intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát sự thay đổi nồng độ kẽm huyết thanh của bệnh nhân viêm da cơ địa trẻ em tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

Chia sẻ: ViAmman2711 ViAmman2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

50
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát nồng độ kẽm huyết thanh của bệnh nhân viêm da cơ địa trẻ em tại viện Da liễu Trung Ương so với nhóm chứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 90 bệnh nhân viêm da cơ địa trẻ em 2-12 tuổi tại viện Da liễu Trung Ương và 30 trẻ khoẻ mạnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát sự thay đổi nồng độ kẽm huyết thanh của bệnh nhân viêm da cơ địa trẻ em tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2 7 7 2, 121 2 (0 8 (7 7 1 8 %(1 1 1 ,(0 75( (0 7 , %(1 ,(1 /,(8 7581 Trịnh Thị Linh, Đặng Văn Em TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát nồng độ kẽm huyết thanh của bệnh nhân viêm da cơ địa trẻ em tại viện Da liễu Trung Ương so với nhóm chứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 90 bệnh nhân viêm da cơ địa trẻ em 2-12 tuổi tại viện Da liễu Trung Ương và 30 trẻ khoẻ mạnh. Tiến hành đo nồng độ kẽm huyết thanh của 2 nhóm và so sánh. Kết quả: nồng độ kẽm huyết thanh trung bình là 0,67 ± 0,11mg/l, không có sự khác biệt so với nhóm chứng là 0,61 ± 0,13 mg/l và không có mối liên quan giữa nồng độ kẽm với mức độ nặng của bệnh. Kết luận: Không thấy sự liên quan giữa nồng độ kẽm huyết thanh và bệnh VDCĐ ở trẻ em, nên làm thêm xét nghiệm nồng độ kẽm trong hồng cầu để phản ánh rõ hơn tình trạng kẽm trong cơ thể. Từ khoá: viêm da cơ địa, nồng độ kẽm huyết thanh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ quan trọng nhất, là yếu tố cần thiết cho sự hoạt động bình thường của rất nhiều enzym liên quan Viêm da cơ địa (atopic dermatitis - VDCĐ) là đến chuyển hoá và phát triển của tế bào, có mặt ở một bệnh viêm da mạn tính tái phát thường gặp hầu hết các mô. Chính vì chức năng của nó trong chủ yếu ở trẻ em với tỉ lệ mắc bệnh khoảng 10- cân bằng nội môi, chống oxi hóa, hệ thống miễn 20% và ngày càng có xu hướng gia tăng[1]. Bệnh dịch nên nhiều tác giả trên khắp thế giới nghiên khởi phát sớm với khoảng 45% trường hợp xuất cứu vai trò của nó trong bệnh viêm da cơ địa [3]. hiện trong 6 tháng đầu tiên và 85% trường hợp Tuy nhiên kết quả các báo cáo này còn nhiều khác xuất hiện trước 5 tuổi [2]. Căn nguyên và cơ chế biệt. Hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào bệnh sinh của VDCĐ cho thấy có sự kết hợp của khảo sát về các yếu tố vi lượng trong bệnh viêm nhiều yếu tố, bao gồm đột biến gen gây khiếm da cơ địa ở trẻ em. Để tìm hiểu vấn đề này chúng khuyết hàng rào bảo vệ da, khiếm khuyết của tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: “Khảo sát hệ thống miễn dịch và đáp ứng miễn dịch với nồng độ kẽm huyết thanh của bệnh nhân viêm các yếu tố dị nguyên do vi khuẩn, nấm, virut hay da cơ địa trẻ em tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương hóa chất… gây nên hiện tượng viêm da, ngứa (BVDLTW)”. [1]. Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng DA LIỄU HỌC Số 27 (Tháng 09/2018)
