Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT TÁC NHÂN VÀ TÍNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH<br />
CỦA TRỰC KHUẨN GRAM ÂM KHÔNG LÊN MEN ĐƯỜNG<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM<br />
Trần Minh Anh Đào*, Nguyễn Thanh Bảo**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Trực khuẩn Gram âm không lên men đường là họ vi khuẩn thường tìm thấy trong môi trường, đặc<br />
biệt là đất và nước, với nhiều loại vi khuẩn khác nhau.Tình hình đề kháng kháng sinh được ghi nhận đang gia<br />
tăng. Việc xác định tỉ lệ từng loại vi khuẩn của nhóm này cũng như tình hình kháng thuốc của chúng là cần thiết<br />
góp phần chẩn đoán và điều trị hiệu quả.<br />
Mục tiêu: (1) xác định tỉ lệ từng loại trực khuẩn Gram âm không lên men đường,(2) tỉ lệ đề kháng kháng<br />
sinh của chúng và (3) đặc tính đề kháng kháng sinh của Acinetobacter spp. và Pseudomonas aeruginosa.<br />
Phương pháp: Tiền cứu-Mô tả cắt ngang. Thu thập, phân tích dữ liệu về định danh và kết quả kháng sinh<br />
đồ của trực khuẩn Gram âm không lên men đường phân lập được từ tất cả các mẫu bệnh phẩm dương tính với<br />
nhóm trực khuẩn này tại BV Đại học Y Dược từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 03 năm 2014.<br />
Kết quả: Phân lập được 135 mẫu bệnh phẩm dương tính với nhóm trực khuẩn Gram âm không lên men<br />
đường từ các bệnh phẩm máu, đàm, mủ, nước tiểu, và các loại dịch tiết khác.Tỉ lệ các loài trực khuẩn Gram âm<br />
không lên men đường phân lập được: A. baumannii (32,6%), P. aeruginosa (28,1%), B. cepacia (22,2%), S.<br />
maltophilia (3,7%), Burkholderia pseudomallei (2,2%), Chryseobacterium meningosepticum (1,5%), và các vi<br />
khuẩn có cùng tỉ lệ 0,7% gồm Pseudomonas alcaligens, Pseudomonas fluorescens, Pseudomonas luteola,<br />
Brevundimonas vesicularis, Weeksella virosa. Tỉ lệ đề kháng của P. aeruginosa với Ticarcillin, Imipenem,<br />
Gentamicin (trên 30,0%), và các kháng sinh còn lại nhạy từ 75,0%-100%. Nhóm Acinetobacter spp. có tỉ lệ đề<br />
kháng cao hơn Pseudomonas aeruginosa, cụ thể A. baumannii kháng Ticarcillin, Aminoglycoside (trên 60,0%);<br />
kháng Cephalosporins (trừ Cefepime), Carbapenem, Polymyxin (trên 50,0% ); kháng Fluoroquinolone, Penicillins<br />
+ ức chế β-lactamase, Trimethoprim-sulfomethoxazol (trên 40,0%). Acinetobacter spp. khác (A. haemolyticus, A.<br />
lwoffii) kháng Cefotaxime, Ceftriaxone, Meropenem (62,5%); kháng Ticarcillin, Ceftazidime, Gentamicin (trên<br />
50,0%); kháng các kháng sinh còn lại (dưới 40.0%). Loài B. cepacia kháng Ticarcillin/A. clavulanic (trên 50%);<br />
kháng Meropenem, Ceftazidime (trên 30%), Chloramphenicol (3,3%), các sinh còn lại chưa bị đề kháng. Các vi<br />
khuẩn còn lại có số lượng chủng ít nên sự đề kháng chỉ mang tính chất tham khảo. Tỉ lệ P. aeruginosa đa kháng<br />
(13,2%). Acinetobacter spp. có tỉ lệ đa kháng kháng sinh cao hơn (48,1%), kháng diện rộng (17,3%).<br />
Kết luận: Cần sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm khuẩn do nhóm trực khuẩn Gram âm không<br />
lên men đường.<br />
Từ khóa: AmpC cảm ứng , Viện tiêu chuẩn về lâm sàng và phòng thí nghiệm, Sinh men beta-lactamase phổ<br />
rộng, đa kháng, Kháng toàn bộ, Kháng diện rộng<br />
<br />
* Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: Trần Minh Anh Đào<br />
ĐT: 0903195457<br />
Email: engio2005@gmail.com<br />
<br />
Nhiễm<br />
<br />
473<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INVESTIGATION OF PATHOGEN AND ANTIBIOTIC RESISTANCE OF NON-FERMENTING GRAMNEGATIVE BACILLI ISOLATED FROM UNIVERSITY MEDICAL CENTER HO CHI MINH CITY<br />
Tran Minh Anh Dao, Nguyen Thanh Bao.<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 473 - 479<br />
Background: Non-fermenting Gram-negative bacillus is a family of bacteria commonly found in the<br />
environment, especially in soil and water with a variety non-fermenting Gram-negative bacilli. The antibiotic<br />
resistant resistance of non-fermenting Gram-negative bacilli are increasing. Thus, investigation of pathogen and<br />
antibiotic resistance of non-fermenting Gram-negative bacilli is needed help diagnostic and treatment.<br />
Objectives: (1) To find out the rates of each kind of non-fermenting Gram-negative bacilli,(2) their rates of<br />
antibiotic resistance and (3) the antibiotic resistant characteristics of Acinetobacter spp. and Pseudomonas<br />
aeruginosa.<br />
Method: The prospective study, descriptive and cross-sectional method was used. Data of the bacterial<br />
indentification and antibiogram results from all positive samples in University medical center of Ho Chi Minh<br />
City from September 2013 to March 2014were collected and analysed.<br />
Results: This study investigated on 135 positive samples of non-fermenting Gram-negative bacilli isolated<br />
from blood, sputum, pus, urine and other body fluids samples. The rates of A. baumannii is 32.6%, P. aeruginosa<br />
28.1%, B. cepacia 22.2%, S. maltophilia 3.7%, Burkholderia pseudomallei 2.2%, Chryseobacterium<br />
meningosepticum 1.5%, and the same rates of non-fermenting Gram-negative strains 0.7%, included<br />
Pseudomonas alcaligens, Pseudomonas fluorescens, Pseudomonas luteola, Brevundimonas vesicularis, Weeksella<br />
virosa. The resistance rates of P. aeruginosa to Ticarcillin, Imipenem, Gentamicin are over 30.0%, and sensitive<br />
rates to other antimicrobial agentsare from 75.0% to 100%. The ability of drug resistance of Acinetobacter spp. is<br />
higher than Pseudomonas aeruginosa, for example, A. baumannii resistance rates to Ticarcillin, Aminoglycoside<br />
are over 60.0%; to Cephalosporins (except Cefepime), Carbapenem, Polymyxin are over 50.0%; to<br />
Fluoroquinolone, Penicillins+ inhibitor β-lactamase, Trimethoprim-sulfomethoxazol are over 40.0%. Another<br />
Acinetobacter spp. (A. haemolyticus, A. lwoffii) resistance rates to Cefotaxime, Ceftriaxone, Meropenem are<br />
62.5%; to Ticarcillin, Ceftazidime, Gentamicinare over 50.0%; to other drugs are under 40.0%. Resistance rates<br />
of B. cepacia strain to Ticarcillin/A. clavulanicare over 50%; to Meropenem, Ceftazidimeare over upper 30%, to<br />
Chloramphenicol is 3.3%, and they are still sensitive to the other antimicrobial agents. S. maltophilia is<br />
foundresistant to Chloramphenicol (2 over 5 isolated strains), to Ceftazidime (1 over 5 isolated strains),and<br />
sensitive to other antimicrobial agents. Others non-fermenting Gram-negative bacilli were isolated with less<br />
number, so that resistance rates are referenced. P. aeruginosa is multidrug-resistant bacteria (MDR) (13.2%).<br />
Acinetobacter spp. has higher multidrug-resistant rates (48.1%), and the ability of extensively drug-resistance<br />
(XDR) (17.3%).<br />
Conclusion: A reasonable antibiotic use is required for treatment of non-fermenting Gram-negative bacilli.<br />
Key words: AmpC inducible, Analytical profile index Non-Enterobacteriaceae, Clinical and Laboratory<br />
Standards Institute, Extended-Spectrum β-lactamase, Multidrug-resistant, Pandrug-resistant, Extensively drugresistant.<br />
trên thế giới như: trực khuẩn đường ruột,<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Acinetobacter<br />
baumannii<br />
và<br />
Pseudomonas<br />
Hiện nay, những dòng vi khuẩn thường gây<br />
aeruginosa đa kháng; Staphylococcus aureus kháng<br />
nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng bệnh viện<br />
<br />
474<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
methicillin; Clostridium difficile; Enterococci đề<br />
kháng Vancomycin(6). Trong nhóm vi khuẩn gây<br />
bệnh, thì tác nhân được phân lập nhiều nhất là<br />
trực khuẩn Gram âm. Một số nghiên cứu gần<br />
đây cho thấy vi khuẩn Gram âm không lên men<br />
đường gia tăng đề kháng làm xuất hiện các<br />
chủng đa kháng thuốc với nhiều họ kháng sinh ở<br />
nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt<br />
Nam(1,4,14). Vì vậy, việc xác định được loài gây<br />
bệnh trong nhiễm trùng bệnh viện cũng như<br />
đánh giá mức độ đề kháng và tình trạng kháng<br />
thuốc của chúng thường xuyên giữ vai trò quan<br />
trọng trong sử dụng kháng sinh hợp lý nhằm cải<br />
thiện tình trạng gia tăng đề kháng kháng sinh<br />
hiện nay. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài<br />
nghiên cứu “Khảo sát tác nhân và tính đề kháng<br />
kháng sinh của trực khuẩn Gram âm không lên men<br />
đường tại bệnh viện đại học Y Dược thành phố từ<br />
tháng 09/2013 đến tháng 03/2014”.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
dựa vào tiêu chuẩn lấy vào, với bệnh phẩm đàm<br />
phải được đánh giá có lượng bạch cầu trên 25 và<br />
biểu mô dưới 10 quan sát trên quang trường<br />
x100, bệnh phẩm nước tiểu với số lượng vi<br />
khuẩn cấy được từ 105 CFU/ml trở lên.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Xác định (1) tỉ lệ từng loại trực khuẩn Gram<br />
âm không lên men đường, (2) tỉ lệ đề kháng<br />
kháng sinh của trực khuẩn Gram âm không lên<br />
men đường, và (3) khảo sát đặc tính kháng<br />
kháng<br />
sinh<br />
của<br />
Acinetobacter<br />
spp.,<br />
Pseudomonas aeruginosa.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh<br />
theo phương pháp thông thường với môi trường<br />
phân lập và phong phú (EMB, BA), oxidase, môi<br />
trường chẩn đoán (TSI), môi trường làm kháng<br />
sinh đồ (MHA-Mueller-Hinton Agar) của hãng<br />
Bio-Rad, và bộ định danh API 20NE của hãng<br />
Bio-Merieux (Pháp).<br />
Kháng sinh đồ: Thực hiện phương pháp<br />
khuếch tán trên thạch Kirby–Bauer với đĩa<br />
kháng sinh của hãng ABTECK (Anh). Phương<br />
pháp MIC với E-test hãng Bio-Merieux (Pháp).<br />
Thu thập và nhập dữ liệu vào mẫu “Phiếu<br />
nghiên cứu: của các trực khuẩn Gram âm không<br />
lên men đường.<br />
Xử lý và phân tích kết quả bằng phần mềm<br />
SPSS 22.0 theo hướng thống kê mô tả.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Tỉ lệ phân bố trực khuẩn Gram âm không<br />
lên men đường<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Các chủng trực khuẩn Gram âm không lên<br />
men đường phân lập được ở tất cả các mẫu bệnh<br />
phẩm từ tháng 09/2013 đến tháng 03/2014 tại<br />
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Thời gian và đối tượng nghiên cứu như trên.<br />
Các bệnh phẩm này được cấy phân lập, định<br />
danh bằng phương pháp thông thường và<br />
Api20NE, kháng sinh đồ để xác định tỉ lệ trực<br />
khuẩn Gram âm không lên men đường được<br />
phân lập và sự đề kháng kháng sinh của chúng<br />
(trừ những mẫu bệnh phẩm được cấy 2 lần).<br />
Đối với các bệnh phẩm tạp nhiễm, chỉ chọn<br />
vi khuẩn phân lập từ các bệnh phẩm có giá trị và<br />
<br />
Nhiễm<br />
<br />
Các vi khuẩn được phân lập từ 135 mẫu<br />
dương tính với trực khuẩn Gram âm không lên<br />
men đường từ các loại bệnh phẩm khác nhau,<br />
bao gồm bệnh phẩm máu chiếm tỉ lệ cao nhất<br />
35,6% (48/135), đàm 34,1% (46/135), mủ 16,3%<br />
(22/135), nước tiểu 6,6% (9/135), dịch 7,4%<br />
(10/135) (tinh dịch, dịch vết thương, dịch màng<br />
bụng, dịch màng phổi). Các vi khuẩn được phân<br />
lập từ các mẫu bệnh phẩm được thống kê ở bảng<br />
1, và tỉ lệ loài trực khuẩn Gram âm không lên<br />
men đường phân lập được ở bảng 2 cho kết quả<br />
Acinetobacter baumannii chiếm tỉ lệ cao nhất<br />
(32,6%), kế đến Pseudomonas aeruginosa (28,1%),<br />
Burkholderia cepacia (22,2%).<br />
<br />
475<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1: Tỉ lệ phân bố giữa bệnh phẩm và trực khuẩn Gram âm không lên men đường<br />
Bệnh phẩm<br />
<br />
P. aeruginosa<br />
(n=38)<br />
<br />
Acinetobacter<br />
spp.<br />
<br />
Máu<br />
Đàm<br />
Mủ<br />
Nước tiểu<br />
Các loại dịch<br />
<br />
1 (2,1%)<br />
18 (39,1%)<br />
6 (27,3%)<br />
7 (77,8%)<br />
6 (60,0%)<br />
<br />
20 (41,6%)<br />
20 (43,5%)<br />
7 (31,8%)<br />
2 (22,2%)<br />
3 (30,0%)<br />
<br />
B. cepacia<br />
(n=30)<br />
23 (47,9%)<br />
4 (8,7%)<br />
3 (13,6%)<br />
0 (0,0%)<br />
0 (0,0%)<br />
<br />
S. maltophilia<br />
(n=5)<br />
2 (4,2%)<br />
1 (2,2%)<br />
2 (9,1%)<br />
0 (0,0%)<br />
0 (0,0%)<br />
<br />
Nhóm khác<br />
(n=10)<br />
2 (4,2%)<br />
3 (6,5%)<br />
4) (18,2%)<br />
0 (0,0%)<br />
1 (10,0%)<br />
<br />
Tổng<br />
(n=135)<br />
48 (100,0%)<br />
46 (100,0%)<br />
22 (100,0%)<br />
9 (100,0%)<br />
10 (100,0%)<br />
<br />
Bảng 2: Tỉ lệ từng loại trực khuẩn Gram âm không<br />
lên men đường<br />
Định danh loài<br />
Acinetobacter<br />
spp.<br />
<br />
Pseudomonas<br />
aeruginosa<br />
Burkholderia<br />
cepacia<br />
S. maltophilia<br />
Nhóm khác<br />
<br />
Acinetobacter<br />
baumannii<br />
Acinetobacter<br />
haemolyticus<br />
Acinetobacter lwoffii<br />
Pseudomonas<br />
aeruginosa<br />
Burkholderia cepacia<br />
Stenotrophomonas<br />
maltophilia<br />
Burkholderia<br />
pseudomallei<br />
Chryseobacterium<br />
meningosepticum<br />
Pseudomonas<br />
alcaligens<br />
Pseudomonas<br />
fluorescens<br />
Pseudomonas luteola<br />
Brevundimonas<br />
vesicularis<br />
Weeksella virosa<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng Tỉ lệ<br />
(n)<br />
(%)<br />
44<br />
<br />
32,6<br />
<br />
3<br />
<br />
2,2<br />
<br />
5<br />
<br />
3,7<br />
<br />
38<br />
<br />
28,1<br />
<br />
30<br />
<br />
22,2<br />
<br />
5<br />
<br />
3,7<br />
<br />
3<br />
<br />
2,2<br />
<br />
2<br />
<br />
1,5<br />
<br />
1<br />
<br />
0,7<br />
<br />
1<br />
<br />
0,7<br />
<br />
1<br />
<br />
0,7<br />
<br />
1<br />
<br />
0,7<br />
<br />
1<br />
135<br />
<br />
0,7<br />
100,0<br />
<br />
Tỉ lệ đề kháng của trực khuẩn Gram âm<br />
không lên men đường<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỉ lệ đề kháng của Pseudomonas<br />
aeruginosa (n=38)<br />
<br />
476<br />
<br />
Biểu đồ 2: Tỉ lệ đề kháng của Acinetobacter<br />
baumannii (n=44)<br />
<br />
Biểu đồ 3: Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của<br />
Burkholderia cepacia (n=30)<br />
Các trực khuẩn Gram âm không lên men<br />
đường khác, có chủng phân lập được rất ít,<br />
nên tỉ lệ đề kháng của chúng chỉ mang tính<br />
chất tham khảo. Cụ thể như, Stenotrophomonas<br />
maltophilia có 2/5 chủng đề kháng với<br />
Chloramphenicol, 1/5 chủng đề kháng với<br />
Ceftazidime, các kháng sinh còn lại chưa xuất<br />
hiện chủng đề kháng. Đối với các trực khuẩn<br />
Gram âm không lên men đường khác kháng<br />
Colistin (7 chủng), kháng Cefepime và Cefotaxime<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
(6 chủng), kháng Ceftriaxone, Imipenem và<br />
Gentamicin (5 chủng), kháng Tetracycline (3<br />
chủng), kháng Ceftazidime (2 chủng).<br />
<br />
Tình trạng đề kháng của trực khuẩn Gram<br />
âm không lên men đường<br />
<br />
Biểu đồ 4: Tỉ lệ đa kháng kháng sinh của P.<br />
aeruginosa (n=5)<br />
<br />
Biểu đồ 5: Tỉ lệ đa kháng kháng sinh và kháng diện<br />
rộng của Acinetobacter spp. (nMDR=25, nXDR=9)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở bảng 1 và<br />
bảng 2 tỉ lệ nhiễm Acinetobacter baumannii và<br />
Pseudomonas aeruginosa chiếm tỉ lệ cao nhất trong<br />
nhiễm khuẩn hô hấp, đều này cũng được ghi<br />
nhận trong các nghiên cứu khác ở trên thế<br />
giới(13,4) cũng như ở Việt Nam(11,2). Tỉ lệ phân bố<br />
trực khuẩn Gram âm không lên men của chúng<br />
tôi có sự chênh lệch với nhiều nghiên cứu trong<br />
và ngoài nước. Cụ thể, Acinetobacter baumannii<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với<br />
nghiên cứu Iain Abbott khu vực Châu Á Thái<br />
Bình Dương(7), nghiên cứu Bùi Nghĩa Thịnh tại<br />
BV Cấp cứu Trưng Vương (2010)(2). Nhưng thấp<br />
hơn nghiên cứu của của Nass T. ở Ấn Độ(8),<br />
nghiên cứu của Nguyễn Phú Hương Lan ở BV<br />
<br />
Nhiễm<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bệnh Nhiệt Đới (2010)(11), Phạm Hùng Vân và<br />
nhóm Midas (16 BV năm 2010)(14), nhưng có tỉ lệ<br />
cao hơn so với các nghiên cứu ở khu vực phía<br />
Bắc - BV Bỏng Quốc Gia(7), ở miền Trung – BV<br />
Trung Ương Huế(18). Đối với trực khuẩn<br />
Pseudomonas aeruginosa trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi cao hơn một số quốc gia trên thế giới<br />
như Hoa Kỳ(9), một số nghiên cứu khác ở trong<br />
nước(4,18,14,2), nhưng thấp hơn nghiên cứu của<br />
Nguyễn Phú Hương Lan- Bv bệnh Nhiệt Đới(11),<br />
Nguyễn Như Lâm - Viện Bỏng(7). Sự khác biệt<br />
này có thể do sự kiểm soát nhiễm trùng ở từng<br />
nước và cơ sở y tế, đối tượng bệnh nhân (thở<br />
máy, suy giảm miễm dịch, bỏng,…), mẫu nghiên<br />
cứu, thời gian, cũng như đặc tính vi khuẩn đặc<br />
trưng ở mỗi cơ sở y tế(2). Với tác nhân gây bệnh<br />
khác trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ<br />
Burkholderia cepacia trong bệnh phẩm máu chiếm<br />
tỉ lệ cao nhất so với Acinetobacter baumannii,<br />
Pseudomonas aeruginosa cũng như các bệnh phẩm<br />
khác, đây cũng là điểm khác biệt trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu khác(4,17),<br />
vì nghiên cứu của chúng tôi chỉ phân lập và định<br />
danh nhóm trực khuẩn Gram âm không lên men<br />
đường, trong đó bệnh phẩm máu với tỉ lệ cao nhất là<br />
Burkholderia cepacia. Nhưng ngược lại, có nghiên<br />
cứu khác của Trần Minh Giao tiến hành tại bệnh viện<br />
Nhân Dân Gia Định vào thời gian tháng 06/2008 đến<br />
tháng 05/2009(13), và nghiên cứu của Phạm Hùng<br />
Vân cùng nhóm Midas(14) thực hiện tại 16 bệnh viện<br />
trên cả nước trong thời gian từ 05/2008 đến tháng<br />
11/2009 đều có 45 trường hợp nhiễm, trong khi<br />
nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được 30 trường<br />
hợp trong 7 tháng. Tỉ lệ nhiễm Stenotrophomonas<br />
maltophilia trong nghiên cứu của chúng tôi tương<br />
đồng với nghiên cứu của Huỳnh Văn Bình và<br />
cộng sự tại BV Nhân Dân Gia Định(5), và gần<br />
tương đồng với nghiên cứu của Trần Văn Sĩ thực<br />
hiện tại BV Đa Khoa Kiên Giang trong 10 tháng đầu<br />
năm 2012(17).<br />
Về mức độ đề kháng của chủng Pseudomonas<br />
aeruginosa trong nghiên cứu của chúng tôi còn<br />
nhạy với nhiều kháng sinh. Đây cũng là sự khác<br />
biệt so với các nghiên cứu khác ở trên thế giới và<br />
<br />
477<br />
<br />