intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát chất lượng giấc ngủ sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rối loạn giấc ngủ nếu không được điều trị có thể dẫn đến các bệnh khác có liên quan đến rối loạn nhận thức thần kinh như mất khả năng chú ý, suy giảm hiệu suất nhận thức, trầm cảm, lo lắng và khó kiểm soát cảm xúc. Nghiên cứu nhằm mô tả chất lượng giấc ngủ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở sinh viên năm thứ nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát chất lượng giấc ngủ sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế

  1. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Khảo sát chất lượng giấc ngủ sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế Lương Thị Thu Thắm1, Lê Đình Dương1, Châu Nguyên Đan1, Nguyễn Ngô Bảo Khuyên1, Phạm Thị Thu Hà1, Hồ Uyên Phương1, Nghiêm Quang Lam1, Đặng Thị Thanh Nhã1, Trần Thị Mỹ Huyền1, Hà Minh Phương1, Đinh Thị Liễu1, Hoàng Châu Trọng Nhân2, Nguyễn Văn Tiến3, Trần Bình Thắng1, Nguyễn Thị Thanh Nhàn1, Nguyễn Thanh Gia1, Trần Phương Thảo1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn giấc ngủ nếu không được điều trị có thể dẫn đến các bệnh khác có liên quan đến rối loạn nhận thức thần kinh như mất khả năng chú ý, suy giảm hiệu suất nhận thức, trầm cảm, lo lắng và khó kiểm soát cảm xúc. Nghiên cứu nhằm mô tả chất lượng giấc ngủ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở sinh viên năm thứ nhất Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 601 sinh viên năm nhất của Trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022. Số liệu được thu thập dựa trên bộ câu hỏi được chuẩn bị. Phân tích hồi quy logistic đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Kết quả: Có 45,9% sinh viên có chất lượng giấc ngủ không tốt. Một số yếu tố có liên quan đến chất lượng giấc ngủ bao gồm giới tính, sống với họ hàng, nghiện Internet, suy nghĩ tự tử, hoạt động thể lực và BMI Kết luận: Tỷ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ không tốt khá cao. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích sinh viên kiểm soát việc sử dụng Internet, tăng cường các hoạt động thể lực và suy nghĩ tích cực để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho sinh viên. Từ khóa: Chất lượng giấc ngủ, Sinh viên, Hoạt động thể lực, Nghiện Internet. Sleep quality of first year students at Hue University of Medicine and Pharmacy Tham Luong Thi Thu1, Duong Le Dinh1, Dan Chau Nguyen1, Khuyen Nguyen Ngo Bao1, Ha Pham Thi Thu1, Phuong Ho Uyen1, Lam Nghiem Quang1, Nha Dang Thi Thanh1, Huyen Tran Thi My1, Phuong Ha Minh1, Lieu Dinh Thi1, Nhan Hoang Chau Trong2, Tien Nguyen Van3, Thang Tran Binh1, Nhan Nguyen Thi Thanh1, Gia Nguyen Thanh1, Thao Tran Phuong1 6 Tạp chí Y tế Công cộng, Số 64 tháng 09/2023
  2. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | ABSTRACT Background: Untreated Sleep disorders contribute to neurocognitive dysfunctions, including attention deficits, impaired cognitive performance, depression, anxiety, and poor impulse control. This study aims to describe sleep quality and explore factors related to sleep quality among the freshmen students of the University of Medicine and Pharmacy, Hue University Methods: We constructed a cross-sectional study on 601 first-year students of the University of Medicine and Pharmacy, Hue University, from January to December 2022. Data were collected based on a pre-designed questionnaire. Multiple logistic regression analysis was used to identify