  2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU bộ tiêu chuẩn của Hani n và Rajka 1980 trong đó bệnh nhi phải đạt ≥ 3 triệu chứng chính và ≥ 3 2.1. Đối tượng nghiên cứu triệu chứng phụ. 90 bệnh nhân từ 2-12 tuổi được chẩn đoán - Chẩn đoán mức độ nặng của bệnh: viêm da cơ địa đến khám tại BVDLTW từ tháng SCORAD = A/5 + 7B/2 + C. Trong đó: 10/2017 đến tháng 7/2018, loại trừ trẻ bị suy dinh + A: độ lan rộng của thương tổn tính bằng dưỡng, có nhiễm trùng cấp tính. “luật số 9” theo % diện tích cơ thể. 30 trẻ em khoẻ mạnh từ 2-12 tuổi. + B: mức độ tổn thương, được đánh giá bằng 2.2. Phương pháp nghiên cứu các triệu chứng ban đỏ, sẩn/phù, tiết dịch/vảy 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt tiết, xước da, lichen hóa và khô da ở vùng không ngang có tổn thương. Sử dụng thang điểm 0-3 để tính cho mỗi triệu chứng trên và B là tổng điểm của 2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu các triệu chứng - Lập bệnh án nghiên cứu + C: độ ngứa và mất ngủ trong 3 ngày đêm - Hỏi bệnh, thu thập thông tin về: tuổi, giới, gần đây. Bệnh nhân đánh giá mức độ nặng dựa tuổi khởi phát, tiền sử dị ứng, các yếu tố khởi phát. trên thang điểm từ 0-10 cho mỗi triệu chứng. - Khám đánh giá các triệu chứng lâm sàng và Tổng điểm SCORAD từ 0-103 điểm, được mức độ nặng của bệnh. phân thành 3 mức: - Lấy huyết thanh của bệnh nhân đồng ý Nhẹ: < 25 điểm, vừa: 25 - 50 điểm, nặng: > 50 tham gia nghiên cứu vào buổi sáng rồi đi làm xét điểm. nghiệm nồng độ kẽm. 2.3. Xử lý số liệu - Xử lý số liệu 2.2.3. Một số tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0, sử dụng thuật toán t-test và - Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định VDCĐ theo tính hệ số tương quan. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1: Phân bố nhóm VDCĐ theo giới, tuổi Đặc điểm n % Giới - Nam 44 49 - Nữ 46 51 Tuổi 2–5 42 46,67 6-9 30 33,33 10 -12 18 20 Tổng 90 100 Số 27 (Tháng 09/2018) DA LIỄU HỌC
  3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nhận xét: tỷ lệ VDCĐ ở nữ (51%) cao hơn so với nam (49%). Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là từ 2-5 (46,67%), sau đó là nhóm từ 6-9 tuổi (33,33%), cuối cùng là nhóm từ 10 – 12 tuổi (20%). Bảng 3.2: Đặc điểm tuổi và giới giữa nhóm VDCĐ và nhóm chứng Đặc điểm Nhóm VDCĐ Nhóm chứng p Giới - Nam 44 18 0,29 - Nữ 46 12 Tuổi 6,29 ± 2,94 6,20 ± 2,8 0,89 Nhận xét: không có sự khác biệt về tuổi và giới giữa nhóm VDCĐ và nhóm chứng. 3.2. Nồng độ kẽm huyết thanh trong bệnh VDCĐ 3.2.1. Liên quan nồng độ kẽm huyết thanh và giai đoạn bệnh Bảng 3.3: Liên quan nồng độ kẽm với gian đoạn bệnh Giai đoạn bệnh n Kết quả ( X ± SD ) (mg/l) p Cấp 11 0,68 ± 0,14 Bán cấp 63 0,66 ± 0,11 0,80 Mãn tính 16 0,68 ± 0,11 Nhận xét: nồng độ kẽm ở các giai đoạn bệnh là không có sự khác biệt. 3.2.2. Liên quan nồng độ kẽm với tuổi khởi phát bệnh Bảng 3.4: Liên quan nồng độ kẽm với tuổi khởi phát bệnh Tuổi khởi phát n Kết quả ( X ± SD ) (mg/l) p < 2 tuổi 56 0,67 ± 0,11 0,884 2-12 tuổi 34 0,67 ± 0,12 Nhận xét: không có sự khác biệt giữa nồng độ kẽm của bệnh nhân với tuổi khởi phát bệnh. 3.2.3. Liên quan nồng độ kẽm với nhóm tuổi Bảng 3.5: Liên quan nồng độ kẽm huyết thanh với nhóm tuổi Tuổi n Kết quả ( X ± SD ) (mg/l) p 2-5 tuổi 43 0.68 ± 0.12 6-9 tuổi 29 0.65 ± 0.10 0,392 10 -12 tuổi 18 0.66 ± 0.13 Nhận xét: nồng độ kẽm giữa các nhóm tuổi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. DA LIỄU HỌC Số 27 (Tháng 09/2018)
