Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
KHẢO SÁT SỨC CƠ VAI NGƯỜI VIỆT NAM <br />
THEO CÁCH TÍNH ĐIỂM CONSTANT <br />
Quách Khang Hy*, Tăng Hà Nam Anh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu: Thang điểm Constant là công cụ đánh giá chức năng vai được chấp nhận và sử dụng rộng rãi ở <br />
Châu Âu. Nó có vai trò to lớn trong việc đánh giá hiệu quả điều trị sau một số bệnh lý về vai đặc biệt là bệnh lý <br />
về chóp xoay. Tuy nhiên mục đo sức cơ vai trong thang điểm này lại không phù hợp và đòi hỏi phải được chuẩn <br />
hoá để áp dụng cho người Việt Nam. <br />
Mục tiêu: Tính sức cơ vai bình thường của người Việt Nam và chuẩn hoá thang điểm Constant. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả dựa trên 384 đối tượng không có bệnh lý hay <br />
những rối loạn vùng vai. Chúng tôi tính sức cơ vai trung bình của người Việt Nam; tìm sự thay đổi sức cơ vai <br />
theo nhóm tuổi, giới tính, tay thuận, hoạt động thể thao và nghề nghiệp; đưa ra công thức chuẩn hoá mục đo sức <br />
cơ vai dựa trên sức cơ vai bình thường theo nhóm tuổi và giới tính. <br />
Kết quả: Không có trường hợp nào có sức cơ vai > 25 pound. Sức cơ vai trung bình của người Việt Nam là <br />
11,2 pound; sức cơ vai của nam là 13,4 pound; sức cơ vai của nữ là 8,9 pound. Nhóm 21‐30 tuổi có sức cơ vai <br />
trung bình lớn nhất là 12,6 pound, nhóm 31‐40 tuổi có sức cơ vai là 12,6 pound, nhóm 41‐50 tuổi có sức cơ vai <br />
là 12 pound, nhóm 51‐60 tuổi có sức cơ vai là 11,7 pound, nhóm 61‐70 tuổi có sức cơ vai là 10,1 pound, nhóm <br />
trên 70 tuổi có sức cơ vai bé nhất là 7,9 pound. Có sự khác biệt có ý nghĩa về sức cơ vai giữa nam và nữ cũng <br />
như giữa các nhóm tuổi. Ở nam giới, nhóm tuổi trên 60 có sức cơ vai nhỏ hơn có ý nghĩa so với nhóm dưới 60 <br />
tuổi (p