Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ NHẠY CẢM CỦA CANDIDA SPP.<br />
VỚI FLUCONAZOL VÀ KETOCONAZOL<br />
Nguyễn Thị Thúy Anh**, Nguyễn Vũ Giang Bắc*, Nguyễn Đinh Nga*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Việc sử dụng thường xuyên một số kháng sinh kháng nấm trong điều trị là nguyên nhân gây<br />
ra sự kháng thuốc ở Candida albicans là vi nấm chiếm tỉ lệ cao trong các ca nhiễm nấm. Ngoài ra, theo một số báo<br />
cáo gần đây tỉ lệ Candida non albicans gây bệnh ngày càng tăng.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mức độ nhạy của các chủng Candida gây bệnh ở niêm mạc miệng và âm<br />
đạo với ketoconazol và fluconazol.<br />
Vật liệu và phương pháp: sử dụng phương pháp khuếch tán theo hướng dẫn của NCCLS M44-A và<br />
phương pháp pha loãng theo hướng dẫn của NCCLS M27-A2 nhưng sử dụng môi trường Mueller Hinton bổ<br />
sung glucose và xanh methylen (MHB-GMB) trong thí nghiệm để xác định mức độ nhạy của 30 chủng Candida<br />
albicans và 36 chủng Candida non albicans với ketoconazol và fluconazol.<br />
Kết quả: Kết quả nhận được từ cả hai phương pháp đều cho thấy tỉ lệ kháng thuốc của các chủng Candida<br />
chưa cao. Phương pháp pha loãng sử dụng môi trường Mueller Hinton bổ sung xanh methylen giúp đánh giá<br />
được các chủng nhạy tùy thuộc liều với MIC cao hơn mức nhạy.<br />
Kết luận: Để sử dụng liều điều trị bệnh Candida thích hợp cần xác định MIC để phát hiện các chủng nhạy<br />
tùy thuộc liều.<br />
Từ khóa: Candida albicans, Candida non albicans, MIC, MHA-GMB, MHB-GMB.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDY ON THE ANTIFUNGAL SUSCEPTIBILITY OF CANDIDA SPP.<br />
TO FLUCONAZOLE AND KETOCONAZOL.<br />
Nguyen Thi Thuy Anh, Nguyen Dinh Nga, Nguyen Vu Giang Bac<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 450 - 454<br />
Background: Over the past few decades, Candida spp. are the most common of fungal pathogens and the<br />
emergence of drug resistant Candida spp. become an important problem in therapy.<br />
Objective: To determine the antifungal susceptibility of Candida isolates to ketoconazole and fluconazole.<br />
Material and methods: The antifungal activity against 66 trains of Candida spp. of ketoconazole and<br />
fluconazole were determine by the Disk diffusion method and the dilution method according to the guidline of<br />
NCCLS M44-A and M27-A2.<br />
Outcome: MIC values and the inhibited zone sizes address that Candida spp. were sensible to fluconazole<br />
and ketoconazole in high ratio.<br />
Conclusion: Disk diffusion test are easy to set up and provide an screening test. However, it is better to<br />
confirm by dilution method. Results outcome in the dilution method used MHB-BMB was agree to which of disk<br />
diffusion method.<br />
Key words: Candida albicans, Candida non albicans, MIC, MHA-GMB, MHB-GMB.<br />
*Đại học Y Dược TP. HCM, Khoa Dược **Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. HCM<br />
Tác giả liên hệ: PGS. TS. Nguyễn Đinh Nga ĐT: 0908 83 69 69 Email: nganguyendinh@yahoo.com<br />
<br />
450<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh do vi nấm gây ra gia tăng nhanh chóng<br />
bắt đầu từ thập niên 1990 đến nay, đặc biệt ở<br />
người suy giảm miễn dịch. Candida spp. là vi<br />
nấm gây bệnh thường gặp nhất, với Candida<br />
albicans chiếm tỉ lệ cao trên 80%, tuy nhiên các<br />
báo cáo gần đây cho thấy các bệnh nhiễm nấm<br />
với Candida non albicans chiếm tỉ lệ tăng dần(2,6).<br />