factors affecting students' sleep quality. Results: 45.9% of freshmen students had poor sleep quality. Some factors related to sleep quality include gender, living with relatives, Internet addiction, suicidal thoughts; physical activity and BMI index. Conclusion: There is a high percentage of freshmen students experiencing poor sleep quality. Therefore, we highly recommend students to control their Internet use, increase physical activity, and think positively to improve their sleep quality Keywords: Sleep quality, Students, Physical activity, Internet addiction Tác giả: 1 Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế 2 Bệnh Viện Đại học Y dược Huế 3 Trường đại học Y - Dược Thái Bình Tác giả liên hệ chính: thao.18cc@huemed-univ.edu.vn Ngày nhận bài: 08/06/2023 Ngày gửi phản biện: 19/06/2023 Ngày duyệt bài: 15/09/2023 1. ĐẶT VẤN ĐỀ học thì tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra thường Giấc ngủ là một trong những nhu cầu sinh lý xuyên ở hầu hết các quốc gia.3 cơ bản của cơ thể, trung bình mỗi người sẽ mất Rối loạn giấc ngủ bao gồm các biểu hiện như: tổng cộng 27 năm cho giấc ngủ.1 Việc ngủ và mất ngủ, buồn ngủ nhiều, ngưng thở khi ngủ và ngủ đủ giấc là điều cần thiết cho một cơ thể khỏe nhiều chứng rối loạn giấc ngủ khác.1 Rối loạn mạnh, giúp cơ thể tăng trưởng và hồi phục thể giấc ngủ có thể dẫn đến các bệnh có liên quan lực sau một ngày dài làm việc. Ngủ ít hơn 5 giờ đến rối loạn nhận thức thần kinh như mất khả hoặc nhiều hơn 10 giờ đều có nguy cơ tử vong năng chú ý, suy giảm hiệu suất nhận thức, trầm cao hơn so với những người bình thường ngủ cảm, lo lắng và khó kiểm soát cảm xúc. Những đủ giấc.2 Tuy nhiên, theo các nghiên cứu dịch tễ rối loạn này còn có thể làm tăng nguy cơ mắc Tạp chí Y tế Công cộng, Số 64 tháng 09/2023 7
  3. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | các bệnh tim mạch và mạch máu não.3 Ngoài lượng giấc ngủ ở đối tượng nghiên cứu. ra, giấc ngủ có vai trò trong việc điều chỉnh cảm 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP xúc, do đó rối loạn giấc ngủ có thể gây ra những NGHIÊN CỨU hậu quả trực tiếp đến hoạt động cảm xúc vào 2.1. Đối tượng nghiên cứu ngày hôm sau.4 Tiêu chí lựa chọn: Sinh viên năm nhất hệ chính Chất lượng giấc ngủ giảm sút không chỉ ảnh quy và đang học tập tại Trường Đại học Y – hưởng đến người cao tuổi, những người có bệnh Dược, Đại học Huế. lý trong cơ thể mà còn ảnh hưởng đến nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là sinh viên. Trong Tiêu chuẩn loại trừ: Sinh viên không hợp tác, đó,sinh viên khối ngành sức khỏe có chất lượng không đồng ý tham gia nghiên cứu. giấc ngủ không tốt chiếm tỷ lệ khá cao. Các 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỉ lệ có chất Địa điểm: Trường Đại học Y – Dược, Đại học lượng giấc ngủ kém ở sinh viên y khoa dao động Huế. từ 64,24% lên tới 75,8%.5,6 Khảo sát chất lượng 2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt giấc ngủ và ứng dụng chu kì giấc ngủ đối với ngang sinh viên y khoa Trường Đại học Duy Tân của 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Đỗ Thế Bon và cộng sự cho thấy giờ ngủ trung bình của sinh viên là 6,62 giờ. Tỷ lệ sinh viên Cỡ mẫu: Được tính theo công thức: có chất lượng giấc ngủ không tốt dao động từ 39,6% - 59,1%.7,8 Sinh viên năm thứ nhất là nhóm đối tượng dễ Trong đó: tổn thương do sự thay đổi về môi trường học n: là số lượng mẫu nghiên cứu, tập, sinh hoạt, phương pháp học tập cũng như Z(1-α/2) = 1,96 với độ tin cậy 95%, những áp lực học tập trong môi trường đào tạo nghề nghiệp. Chính vì vậy, việc khảo sát chất d = 0,05, lượng giấc ngủ sẽ đóng vai trò quan trọng góp p: tỷ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ không phần cân bằng và duy trì chất lượng giấc ngủ tốt với p=0,4458. cũng như nâng cao chất lượng học tập của sinh Hệ số thiết kế nghiên cứu (DE) = 1,5 để tăng độ viên. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành tin cậy. nghiên cứu đề tài “Khảo sát chất lượng giấc ngủ Như vậy cỡ mẫu trong nghiên cứu này n=569. ở sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế” với mục tiêu: Trên thực tế, có 601 đối tượng tham gia nghiên cứu. 1. Mô tả chất lượng giấc ngủ của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y – Dược, Đại học Phương pháp chọn mẫu: Huế. Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng để 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất mô tả chất lượng giấc ngủ của sinh viên. Lập 8 Tạp chí Y tế Công cộng, Số 64 tháng 09/2023
  4. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | danh sách 10 ngành học tại trường, hệ chính quy Hoạt động thể lực (HĐTL) được đo lường bằng bao gồm: Y khoa, Răng Hàm Mặt, Y học cổ Bộ câu hỏi hoạt động thể lực toàn cầu – Global truyền, Y học dự phòng, Dược, Kỹ thuật Hình Physical Activity Questionnaire (GPAQ) gồm ảnh y học, Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Điều 4 hoạt động chính: hoạt động trong công việc, dưỡng, Hộ sinh, Y tế công cộng. Sau đó lập danh hoạt động di chuyển, đi lại, hoạt động thể thao, sách các lớp năm 1, chọn ngẫu nhiên 10 lớp của thể hình, giải trí và thời gian ngồi không bao 10 ngành. Đối với mỗi lớp, tiến hành chọn mẫu gồm thời gian dành cho việc ngủ.11,12 Hoạt động ngẫu nhiên đơn để chọn ra đủ số mẫu cần thiết. thể lực được phân loại: 2.5. Phương pháp thu thập số liệu + Mức đạt: Tích lũy ít nhất 60 phút hoạt động Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền. thể chất với cường độ vừa phải đến cường độ Bộ câu hỏi gồm 3 phần: cao hàng ngày hoặc hoạt động cường độ mạnh ít nhất 3 lần mỗi tuần (150 phút/tuần). Phần A: Thông tin chung về: tuổi, giới, ngành học, lý do lựa chọn ngành học, tình trạng kinh tế, + Mức không đạt: Không đáp ứng tiêu chuẩn việc làm thêm, BMI, tần suất sử dụng Internet, trên. ý định tự tử,… 2.6. Phương pháp xử lý số liệu Đánh giá mức độ nghiện Internet bằng bộ câu Số liệu đã thu thập được nhập bằng phần mềm hỏi rút gọn (s-IAT) đã được hiệu chỉnh tại Việt Epidata 3.1, xử lý số liệu bằng phần mềm thống Nam do Trần Xuân Bách và cộng sự.9 kê SPSS 20.0. Kết quả được mô tả bằng bảng Phần B: Chất lượng giấc ngủ gồm 11 câu hỏi tần suất và tỷ lệ phần trăm. Kiểm định Chi bình được đánh giá trong vòng 1 tháng qua theo thang phương (χ2) để kiểm định sự khác biệt giữa hai đo PSQI, bao gồm 7 phần và 19 mục, mỗi mục hay nhiều tỷ lệ. Mô hình hồi quy đa biến logistic có phạm vi từ 0 đến 3 điểm, điểm tổng dao động được sử dụng để phân tích đồng thời mối liên từ 0 - 21. Tổng điểm càng cao, chất lượng giấc quan của nhiều biến độc lập với chất lượng giấc ngủ càng kém. PSQI có hệ số tương quan là ngủ. 0,85 (p < 0,001) và hệ số độ tin cậy (Cronbach’s 2.7. Đạo đức nghiên cứu alpha) là 0,83; khi phân biệt giữa người ngủ kém Nghiên cứu được sự thông qua của Hội đồng và người ngủ tốt, PSQI trên 5 điểm được chứng đạo đức trong nghiên cứu của Trường Đại học minh có độ nhạy 89,6% và độ đặc hiệu 86,5%.10 Y -Dược, Đại học Huế (2535/QĐ-ĐHYD ngày Do đó, chất lượng giấc ngủ được phân loại: 05/07/2022). Đối tượng tham gia được giải thích + Mức tốt: từ 0 đến 5 rõ về mục đích, nội dung nghiên cứu. Các thông tin thu thập được giữ bí mật và chỉ được sử dụng + Mức không tốt: từ 6 đến 21 phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Phần C: Hoạt động thể lực gồm 11 câu hỏi 3. KẾT QUẢ đánh giá các tần suất các hoạt động trong tuần. 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tạp chí Y tế Công cộng, Số 64 tháng 09/2023 9
