Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN <br />
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ <br />
Đặng Lê Phương*, Phạm Anh Tuấn** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, các nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) thắt <br />
lưng thường được thực hiện trên bệnh nhân (BN) nhập viện. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu tương tự <br />
trên BN tại phòng khám ngoại trú. <br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng của BN TVĐĐ thắt lưng tại phòng khám ngoại trú. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: BN đã được chẩn đoán xác định TVĐĐ thắt lưng bằng hình ảnh <br />
cộng hưởng từ (CHT). BN được hỏi bệnh sử và khám các triệu chứng lâm sàng của bệnh. <br />
Kết quả: Có 75 bệnh nhân được khảo sát đặc điểm lâm sàng. Mức độ đau là 3,9±0,9 điểm, chức năng cột <br />
sống là 3,4±1,0 điểm. Tỉ lệ triệu chứng đau lưng là 82,7%, đau chân theo rễ thần kinh 77,3% và nghiệm pháp <br />
Lasègue dương tính 72,0%. TVĐĐ L5S1 liên quan với giảm phản xạ gân gót (p=0,003). TVĐĐ L4L5 liên quan <br />
với yếu cơ duỗi ngón cái dài (p=0,000), yếu cơ chày trước (p=0,002), giảm cảm giác ngón chân và mặt lưng bàn <br />
chân (p=0,010), dị cảm chân (p=0,027). <br />
Kết luận: Đau lưng, đau chân theo rễ thần kinh, nghiệm pháp Lasègue dương tính là những triệu chứng <br />
hay gặp nhất ở BN TVĐĐ thắt lưng. Có thể phân biệt được TVĐĐ L4L5 và L5S1 trên lâm sàng. Đặc điểm lâm <br />
sàng của BN tại phòng khám có điểm khác biệt với BN nội trú. <br />
Từ khóa: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng, đau lưng, đau theo rễ thần kinh, nghiệm pháp Laseque. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
SURVEY OF CLINICAL FEATURES <br />
OF OUT‐PATIENTS WITH LUMBAR DISC HERNIATION <br />
Dang Le Phuong, Pham Anh Tuan <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 50 – 54 <br />
Rationale: In Vietnam, researches of clinical features of patients with lumbar disc herniation (LDH) were <br />
often performed on in‐patients. Therefore, we performed a similar research on out‐patients. <br />
Objective: To survey the clinical features of out‐patients with LDH. <br />
Subjects and methods: We selected patients who had been determined LDH by magnetic resonance images. <br />
Those patients were asked for medical history and examined. <br />
Results: The research included 75 patients. The level of pain was 3.9 ± 0.9 points, the level of spine function <br />
was 3.4 ± 1.0 points. The rate of low back pain was 82.7%, radiculopathy was 77.3% and positive Lasegue sign <br />
was 72.0%. L5S1 disc herniation was associated with decreased Achilles tendon reflex (p = 0.003). L4L5 disc <br />
herniation was associated with extensor hallucis longus muscle weakness (p = 0.000), with anterior tibialis muscle <br />
weakness (p = 0.002), with decreased sensation of large toe web and dorsum of foot (p = 0.010),and with leg <br />
paresthesias (p = 0.027). <br />
Conclusions: Back pain, radiculopathy, positive Lasegue sign is the most common of LDH. Signs and <br />
symptoms are only associated with L4L5 and L5S1 disc herniation. Clinical features of out‐patients are difference <br />
* Bộ môn Ngoại Thần kinh Đại Học Y Dược TP. HCM ** Bệnh viện Nguyễn Tri Phương <br />
Tác giả liên lạc: BS Phạm Anh Tuấn, <br />
<br />
50<br />
<br />
ĐT: 0989031007, <br />
<br />
Email: tuandoctor2000@gmail.com <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
from those of in‐patients. <br />
Keywords: Lumbar disc herniation, low back pain, radiculopathy, Laseque sign. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
TVĐĐ thắt lưng là sự dịch chuyển cục bộ <br />
của nhân đĩa đệm vượt quá giới hạn của khoang <br />
gian đốt sống. Triệu chứng lâm sàng điển hình là <br />
đau theo rễ thần kinh ở mức dưới tầng thoát vị. <br />
Trường hợp khối thoát vị lớn chèn ép vào chùm <br />
đuôi ngựa gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa. <br />
Hầu hết bệnh nhân đáp ứng với điều trị bảo tồn <br />
cũng như điều trị ngoại khoa nên chẩn đoán và <br />
điều trị sớm giúp bệnh nhân sớm quay trở lại <br />
với công việc và sinh hoạt bình thường là vấn đề <br />
quan trọng. Trong thực hành lâm sàng hiện nay, <br />
TVĐĐ thắt lưng được chẩn đoán bằng triệu <br />
chứng lâm sàng và được xác định bằng chụp <br />
cộng hưởng từ (CHT) cột sống thắt lưng. Tuy <br />
nhiên, không phải ở cơ sở y tế nào tại Việt Nam <br />
cũng được trang bị máy chụp CHT nên chẩn <br />
đoán và điều trị ban đầu dựa vào triệu chứng <br />
lâm sàng vẫn đóng vai trò quan trọng. <br />
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về triệu <br />
chứng lâm sàng của bệnh TVĐĐ thắt lưng. Tại <br />
Việt Nam, nghiên cứu về TVĐĐ thắt lưng cũng <br />
được chú trọng.Đa phần nghiên cứu hướng vào <br />
mục tiêu điều trị, còn lại là những nghiên cứu về <br />
chẩn đoán bệnh. Trong số những nghiên cứu <br />
liên quan đến triệu chứng lâm sàng gần đây, đa <br />
số khảo sát triệu chứng lâm sàng và đặc điểm <br />
hình ảnh CHT ở bệnh nhân TVĐĐ thắt lưng <br />
được phẫu thuật. Các nghiên cứu này đã cung <br />
cấp những đặc điểm của bệnh TVĐĐ thắt lưng <br />
tại Việt Nam, hỗ trợ cho công tác chẩn đoán và <br />
điều trị bệnh. <br />
Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu trong các <br />
nghiên cứu trên đều là bệnh nhân nội trú nên có <br />
khả năng kết quả nghiên cứu không thể hiện <br />
chính xác đặc điểm lâm sàng của bệnh trên bệnh <br />
nhân ngoại trú trong khi lượng bệnh nhân ngoại <br />
trú có bệnh lại chiếm đa số. Hơn nữa, tại phòng <br />
khám ngoại trú, việc chẩn đoán chỉ bằng triệu <br />
chứng và dấu hiệu của bệnh lại có vai trò chủ <br />
yếu nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Kết <br />
<br />
quả của nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ đặc điểm lâm <br />
sàng của bệnh TVĐĐ thắt lưng của bệnh nhân <br />
tại phòng khám ngoại trú, đóng góp những số <br />
liệu quan trọng để làm cơ sở cho chẩn đoán khi <br />
không có sẵn những phương tiện kỹ thuật cao <br />
như chụp CHT. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Có 75 BN đến phòng khám được chẩn đoán <br />
TVĐĐTL bằng hình ảnh CHT từ tháng 05/2014 <br />
đến tháng 08/2014. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Mô tả cắt ngang <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu <br />
Tiêu chí đưa vào <br />
<br />
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên. <br />
Có chẩn đoán xác định là TVĐĐTL bằng <br />
chụp CHT. <br />
Đồng ý tham gia nghiên cứu. <br />
Tiêu chí loại ra <br />
<br />
Bệnh nhân có kèm bệnh lí cột sống đi kèm <br />
như trượt đốt sống thắt lưng, gãy đốt sống, lao <br />
cột sống, ung thư cột sống. <br />
Đã từng phẫu thuật cột sống thắt lưng. <br />
Từ chối tham gia nghiên cứu trong quá trình <br />
thăm khám. <br />
Các bước tiến hành<br />
<br />
Chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn chọn mẫu để <br />
chọn những bệnh nhân đến khám tại phòng <br />
khám Ngoại Thần kinh vào mẫu nghiên cứu. Tất <br />
cả bệnh nhân trên 18 tuổi đến khám đều được <br />
hỏi đã từng chụp CHT chẩn đoán TVĐĐ thắt <br />
lưng hay chưa. Bệnh nhân có kết quả chẩn đoán <br />
TVĐĐ thắt lưng được cung cấp thông tin về <br />
mục tiêu nghiên cứu và quá trình thu thập số <br />
liệu. Nếu bệnh nhân đồng ý bằng cách ký vào <br />
phiếu xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu <br />
chúng tôi sẽ tiến hành thu thập số liệu trên BN. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />
51<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Số liệu thu thập trên BN gồm có các yếu tố <br />
nền, triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể <br />
và ghi nhận tầng đĩa đệm bị thoát vị trên hình <br />
ảnh CHT. <br />
<br />
Triệu chứng cơ năng <br />
90.0%<br />
<br />
60.0%<br />
<br />
Thống kê mô tả cho biến số nghiên cứu được <br />
tính bằng tần số và tỉ lệ phần trăm. <br />
<br />
50.0%<br />
<br />
Nhập và xử lí số liệu bằng phần mềm <br />
STATA 12.0. <br />
<br />
Tuổi mắc bệnh thấp nhất là 21 tuổi, cao <br />
nhất là 75 tuổi và trung bình là 49,7±14,3 tuổi. <br />
Tỉ lệ nam/ nữ là 0,97. <br />
Thời gian diễn tiến bệnh: 50% dưới 1 năm, <br />
25% từ 1 đến 5 năm, 13% từ 6 đến 10 năm và <br />
12% trên 10 năm. <br />
<br />
Mức độ đau và chức năng cột sống <br />
<br />
62.7%<br />
<br />
40.0%<br />
30.0%<br />
20.0%<br />
4.0%<br />
<br />
10.0%<br />
<br />
1.3%<br />
<br />
0.0%<br />
<br />
Đau<br />
Đau Yếu chânDị cảm ở Triệu <br />
lưng chân lan <br />
chân chứng <br />
theo rễ<br />
bàng <br />
quang<br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Phân tích 75 trường hợp từ tháng 05/2014 <br />
đến tháng 08/2014, chúng tôi có kết quả sau: <br />
<br />
77.3%<br />
<br />
70.0%<br />
<br />
Xử lí số liệu <br />
<br />
Thống kê phân tích bằng kiểm định chi <br />
bình phương. <br />
<br />
82.7%<br />
<br />
80.0%<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân bố các triệu chứng cơ năng<br />
BN xuất hiện các triệu chứng yếu chân và <br />
triệu chứng bàng quang thường kèm theo các <br />
triệu chứng cơ năng còn lại. <br />
Các nghiệm pháp: <br />
80.0%<br />
<br />
72.0%<br />
<br />
70.0%<br />
60.0%<br />
<br />
49.3%<br />
<br />
50.0%<br />
40.0%<br />
<br />
37.3%<br />
34.7%<br />
<br />
35.0%<br />
28.0%<br />
<br />
30.0%<br />
<br />
40.0%<br />
<br />
33.3%<br />
<br />
30.0%<br />
28.0%<br />
<br />
10.0%<br />
<br />
25.0%<br />
<br />
0.0%<br />
<br />
20.0%<br />
<br />
16.0%<br />
<br />
14.7%<br />
<br />
15.0%<br />
10.0%<br />
5.0%<br />
<br />
20.0%<br />
<br />
20.0%<br />
<br />
Lasègue<br />
<br />
Lasègue chéo<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 3: Phân bố tỉ lệ các nghiệm pháp dương tính <br />
<br />
6.7%<br />
<br />
Tầng thoát vị <br />
<br />
1.3%<br />
0.0%<br />
<br />
0.0%<br />
<br />
1<br />
2<br />
Mức độ đau<br />
<br />
L3L4, <br />
11.3%<br />
<br />
3<br />
4<br />
5<br />
Chức năng cột sống<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố mức độ đau và chức năng cột sống <br />
Theo thang điểm Duggal, số điểm càng cao <br />
thì mức độ đau và chức năng cột sống càng xấu. <br />
Mức độ đau trung bình là 3,9±0,9. Chức năng cột <br />
sống trung bình là 3,4±1,0. <br />
<br />
52<br />
<br />
Ấn đau<br />
khuyết tọa<br />
<br />
L5S1, <br />
45.2%<br />
L4L5, <br />
43.5%<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 4: Phân bố tỉ lệ các tầng thoát vị trên tổng số <br />
đĩa thoát vị (n=124)<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Hiệu tỉ lệ thoát vị tầng L4L5 và L3L4 lên tới <br />
32,2%, trong khi hiệu tỉ lệ thoát vị tầng L5S1 và <br />
L4L5 chỉ có 1,7%. Tổng tỉ lệ thoát vị tầng L4L5 và <br />
L5S1 là 88,7%. <br />
<br />
Liên quan giữa tầng thoát vị và triệu chứng <br />
TVĐĐ L3L4 không liên quan với bất kì triệu <br />
chứng nào.<br />
TVĐĐ L4L5 liên quan có ý nghĩa thống kê <br />
với triệu chứng yếu cơ duỗi ngón chân cái dài <br />
(p=0,000), yếu cơ chày trước (p=0,002), giảm cảm <br />
giác ngón chân và mặt lưng bàn chân (p=0,010), <br />
dị cảm ở chân (p=0,027). (Bảng 1) <br />
Bảng 1: Liên quan giữa TVĐĐ L4L5 và các triệu chứng <br />
<br />
(1)<br />
(2)<br />
(3)<br />
(4)<br />
<br />
Có<br />
Không<br />
Có<br />
Không<br />
Có<br />
Không<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
TVĐĐ L4L5<br />
Có<br />
Không<br />
(n=54)<br />
(n=21)<br />
24<br />
0<br />
30<br />
21<br />
19<br />
0<br />
35<br />
21<br />
28<br />
4<br />
26<br />
17<br />
38<br />
9<br />
16<br />
12<br />
<br />
P value<br />
0,000<br />
0,002<br />
0,010<br />
0,027<br />
<br />
(1): Yếu cơ duỗi ngón chân cái dài <br />
(2): Yếu cơ chày trước <br />
(3): Giảm cảm giác ngón chân và mặt lưng bàn chân <br />
(4): Dị cảm ở chân <br />
<br />
TVĐĐ L5S1 liên quan có ý nghĩa thống kê <br />
với giảm phản xạ gân gót (p=0,003). (Bảng 2) <br />
Bảng 2: Liên quan giữa TVĐĐ L5S1 với triệu chứng <br />
giảm phản xạ gân gót <br />
<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
TVĐĐ L5S1<br />
Có (n=56)<br />
Không (n=19)<br />
31<br />
3<br />
25<br />
16<br />
<br />
P value<br />
0,003<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ bệnh nhân <br />
diễn tiến bệnh