Amphophtericin B, fluconazol, itraconazol và<br />
ketoconazol là những thuốc thường dùng điều<br />
trị bệnh do Candida spp., ngoài ra còn có các<br />
thuốc mới, ít độc tính hơn, như amphophtericin<br />
B cấu trúc lipid, voriconazol, caspofungins,<br />
micafungins nhưng giá thành cao và chưa phổ<br />
biến ở Việt Nam. Vì vậy ketoconazol,<br />
itraconazol, nhất là fluconazol được các bác sĩ<br />
lâm sàng lựa chọn nhiều. Do các thuốc kháng<br />
nấm nhóm azole kể trên được sử dụng thường<br />
xuyên trong điều trị, Candida spp. trở nên đề<br />
kháng với các azole và đây là nguyên nhân làm<br />
kéo dài thời gian điều trị hoặc thất bại trong<br />
điều trị các bệnh nhiễm do Candida. Trong phạm<br />
vi đề tài chúng tôi khảo sát mức độ nhạy cảm<br />
của Candida spp. với ketoconazol và fluconazol<br />
là 2 trong 3 thuốc thường được lựa chọn trong<br />
điều trị ở Việt Nam.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
66 chủng Candida spp. phân lập từ bệnh<br />
nhân nhiễm Candida niêm mạc miệng và âm đạo<br />
từ 2008 đến 2009. Dựa vào các đặc điểm nuôi<br />
cấy trên môi trường Sabouraud, thạch bột ngô,<br />
Czapek – Dox bổ sung 1% Tween 80 và huyết<br />
thanh đã xác định 30 chủng thuộc Candida<br />
albicans và 36 chủng thuộc Candida non albicans.<br />
Candida albicans 10231 được sử dụng làm<br />
chủng đối chứng. Mức độ nhạy với fluconazol<br />
của Candida albicans 10231 xác định bằng<br />
phương pháp khuếch tán, môi trường MHAGMB theo hướng dẫn của NCCLS M44-A cho<br />
đường kính vòng ức chế từ 43-45 mm. MIC = 2<br />
μg/ml khi xác định bằng phương pháp pha<br />
loãng trên môi trường MHB-GMB.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chất kháng nấm<br />
Ketoconazole chất chuẩn đối chiếu, lô<br />
50030107, hàm lượng 99,63%.<br />
Fluconazole USP, lô FLU-09 12 085, hàm<br />
lượng 99,41%.<br />
Môi trường: Mueller Hinton Broth (Merck),<br />
Mueller Hinton Agar (Merck) và Czapeck-Dox<br />
((Merck).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu(2,4,5)<br />
Các chủng Candida spp. được xác định mức<br />
độ nhạy với ketoconazol và fluconazol với hai<br />
phương pháp:<br />
Phương pháp khuếch tán theo đúng hướng<br />
dẫn NCCLS M44, sử dụng đĩa giấy tẩm<br />
fluconazol 25 μg và ketoconazol 15 μg. Môi<br />
trường thạch Mueller Hinton bổ sung 2%<br />
glucose và xanh methylen 5 μg/ml (MHAGMB). Thử nghiệm được ủ ở 37 oC trong 24<br />
giờ. Đường kính vòng ức chế được đọc ở mức<br />
80% sự ức chế.<br />
Phương pháp pha loãng: nồng độ tối thiểu<br />
ức chế sự phát triển của vi nấm (MIC) được thực<br />
hiện trong môi trường lỏng Mueller Hinton bổ<br />
sung 2% glucose và xanh methylen 5 μg/ml<br />
(MHB-GMB). Kết quả được xác định bằng mắt<br />
thường, sau 24 và 48 giờ ủ ở 37 oC.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Mức độ nhạy cảm của Candida spp. với<br />
fluconazol và ketoconazol xác định bằng<br />
phương pháp khếch tán<br />
Bảng 1. Mức độ nhạy cảm của Candida spp. với<br />
fluconazol xác định bằng phương pháp khuếch tán.<br />
Chủng nấm<br />
Candida albicans<br />
Candida non<br />
albicans<br />
<br />
Số Đường kính vòng ức chế (mm)<br />
chủng<br />
≥ 19<br />
15-18<br />
≤ 14<br />
30<br />
36<br />
<br />
29<br />
33<br />
<br />
0<br />
2<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
Theo hướng dẫn của NCCLS M44-A, dựa<br />
vào đường kính vòng ức chế để qui định mức<br />
độ nhạy cảm của Candida spp. với fluconazol,<br />
thực hiện trên môi trường MHA-GMB được<br />
chia thành 3 mức, nhạy (S) khi đường kính<br />
vòng ức chế ≥ 19 mm; nhạy tùy thuộc liều<br />
<br />
451<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(SDD) khi đường kính vòng ức chế từ 15-18<br />
mm và đề kháng (R) với đường kính vòng ức<br />
chế ≤ 14 mm.<br />
Bảng 2. Mức độ nhạy cảm của Candida spp. với<br />
ketoconazol xác định bằng phương pháp khuếch tán<br />
Chủng nấm<br />
<br />
Số chủng Đường kính vòng ức chế<br />
(mm)<br />
≥ 30<br />
23-29<br />
≤ 22<br />
Candida albicans<br />
8<br />
6<br />
1<br />
1<br />
Candida non<br />
12<br />
9<br />
0<br />
3<br />
albicans<br />
<br />
Đối với ketoconazole, các chủng phân lập<br />
được xác định là nhạy (S) khi đường kính<br />
vòng ức chế ≥ 30 mm; nhạy tùy thuộc liều<br />
(SDD) khi đường kính vòng ức chế từ 23-29<br />
mm và đề kháng (R) với đường kính vòng ức<br />
chế ≤ 22 mm.<br />
<br />
Candida<br />
albicans<br />
Candida non<br />
albicans<br />
<br />
30<br />
<br />
29<br />
<br />
29<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
36<br />
<br />
19<br />
<br />
12<br />
<br />
16<br />
<br />
11<br />
<br />
1<br />
<br />
13<br />
<br />
Bảng 4. Nồng độ tối thiểu ức chế Candida spp. của<br />
ketoconazol.<br />
Chủng nấm<br />
<br />
Số<br />
chủng<br />
<br />
≤8<br />
<br />
Khoảng MIC µg/ml<br />
8-16<br />
≥ 16<br />
<br />
24 48 24 48 24 48<br />
giờ giờ giờ giờ giờ giờ<br />
Candida<br />
albicans<br />
Candida non<br />
albicans<br />
<br />
21<br />
<br />
16<br />
<br />
16<br />
<br />
5<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
12<br />
<br />
12<br />
<br />
12<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
So sánh mức độ nhạy cảm của Candida<br />
spp. với ketoconazol và fluconazol xác<br />
định bằng phương pháp pha loãng và<br />
phương pháp khuếch tán<br />
<br />
Mức độ nhạy cảm của Candida spp. với<br />
fluconazol và ketoconazol xác định bằng<br />
phương pháp pha loãng<br />
<br />
Theo hướng dẫn của NCCLS M27-A2, mức<br />
độ kháng nấm men của fluconazol và<br />
ketoconazol được qui định như sau:<br />
<br />
Mức độ nhạy của Candida spp. được xác<br />
định bằng phương pháp pha loãng, sử dụng<br />
môi trường MHB-GMB. Kết quả được xác định<br />
sau 24 giờ và 48 giờ ủ ở 37 oC. Điểm dừng đọc<br />
kết quả được xác định ở 80% ức chế sự phát<br />
triển của vi nấm.<br />
<br />
Fluconazole: nhạy (S) khi MIC ≤ 8 μg/ml;<br />
trung gian (SDD) khi MIC từ 16-32 μg/ml; và<br />
đề kháng (R) khi MIC ≥ 64 μg/ml. Ketoconazol:<br />
nhạy (S) khi MIC < 8 μg/ml; trung gian (SDD)<br />
khi MIC từ 8- 16μg/ml; và đề kháng (R) khi<br />
MIC > 16 μg/ml<br />
<br />
Bảng 3. Nồng độ tối thiểu ức chế Candida spp. của<br />
fluconazol<br />
<br />
Dựa vào đường kính vòng ức chế và nồng<br />
độ tối thiểu ức chế Candida spp., mức độ nhạy<br />
của Candida spp. với fluconazol và ketoconazol<br />
được tóm tắt ở bảng 5 và bảng 7.<br />
<br />
Chủng nấm<br />
<br />
Số<br />
chủng<br />
<br />
≤8<br />
<br />
Khoảng MIC µg/ml<br />
16-32<br />
≥ 64<br />
<br />
24 48 24 48 24 48<br />
giờ giờ giờ giờ giờ giờ<br />
<br />
Bảng 5. So sánh mức độ nhạy cảm của Candida spp. với fluconazol và ketoconazol.<br />
Chủng nấm<br />
<br />
Phương pháp<br />
<br />
Thời gian đọc<br />
kết quả<br />
<br />
Candida albicans<br />
<br />
Khuếch tán<br />
Pha loãng<br />
<br />
Candida non albicans<br />
<br />
Khuếch tán<br />
Pha loãng<br />
<br />
24h<br />
24h<br />
48h<br />
24h<br />
24h<br />
48h<br />
<br />
Mức độ nhạy cảm với chất kháng nấm (%)<br />
S<br />
SDD<br />
R<br />
FLC<br />
KTZ<br />
FLC<br />
KTZ<br />
FLC<br />
KTZ<br />
96,67<br />
75,00<br />
0<br />
12,5<br />
3,33<br />
12,5<br />
96,67<br />
76,19<br />
0<br />
23,81<br />
3,33<br />
0<br />
96,67<br />
76,19<br />
0<br />
23,81<br />
3,33<br />
0<br />
91,67<br />
75,00<br />
5,55<br />
0<br />
2,78<br />
25,00<br />
52,78<br />
100<br />
44,44<br />
0<br />
2,78<br />
0<br />
30,55<br />
100<br />
30,55<br />
0<br />
36,11<br />
0<br />
<br />
S: nhạy; SDD: nhạy cảm tùy thuộc liều; R: đề kháng; FLC: fluconazol; KTZ: ketoconazol<br />
<br />
452<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
BÀN LUẬN<br />
Mức độ nhạy cảm của Candida spp. với<br />
fluconazol và ketoconazol<br />
Khi xác định mức độ nhạy của Candida spp.<br />
với ketoconazol và fluconazol bằng phương<br />
pháp khuếch tán, theo đúng hướng dẫn và bàn<br />
luận kết quả của NCCLS M44-A, chúng tôi nhận<br />
thấy tỉ lệ kháng thuốc của các chủng Candida<br />
albicans và Candida non albicans phân lập từ niêm<br />
mạc miệng và âm đạo bệnh nhân không cao,<br />
1/30 và 1/36 với fluconazol; 1/8 và 3/12 với<br />
ketoconazol (bảng 1 và 2). Kết quả nhận được từ<br />
phương pháp pha loãng cũng cho kết quả tương<br />
tự. So với công bố của Trần Phủ Mạnh Siêu và<br />
Hồ Quang Thắng(6), sự đề kháng với ketoconazol<br />
và fluconazol của các chủng Candida albicans và<br />
C. tropicalis phân lập từ phết họng, đàm, dịch<br />
rửa phế quản, nước tiểu chiếm tỉ lệ rất cao từ<br />
26,67% đến 100%. Tuy nhiên do các tác giả<br />
không cho biết đã thực hiện kháng sinh đồ ở<br />
môi trường nuôi cấy nào, nồng độ kháng sinh<br />
trong mỗi đĩa giấy và tiêu chuẩn xác định mức<br />
độ nhạy hoặc kháng thuốc, nên khó tìm ra lý do<br />
của sự khác biệt này.<br />
<br />
So sánh giữa phương pháp pha loãng và<br />
phương pháp khuếch tán,<br />
Phương pháp khuếch tán là phương pháp<br />
được sử dụng thường qui ở các bệnh viện để xác<br />
định mức độ nhạy của các chủng lâm sàng với<br />
kháng sinh sử dụng trong điều trị. Phương pháp<br />
đơn giản, ít tốn thời gian, giúp chọn thuốc thích<br />
hợp trong điều trị nhanh nhất.<br />
Phương pháp pha loãng cho sự tương quan<br />
cao giữa các phòng thí nghiệm và có mối tương<br />
quan tốt hơn giữa kết quả in vitro và hiệu quả<br />
điều trị. Để xác định nồng độ tối thiểu ức chế sự<br />
phát triển của nấm men của các chất kháng nấm<br />
bằng phương pháp pha loãng, theo hướng dẫn<br />
của NCCLS M27-A2, thử nghiệm được thực<br />
hiện với môi trường RPMI với đệm MOPS. Đây<br />
là môi trường khá đắt tiền, qui trình điều chế<br />
phức tạp. Vì vậy chúng tôi sử dụng môi trường<br />
lỏng Mueller Hinton bổ sung glucose và xanh<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
methylen để xác định nồng độ tối thiểu ức chế<br />
Candida spp. Đây là môi trường được NCCLS<br />
M44-A hướng dẫn sử dụng để xác định mức độ<br />
nhạy của nấm men với các chất kháng nấm bằng<br />
phương pháp khuếch tán. Môi trường Mueller<br />
Hinton có công thức ổn định, được dùng thông<br />
dụng cho vi khuẩn, cách điều chế đơn giản.<br />
Bằng cách so sánh với kết quả nhận được từ<br />
phương pháp khuếch tán đã được chuẩn hóa<br />
bởi NCCLS M44-A, để tìm sự tương quan giữa<br />
hai phương pháp.<br />
Kết quả thực nghiệm cho thấy, môi trường<br />
MHB-GMB cho bước nhảy rõ ràng, ít bị ảnh<br />
hưởng của hiện tượng kéo đuôi (trailing<br />
growth), gây khó khăn cho việc xác định MIC ở<br />
Candida. MIC xác định sau 24 giờ cho tương<br />
quan tốt hơn với phương pháp khuếch tán.<br />
Tỉ lệ các chủng đề kháng với ketoconazol và<br />
fluconazol của C. albicans không khác biệt đáng<br />
kể giữa hai phương pháp. Tuy nhiên, phương<br />
pháp pha loãng có thể phát hiện được các chủng<br />
có mức độ nhạy tùy thuộc liều với MIC cao hơn.<br />
Ở Candida non albicans, khi sử dụng phương<br />
pháp pha loãng, đọc kết quả sau 24 giờ đã phát<br />
hiện được các chủng nhạy tùy thuộc liều cao<br />
hơn phương pháp khuếch tán (16/36 chủng có<br />
MIC trung gian, so với 0/36 chủng ở phương<br />
pháp khuếch tán), nếu đọc kết quả sau 48 giờ, tỉ<br />
lệ chủng kháng thuốc tăng cao so với phương<br />
pháp khuếch tán (13/36 so với 1/36). Qua kết quả<br />
khảo sát, các chủng Candida albicans phân lập từ<br />
niêm mạc miệng và âm đạo của bệnh nhân vẫn<br />
còn nhạy với ketoconazol và fluconazol. Đối với<br />
Candida non albicans, khi dùng phương pháp<br />
khuếch tán đã được chuẩn hóa của NCCLS<br />
M44-A, chưa phát hiện nguy cơ kháng thuốc<br />
cao, tuy nhiên mức độ nhạy với fluconazol và<br />
ketoconazol của các chủng này đã giảm với tỉ lệ<br />
chủng nhạy tùy thuộc liều tăng cao đến 44,44%.<br />
Trong một số công bố khác của Huang và<br />
cs., khi nghiên cứu sự tương quan giữa giá trị<br />
MIC in vitro và hiệu quả điều trị in vivo nhận<br />
thấy ở những ca Candida nhiễm trùng huyết<br />
ngay khi có MIC của fluconazol < 32 μg cũng đã<br />
<br />
453<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
kém đáp ứng với fluconazol khi điều trị. Vì vậy<br />
chúng tôi đề nghị, để có sự tương quan tốt giữa<br />
kết quả in vitro và lâm sàng, ngoài việc sàng lọc<br />
nhanh kháng sinh thích hợp bằng phương pháp<br />
khuếch tán, nếu có điều kiện có thể sử dụng môi<br />
trường MHB-GMB xác định thêm MIC của<br />
kháng sinh đã chọn để chọn liều điều trị hợp lý.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Cảm ơn: Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn Khoa Dược, Đại<br />
học Y Dược TP. HCM đã cung cấp kinh phí và tạo điều kiện<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
454<br />
<br />
Anaissie EJ., McGinnis MR. & Pfaller MA. (2003) Clinical<br />
Mycology. Churchill Livingstone, p. 161-163.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Capoor MR and cs. (2005) Emergence of Non-albicans<br />
Candida Species and antifungal resistance in a tertiary care<br />
hospital. Jpn. J. Infect. Dis., 58, 344-348.<br />
Ernst EJ. và Rogers PD (2007), “Methods in Molecular<br />
medicine”, Antifungal agent - methods and protocols, Voll.188,<br />
Humana Press Inc, Totowa, NJ, pp. 3-7.<br />
Sheehan DJ., Pfizer (2003), Susceptibility of global isolates of<br />
Candida species to fluconazole and Voriconazole by disk<br />
diffusion. Foccus on Fungal Infections 13.1.<br />
The national committee for clinical laboratory standards<br />
(1996) Reference method for broth dilution antifungal<br />
susceptibility testing of yeasts, Approve standard-second<br />
edition”, NCCLS document M27-A2.22(15).<br />
Trần Phủ Mạnh Siêu, Hồ Quang Thắng (2010). Tình hình<br />
nhiễm vi nấm Candida spp. trên các bệnh nhân nhập viện tại<br />
bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM năm 2009. Tạp chí Y học, phụ<br />
bản số 1, tập 14, tr. 206-212.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />