intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp giúp nâng cao kết quả học tập các môn kế toán của sinh viên đại học chính quy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu "Một số giải pháp giúp nâng cao kết quả học tập các môn kế toán của sinh viên đại học chính quy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" tác giả thực hiện các kỹ thuật phỏng vấn sâu đối với mẫu nghiên cứu thử nghiệm trên 20 sinh viên, sau đó tác giả gửi phiếu khảo sát cho hơn 200 sinh viên đang theo học ngành kế toán tại hệ đại học chính quy để đánh giá về thực trạng học tập các môn kế toán cũng như tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán của sinh viên hệ đại học chính quy để làm cơ sở đưa ra các đề xuất giúp sinh viên có thể cải thiện kết quả học tập trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp giúp nâng cao kết quả học tập các môn kế toán của sinh viên đại học chính quy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔN KẾ TOÁN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hà Thị Thuỷ* Khoa Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. * Tác giả liên hệ: thuyht@uef.edu.vn TÓM TẮT Các môn học về Kế toán tại hệ đại học thường được nhận xét là các môn khó, có tính chuyên môn cao, yêu cầu người học cần có các tư duy về tính toán, phân tích và sự cẩn thận, điều này đã gây không ít khó khăn cho các sinh viên học các môn kế toán tại các trường đại học. Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện các kỹ thuật phỏng vấn sâu đối với mẫu nghiên cứu thử nghiệm trên 20 sinh viên, sau đó tác giả gửi phiếu khảo sát cho hơn 200 sinh viên đang theo học ngành kế toán tại hệ đại học chính quy để đánh giá về thực trạng học tập các môn kế toán cũng như tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán của sinh viên hệ đại học chính quy để làm cơ sở đưa ra các đề xuất giúp sinh viên có thể cải thiện kết quả học tập trong thời gian tới. Từ khóa: Môn học kế toán; Kết quả học tập, Sinh viên đại học chính quy 1. Giới thiệu Kế toán là một trong những lĩnh vực không chỉ đòi hỏi tính chuyên môn cao mà còn đòi hỏi các vấn đề liên quan đến đạo đức khi hành nghề kế toán. Do là một trong những ngành nghề có tính chuyên môn sâu, vì vậy việc học các môn kế toán của sinh viên sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định. Để đáp ứng được yêu cầu của ngành này, cải thiện kết quả học tập các môn kế toán là điều vô cùng quan trọng. Việc cải thiện kết quả học tập các môn kế toán giúp người học trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng phù hợp để áp dụng vào công việc thực tế. Với nền tảng kiến thức và kỹ năng tốt, người học có thể thực hiện các nhiệm vụ kế toán một cách hiệu quả và chính xác, giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc cải thiện kết quả học tập các môn kế toán cũng giúp người học tốt hơn trong việc cạnh tranh trên thị trường lao động. Những người có kết quả học tập tốt và có kiến thức và kỹ năng phù hợp sẽ được đánh giá cao hơn và có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn trong tương lai. Trên thực tế, sinh viên học tập các môn kế toán nói chung và sinh viên chuyên ngành kế toán nói riêng gặp rất nhiều khó khăn khi học tập các môn học về kế toán. Thông qua các nghiên cứu trước đã được thực hiện liên quan đến chủ đề về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên nói chung, và sinh viên chuyên ngành kế toán nói riêng đã chỉ ra rằng có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập môn kế toán như: môi trường học tập, chương trình đào tạo (Nur Syazwani Mohammad Fadzillah và các cộng sự, 2020), động lực học tập cá nhân (Reschiwati, Mustanwir Zuhri, 2021), đội ngũ giảng viên (Mohamed M. Tailab, 2013). Bên cạnh đó, các trường đại học hệ chính quy đào tạo các khối ngành kinh tế, tài chính cũng gặp không ít khó khăn trong việc hướng dẫn sinh viên tiếp cận các môn học có liên quan tới kế toán. Việc thiết kế bài giảng giúp sinh viên có thể “học đi đôi với hành” còn nhiều hạn chế (Fatma Temelli, 2018). Kết quả, sinh viên học một, hoặc nhiều môn có kiến thức nền về kế toán không thực sự hiểu, không nắm rõ quy trình cơ bản dẫn tới khó khăn trong việc tiếp cận và hành nghề trong tương lai. Xuất phát từ các lý do trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán của sinh viên hệ chính quy tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm giúp nâng cao kết quả học tập của sinh viên đối với các môn học liên quan đến kế toán. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Khái niệm và phân loại về kết quả học tập GPA là thang đo đánh giá kết quả học tập ở bậc Đại học, Cao đẳng của sinh viên. Nó được viết tắt từ cụm từ Grade Point Average (Chứng chỉ GPA). Đây được xem là 1 chỉ số đánh giá kết quả học tập, được hệ thống giáo dục của nhiều 440
  2. nước sử dụng. Thông qua điểm GPA đó nhà trường sẽ có cái nhìn tổng quan về trình độ học thuật cũng như mức độ nỗ lực, cố gắng trong học tập của các học sinh, sinh viên. Thông qua điểm GPA các bạn cũng sẽ nhìn nhận được một năm học của mình đã đạt được những thành tích gì đáng kể. Thang điểm 4 sẽ được dùng để tính điểm GPA môn học, học kì, năm học và trung bình chung tích lũy toàn khóa của sinh viên bậc đại học, cao đẳng. Thang điểm 4 hầu như đều được áp dụng cho phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Xếp loại bằng tốt nghiệp Bằng Xuất sắc: Điểm GPA luỹ kế từ 3.60 – 4.00. Bằng Giỏi: Điểm GPA luỹ kế từ 3.20 – 3.59. Bằng Khá: Điểm GPA luỹ kế từ 2.50 – 3.19. Bằng Trung bình: Điểm GPA luỹ kế từ 2.00 – 2.49. ❖ Xếp loại học lực theo học kỳ và năm học: Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00 . Tương ứng với điểm A. Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59. Tương ứng với điểm B. Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19. Tương ứng với điểm C. Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49. Tương ứng với điểm D. Yếu: Điểm GPA dưới 2.00. Tương ứng với điểm F. 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán dựa trên các nghiên cứu có liên quan. ❖ Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy Trong môi trường Đại học, sinh viên có thể tiếp cận với nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau như: Giảng dạy trực tiếp ở trường lớp, giảng dạy thông qua các phần mềm trực tuyến, giảng dạy thông qua các hoạt động, trải nghiệm thực tế,.....Mỗi phương pháp giảng dạy sẽ mang tới giá trị truyền đạt kiến thức tốt nhất tùy vào đối tượng và nội dung kiến thức muốn truyền tải khác nhau. Đối với việc học tập những môn học đòi hỏi sự tính toán, Logic cao như các môn học Kế toán ở bậc Đại học hiện nay, mỗi giáo viên ở mỗi trường Đại học khác nhau trên Địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh lại lựa chọn cho mình những phương pháp dạy học riêng mà theo họ là phù hợp. Qua đó, tạo nên sự ảnh hưởng đáng kể tới sự lĩnh hội kiến thức của sinh viên khi học những môn học này ở các trường khác nhau. Hiện tại rất cần một phương pháp giáo dục mới lấy người học làm trung tâm hay còn gọi là học qua trải nghiệm. Với phương pháp này, học viên sẽ được học qua những ví dụ minh hoạ, tình huống và bài tập sinh động dựa trên sự hoạt động của bộ não. Vì vậy, phương pháp giảng dạy là yếu tố luôn cần cập nhật và đổi mới, phát triển cho phù hợp với đà phát triển của nền Kinh tế, Xã hội. ❖ Phương pháp học tập Phương pháp học tập đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn kế toán. Việc học tập một cách thụ động và không có phương pháp học tập rõ ràng đã làm khả năng lĩnh hội kiến thức của sinh viên bị giảm sút, đặc biệt đối với sinh viên chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán khi khối lượng kiến thức chuyên ngành là rất lớn trong khi thời gian học tập trên trường còn nhiều hạn chế. Bởi lẽ đó, sinh viên cần tự trang bị cho bản thân khả năng tự học cùng phương pháp học tập hiệu quả nhất phù hợp với đặc thù của từng môn học. ❖ Động lực học tập Động lực học tập đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, đặc biệt là trong các môn Kế toán. Động lực đúng đắn sẽ giúp người học nâng cao tư duy phản biện và khả năng tự chủ giúp người học trở nên nhiệt tình, cùng chiều và thoải mái trong học tập và đóng góp vào sự thành công công của người học” (Hoàng Thu Hiền và Hoàng Thị Phương Lan, 2021). Động lực học tập cũng giúp sinh viên vượt qua khó khăn, thách thức trong quá trình học tập môn phức tạp này, không từ bỏ trước những khó khăn. Thúc đẩy sự sáng tạo và cách tiếp cận linh hoạt trong học tập, động lực giúp sinh viên tạo ra những phương pháp học tập mới, đưa kiến thức vào bài tập thực tế một cách sáng tạo. Như vậy, có thể hiểu việc tự tạo ra động lực cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao kết quả học tập. Do đó, nhóm tác giả xác định nhân tố “Động lực học tập” là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến kết quả học tập các môn kế toán của sinh viên. ❖ Nguồn tài nguyên học tập 441
  3. Tài nguyên học tập không chỉ là nguồn thông tin cung cấp kiến thức, mà còn giúp sinh viên phát triển kỹ năng đọc, viết, suy luận và nghiên cứu. Ngoài ra, Tài nguyên học tập còn giúp xây dựng cơ sở kiến thức, mở rộng sự hiểu biết và tạo điều kiện cho sự tự học. Nguồn tài nguyên học tập đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập và đạt được thành công trong quá trình học tập của học sinh và sinh viên. Một môi trường học tập có nguồn tài liệu phong phú sẽ giúp cho giảng viên chuẩn bị và cập nhật bài giảng đầy đủ, còn sinh viên có điều kiện để đọc và nghiên cứu bài học kỹ hơn qua cách tiếp cận vấn đề khác nhau giữa các tài liệu (Nhung và Toàn, 2011). Thông qua nghiên cứu tài liệu và tự học, sinh viên có cơ hội phát triển nhiều kỹ năng quan trọng, cần thiết cho nghề nghiệp trong tương lai như: kỹ năng thu thập, phân loại, tổng hợp, xử lý, phân tích, đánh giá, kỹ năng đọc và tóm tắt tài liệu; giúp sinh viên thích nghi với tinh thần học tập suốt đời và hình thành tư duy sáng tạo. ❖ Kỹ năng sử dụng công nghệ phục vụ việc học Công nghệ đã và đang được thử nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có ngành Kế toán. Ngày nay, công nghệ được ứng dụng bởi nhiều hình thức khác nhau trong học tập. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy thông qua đại dịch Covid 19, việc triển khai đào tạo từ xa đã khuyến khích tất cả học sinh tìm kiếm cách học tập tốt nhất để đạt được kết quả cao. Sinh viên sử dụng Internet như một phương tiện học tập từ xa để hỗ trợ quá trình học tập thông qua các khóa học tập trực tuyến, Youtube, Zoom, Google Meet, Microsoft Teams…Việc tích hợp công nghệ vào quá trình học tập đem đến nhiều lợi ích quan trọng, nó mở ra cánh cửa đa dạng và linh hoạt cho học sinh, giúp họ tiếp cận với nguồn tư liệu và kiến thức từ khắp nơi trên thế giới. Công nghệ thúc đẩy sự tự học và tự quản lý bằng cách cung cấp các tài liệu học trực tuyến và khóa học linh hoạt, giúp học sinh tùy chỉnh quá trình học theo nhu cầu cá nhân. Ngoài ra, công nghệ còn giúp sinh viên học một cách hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và tài nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giảng dạy và học tập. Qua việc sử dụng công nghệ, sinh viên phát triển kỹ năng sống và kỹ năng công nghệ cần thiết cho tương lai. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu là dừng lại ở việc khám phá các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán của sinh viên chính quy tại đại học trên địa bàn TP.HCM, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính gồm các kỹ thuật như sau: Tổng hợp, phân tích các nghiên cứu, các tài liệu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên nói chung và kết quả học tập các môn kế toán nói riêng để có cái nhìn khái quát về các yếu tố được cho là ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên. Phỏng vấn trực tiếp các sinh viên đã và đang học các môn kế toán tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM trong năm học 2022 - 2023 để tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán của sinh viên trong bối cảnh hiện tại. Gửi phiếu khảo sát thông qua công cụ google form để khảo sát ý kiến sinh viên đang học tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM về các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán. Do nghiên cứ này không nhằm mục đích kiểm định mức độ tác động của từng nhân tố đến kết quả học tập nên phương pháp định lượng không được tác giả sử dụng. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ❖ Kết quả từ phỏng vấn chuyên sâu Dựa trên kết quả phỏng vấn trực tiếp 20 sinh viên đã và đang học các môn kế toán trong các học kỳ 1; 2 của năm học 2022 - 2023 về các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán. Kết quả được ghi nhận như sau: 442
  4. Hình 1: Kết quả phỏng vấn người học về các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn học kế toán. Nguồn: Tác giả Như vậy ngoài năm yếu tố được cho là có ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán của sinh viên đại học chính quy thì còn các yếu tố bên ngoài khác cũng được một số sinh viên đưa ra trong tình huống họ gặp phải như: hoàn cảnh gia đình (mức độ quan tâm của cha mẹ, hạnh phúc gia đình) bạn bè chơi thân cùng lớp (chơi với bạn bè học khá và giỏi trở lên sẽ tạo động lực đẩy người học về phía trước và nỗ lực theo bạn bè); mạng xã hội (ticktok; Facebook, youtube...chiếm nhiều thời gian dẫn đến không kiểm soát và ảnh hưởng tới thời gian dành cho học tập). Để tìm kiếm thêm thông tin về việc có sự khác nhau trong nhận thức về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới kết quả học tập giữa các nhóm sinh viên có học lực khác nhau hay không, tác giả đã chia nhóm phỏng vấn theo học lực (Xếp loại học lực theo A; B; C; D) và tiếp tục phỏng vấn sâu theo từng nhân tố. Kết quả phỏng vấn theo từng nhóm sinh viên theo học lực khác nhau được thể hiện như sau: Hình 2: Kết quả phỏng vấn sâu về các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập theo nhóm từng nhóm học lực khác nhau. Ngoài việc tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán của các nhóm sinh viên phân loại theo học lực, tác giả cũng đồng thời phân loại nhóm sinh viên phỏng vấn sâu theo năm học (sinh viên năm 1; sinh viên năm 2; sinh viên năm 3; sinh viên năm 4), mục đích của việc phân loại này là để đánh giá xem liệu có phải các môn kế toán chuyên ngành càng sâu thì càng khó và ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên hay không? đây cũng là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu của học tập của sinh viên học Kế toán. Kết quả phỏng vấn theo nhóm trong trường hợp này được thể hiện như sau: 443
  5. 120% 100% 80% 60% 40% 20% 0% Phương pháp Phương pháp Động cơ học Tài nguyên Kỹ năng ứng Khác học tập giảng dạy tập học tập dụng công nghệ trong tự học SV Năm 1 SV Năm 2 SV Năm 3 SV Năm 4 Hình 3: Kết quả phỏng vấn các nhóm sinh viên phân loại theo năm học về các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán ❖ Kết quả nghiên cứu từ phân tích dữ liệu thông qua phiếu khảo sát Sau khi thực hiện các đợt phỏng vấn sâu với các nhóm sinh viên đã và đang học các môn kế toán để khám phá ra các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập, tiếp theo tác giả thực hiện khảo sát đối với mẫu lớn hơn được gửi tới cho các sinh viên đang theo học ngành kế toán tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM để tiếp tục phân tích các nội dung như trong mẫu phỏng vấn nhằm tìm kiếm sực đồng nhất hoặc khác biệt về kết quả giữa các nhóm. Kết quả khảo sát thu về được 220 phản hồi từ 12 trường đại học khác nhau với các thông tin thống kê mô tả như sau: 10% 17% 40% 5 7 33% Trường công Trường Tư Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 25% 20% 22% 33% Xếp loại A Xếp loại B Xếp loại C Xếp loại D Hình 4: Kết quả thống kê mô tả về mẫu khảo sát Dựa trên kết quả thu được từ 220 phiếu khảo sát đạt đủ yêu cầu về thông tin, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu và cho ra kết quả như sau: 444
  6. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán Kỹ năng ứng dụng công nghệ… Động cơ học tập Phương pháp học tập 0 50 100 150 200 250 Không đồng ý Đồng ý Hình 5: Kết quả khảo sát nhóm chung về các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán SV Năm 4 SV Năm 3 SV Năm 2 SV Năm 1 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Khác Kỹ năng ứng dụng công nghệ trong tự học Tài nguyên học tập Động cơ học tập Phương pháp giảng dạy Phương pháp học tập Hình 6: Kết quả khảo sát theo năm học của sinh viên về các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán Khác Kỹ năng ứng dụng công nghệ trong tự học Tài nguyên học tập Động cơ học tập Phương pháp giảng dạy Phương pháp học tập 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Xếp loại D Xếp loại C Xếp loại B Xếp loại A Hình 7: Kết quả phân tích dữ liệu từ khảo sát sinh viên theo nhóm học lực Dựa trên các dữ liệu thu thập được từ kết quả khảo sát, có thể thấy rằng giữa các nhóm sinh viên có học lực khác nhau và các nhóm sinh viên phân loại theo năm học tại đại học đều có chung quan điểm đánh giá rằng, các yếu tố chính ảnh hưởng tới kết quả học tập của họ là: Phương pháp học tập; phương pháp giảng dạy của giảng viên; tài nguyên học 445
  7. tập bổ trợ; động lực học tập cá nhân, kỹ thuật sử dụng công nghệ trong khai thác và tự học. Ngoài ra, sinh viên cũng cho biết, ngoài các yếu tố trên còn có những yếu tố bên trong và bên ngoài khác tác động đến kết quả học tập các môn kế toán như: Sự kiểm soát cá nhân trong sử dụng mạng xã hội, các yếu tố về sự quan tâm của gia đình, hạnh phúc nền tảng gia đình....đây là những thông tin quan trọng để các cơ sở giáo dục đại học quan tâm hơn nữa tới sinh viên trong quá trình đào tạo. Ngoài những kết quả đồng ý chung của các sinh viên được khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập các môn kế toán, phân tích sâu dữ liệu tác giả nhận thấy giữa các nhóm sinh viên có học lực khác nhau và giữa các nhóm sinh viên thuộc các năm học khác nhau thì sẽ có mức độ nhận định khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả học tập, một số kết quả chỉnh có thể chỉ ra dựa trên biểu đồ hình 5 và hình 6 như sau: Đối với nhóm sinh viên có học lực xếp loại A thì cho rằng, phương pháp học tập là quan trọng, tiếp đến là động cơ học tập, tài nguyên học tập, điều này có thể là do những sinh viên học tập tốt các môn kế toán là có động cơ lựa chọn môn học này ngay từ đầu do yêu thích và do muốn làm nghề kế toán, ngoài ra học có phương pháp học tập tốt và từ đó chỉ cần nguồn tài nguyên học tập đầy đủ thì họ cũng có thể tự học, ngoài ra nhóm này cũng có kỹ năng sử dụng công nghệ tốt để phục vụ cho việc học trong chương trình. Trong khi đó, đối với nhóm sinh viên có học lực thấp hơn thì lại cho rằng phương pháp giảng dạy của giảng viên có tác động nhiều, điều này có thể do họ chưa có phương pháp học tập chủ động và hiệu quả nên cần nhiều tới sự giảng dạy chi tiết và hiệu quả của giảng viên, ngoài ra động lực học tập cũng ảnh hưởng tới nhóm này, điều này có thể là do họ bị gia đình định hướng và ép học ngành mà học không yêu thích, do đó họ không có động lực học tập và dấn đến kết quả chưa cao. Kết quả khảo sát dựa trên phân loại sinh viên theo khoá học cũng cho thấy, đối với sinh viên năm nhất, năm 2 thì họ cho rằng phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng như nguồn tài nguyên học tập sẽ ảnh hưởng nhiều tới kết quả học tập của họ, điều này cũng khá phù hợp vì việc mới thay đổi môi trường học tập lên bậc đại học thì người học sẽ cần nắm bắt kỹ phương pháp giảng dạy của giảng viên, ngoài ra sinh viên đại học cũng cần phải tự học nhiều hơn so với học sinh nên họ cần đến nguồn tài liệu hỗ trợ cho họ tốt hơn việc học. 4. Kết luận và đề xuất giải pháp Dựa trên các kết quả phân tích được từ dữ liệu khảo sát, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giúp sinh viên nâng cao hiệu quả học tập các môn kế toán như sau: Thứ nhất: Đối với sinh viên năm nhất, Nhà trường nên tổ chức các buổi tập huấn về phương pháp học tập tại đại học, trong đó tập huấn chuyên sâu về phương pháp học tập các môn chuyên môn theo từng ngành học để giúp các em có được công cụ hiểu quả trong học tập đó là phương pháp học tập khoa học và phù hợp. Thứ hai: Cũng đối với các em sinh viên năm nhất thì phương pháp giảng dạy của giảng viên đối với nhóm này là rất quan trọng, vì không những giảng viên giảng dạy chi tiết hơn cho các em mà còn phải kết hợp tư vấn nghề nghiệp cho các em hiểu rõ về triển vọng nghề nghiệp, qua đó giúp các em có thêm động lực của nghề mà ưu tiên nhiều hơn và có động lực học tập tốt hơn các môn của ngành và chuyên ngành. Thứ ba: Kết quả khảo sát cũng cho thấy, những sinh viên có kết quả học tập chưa tốt thì cho rằng họ ít sử dụng công nghệ để hỗ trợ cho việc học, như vậy các trường học cũng nên có các buổi tập huấn hoặc đưa vào chương trình đào tạo các khoá ngắn hạn nhằm phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ trong việc tìm kiếm tài liệu và tự học của sinh viên. Thứ năm: Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, nguồn tài nguyên học tập ảnh hưởng tới kết quả học tập của họ, đặc biệt là sinh viên năm 3, năm 4 khi mà khả năng tự học được cải thiện hơn và các môn chuyên ngành khó hơn nên cần cung cấp cho học nguồn tài liệu học tập chuyên môn đầy đủ để phát huy khả năng tự học cũng như tham khảo để nâng cao chuyên môn cho sinh viên. Thứ sáu: Dựa trên phần ý kiến khác của sinh viên cho rằng, sự quan tâm của gia đình và hạnh phúc nền tảng của gia đình cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập của họ, điều này chứng tỏ rằng, nhà trường cần phối hợp với gia đình để thể hiện các cách thức quan tâm và chăm sóc việc học của các em hơn nữa, vì việc giáo dục không phải là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm chăm sóc của gia đình để các em luôn có cảm xúc tích cực trong cuộc sống và trong việc học. 446
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Hữu Tài và ctv. (2016). Các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên – ví dụ thực tiễn tại Trường Đại học Lạc Hồng. Tạp chí Khoa học Lạc Hồng, 5, 1- 6. 2. Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt. (2016). Phân tích các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên Kinh tế Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 46, 107-115. 3. Lê Hoàng Phương và cộng sự. (2024). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học môn kế toán tài chính của sinh viên chuyên ngành kế toán. Tạp chí Kế toán và kiểm toán. 4. Masanori Matsumoto, Bond University; Yasuko Obana University of Queensland. (2001). Factors that motivate learning motivation and persistence in work learn Japanese like an outsider. New Zealand Journal of Asian Studies, 1 (6), 59-86. 5. Mai Thị Trúc Ngân và ctv. (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên khối kinh tế trường Đại học quốc tế Hồng Bàng. Tạp chí Giáo dục, 472, 22-28 6. Nguyễn Bá Châu. (2018). Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Hồng Đức, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt, 147-150. 7. Nguyễn Thùy Dung, Phan Thị Thục Anh. (2012). Những nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên: Nghiên cứu tại một trường ở đại học Hà Nội. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số đặc biệt, 24-30. 8. Nguyễn Trọng Nhân, Trương Thị Kim Thủy. (2014). Những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên ngành Việt Nam học Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 33, 106-113. 447
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2