung thư vú điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
8 p | 68 | 3
-
Khảo sát thực trạng báo cáo thiếu biến cố bất lợi nghiêm trọng tại các tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng Việt Nam
8 p | 39 | 3
-
Giám sát chủ động phản ứng có hạt của thuốc ARV tại một số cơ sở điều trị HIV-AIDS
8 p | 23 | 2
-
Khảo sát biến cố bất lợi của ticagrelor ở bệnh nhân mắc hội chứng mạch vành cấp thông qua chương trình giám sát an toàn hậu mãi
8 p | 56 | 2
-
Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh nhẹ cân theo biểu đồ Intergrowth-21 ở thai 34-40 tuần tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
8 p | 4 | 2
-
Khảo sát sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2021
8 p | 9 | 1
-
Nghiên cứu thuần tập về độ an toàn của amphotericin B deoxycholate và các biện pháp dự phòng biến cố bất lợi tại Bệnh viện Phổi Trung ương
10 p | 6 | 1
-
Nồng độ hs-Troponin I trên bệnh nhân suy tim tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn