PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC <br />
<br />
Khảo sát thực trạng động lực làm việc của người<br />
lao động tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và<br />
những khuyến nghị về chế độ đãi ngộ người lao động<br />
Phạm Quốc Khánh<br />
Phạm Hồng Vân<br />
Ngày nhận: 04/01/2018 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 07/01/2018 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 06/02/2018<br />
<br />
Trong bối cảnh nền kinh tế- xã hội Việt Nam đang nỗ lực phát triển,<br />
chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Ngân hàng Nhà<br />
nước Việt Nam (NHNN) đang nỗ lực không ngừng để thực hiện sứ<br />
mạng và định hướng phát triển. Phát triển nguồn nhân lực ngày càng<br />
giữ vai trò đặc biệt quan trọng tại NHNN, luôn cần phải hoàn thiện<br />
và đổi mới. Hệ thống đánh giá kết quả công việc, đánh giá động lực<br />
làm việc và chế độ đãi ngộ lao động khoa học, thực tế sẽ là cơ sở<br />
chính cho kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của NHNN hiện nay<br />
và trong những năm tới.<br />
Từ khóa: Động lực làm việc; Chế độ đãi ngộ lao động; Khu vực nhà<br />
nước/công<br />
<br />
1. Động lực làm việc của người lao động ở<br />
khu vực Nhà nước<br />
<br />
các hoạt động khác và vì sao họ tiếp tục với các<br />
hoạt động đã chọn, và thường là trong suốt một<br />
khoảng thời gian rất dài, dù phải đối mặt với rất<br />
nhiều vấn đề khó khăn (Lê Quân, 2014). Những<br />
đặc tính quan trọng chung của động lực (Porter,<br />
L.W., Bigley, G.A., & Steers, R.M., 2003):<br />
- Động lực đặc trưng là một hiện tượng cá nhân:<br />
Mỗi cá nhân là duy nhất và các học thuyết tạo<br />
động lực cho phép sự duy nhất này được thể<br />
hiện theo cách này hay cách khác.<br />
- Động lực mang tính chủ ý: Động lực được giả<br />
định là dưới sự kiểm soát của người lao động và<br />
hành vi bị ảnh hưởng bởi động lực.<br />
- Động lực có nhiều mặt: Hai yếu tố của mặt<br />
<br />
1.1. Động lực làm việc<br />
ghiên cứu về động lực làm việc<br />
về cơ bản là việc quan tâm giải<br />
thích vì sao con người lại cư<br />
xử theo một cách nhất định với<br />
câu hỏi cơ bản là: “Vì sao mọi<br />
người làm cái họ làm?”. Động lực có thể mô tả<br />
như phương hướng và sự kiên định của hành vi.<br />
Động lực quan tâm đến việc vì sao con người<br />
lại chọn một chuỗi các hoạt động cụ thể hơn<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
98<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 188+189- Tháng 1&2. 2018<br />
<br />
<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC<br />
<br />
quan trọng nhất là (i) cái khiến con người hành<br />
động (sự đánh thức) và (ii) nỗ lực của một cá<br />
nhân tham gia vào các hành vi mong muốn<br />
(định hướng hay sự lựa chọn của hành vi).<br />
- Mục tiêu của các học thuyết tạo động lực là để<br />
dự đoán hành vi: Động lực bản thân không phải<br />
là hành vi và cũng không phải là sự thực hiện;<br />
Động lực liên quan đến các hành động và lực<br />
lượng bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến sự<br />
lựa chọn các hành động của con người.<br />
Vì vậy, có thể hiểu động lực làm việc là mức độ<br />
ở đó một cá nhân muốn và lựa chọn tham gia<br />
vào các hoạt động cụ thể nhất định trong công<br />
việc.<br />
<br />
vực công và khu vực tư nhân có sự khác biệt,<br />
do vậy cần phải có chính sách phù hợp với từng<br />
nhóm người lao động để tăng động lực làm việc<br />
và nâng cao hiệu quả công việc (Hoàng Thị<br />
Hồng Lộc, 2014).<br />
- Công việc tại khu vực tư nhân có mức độ<br />
thách thức, sự vất vả và trách nhiệm công việc<br />
cao hơn, do vậy người lao động trong khu vực<br />
này quan tâm tới mức độ lợi ích họ thu nhận<br />
được hơn. Đối với khu vực công, người lao<br />
động quan tâm nhiều hơn đến môi trường làm<br />
việc, cơ hội thăng tiến và tổng thu nhập nhận<br />
được (Hoàng Thị Hồng Lộc, 2014; Nguyễn Thị<br />
Phương Lan, 2015).<br />
<br />
1.2. Những đặc điểm cơ bản của người lao<br />
động ở khu vực Nhà nước<br />
<br />
1.3. Mô hình đánh giá các nhân tố tác động<br />
đến động lực người lao động ở khu vực Nhà<br />
nước<br />
<br />
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang<br />
trong quá trình chuyển dịch, trong đó khu vực<br />
Nhà nước (khu vực công) vẫn chiếm một tỷ<br />
trọng lớn. Ở khu vực Nhà nước, các cơ chế,<br />
chính sách đãi ngộ được quy định rõ ràng và có<br />
phần cứng nhắc hơn, song khu vực tư nhân lại<br />
có sự mềm dẻo nhất định. Tuy nhiên, số lượng<br />
lao động mong muốn được làm cho khu vực<br />
công rất nhiều bởi họ yêu thích sự an toàn trong<br />
công việc, mức độ ổn định cao và cạnh tranh<br />
thấp, ngược lại những người yêu thích khu vực<br />
tư nhân lại giải thích rằng sự cạnh tranh là động<br />
lực để họ phát triển và họ sẽ nhận được phần<br />
thưởng xứng đáng. Vậy, sự khác biệt về yếu tố<br />
tạo động lực giữa hai nhóm này cụ thể như thế<br />
nào? Câu trả lời đóng vai trò quan trọng trong<br />
việc giúp cho nhà quản trị hiểu rõ hơn việc lựa<br />
chọn và phát huy khả năng của người lao động<br />
trong từng môi trường công việc.<br />
Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt<br />
giữa các yếu tố tạo động lực giữa khu vực<br />
công và khu vực tư nhân (Zahid Hasnain, Nick<br />
Manning, and Jan Henryk Pierskalla, 2012).<br />
Điều này được giải thích bởi sự khác biệt về<br />
môi trường làm việc, về tính chất công việc và<br />
về cơ chế, chính sách. Tất cả điều này tạo nên<br />
sự khác biệt giữa hai khu vực, từ đó ảnh hưởng<br />
đến các yếu tố tạo động lực cũng như mức độ<br />
quan trọng của từng yếu tố trong từng khu vực:<br />
- Động lực lao động đối với người lao động khu<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
Mô hình lý thuyết được trình bày sau đây dựa<br />
trên sự tham khảo các nghiên cứu trong và<br />
ngoài nước cũng như đặc điểm của cơ quan<br />
Nhà nước: Kết hợp mô hình nghiên cứu của<br />
Abraham (Harold) Maslow (Maslow, A.H,<br />
2000) và thuyết kỳ vọng của Lyman W. Porter<br />
và Edward E. Lawler (Porter, L.W., Bigley,<br />
G.A., & Steers, R.M, 2003), cùng với việc tổng<br />
hợp kết quả các nghiên cứu trong và ngoài<br />
nước, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu<br />
gắn với điều kiện thực tế tại Việt Nam.<br />
Mô hình nghiên cứu gồm hai phần: 1) Nghiên<br />
cứu các nhân tố tạo động lực gắn liền với hoạt<br />
động đặc thù hoạt động; 2) nghiên cứu sự ảnh<br />
hưởng của động lực tới hiệu quả lao động.<br />
2. Khảo sát thực trạng động lực làm việc của<br />
người lao động tại Ngân hàng Nhà nước Việt<br />
Nam<br />
2.1. Chế độ đãi ngộ lao động ở khu vực công/<br />
nhà nước<br />
Đãi ngộ người lao động nhằm tạo động lực<br />
hướng tới việc đạt mục tiêu của tổ chức. Đãi<br />
ngộ là sự thừa nhận và nhìn nhận của doanh<br />
nghiệp về các nỗ lực của nhân viên, là quá trình<br />
bù đắp các hao phí lao động của người lao động<br />
cả về vật chất lẫn tinh thần. Theo quan điểm<br />
<br />
Số 188+189- Tháng 1&2. 2018<br />
<br />
99<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC <br />
<br />
Sơ đồ 1. Mô hình đánh giá các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người<br />
lao động ở khu vực Nhà nước (áp dụng tại NHNNVN)<br />
<br />
Nguồn: Lê Quân (2014), Maslow, A.H. (2000), Porter, L.W., Bigley, G.A., & Steers, R.M. (2003)<br />
và đề xuất của các tác gia<br />
<br />
này, tất cả những gì mà tổ chức có thể đem lại<br />
về giá trị vật chất hay tinh thần với mục đích<br />
mang lại giá trị cho nhân viên dựa trên công<br />
sức lao động của họ đều được xem là đãi ngộ.<br />
Đãi ngộ nhân sự là một quá trình gồm hai hoạt<br />
động có liên quan chặt chẽ đến việc thỏa mãn<br />
hai nhóm nhu cầu cơ bản của người lao động:<br />
Chăm lo đời sống vật chất và chăm lo đời sống<br />
tinh thần. Hai hoạt động này có giới hạn trong<br />
một khung khổ cụ thể- đó là mục tiêu của tổ<br />
chức. Trên thực tế, có rất nhiều hình thức đãi<br />
ngộ khác nhau, tuy nhiên, các chính sách đãi<br />
ngộ có thể phân loại thành hai hình thức: đãi<br />
ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính (Lê<br />
Quân, 2014). <br />
Đãi ngộ tài chính bao gồm các hình thức như<br />
lương, thưởng và các đãi ngộ khác như xe<br />
đưa đón, phụ cấp điện thoại hàng tháng… Các<br />
đãi ngộ này cần minh bạch, công bằng, có<br />
tính cạnh tranh và hợp lý theo năng lực, khả<br />
<br />
100<br />
<br />
Số 188+189- Tháng 1&2. 2018<br />
<br />
năng làm việc, theo chức vụ, quyền hạn, trách<br />
nhiệm… Các tổ chức thường sử dụng một số<br />
chính sách đãi ngộ tài chính như tăng lương,<br />
thưởng theo năng lực và kết quả thực hiện công<br />
việc, các chế độ bảo hiểm, các chương trình hỗ<br />
trợ mua tài sản có giá trị lớn…<br />
Đãi ngộ phi tài chính thể hiện sự động viên tinh<br />
thần và cũng là thể hiện sự tôn trọng đối với<br />
người lao động. Xã hội phát triển, yếu tố tinh<br />
thần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc<br />
sống và lao động. Đây chính là nền tảng để tạo<br />
động lực cho người lao động làm việc hiệu quả<br />
hơn. Các tổ chức thường sử dụng các chính<br />
sách đãi ngộ phi tài chính như thăng chức,<br />
chương trình biểu dương thành tích, trao bằng<br />
khen, các chương trình du lịch, tham quan...<br />
Ở khu vực công, do nhiều nguyên nhân nên chế<br />
độ đãi ngộ người lao động thường gặp những<br />
vấn đề chung như (Ngô Thành Can, 2012;<br />
Nguyễn Thị Phương Lan, 2015):<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
<br />
<br />
- Thể chế và hệ thống pháp luật, quy định<br />
chung về các chế độ lao động cho người lao<br />
động ở khu vực công nên việc tính tới đặc điểm<br />
riêng ở mỗi công việc, nhiệm vụ, khu vực là rất<br />
hạn chế. Cơ chế, chính sách tuyển dụng, bố trí<br />
cán bộ, công chức chưa hợp lý thiếu đồng bộ;<br />
chính sách tiền lương, đãi ngộ bình quân, cào<br />
bằng.<br />
- Mức tiền lương thấp hơn các khu vực tư nhân,<br />
thậm chí có thể không đủ sống. Đây là vấn đề<br />
tạo rủi ro cho người lao động ở khu vực công<br />
khi họ phải tìm cách khác để duy trì cuộc sống<br />
bản thân và gia đình.<br />
- Rủi ro từ môi trường làm việc trì trệ, quan<br />
liêu, việc tuyển dụng, định giá, bổ nhiệm công<br />
chức thiếu công khai, minh bạch, chưa thật sự<br />
dựa trên tiêu chí năng lực...<br />
- Chiến lược phát triển và các kế hoạch bộ phận<br />
thường chưa được áp dụng ở các tổ chức thuộc<br />
khu vực Nhà nước.<br />
2.2. Bảng hỏi, phạm vi và tổ chức khảo sát<br />
Bộ câu hỏi này được xây dựng dựa trên mô<br />
hình nghiên cứu đề xuất, phù hợp với đặc điểm<br />
của NHNN với vị thế là cơ quan quản lý Nhà<br />
nước, Ngân hàng Trung ương của Việt Nam.<br />
Các nhóm câu hỏi nhằm đo lường, phân tích<br />
sự ảnh hưởng của cá yếu tố tác động đến động<br />
lực và thực trạng động lực làm việc của cán bộ<br />
nhân viên NHNN: Nhu cầu cá nhân, đặc điểm<br />
công việc, điều kiện làm việc, mối quan hệ<br />
trong công việc, cơ chế khen thưởng, đào tạo và<br />
thăng tiến, ghi nhận thành tích và khẳng định<br />
bản thân, tiền lương và phụ cấp. Bên cạnh đó,<br />
bảng hỏi gồm 02 nhóm về hiệu quả làm việc và<br />
thái độ làm việc. Bảng khảo sát được xây dựng<br />
gồm nhóm câu hỏi:<br />
○○ Thông tin cá nhân: Biến khảo sát gồm 7 câu<br />
hỏi về những thông tin cơ bản của cán bộ công<br />
nhân viên NHNN như: giới tính, độ tuổi, trình<br />
độ học vấn, đơn vị công tác, thâm niên công<br />
tác, nhiệm vụ, tính chất công việc được giao.<br />
Các câu hỏi được tham khảo và thiết kế dựa<br />
trên đặc điểm công việc có tính ảnh hưởng tới<br />
động lực làm việc của nhân viên tại NHNN.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC<br />
<br />
○○ Nhu cầu cá nhân (03 câu hỏi): Nhằm mục<br />
đích khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng ở giác<br />
độ các nhu cầu cá nhân của cán bộ- công chức<br />
khi làm việc tại NHNN.<br />
○○ Đặc điểm công việc (11 câu hỏi): Nhằm mục<br />
đích khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng ở giác<br />
độ đặc điểm công việc của cán bộ- công chức<br />
khi làm việc tại NHNN.<br />
○○ Điều kiện làm việc (03 câu hỏi): Nhằm mục<br />
đích khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng ở giác<br />
độ các điều kiện làm việc của cán bộ- công<br />
chức khi làm việc tại NHNN.<br />
○○ Mối quan hệ trong công việc (04 câu hỏi):<br />
Nhằm mục đích khảo sát, đánh giá mức độ hài<br />
lòng ở giác độ mối quan hệ trong công việc của<br />
cán bộ- công chức khi làm việc tại NHNN.<br />
○○ Cơ chế khen thưởng (08 câu hỏi): Nhằm<br />
mục đích khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng ở<br />
giác độ thực hiện cơ chế khen thưởng của cán<br />
bộ- công chức khi làm việc tại NHNN.<br />
○○ Đào tạo và thăng tiến (06 câu hỏi): Nhằm<br />
mục đích khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng ở<br />
giác độ được đào tạo và thăng tiến của cán bộcông chức khi làm việc tại NHNN.<br />
○○ Ghi nhận thành tích- khẳng định bản thân<br />
(09 câu hỏi): Nhằm mục đích khảo sát, đánh<br />
giá mức độ hài lòng ở giác độ được ghi nhận<br />
thành tích- khẳng định bản thân của cán bộcông chức khi làm việc tại NHNN.<br />
○○ Lương (05 câu hỏi): Nhằm mục đích khảo<br />
sát, đánh giá mức độ hài lòng ở giác độ tiền<br />
lương của cán bộ- công chức khi làm việc tại<br />
NHNN.<br />
○○ Hiệu quả làm việc (04 câu hỏi): Nhằm mục<br />
đích khảo sát việc tự đánh giá về hiệu quả làm<br />
việc của cán bộ- công chức khi làm việc tại<br />
NHNN.<br />
○○ Thái độ làm việc (04 câu hỏi): Nhằm mục<br />
đích khảo sát việc tự đánh giá về thái độ làm<br />
<br />
Số 188+189- Tháng 1&2. 2018<br />
<br />
101<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC <br />
<br />
Bảng 1. Danh sách người lao động làm việc tại NHNN được khảo sát ý kiến<br />
1<br />
<br />
Văn phòng và các Vụ thuộc NHNN<br />
<br />
10 phiếu/ đơn vị<br />
<br />
14 đơn vị<br />
<br />
2<br />
<br />
Cục Công nghệ, Cục Quản trị, Cục Phòng chống rửa tiền<br />
<br />
20 phiếu/ đơn vị<br />
<br />
03 đơn vị<br />
<br />
3<br />
<br />
Sở Giao dịch NHNN<br />
<br />
20 phiếu<br />
<br />
01 đơn vị<br />
<br />
4<br />
<br />
Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng<br />
<br />
30 phiếu<br />
<br />
01 đơn vị<br />
<br />
5<br />
<br />
Chi nhánh thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hồ Chí<br />
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.<br />
<br />
30 phiếu/ tỉnh<br />
<br />
05 thành phố<br />
<br />
6<br />
<br />
Chi nhánh miền Bắc: Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên; Quảng<br />
Ninh, Bắc Ninh, Lạng Sơn; Nam Định, Hà Nam, Thanh Hoá.<br />
<br />
20 phiếu/ tỉnh<br />
<br />
09 tỉnh<br />
<br />
7<br />
<br />
Chi nhánh miền Trung: Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế,<br />
Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hoà, Đắc Lắc.<br />
<br />
20 phiếu/ tỉnh<br />
<br />
07 tỉnh<br />
<br />
8<br />
<br />
Chi nhánh miền Nam: Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Dương,<br />
Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bến Tre, Kiên Giang.<br />
<br />
20 phiếu/ tỉnh<br />
<br />
07 tỉnh<br />
<br />
Tổng số phiếu gửi đi:<br />
<br />
860 phiếu<br />
<br />
Tổng số phiếu thu về:<br />
<br />
534 phiếu<br />
<br />
Tổng số phiếu hợp lệ để xử lý:<br />
<br />
454 phiếu<br />
Nguồn: Nhóm nghiên cứu<br />
<br />
việc của cán bộ- công chức khi làm việc tại<br />
NHNN.<br />
Thang đo Likert được sử dụng với với 5 mức<br />
độ từ 1 đến 5 và có giải thích tuỳ theo tính chất<br />
câu hỏi. Ngoài ra, bảng hỏi cũng có thêm một<br />
câu hỏi mở nhằm lấy ý kiến của người trả lời.<br />
2.3. Kết quả khảo sát<br />
2.3.1. Thực hiện khảo sát và thống kê dữ liệu<br />
Trong tháng 12/2016 đến 05/2017, chúng tôi<br />
tiến hành khảo sát ý kiến cán bộ đang làm ở các<br />
vụ, cục và chi nhánh NHNN ở các tỉnh thành<br />
với tổng số cán bộ- công chức được gửi bảng<br />
hỏi là người theo bộ câu hỏi tại 2.2. Trong quá<br />
trình điều tra, nhóm nghiên cứu nhận được sự<br />
hỗ trợ từ Phòng Tổng hợp thuộc Vụ Tổ chứcCán bộ NHNN gửi các bảng hỏi đến các vụ, cục<br />
và chi nhánh, cụ thể tại bảng 1.<br />
Dựa trên dữ liệu và phền mềm xử lý dữ liệu<br />
SPSS cho thấy: Giá trị trung bình của các thang<br />
đo có giá trị >3 (ngưỡng trung bình của thang<br />
đo Likert 5) với sai số chuẩn