Khảo sát các yếu tố liên quan suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
lượt xem 2
download
Tìm hiểu các yếu tố liên quan với suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới (STMMTCD). Đối tượng: Tất cả các người bệnh (NB) từ 16 tuổi, đến khám và điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh-BVĐKTTAG được chẩn đoán suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới có siêu âm Doppler từ tháng 4 đến tháng 7/2019.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát các yếu tố liên quan suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
- 83 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI Nguyễn Thiện Tuấn, Mai Thanh Bình, Sử Cẩm Thu, Đặng Văn Thạnh TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu các yếu tố liên quan với suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới (STMMTCD). Đối tượng: Tất cả các người bệnh (NB) từ 16 tuổi, đến khám và điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh-BVĐKTTAG được chẩn đoán suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới có siêu âm Doppler từ tháng 4 đến tháng 7/2019. Phương pháp: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Tỉ lệ nữ/nam:3/1; Tuổi>50 chiếm đa số(85,9%); Nghề nghiệp buôn bán, công nhân, làm ruộng, nội trợ, nhân viên văn phòng chiếm đa số 83,4%; Thừa cân- béo phì (55,9%); Sinh từ 2con gặp nhiều hơn sinh 1 con và không sinh con; Phân loại lâm sàng theo CEAP: C2 và C3 gặp nhiều nhất; Tiền sử gia đình (8,7%). Kết luận: STMMTCD gặp nhiều ở phụ nữ; tuổi >50 gặp nhiều hơn. Các nghề nghiệp ít vận động hoặc đứng, ngồi nhiều; thừa cân béo phì; sinh nhiều con có dễ mắc bệnh hơn. Giai đoạn C2, C3 theo CEAP ưu thế. Tiền sử gia đình cần quan tâm khi thăm khám. ABSTRACT Survey of related factors to chronic venous insufficiency of the lower limbs Objectives: Find out related factors to chronic venous insufficiency of the lower limbs. Subjects: Patients with age ≥ 16 diagnosed chronic venous insufficiency (CVI) of the lower limbs with Doppler ultrasound, are receiving outpatient treatment at Departement of Ambulatory Care Services, An Giang General Hospital from April - July 2019. Method: cross- sectional description. Results:Female/male ratio:3/1;Age>50 accounts for the majority (85.9%);Trade, workers, farming, housewives, office workers make up the majority of 83.4%; Overweight and obesity (55.9%); Having 2 children is more likely than having 1 child and not giving birth; Clinical classification according to CEAP: C2 and C3 met the most; Family history (8.7%). Conclusion: CVI of the lower limbs see more in women; Age>50 tends to meet more. Occupations that are sedentary or standing or sitting a lot; overweight and obesity; More babies are more likely to get sick. Stage C2, C3 under CEAP prevail. Family history should be considered when visiting. I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới (STMMTCD) là bệnh thường gặp và liên quan nhiều đến lối sống, theo thời gian bệnh càng nặng hơn ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, chất lượng cuộc sống, thẩm mỹ và biến chứng gây tử vong. Tại VN 2011, một nghiên cứu đa trung tâm, khỏang 4500 NB, STMMTCD ở nhóm tuổi>50 chiếm trên 50% và gần 70% là phụ nữ. Ở Mỹ có 2-5% dân số có những thay đổi liên quan đến bệnh này[2]. Để hiểu rõ hơn chúng ta cần khảo sát các yếu tố liên quan, từ đó giúp phòng ngừa, điều trị và giảm sự tiến triển cùa bệnh. Hiện tại không nhiều các nghiên cứu STMMTCD được thực hiện tại VN, chúng tôi tiến hành nghiên cứu (NC)này. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tìm hiểu các yếu tố liên quan với suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Đối tượng: Tất cả các người bệnh (NB) đến khám và điều trị ngoại trú tại Khoa KB- BVĐKTTAG từ tháng 4 đến tháng 7/2019
- 84 Chọn mẫu: Tất cả các NB ≥ 16 tuổi, được chẩn đoán suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới có siêu âm Doppler màu được thực hiện tại BVĐKTTAG và đồng ý tham gia NC. Loại trừ: Những NB được chẩn đoán suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới không có siêu âm Doppler màu hoặc không đồng ý tham gia NC. 2. Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả 3. Cở mẫu: n= 100 (→127) 4. Nội dung nghiên cứu Tuổi: gồm 4 nhóm (70); Giới: nam, nữ Các bệnh đi kèm suy TMMTCD: dựa vào chẩn đoán/Toa thuốc (Có–Không): Tăng huyết áp, Thiếu máu cục bộ cơ tim mạn, tai biến mạch máu não cũ, bệnh thận mạn , thoái hóa khớp, đái tháo đường . Thời gian mắc bệnh: từ lúc có triệu chứng (cảm giác nặng chân; sưng phù; dị cảm; vọp bẻ; tê mỏi; đau nhức, nóng rát) đến lúc đi khám tại BVĐKTTAG và được chẩn đoán xác định: gồm 3 nhóm (< 5; 5 -10; >10 năm) Nghề nghiệp: buôn bán, công nhân, làm ruộng, nội trợ, nhân viên y tế, giáo viên, công an/bảo vệ, nhân viên văn phòng, nghề nghiệp khác. Số lần mang thai và sinh con: 5 nhóm ( 1, 2, 3, 4, >4 lần ). BMI: 4 nhóm ( 3 mm C3: Phù chi dưới, chưa có biến đổi trên da. C4: Biến đổi trên da do bệnh lý tĩnh mạch C4a: Rối loạn sắc tố và/hoặc chàm tĩnh mạch C4b: Xơ mỡ da và/hoặc teo trắng kiểu Milian C5: Loét đã liền sẹo C6: Loét đang tiến triển Tiền sử gia đình: cha và/ hoặc mẹ mắc bệnh Suy TMMTCD (có/ không) Chẩn đoán Suy tỉnh mạch mãn tính chi dưới: dựa vào khám lâm sàng và kết quả siêu âm Doppler là suy van tĩnh mạch hai chi dưới 5. Tiến hành nghiên cứu: Tất cả NB thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ, ghi nhận tuổi, giới, các bệnh lý đi kèm, hỏi bệnh, tiền sử, khám lâm sàng. Tất cả thông tin được ghi vào Bản thu thập số liệu. 6. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 16.0. III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua 4 tháng thu thập số liệu (từ tháng 4 đến 7/2019) chúng tôi ghi nhận có 127 người bệnh đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Giới Bảng 1.1.Phân bố về Giới Giới Tần số Tỉ lệ Nữ 95 74,8 Nam 32 25,2 Tổng 127 100% Tuổi Nhóm tuổi70 (26,8%). Tuổi trung bình 63,4 ±14; lớn nhất 99, nhỏ nhất 25.
- 85 Bảng 1.2.Phân bố về Tuổi Nhóm tuổi Tần số Tỉ lệ 70 34 26,8 Tổng số 127 100% Tuổi trung bình 63,4 ±14 Các bệnh đi kèm Bảng 1.3. Các bệnh đi kèm suy TMCDMT Bệnh đi kèm Tần số Tổng Tỉ lệ Tăng huyết áp 76 59,8 Đái tháo đường (ĐTĐ) 20 15,7 Bênh thận mạn ( BThM) 6 4,7 Thiếu máu cục bộ cơ tim mạn 32 127 25,2 Tai biến mạch máu não cũ 1 0.8 Thoái hoá khớp 38 29.9 Nghề nghiệp Bảng 1.4.Phân bố nghề nghiệp Nghề nghiệp Tần số Tỉ lệ Buôn bán 22 17,3 Công nhân 15 11,8 Công an/ bảo vệ 1 0,8 Giáo viên 10 7,8 Làm ruộng 22 17,3 Nội trợ 27 21,3 NV văn phòng 20 15,7 NV Y tế 2 1,5 Khác 8 6,2 Tổng số 127 100% Thời gian mắc bệnh Bảng 1.5.Phân bố thời gian mắc bệnh Thời gian mắc bệnh Tần số Tỉ lệ 10 năm 14 11 Tổng số 127 100% BMI Bảng 1.6.Phân bố BMI BMI Tần số Tỉ lệ
- 86 Số lần mang thai và sinh con Bảng 1.7.Phân bố số lần mang thai và sinh con Số lần mang thai và sinh con Tần số Tỉ lệ 0 7 7,4 1 7 7,4 2 32 33,7 3 9 9,5 4 11 11,6 >4 29 30,5 Tổng số 95 100% Phân loại lâm sàng theo CEAP Bảng 1.8.Phân loại lâm sàng theo CEAP Phân loại theo CEAP Tần số Tỉ lệ 1 10 7,9 2 75 59 3 35 27,7 4a 6 4,7 4b 0 0 5 1 0,7 6 0 0 Tổng số 127 100% TSGĐ mắc bệnh Suy TMMTCD Bảng 1.9.TSGĐ mắc bệnh TSGĐ mắc bệnh Tần số Tỉ lệ Có 11 8,7 Không 116 91,3 Tổng số 127 100% IV/ BÀN LUẬN Qua 127 NB được đưa vào nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy như sau: Về giới, nam(25,2%), nữ(74,8%), tỉ lệ nữ nhiều hơn nam 3/1, tỉ lệ này thấp hơn nghiên cứu Nguyễn Hoài Nam (nữ-80%, nam-20%, nữ/nam 4/1)[5], Lê Phước Nguyên (nữ-82,9%, nam-17,1%, nữ/nam 4/1) [3],[6]. NC ở BonnVein (nữ 62,1%;nam 37,9% ;nữ/nam 6/4) [14]. Nhìn chung nữ nhiều hơn nam. Sự khác biệt giữa 2 giới do nhiều yếu tố, phụ nữ thường phải mang thai[7],[13], ngày nay người phụ nữ tham gia nhiều công việc như nam giới, các công việc ít vận động tạo điều kiện phát sinh suy TMMTCD, mặc khác nam giới ít quan tâm tới bệnh (ít đi khám) so với nữ giới. Về tuổi, nhóm tuổi70 (26,8%) Tỉ lệ không tương đồng với nghiên cứu Lê Phước Nguyên (70chiếm 9,09%)[3],[6]. Nhìn chung >50 tuổi chiếm đa số. Lão hóa ảnh hưởng đến hệ tim mạch, sự dầy lên các van hệ tĩnh mạch chi dưới, tăng quá trình xơ và calci hóa ảnh hưởng đến chức năng tỉnh mạch[8]. Vì thế tỉ lệ mắc suy TMMTCD có xu hướng tăng theo tuổi. Tuổi trung bình trong nghiên cứu chúng tôi là 63,4 cao hơn trong nghiên cứu Nguyễn Hoài Nam và Lê Phước Nguyên vì đối tượng tập trung nhiều ở các phòng khám Tim mạch và Lão khoa. NC ở Bonn Vein, về tuổi, nhóm tuổi 70-79 là nguy cơ quan trọng nhất suy TMMTCD [10].
- 87 Các bệnh đi kèm với suy tĩnh mạch chi dưới chiếm nhiều nhất là tăng huyết áp, thoái hóa khớp, thiếu máu cục bộ cơ tim.Tuổi trung bình trong nghiên cứu chúng tôi là 63,4 thuốc nhóm người lớn tuổi, các bệnh lý tim mạch và bệnh về khớp dễ gặp hơn[1]. Thời gian mắc bệnh10 năm(11%), tỉ lệ này cao hơn trong nc Tạ Văn Trầm (59,3%; 7,32%)năm 2016 [4], không tương đồng với Nguyễn Hoài Nam (21,2%; 50%) năm 2012. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy NB càng ngày càng quan tâm tới suy TMMTCD, họ đi khám sớm hơn khi có triệu chứng. Nghề nghiệp buôn bán, công nhân, làm ruộng, nội trợ, nhân viên văn phòng (17,3%;11,8%; 17,3%; 21,3%;15,7%) chiếm tỉ lệ cao so với các nghề nghiệp khác,chiếm tổng là 83,4% là những nghề thường xuyên đứng và/hoặc ít vận động gây giảm chức năng bơm máu tĩnh mạch, tăng áp lực tĩnh mạch. Đây là những yếu tố nguy cơ suy TMMTCD [11]. Tỉ lệ này gần tương đồng với Lê Phước Nguyên (22,7%, 10,5%; 16,6%; 9,7%; 18,7%) [3],[6]. BMI đánh giá béo phì toàn thân. Béo phì là nguy cơ suy TMMTCD[2],[11]. Trong nghiên cứu Phan Trịnh Minh Hiếu[7] và theo C.Witten[10] thừa cân và béo phì (TCBP) có liên quan với suy TMMTCD rõ hơn nhẹ cân và trung bình. Trong NC chúng tôi tỉ lệ TCBP chiếm 55,9% (trong đó béo phì chiếm cao nhất 35,4%) gần tương đồng với Lê Phước Nguyên (49,2%)[6], tỉ lệ bệnh nặng hơn cũng gặp ở nhóm béo phì[3]. So với các nghiên cứu khác trước đây, tỉ lệ này thấp hơn. Có thể ngày này NB nhận thấy TCBP là yếu tố nguy cơ nhiều bệnh. Mang thai cũng là YTNC quan trọng[2]. Trong NC chúng tôi, nữ giới có 95, số mang thai và sinh con lá 88 (93,6%). Trong đó có 2 con và trên 4 con chiếm tỉ lệ cao 64,2%. Tỉ lệ có 2 con chiếm cao nhất 33,7%.. Người có mang thai và sinh con 2,3,4 lần chiếm cao hơn 1 lần và không mang thai . Hiện nay đa số các gia đình có 2 con, điều này giải thích số con nhiều > 2 con trong NC chúng tôi ít hơn. Tác giả Phan Trịnh Minh Hiếu cho thấy tỉ lệ suy TMMTCD tăng gần gấp 6 lần ở người mang thai và sinh con từ 3 lần trở lên và gấp 2,2 lần sinh từ 2 lần[7]. Trong nghiên cứu Lê Phước Nguyên tỉ lệ bệnh nặng hơn theo phân độ CEAP ở những bà mẹ trên 3 lần sinh con[3]. Nhìn chung, mang thai và sinh nhiều con dễ mắc bệnh ít con và không con. Phân loại lâm sàng theo CEAP trong NC chúng tôi, tỉ lệ giai đoạn C2 và C3 chiếm nhiều nhất (59% và 27,7%) gần tương đương trong NC Nguyễn Hoài Nam(69,2% và 15,4%) và Tạ Văn Trầm(48% và 21,1%)[4], tuy nhiên trong NC Tạ Văn Trầm, tỉ lệ C1 cũng gặp khá cao 21,1%. NC Lê Thị Ngọc Hằng C2 và C3 (76,2%)[9]cũng chiếm đa số. Sở dĩ các giai đoạn C2, C3 cũng như C1 gặp nhiều là do biểu hiện lâm sàng của giãn các tỉnh mạch có thể nhìn thấy trên da và xuất hiện các triệu chứng phù chi, nặng chân, tê đau, vọp bẻ… làm cho NB quan tâm đi khám. Tỉ lệ NB có tiền sử gia đình (TSGĐ) (cha hoặc mẹ hoặc cả hai) suy TMCDMT trong NC chúng tôi 8,7% thấp hơn Lê Phước Nguyên (28,6%)[6]. Yếu tố gia đình trong NC Lê Thị Ngọc Hằng chiếm 24,9%. Sự khác nhau này có thể do khác nhau về nghề nghiệp, kiến thức về bệnh suy TMCDMT, sống chung hay riêng với với người thân. Nhiều NC trên thế giới cho thấy TSGĐ là yếu tố nguy cơ thật sự. Theo Michael H. Criqui[14] TSGĐ chiếm 26,2% C2-C6/ nam); 18,5%( C2-C6/ nữ). Nhìn chung cần quan tâm TSGĐ(cha, mẹ) khi khám bệnh. V/ KẾT LUẬN Suy TMMTCD là bệnh thường gặp ở phụ nữ , tuổi càng cao có xu hướng gặp càng nhiều. Các nghề nghiệp ít vận động hoặc đứng, ngồi nhiều; thừa cân béo phì; sinh nhiều con có dễ mắc bệnh hơn. Phân loại lâm sàng theo CEAP ở giai đoạn C2, C3 gặp nhiều. Thời gian phát hiện bệnh 20%), chúng ta cũng cần quan tâm tới yếu tố này khi thăm khám NB
- 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ y tế (2017). Hướng dẫn chẫn đoán và điều trị bệnh tim mạch. NXB Y học. 2. Nguyễn Văn Trí (2015). “Góc nhìn lão khoa về thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch”. NXB Y học 3. Lê Phước Nguyên, Lê Nữ Hòa Hiệp( 2015),” Sự liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và giai đoạn lâm sáng bệnh suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới” Y học thành phố HCM, tập 19, số5 4. Tạ Văn Trầm, Lê Nữ Hòa Hiệp(2016),” Phân loại giai đoạn CEAP bệnh suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới” Y học thành phố HCM, tập 20, số2 5. Nguyễn Hoài Nam( 2012)”Nghiên cứu biểu hiện dịch tể học lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới” Y học thành phố HCM, tâp 16, số1 6. Lê Phước Nguyên, Lê Nữ Hòa Hiệp( 2016)” Yếu tố nguy cơ suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới” Y học thành phố HCM, tập 20, số2 7. Phạm Trịnh Minh Hiếu (2014)”Tỉ lệ suy tĩnh mạch chi dưới và các yếu tố lien quan ở phụ nữ khám thai tại cơ sở 2 bệnh viện đại học YD TP,HCM” Y học thành phố HCM, tập 18, số1. 8. Nguyễn Văn Trí (2016)”Tích tuổi học cơ quan và lão hóa hệ tỉnh mạch” Chuyên đề tim mạch học. 9. Lê Thị Ngọc Hằng(2018)” Kinh nghiệm điều trị phẩu thuật cho 9230 bệnh nhân suy giãn tỉnh mạch nông chi dưới tại bệnh viện ĐHYDƯỢC TP.HCM” Y học thành phố HCM, tập 22, số1. 10. .C.Witten (2015) ” Management Of Chronic Venous Disease”European society for vascular surgery 11. Michael McArdle (2017)” Management Of Chronic Venous Disease” PMC 12. Maarit Venermo (2019)”Venous insufficiency of the lower limbs “ Duodecim Medical Publication 13.Matic M(2019)”Major risk factor for chronic venous disease development in women:is childbirth among them” 14. Michael H. Criqui (2007).”Risk Factors for Chronic Venous Disease: the San Diego Population Study” PMC 15.Robert T.Eberhardt (2014)” Chronic Venous Insufficiency” American Heart Association.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khảo sát các yếu tố liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại tỉnh Tiền Giang
5 p | 109 | 12
-
Khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong ở bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng
9 p | 89 | 10
-
Khảo sát các yếu tố liên quan đến tử vong tại khoa Hồi sức sơ sinh
8 p | 20 | 5
-
Nghiên cứu đặc điểm và các yếu tố liên quan của gãy xương đốt sống trên người cao tuổi bị loãng xương
7 p | 10 | 5
-
Khảo sát mòn răng và các yếu tố liên quan ở người trên 18 tuổi đến khám tại bệnh viện Đại học y dược Huế
6 p | 72 | 5
-
Khảo sát các yếu tố liên quan đến mổ lấy thai vì thai trình ngưng tiến tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh (12/2009-3/2010)
5 p | 72 | 5
-
Khảo sát các yếu tố dịch tễ và biểu hiện lâm sàng liên quan đến tăng nhãn áp trong chấn thương đụng dập nhãn cầu
7 p | 88 | 4
-
Khảo sát kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đại học Y - Dược Huế
7 p | 24 | 4
-
Khảo sát dấu hiệu lo âu và một số yếu tố liên quan ở người mắc bệnh máu ác tính đến tái khám tại viện Huyết học- Truyền máu trung ương năm 2018
6 p | 69 | 4
-
Khảo sát các yếu tố liên quan đến sự hiện diện của huyết khối nhĩ trái chẩn đoán bằng siêu âm tim qua thực quản ở bệnh nhân hẹp van hai lá
6 p | 53 | 3
-
Khảo sát các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn trên bệnh nhân đặt catheter mạch máu tại Bệnh viện Thống Nhất
6 p | 10 | 3
-
Khảo sát các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018-2019
5 p | 26 | 2
-
Khảo sát mật độ xương và tìm hiểu những yếu tố liên quan đến mật độ xương của những người đàn ông sức khoẻ bình thường 50 tuổi trở lên ở thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 52 | 2
-
Khảo sát các yếu tố liên quan đến tử vong trong nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2
8 p | 69 | 2
-
Các yếu tố liên quan hen phế quản tại cộng đồng tỉnh Tiền Giang
6 p | 60 | 2
-
Các yếu tố liên quan loãng xương nam giới
6 p | 42 | 2
-
Cơ cấu, tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến đau mạn tính tại thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 46 | 2
-
Đánh giá căng thẳng liên quan đái tháo đường và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi
6 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn