intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát khả năng đối kháng của hai dòng vi khuẩn phân lập M5.1 và M6 từ hạt mè lên men với nấm Fusarium solani gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam sành trong điều kiện in vitro

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng đối kháng với nấm Fusarium solani gây bệnh vàng lá thối rễ trên cam sành của hai dòng vi khuẩn M5.1 và M6 được phân lập từ hạt mè lên men trong điều kiện in vitro trên môi trường PDA với 3 phương pháp bố trí khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát khả năng đối kháng của hai dòng vi khuẩn phân lập M5.1 và M6 từ hạt mè lên men với nấm Fusarium solani gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam sành trong điều kiện in vitro

  1. Đặng Thị Yến Nhung và ctv. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA HAI DÒNG VI KHUẨN PHÂN LẬP M5.1 và M6 TỪ HẠT MÈ LÊN MEN VỚI NẤM Fusarium solani GÂY BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ TRÊN CÂY CAM SÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO 1 Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ 2 Sinh viên ngành Bảo vệ thực vật Khóa 43, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ *Tác giả liên hệ: nknghia@ctu.edu.vn TÓM TẮT* Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng đối kháng với nấm Fusarium solani gây bệnh vàng lá thối rễ trên cam sành của hai dòng vi khuẩn M5.1 và M6 được phân lập từ hạt mè lên men trong điều kiện in vitro trên môi trường PDA với 3 phương pháp bố trí khác nhau bao gồm: (1) Vi khuẩn đối kháng được đặt cùng thời điểm với nấm Fusarium solani, (2) Vi khuẩn đối kháng được đặt trước nấm Fusarium solani 24 giờ và (3) Vi khuẩn đối kháng được đặt sau nấm Fusarium solani 24 giờ. Kết quả khảo sát cho thấy hai dòng vi khuẩn M5.1 và M6 được phân lập đều thể hiện khả năng đối kháng ổn định khi được đặt trên môi trường PDA trước nấm Fusarium solani 24 giờ, với hiệu suất đối kháng của hai dòng vi khuẩn ở phương pháp bố trí này lần lượt đạt 82,7% và 77,3% tại thời điểm 3 ngày sau bố trí cao hơn so với hai phương pháp bố trí còn lại. Bên cạnh đó, hai dòng vi khuẩn này còn thể hiện khả năng ức chế tốt sự hình thành bào tử nấm Fusarium solani trong môi trường PDB. Từ khóa: Fusarium solani, hiệu suất đối kháng, mè len men, ức chế, vàng lá thối rễ. ABSTRACT The antagonistic cabilities of two isolated bacteria from fermented sesame grains against Fusarium solani, the casual agent of root rot disease of king orange plant under in vitro The main objective of this study was to evaluate the antagonistic ability of two bacterial strains M5.1 and M6 isolated from fermented sesame grains against fungus Fusarium solani causing root rot yellow leaf disease on orange under in vitro conditions on PDA medium with the three different lay-out methods including: Người phản biện: TS. Lê Phước Thạnh. 78
  2. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 (1) Antagonistic bacteria was placed at the same time as the pathogenic fungus Fusarium solani, (2) Antagonistic bacteria was placed 24 hours before the pathogenic fungus Fusarium solani placed; (3) Antagonistic bacteria was placed 24 hours after the pathogenic fungus Fusarium solani placed. The results showed that both isolated bacterial strains M5.1 and M6 evenly exhibited the stable antagonism when they were placed on PDA medium 24 hours before the pathogenic fungus Fusarium solani placed and the antagonistic performance of the two bacterial strains in this experiment was up to 82.7 percents and 77.3 percents at 3 days of incubation, respectively and higher than the other two experimental methods. In addition, these two bacterial strains also revealed the good inhibition of the spore formation of fungus Fusarium solani in PDB medium. Keywords: antagonistic performance, fermented sesame, Fusarium solani, inhibition, root rot yellow leaf. (Dương Minh, 2010). Do đó, các biện 1. ĐẶT VẤN ĐỀ pháp khác an toàn hơn cho môi trường Ở Việt Nam, diện tích trồng cây có sinh thái cũng như sức khỏe cộng đồng múi khoảng 107.380 ha và chiếm sản như việc sử dụng giống kháng, kích thích lượng khoảng 731.203 tấn (Đoàn Hữu tính kháng bệnh cây trồng để quản lý Tiến, 2006). Trong quá trình canh tác cây mầm bệnh đang được thu hút sự quan tâm có múi, nông dân phải đối mặt với nhiều cho nghiên cứu và ứng dụng trong quản bệnh hại như bệnh vàng lá gân xanh do vi lý bệnh vàng lá thối rễ trên cam Sành. khuẩn Candidatus Liberibacter spp. gây Trong đó, tiềm năng sử dụng vi khuẩn từ ra (Hà Minh Trung và ctv., 2001), bệnh các hạt ngũ cốc lên men có chức năng đối loét do vi khuẩn Xanthomonas campestris kháng với nấm bệnh cây trồng là rất cao pv. citri, bệnh vàng lá thối rễ do nấm nhưng chưa được khai thác để được ứng Fusarium solani. Trong đó, bệnh vàng lá dụng. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thiện thối rễ là bệnh hại quan trọng trên cây và Nguyễn Thị Thúy Kiều (2019) cho cam quýt, nhất là trên cam Sành (Nguyễn thấy các loài vi khuẩn được phân lập lần Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, lượt từ ngũ cốc lên men có khả năng đối 2002). Để phòng trị bệnh vàng lá thối rễ, kháng tốt với ba dòng nấm gây bệnh trên hầu hết nông dân sử dụng các loại thuốc ớt gồm nấm Colletotrichum sp., nấm bảo vệ thực vật hóa học để phòng trị vì có Fusarium oxysporum và nấm Rhizoctonia hiệu lực nhanh. Tuy nhiên, việc lạm dụng solani ở quy mô phòng thí nghiệm. Tuy các loại thuốc hóa học sẽ làm mầm bệnh nhiên, hiệu quả đối kháng của chúng với dễ hình thành tính kháng, làm mất cân dòng nấm Fusarium solani gây bệnh vàng bằng hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, lá thối rễ trên cam Sành vẫn chưa được đồng thời còn gây ra hiện tượng lưu tồn khảo sát và đánh giá; vì vậy, nghiên cứu các hóa chất độc hại trong nông sản gây này rất cần thiết để được thực hiện. Do ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm 79
  3. Đặng Thị Yến Nhung và ctv. mục tiêu khảo sát khả năng đối kháng với và loại bỏ cặn. Hòa tan 20 g Dextrose nấm Fusarium solani gây bệnh vàng lá vào dịch chiết, thêm nước khử khoáng thối rễ trên cam Sành của hai dòng vi đến thể tích 1 L. khuẩn phân lập từ hạt mè lên men ở điều kiện in vitro. 2.2. Đánh giá khả năng đối kháng của hai dòng vi khuẩn M5.1 và M6 với nấm 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Fusarium solani gây bệnh vàng lá thối rễ trên môi trường PDA NGHIÊN CỨU 2.2.1. Chuẩn bị nguồn nấm và vi khuẩn 2.1. Vật liệu Nguồn nấm Fusarium solani được Nguồn nấm Fusarium solani gây nuôi cấy trên môi trường PDA 5 ngày bệnh vàng lá thối rễ trên cam Sành được trước thời gian bố trí thí nghiệm. Sau đó, cung cấp từ Phòng Thí nghiệm Sinh học dùng pasteur pipette tiệt trùng có đường Đất, Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông kính 0,6 cm để cắt thành các khối agar có nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. chứa sợi nấm phát triển. Hai dòng vi khuẩn M5.1 và M6 được Vi khuẩn: Sinh khối khuẩn lạc của phân lập từ hạt mè lên men được cung hai dòng vi khuẩn được cho vào bình tam cấp từ Phòng Thí nghiệm Sinh học Đất, giác 100 mL có chứa 50 mL môi trường Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông TSB tiệt trùng. Mẫu được đặt lên trên nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. máy lắc tròn với tốc độ 120 vòng/phút Môi trường TSB (Tryptose Soybean trong 48 giờ dưới điều kiện phòng thí Broth) dùng để nuôi cấy vi khuẩn trong 1 nghiệm. Hút 100 µL dung dịch huyền phù L dung dịch gồm: 17 g Tryptone, 3 g của hai dòng vi khuẩn sau khi được tăng Papaic digest soybean meal, 2,5 g sinh để kiểm tra mật số vi khuẩn theo Glucose, 2,5 g Dipotassium phosphate và phương pháp nhỏ giọt (Hoben and 5 g Sodium chloride. Somasegaran, 1982), bằng cách pha loãng Môi trường TSA (Tryptose Soybean dung dịch vi khuẩn theo hệ số 10 với các Agar) dùng để xác định mật số vi khuẩn nồng độ pha loãng khác nhau, sau đó hút trong 1L dung dịch gồm: 30 g Tryptose 50 µL dung dịch vi khuẩn của mỗi nồng Soybean Broth (TSB) và 15 g Agar. độ pha loãng và nhỏ 5 giọt lên trên bề mặt môi trường TSA, thực hiện 3 lần lặp lại Môi trường PDA dùng để nuôi cấy cho mỗi dòng vi khuẩn. Các đĩa petri nấm. Thành phần môi trường PDA trong chứa vi khuẩn được đặt trong tủ ủ ở nhiệt 1L dung dịch gồm: 4 g Extract Potatoes, độ 35oC trong 24 giờ, đếm số khuẩn lạc 20 g Dextrose và 15 g Agar. hiện diện trên bề mặt đĩa từ đó tính mật Môi trường lỏng Potato Dextrose số vi khuẩn sau 48 giờ nuôi cấy lỏng Broth (PDB) được chuẩn bị như sau: Đun trong môi trường TSB. Sau đó, tiến hành 200 g khoai tây trong 1 L nước khử hiệu chỉnh mật số vi khuẩn về 107 khoáng trong 40 phút. Lọc thu dịch chiết CFU.mL-1 bằng nước cất tiệt trùng. 80
  4. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 2.2.2. Bố trí thí nghiệm đặt các khoanh giấy thấm chứa sinh khối Việc khảo sát khả năng đối kháng của vi khuẩn này lên trên bề mặt đĩa môi trường nuôi cấy ở hai vị trí đối xứng nhau hai dòng vi khuẩn M5.1 và M6 với nấm tương ứng với 1 dòng vi khuẩn, hai vị trí Fusarium solani gây bệnh vàng lá thối rễ còn lại là vị trí chứa mẫu đối chứng được trên cam Sành được thực hiện với 3 thực hiện tương tự với giấy lọc tuy nhiên phương pháp bố trí khác nhau nhằm tìm giấy lọc được nhúng trong nước cất tiệt ra thời điểm xử lý để hai dòng vi khuẩn trùng. Giấy lọc được đặt lên trên bề mặt đối kháng cho hiệu quả tốt nhất. Thí đĩa môi trường nuôi cấy trong 1 phút và nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu tiến hành gấp giấy lọc ra khỏi đĩa petri. nhiên gồm 3 nghiệm thức với 6 lần lặp Các đĩa petri chứa mẫu được đặt vào lại, hai lặp lại được thực hiện trên 1 đĩa trong tủ ủ ở nhiệt độ (28 ± 2oC) và ghi petri chứa 20 mL môi trường PDA tiệt nhận khả năng đối kháng của hai dòng vi trùng. Các nghiệm thức thí nghiệm như khuẩn với nấm Fusarium solani bằng sau: (1) Vi khuẩn đối kháng được đặt cách đo bán kính nấm về phía có vi khuẩn lên trên môi trường PDA cùng thời điểm và bán kính nấm về phía đối chứng vào với nấm Fusarium solani; (2) Vi khuẩn các thời điểm 3, 5, 7 và 9 ngày sau bố trí đối kháng được đặt lên trên môi trường và tính phần trăm đối kháng theo công PDA trước nấm Fusarium solani 24 giờ; thức (3.1). và (3) Vi khuẩn đối kháng được đặt lên trên môi trường PDA sau nấm Fusarium Phần trăm đối kháng của vi khuẩn (Percent Inhibition - PI) được tính theo solani 24 giờ. công thức được tính theo công thức Việc khảo sát khả năng đối kháng với Abbott (Phạm Văn Biên và ctv., 2005): nấm Fusarium solani gây bệnh vàng lá PI = (R - r)/R x 100 (3.1) thối rễ trên cam Sành được thực hiện theo Trong đó: PI: Phần trăm đối kháng phương pháp của Denis and Webster của vi khuẩn. (1971). Việc đặt vi khuẩn hoặc nấm vào R: Bán kính khuẩn ty của dòng nấm trong đĩa môi trường PDA được thực hiện gây bệnh về phía đối chứng (mm). cùng lúc hoặc trước hoặc sau. Tuy nhiên, r: Bán kính khuẩn ty của dòng nấm phương pháp bố trí thí nghiệm được mô tả gây bệnh về phía có vi khuẩn (mm). ngắn ngọn như sau: Trước tiên, dùng bút lông chia đĩa môi trường ra làm 4 phần 2.3. Đánh giá khả năng ức chế sự hình đều nhau, sau đó đặt một khối agar có thành và phát triển bào tử nấm đường kính 0,6 cm chứa hệ sợi của dòng Fusarium solani của 2 dòng vi khuẩn nấm Fusarium solani đang phát triển tốt tuyển chọn M5.1 và M6 trong môi lên trên đĩa petri chứa môi trường PDA trường PDB vào vị trí chính giữa đĩa. Tiến hành cho 2.3.1. Nguyên vật liệu giấy lọc có đường kính 1cm đã được tiệt Việc chuẩn bị nguồn vi khuẩn đối trùng vào dung dịch huyền phù vi khuẩn kháng được thực hiện tương tự như có nồng độ 107 cfu.mL-1 trong 10 phút và mục 2.2.1. 81
  5. Đặng Thị Yến Nhung và ctv. Chuẩn bị huyền phù nấm Fusarium M6 có mật số 107 cfu.mL-1 cho vào các solani: Nấm Fusarium solani được nuôi bình tam giác với nghiệm thức tương ứng. cấy trên môi trường PDA 7 ngày trước Sau đó, các bình tam giác chứa mẫu khi bố trí thí nghiệm. Cho 15 mL nước cất được đặt trên máy lắc với tốc độ 80 thanh trùng và 1 giọt Tween 80 vào đĩa vòng/phút ở điều kiện nhiệt độ phòng thí petri chứa nấm Fusarium solani, sau đó nghiệm và tiến hành ghi nhận chỉ tiêu số dùng lame kính tiệt trùng cạo nhẹ trên bề lượng bào tử/mL môi trường nuôi cấy, mặt môi trường để thu hết nguồn nấm đồng thời quan sát hình dạng bào tử nấm đang phát triển trên bề mặt môi trường. ở các thời điểm 3, 5 và 7 ngày sau khi bố Cho huyền phù nấm vừa thu được vào trí thí nghiệm. falcon tiệt trùng và trộn đều bằng cách BTNTđc -BTNTi vortex trong 1 phút. Sau đó hỗn hợp HQƯC (%) =  100 huyền phù nấm này được lọc qua 3 lớp BTNTđx vải mỏng để loại bỏ khuẩn ty nấm. Xác Trong đó: HQƯC: Hiệu quả ức chế định mật số nấm thu được bằng cách đếm của vi khuẩn (%). số lượng bào tử có trong huyền phù bằng lame đếm hồng cầu và hiệu chỉnh mật số BTNTđc: Số lượng bào tử của nấm nấm về 106 bào tử.mL-1. bệnh ở nghiệm thức đối chứng (bào tử). BTNTi: Số lượng bào tử nấm bệnh ở 2.3.2. Bố trí thí nghiệm các nghiệm thức có bổ sung huyền phù vi Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn khuẩn (bào tử). ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Nghiệm thức 2.4. Phương pháp xử lý số liệu đối chứng là môi trường PDB không chứa Số liệu thí nghiệm được tổng hợp, huyền phù vi khuẩn. Các nghiệm thức tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel được liệt kê như sau: và kiểm định thống kê ANOVA bằng - Nghiệm thức 1: Đối chứng. phần mềm Minitab 16.2. - Nghiệm thức 2: Huyền phù vi 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN khuẩn M5.1. 3.1. Đánh giá hiệu quả đối kháng của - Nghiệm thức 2: Huyền phù vi hai dòng vi khuẩn M5.1 và M6 với nấm khuẩn M6. Fusarium solani gây bệnh vàng lá thối Thí nghiệm khảo sát khả năng ức chế rễ trên môi trường PDA hình thành bào tử được thực hiện theo * Phương pháp bố trí 1: Vi khuẩn đối phương pháp của Dương Minh (2010). Cho huyền phù bào tử nấm Fusarium kháng được đặt lên trên môi trường PDA solani đã được chuẩn bị trước đó vào bình cùng thời điểm với nấm Fusarium solani. tam giác 50mL có chứa 30mL môi trường Kết quả khảo sát khả năng đối kháng PDB tiệt trùng để mật số nấm trong bình của hai dòng vi khuẩn M5.1 và M6 khi đạt 106 bào tử.mL-1 môi trường nuôi cấy. vi khuẩn đối kháng được đặt cùng thời Hút 1mL huyền phù vi khuẩn M5.1 hoặc điểm với nấm Fusarium solani được 82
  6. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 trình bày ở bảng 1. Nhìn chung, cả hai đạt 65,7% và 60,8%; tuy nhiên, tại thời dòng vi khuẩn đều thể hiện khả năng đối điểm 9 NSBT dòng vi khuẩn này có kháng rất tốt với nấm Fusarium solani HSĐK tăng lên đạt 68,0%. Đối với dòng và có hiệu suất đối kháng (HSĐK) dao vi khuẩn M6 tại thời điểm 3 và 5 NSBT động từ 53,1 - 69,1%. Cụ thể, ở thời có HSĐK lần lượt đạt 53,8% và 53,1%; điểm 3 ngày sau bố trí (NSBT), dòng vi sau đó, dòng vi khuẩn này có HSĐK khuẩn M5.1 có HSĐK đạt 69,1%; sau tăng dần vào thời điểm 7 và 9 NSBT với đó, HSĐK của dòng vi khuẩn M5.1 giảm HSĐK lần lượt đạt 65,9% và 66,9%. dần ở thời điểm 5 và 7 NSBT lần lượt Bảng 1. Hiệu suất đối kháng của hai dòng vi khuẩn được đặt cùng một thời điểm với nấm Fusarium solani ở các thời điểm 3, 5, 7 và 9 ngày sau bố trí Hiệu suất đối kháng (%) STT Nghiệm thức 3 NSBT 5 NSBT 7 NSBT 9 NSBT a a b a 1 M5.1 69,1 65,7 60,8 68,0 b b a a 2 M6 53,8 53,1 65,9 66,9 F * * * ns CV (%) 13,1 11,1 4,52 1,88 Ghi chú: *: Khác biệt ý nghĩa ở mức 5%; ns: Không khác biệt ý nghĩa thống kê; NSBT: Ngày sau bố trí; M: Mè; Trong cùng một cột, các chữ số có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% theo phép thử Tukey’s. Tóm lại, có thể thấy HSĐK của dòng đạt 82,7% (M5.1) và 77,3% (M6) so với vi khuẩn M5.1 có xu hướng không ổn các thời điểm theo dõi. Sang thời điểm 5 định qua mỗi thời điểm ghi nhận. Trong NSBT, cả hai dòng vi khuẩn M5.1 và khi, dòng vi khuẩn M6 có xu hướng tăng M6 đều có hiệu quả đối kháng giảm rõ dần qua các thời điểm lấy chỉ tiêu với rệt so với thời điểm 3 NSBT với HSĐK HSĐK lần lượt là 53,3%, 53,1%, 65,9% lần lượt đạt 66,7% và 61,4%. Tại thời và 66,9%. điểm 7 NSBT, HSĐK của hai dòng vi khuẩn tăng trở lại, tuy nhiên không nhiều * Phương pháp bố trí 2: Vi khuẩn so với thời điểm 5 NSBT. Đến thời điểm đối kháng được đặt lên trên môi trường 9 NSBT, dòng vi khuẩn M6 thể hiện khả PDA trước nấm Fusarium solani 24 giờ. năng đối kháng cao hơn với HSĐK đạt Kết quả khảo sát khả năng đối kháng 69,3% và khác biệt ý nghĩa thống kê khi của hai dòng vi khuẩn M5.1 và M6 khi so sánh với dòng vi khuẩn M5.1 đạt vi khuẩn đối kháng được đặt trước nấm 66,9% (p < 0,05). Qua đó có thể thấy, Fusarium solani 24 giờ được trình bày khi hai dòng vi khuẩn M5.1 và M6 được trong bảng 2. Nhìn chung, cả hai dòng vi đặt lên trên môi trường PDA trước nấm khuẩn đều thể hiện khả năng đối kháng Fusarium solani 24 giờ có HSĐK lần rất tốt với nấm Fusarium solani và có lượt đạt 82,7% và 77,3% cao hơn so với HSĐK dao động từ 61,4 - 82,7%. Cụ thể, phương pháp bố trí khi vi khuẩn được ở thời điểm 3 NSBT, cả hai dòng vi đặt cùng thời điểm với nấm gây bệnh tại khuẩn đều có HSĐK cao nhất lần lượt thời điểm 3 NSBT. 83
  7. Đặng Thị Yến Nhung và ctv. Bảng 2. Hiệu suất đối kháng của hai dòng vi khuẩn được đặt trước nấm Fusarium solani 24 giờ ở các thời điểm 3, 5, 7 và 9 ngày sau bố trí Hiệu suất đối kháng (%) STT Nghiệm thức 3 NSBT 5 NSBT 7 NSBT 9 NSBT a a a b 1 M5.1 82,7 66,7 68,3 66,9 b b b a 2 M6 77,3 61,4 64,4 69,3 F * * * * CV (%) 3,65 4,66 3,43 2,47 Ghi chú: *: Khác biệt ý nghĩa ở mức 5%; NSBT: Ngày sau bố trí; M: Mè; Trong cùng một cột, các chữ số có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% theo phép thử Tukey’s. * Phương pháp bố trí 3: Vi khuẩn khuẩn M5.1 vẫn duy trì khả năng đối đối kháng được đặt lên trên môi trường kháng cao với nấm Fusarum solani với PDA sau nấm Fusarium solani 24 giờ HSĐK là 61,7% và khác biệt ý nghĩa thống kê khi so sánh với dòng vi khuẩn Kết quả khảo sát khả năng đối kháng M6 đạt 52,6% (p < 0,05). Ở thời điểm 9 của hai dòng vi khuẩn M5.1 và M6 khi NSBT, hiệu quả đối kháng của dòng vi vi khuẩn đối kháng được đặt sau nấm khuẩn M5.1 có xu hướng giảm với Fusarum solani 24 giờ được trình bày HSĐK đạt 58,6%. Trong khi đó, dòng vi trong bảng 3. Nhìn chung, cả hai dòng vi khuẩn M6 có HSĐK đạt 58,3% cao hơn khuẩn đều thể hiện khả năng đối kháng so với thời điểm 7 NSBT, tuy nhiên rất tốt với nấm Fusarum solani với không khác biệt ý nghĩa thống kê khi so HSĐK dao động 24,7 - 61,7%. Cụ thể, ở sánh với dòng vi khuẩn M5.1 (p > 0,05). thời điểm 3 NSBT, dòng vi khuẩn M5.1 Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi hai có HSĐK cao hơn đạt 36,1% và khác dòng vi khuẩn M5.1 và M6 được đặt sau biệt ý nghĩa thống kê khi so sánh với nấm Fusarium solani 24 giờ có HSĐK dòng vi khuẩn M6 đạt 24,7% (p < 0,05). lần lượt đạt 36,1% và 24,7% thấp hơn so Đến thời điểm 5 NSBT cả hai dòng vi với phương pháp bố trí khi vi khuẩn khuẩn M5.1 và M6 đều có HSĐK tăng được đặt trước nấm gây bệnh 24 giờ ở mạnh, với HSĐK lần lượt đạt 61,1% và thời điểm 3 NSBT. 56,5%. Đến thời điểm 7 NSBT, dòng vi Bảng 3. Hiệu suất đối kháng của hai dòng vi khuẩn được đặt sau nấm Fusarium solani 24 giờ ở các thời điểm 3, 5, 7 và 9 ngày sau bố trí Hiệu suất đối kháng (%) STT Nghiệm thức 3 NSBT 5 NSBT 7 NSBT 9 NSBT a a a a 1 M5.1 36,1 61,1 61,7 58,6 b b b a 2 M6 24,7 56,5 52,6 58,3 F * * * ns CV (%) 19,7 4,65 8,64 2,14 Ghi chú: *: Khác biệt ý nghĩa ở mức 5%; ns: Không khác biệt; NSBT: Ngày sau bố trí; M: Mè; Trong cùng một cột, các chữ số có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% theo phép thử Tukey’s. 84
  8. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 3.2. Đánh giá khả năng ức chế sự hình đếm được ở tất cả các thời điểm thấp hơn thành và phát triển bào tử nấm và khác biệt ý nghĩa thống kê khi so sánh Fusarium solani của 2 dòng vi khuẩn với nghiệm thức đối chứng (p < 0,05). Cụ tuyển chọn M5.1 và M6 trong môi thể, ở thời điểm 3 NSBT mật số bào tử trường PDB đếm được ở nghiệm thức chủng riêng lẻ Kết quả khảo sát khả năng ức chế sự từng dòng vi khuẩn M5.1 và M6 lần lượt hình thành bào tử nấm Fusarium solani là 5,61 log(bào tử/mL) và 5,39 log(bào của 2 dòng vi khuẩn M5.1 và M6 được tử/mL), không khác biệt ý nghĩa thống kê trình bày trong bảng 4. Nhìn chung, hai khi so sánh với nhau (p > 0,05), đồng thời dòng vi khuẩn M5.1 và M6 đều có khả thấp hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê năng ức chế tốt sự hình thành bào tử khi khi so sánh với nghiệm thức đối chứng có mật số bào tử nấm Fusarium solani đạt 6,44 log(bào tử/mL) (p < 0,05). Bảng 4. Mật số bào tử nấm Fusarium solani trong môi trường PDB ở các nghiệm thức theo thời gian nuôi cấy Log mật số bào tử (log(bào tử/mL)) STT Nghiệm thức 3 NSBT 5 NSBT 7 NSBT a a a 1 Đối chứng 6,44 7,07 7,31 b b b 2 M5.1 5,61 5,46 5,71 b b b 3 M6 5,39 5,37 5,47 F * * * CV (%) 8,31 14,1 12,3 Ghi chú: *: Khác biệt ý nghĩa ở mức 5%; NSBT: Ngày sau bố trí; M: Mè; Trong cùng một cột, các chữ số có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% theo phép thử Tukey’s. Tại thời điểm 5 NSBT, mật số bào tử khuẩn M6. Điều này có thể là do hai dòng đếm được ở nghiệm thức chủng riêng lẻ vi khuẩn này tiết ra một số enzyme hoặc từng dòng vi khuẩn M5.1 và M6 lần lượt chất có hoạt tính gây ức chế hoặc giết là 5,46 log(bào tử/mL) và 5,37 log(bào chết sự hình thành sợi nấm và bào tử nấm tử/mL) thấp hơn và khác biệt ý nghĩa Fusarium solani trong môi trường PDB. thống kê khi so sánh với nghiệm thức đối chứng đạt 7,07 log(bào tử/mL) (p < 0,05). 4. KẾT LUẬN Đối với thời điểm 7 NSBT, mật số bào tử Kết quả nghiên cứu này chứng minh đếm được ở các nghiệm thức lần lượt là được hai dòng vi khuẩn phân lập M5.1 và 7,31 log(bào tử/mL) (đối chứng), 5,71 M6 có chức năng đối kháng sinh học với log(bào tử/mL) ở nghiệm thức chủng nấm Fusarium solani gây bệnh vàng lá dòng vi khuẩn M5.1 và 5,47 log (bào thối rễ trên cây cam Sành và đồng thời tử/ml) ở nghiệm thức chủng dòng vi xác định được thời điểm chủng thích hợp 85
  9. Đặng Thị Yến Nhung và ctv. để hai dòng vi khuẩn đối kháng cho hiệu hộ ở Tiền Giang và Vĩnh Long. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Khoa Kinh tế. Trường Đại quả tốt nhất khi ứng dụng trong việc học Cần Thơ. phòng trừ bệnh hại cây trồng. Hai dòng vi 4. Hà Minh Trung, Ngô Vĩnh Viễn, Vũ Đình khuẩn M5.1 và M6 tuyển chọn có khả Phú, Đặng Thị Bình, Trần Duy Thọ và Trịnh năng đối kháng cao với nấm Fusarium Thị Toàn (2001), Hiện tượng bệnh vàng lá solani khi vi khuẩn đối kháng được đặt greening trên cây có múi và một số kết quả lên trên môi trường PDA trước nấm gây nghiên cứu ở miền Bắc. Hội thảo lần 2 Bệnh vàng lá greening trên cây có múi, SOFRI. bệnh 24 giờ so với các điều kiện thí 5. Hoben, H.J. and Somasegaran, P. (1982), nghiệm còn lại (đặt cùng thời điểm và đặt Comparison of the pour, spread and drop- sau nấm gây bệnh 24 giờ). Bên cạnh đó, plate methods for the enumeration of hai dòng vi khuẩn M5.1 và M6 tuyển Rhizobium spp. in inoculants made from chọn có hiệu quả ức chế cao đối với sự presterilized peat. Appl. Environ. Microbiol, 44: 1246 - 1247. hình thành và phát triển bào tử nấm Fusarium solani trong môi trường PDB ở 6. Nguyễn Hửu Thiện và Nguyễn Thị Thúy Kiều (2019), Phân lập và định danh một số điều kiện phòng thí nghiệm. dòng vi khuẩn từ hạt ngũ cốc lên men có khả năng đối kháng với một số nấm bệnh gây hại TÀI LIỆU THAM KHẢO trên ớt trong điều kiện in vitro. Luận văn Đại 1. Dennis, C. and Webster, J. (1971), học chuyên ngành Bảo vệ thực vật. Khoa Antagonistic properties of species-groups of Nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ. Trichoderma: II. Production of volatile antibiotics. Transactions of the British 7. Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh Mycological Society, 57: 363 - 369. (2002), Dịch hại trên cam, chanh, quýt, bưởi 2. Dương Minh (2010), Khảo sát tác động đối (Rutaceae) và IPM. NXB Nông nghiệp, Cần kháng của nấm Trichoderma sp. đối với nấm Thơ, 258 trang. Fusarium solani gây bệnh thối rễ trên cam quýt tại ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ Nông 8. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn nghiệp chuyên ngành Bảo vệ thực vật. Khoa Mạnh Chinh (2005), Cẩm nang sâu bệnh hại Nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ. cây trồng, Quyển 1: Cây lương thực, Cây 3. Đoàn Hữu Tiến (2006), Đánh giá và phân thực phẩm, Cây hoa cảnh. NXB Nông nghiệp, tích hiệu quả kinh tế cây cam Sành tại nông Thành phố Hồ Chí Minh, 595 trang. 86
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2