  4. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3.2.3. Nồng độ kẽm trung bình giữa bệnh VDCĐ và nhóm đối chứng Bảng 3.5. So sánh nồng độ kẽm với nhóm đối chứng Nồng độ kẽm n Kết quả ( X ± SD ) (mg/l) p Nhóm nghiên cứu 90 0,67 ± 0,11 0,29 Nhóm đối chứng 30 0,61 ± 0,13 Nhận xét: nồng độ kẽm huyết thanh của nhóm bệnh nhân VDCĐ và nhóm đối chứng không có sự khác biệt. 3.2.3. Liên quan nồng độ kẽm huyết thanh và mức độ bệnh (SCORAD) Điểm SCORAD Nồng độ kẽm huyết thanh bệnh nhân VDCĐ Biểu đồ 3.1. Nồng độ kẽm với mức độ bệnh (SCORAD) Nhận xét: Không có mối tương quan giữa nồng độ kẽm và mức độ nặng của bệnh (p=0,13) 4. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi cũng có đặc điểm dịch tễ phù hợp khi trong nhóm nghiên cứu có tỷ lệ 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu trẻ nữ cao hơn nam và nhóm tuổi gặp nhiều nhất Trong VDCĐ, tỉ lệ mắc của nữ thường cao là 2-5 tuổi. hơn của nam với tỉ lệ 1,3;1 và bệnh thường khởi Sự khác biệt giữa tuổi và giới của nhóm VDCĐ phát sớm, thường gặp ở trẻ em với hơn 60% và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê. VDCĐ khởi phát trong năm đầu tiên của cuộc sống, 85 % bệnh nhân khởi phát trước 5 tuổi [1]. Số 27 (Tháng 09/2018) DA LIỄU HỌC
  5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 4.2. Nồng độ kẽm trong huyết thanh bệnh nguyên tử đc sử dụng trong nghiên cứu của Ercan nhân VDCĐ Karabacak có độ nhạy cao hơn so với phương Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy pháp đo trắc quang được sử dụng trong nghiên không có sự khác biệt giữa nồng độ kẽm với giai cứu của Toyran [8]. Gần đây tác giả Kim JE đã xác đoạn bệnh hoặc tuổi khởi phát của bệnh và tuổi định nồng độ kẽm trong tóc bệnh nhân viêm da bệnh nhân. cơ địa trẻ em, sau đó chia làm 2 nhóm, bổ sung kẽm đường uống cho 1 nhóm trong 8 tuần và Nồng độ kẽm trung bình của nhóm VDCĐ là thấy được sự cải thiện triệu chứng lâm sàng trong 0,67 ± 0,11 mg/L, của nhóm chứng là 0,61 ± 0,13 nhóm được bổ sung [10]. Chính vì vậy, vai trò của mg/L với sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. kẽm trong bệnh viêm da cơ địa cần nhiều nghiên Kết quả này phù hợp với nghiên cứu ở Irắc trên cứu để làm sáng tỏ. 101 bệnh nhân VDCĐ 3-65 tuổi và nghiên cứu của Hinks L.J [4,5] nhưng lại khác biệt so với nghiên 5. KẾT LUẬN cứu của T.J.David thực hiện trên 65 trẻ em viêm da cơ địa khi cùng sử dụng phương pháp quang Khi khảo sát sự thay đổi nồng độ kẽm trong phổ hấp thu nguyên tử [6]. Kết quả các nghiên máu 90 bệnh nhân viêm da cơ địa trẻ em tại Bệnh cứu còn chưa thống nhất vì có nhiều yếu tố ảnh viện Da liễu Trung Ương từ tháng 10/2017 đến hưởng đến nồng độ kẽm huyết thanh mà khó tháng 7/2018, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: kiểm soát được như: stress, sự thay đổi hormone, Không có sự khác biệt giữa nồng độ kẽm tình trạng nhiễm trùng, mức độ tăng trưởng [7]. huyết thanh của nhóm bệnh và nhóm chứng. Hiện nay, một số tác giả đo nồng độ kẽm trong Không có mối liên quan của nồng độ kẽm hồng cầu để đánh giá chính xác hơn tình trạng huyết thanh với mức độ nặng của bệnh thiếu kẽm và thấy rằng nồng độ kẽm trong hồng cầu ở nhóm VDCĐ thấp hơn so với nhóm chứng Không có sự khác biệt của nồng độ kẽm với [8,9]. Trong nghiên cứu không thấy sự liên quan tuổi khởi phát và giai đoạn bệnh giữa nồng độ kẽm huyết thanh và mức độ nặng TÀI LIỆU THAM KHẢO của bệnh. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Ercan Karabacak trên 67 bệnh 1. Leung D.Y.M, Eichen eld L.F., Boguniewiczn nhân VDCĐ [8]. Toyran và cộng sự khi nghiên cứu M. (2012). Atopic dermatitis. Dermatology in trên 92 trẻ em VDCĐ cũng không thấy mối liên general medicin of Fitzpatrick, Mac Graw-Hill, quan giữa nồng độ kẽm trong hồng cầu với mức 8thedn,165-182. độ nặng của bệnh [9]. Tuy nhiên nghiên cứu của 2. Jean L.Bololognia, Joseph L. Jorizzo, Julie Ercan Karabacak lại cho thấy mức độ nặng của V. Scha er (2012) Atopic dermatitis. Dermatology, bệnh không có sự liên quan giữa nồng độ kẽm 3rd edn, 203-219. huyết thanh nhưng có mối liên quan với nồng độ kẽm trong hồng cầu. Cùng đo nồng độ kẽm 3. Christos T. Chasapis, Ariadni C. Loutsidou, trong hồng cầu nhưng sự khác biệt này được lý Chara A. Spiliopoulou (2012) Zinc and human giải do đo kẽm bằng phương pháp phổ hấp thụ health: an update. Springer, 86, 521- 534. DA LIỄU HỌC Số 27 (Tháng 09/2018)
  6. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 4. Batool H. Al-Ghurabi, Ahmed A. Al-Hassan, patients with atopic dermatitis. (2014). Acta Derm Mukarrum M. Al-Waiz. (2007). Serum levels of Venereol; 94: 558-62. copper and zinc in patients with atopic dermatitis 8. Karabacak E, Aydin E, Kutlu A, et al. in Iraq. Iraq Acadermic Scienti c Journals, 20, 69- Erythrocyte zinc level in patients with atopic 72. dermatitis and its relation to SCORAD index. 5. Hinks L.J., Young. S. and Calyton B. (1987). (2016). Postepy Dermatol Alergol. 33(5):349-352 Trace element status in eczema and psoriasis.Clin. 9. Toyran M, Kaymak M, Vezir E, et al. Trace Exp. Dermatol, 12, 93-107 element levels in children with atopic dermatitis. 6. David T.j., Wells F.E., Sharpe T.C.and Gibbs (2012). J Investig Allergol Clin Immunol, 22:341– 4 A.C.C.(1987). Low serum zinc in children with AD. 10. Kim JE, Yoo SR, Jeong MG, et al. Hair zinc Br.J. Dermatol, III, 597-601, levels and the e cacy of oral zinc supplementation 7. Kim JE,Yoo SR, Jeong MG, et al. Hair zinc levels in patients with atopic dermatitis. (2014). Acta and the ef- cacy of oral zinc supplementation in Derm Venereol; 94: 558-62. SUMMARY EVALUATING LEVEL OF SERUM ZINC IN CHILDREN WITH ATOPIC DERMATITIS AT NATIONAL HOSPITAL OF DERMATOLOGY AND VENEREOLOY Object: in this study, we measure the level of serum zinc in children with a topic dermatitis (AD) then compare our result with those of a healthy control group. Method: A cross-sectional descriptive study with 90 AD patients and 30 controls from 10/2017 to 7/2018. Result: we found that the mean level of serum zinc was 0,67 ± 0,11mg/l in the AD patients group and 0,61 ± 0,13 mg/l in the control group. The level of serum zinc did not di er between two groups. In the AD patient group, there was no statistical correlation between the SCORAD index and serum zinc levels. Conclusion: The level of serum zinc did not di er between two groups. The role of zinc in the pathogenesis and course of AD warrants futher study. Key words: serum zinc, atopic dermatitis. Số 27 (Tháng 09/2018) DA LIỄU HỌC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2