  5. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nội dung trả lời Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tuổi 18,79 ± 0,64 Nam 169 28,1 Giới tính Nữ 432 71,9 Hệ 6 năm 341 56,7 Ngành học Hệ 4; 5 năm 260 43,3 Có 572 95,2 Yêu thích ngành học Không 29 4,8 Hộ nghèo/cận nghèo 49 8,2 Tình trạng kinh tế Khác 552 91,8 Sống với gia đình, họ hàng 156 26,0 Đang sống với ai Ở trọ 1 mình 240 39,9 Ở trọ với bạn bè 205 34,1 Không 485 80,7 Đi làm thêm Có 116 19,3 Không 291 48,4 Tham gia câu lạc bộ Có 310 51,6 < 18,5 206 34,3 BMI 18,5 – 22,99 333 55,4 ≥ 23 62 10,3 Không nghiện 454 75,5 Nghiện Internet Nghiện 147 24,5 Không tốt 276 45,9 Chất lượng giấc ngủ Tốt 325 54,1 Không đạt 404 67,2 Hoạt động thể lực Đạt 197 32,8 Kết quả cho thấy độ tuổi trung bình của các đối một mình chiếm tỷ lệ 39,9%. 24,5% sinh viên tượng tham gia nghiên cứu là 18,79 và có 71,9% có nghiện Internet. Tỷ lệ sinh viên có hoạt động là sinh viên nữ. 95,2% sinh viên có yêu thích thể lực đạt được đánh giá qua bộ câu hỏi GPAQ ngành mình đang học và đa phần sinh viên ở trọ là 32,8%. Bảng 3.2. Các vấn đề liên quan đến tự tử Đặc điểm Nôi dung trả lời Tần số (n) Tỷ lệ (%) Có 47 7,8 Suy nghĩ nghiêm túc về tự tử Không 554 92,2 Có 23 3,8 Lên kế hoạch tự tử Không 578 96,2 Có 5 0,8 Cố gắng tự tử Không 596 99,2 Kết quả cho thấy có 7,8% sinh viên có từng suy có lên kế hoạch tự tử và 0,8% sinh viên đã cố nghĩ tới việc tự tử, trong đó có 3,8% sinh viên gắng tự tử. 10 Tạp chí Y tế Công cộng, Số 64 tháng 09/2023
  6. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 3.2. Tỷ lệ chất lượng giấc ngủ chất lượng giấc ngủ không tốt. 3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ Kết quả từ mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy các yếu tố liên quan tới chất lượng giấc ngủ bao gồm giới tính, sống với ai, nghiện Internet, suy nghĩ tự tử, hoạt động thể lực, và BMI (p0,05). (Bảng 3.3) Kết quả cho thấy tổng điểm PSQI trung bình của mẫu là 5,61 (SD=3,02) có 45,9% sinh viên có Bảng 3.3. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với một số yếu tố Chất lượng giấc ngủ Đặc điểm Nội dung ORadj KTC 95% p Tốt Không tốt Nam 104 (61,5) 65 (38,5) 1 - - Giới Nữ 221 (51,2) 211 (48,8) 0,44 0,28-0,71 0,001 Hệ 4;5 năm 141 (54,2) 119 (45,8) 1 - - Ngành học Hệ 6 năm 184 (54,0) 157 (46,0) 0,97 0,68-1,39 0,880 Khác 302 (54,7) 250 (45,3) 1 - - Tình trạng kinh tế Hộ nghèo/ cận nghèo 23 (46,9) 26 (53,1) 0,78 0,41-1,47 0,441 Có 164 (52,9) 146 (47,1) 1 - - Tham gia câu lạc bộ Không 161 (55,3) 130 (44,7) 1,00 0,71-1,41 1,000 Ở trọ với bạn 103 (50,2) 102 (49,8) 1 - 0,016 Sống với ai Ở trọ một mình 122 (50,8) 118 (49,2) 0,99 0,65-1,49 0,950 Sống với họ hàng 100 (64,1) 56 (35,9) 1,80 1,13-2,85 0,013 Có 56 (38,1) 91 (61,9) 1 - - Nghiện Internet Không 269 (59,3) 185 (40,7) 2,09 1,40-3,11 < 0,001 Có 11 (23,4) 36 (76,6) 1 - - Ý nghĩ tự tử Không 314 (56,7) 240 (43,3) 3,89 1,89-8,01 < 0,001 Không đạt 231 (57,2) 173 (42,8) 1 - - Hoạt động thể lực Đạt 94 (47,7) 103 (52,3) 1,84 1,22-2,76 0,004 18,5 – 22,99 176 (52,9) 157 (47,1) 1 - 0,078 BMI < 18,5 116 (56,3) 90 (43,7) 1,52 1,03-2,24 0,036 ≥ 23 33 (53,2) 29 (46,8) 0,88 0,49-1,58 0,673 4. BÀN LUẬN Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ sinh viên y năm nhất 4.1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ của đối có chất lượng giấc ngủ không tốt là 45,9%. So tượng nghiên cứu với trên thế giới, tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ của Tạp chí Y tế Công cộng, Số 64 tháng 09/2023 11
  7. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | nghiên cứu trên sinh viên đại học tại Ấn Độ là (p
  8. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | về việc này. Nghiên cứu của Stephen P.Barker quan đáng kể giữa hoạt động thể lực với chất chỉ ra có mối liên hệ giữa suy nghĩ tự tử và chất lượng giấc ngủ tốt (OR=1,84; p=0,004), tức là lượng giấc ngủ; hai yếu tố này tương tác qua lại nhóm sinh viên năm nhất có hoạt động thể lực với nhau, nhóm người có suy nghĩ tự tử thường tốt có chất lượng giấc ngủ tốt hơn so với nhóm có chất lượng giấc ngủ không tốt và nhóm người sinh viên còn lại, kết quả này phù hợp với kết có chất lượng giấc ngủ không tốt dễ có suy nghĩ luận của một nghiên cứu tại trường đại học ở Ả tự tử hơn.19 Rập Xê Út rằng sinh viên đại học có hoạt động Nghiện Internet: Kết quả chúng tôi cho thấy thể lực thường xuyên như tập thể dục thì có chất nhóm sinh viên năm nhất không nghiện Internet lượng giấc ngủ tốt hơn.25 thì có chất lượng giấc ngủ tốt hơn với OR= 2,09 Chỉ số khối cơ thể: Kết quả nghiên cứu của so với nhóm sinh viên có nghiện. Một nghiên chúng tôi cho thấy nhóm người có BMI
  9. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Internet, suy nghĩ tự tử, hoạt động thể lực, và 8. Thuận, H.T., et al., Thực trạng chất lượng giấc BMI (p
  10. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | a German community sample of 9284 people. of Sleep, 2020: p. 775-782. Sleep medicine, 2017. 30: p. 57-63. 26. Storfer‐Isser, A., et al., Relation between 17. Ohayon, M.M., C.F. Reynolds III, and Y. sleep duration and BMI varies by age and sex Dauvilliers, Excessive sleep duration and quality in youth.age 8–19. Pediatric obesity, 2012. 7(1): of life. Annals of neurology, 2013. 73(6): p. 785- p. 53-64 794. 18. Peltzer, K. and S. Pengpid, Nocturnal sleep problems among university students from 26 countries. Sleep and Breathing, 2015. 19: p. 499-508. 19. Becker, S.P., et al., Sleep problems and suicidal behaviors in college students. Journal of psychiatric research, 2018. 99: p. 122-128. 20. Tahir, M.J., et al., Internet addiction and sleep quality among medical students during the COVID-19 pandemic: A multinational cross- sectional survey. PloS one, 2021. 16(11): p. e0259594. 21. Semplonius, T. and T. Willoughby, Long- term links between physical activity and sleep quality. Med. Sci. Sports Exerc, 2018. 50: p. 2418-2424. 22. Kredlow, M.A., et al., The effects of physical activity on sleep: a meta-analytic review. Journal of behavioral medicine, 2015. 38: p. 427-449. 23. Lang, C., et al., Increased self-reported and objectively assessed physical activity predict sleep quality among adolescents. Physiology & behavior, 2013. 120: p. 46-53. 24. Đăng, T.T.H., Hoạt động thể lực của sinh viên hệ cử nhân dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội/ Đăng Thị Thu Hằng. 2018. 25. Mahfouz, M.S., et al., Association between sleep quality and physical activity in Saudi Arabian University students. Nature and Science Tạp chí Y tế Công cộng, Số 64 tháng 09/2023 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1