NHẬN DIỆN RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH <br />
AN NINH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ mang lại nhiều cơ hội lẫn thách <br />
thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để có đủ năng lực cạnh tranh các doanh <br />
nghiệp phải có năng lực tài chính vững mạnh. Bài viết nêu ra một số rủi ro tác <br />
động đến năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, từ đó gợi ý giải <br />
pháp nhằm khắc phục tình trạng bất ổn, giúp doanh nghiệp ổn định an ninh tài <br />
chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.<br />
<br />
Tổng quan về tài chính doanh nghiệp và an ninh tài chính doanh nghiệp<br />
Tài chính doanh nghiệp<br />
Về lý thuyết, tài chính doanh nghiệp (DN) là tổng hợp những mối quan hệ kinh tế được thể <br />
hiện dưới hình thức giá trị giữa DN với các chủ thể khác trong nền kinh tế gắn liền với quá <br />
trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu của DN.<br />
Các quan hệ tài chính DN gồm: Quan hệ tài chính giữa DN và Nhà nước: Thể hiện khi DN <br />
nộp thuế và khi Nhà nước góp vốn cho DN; Quan hệ giữa DN và các chủ thể kinh tế khác: <br />
Quan hệ giữa DN với các tổ chức tín dụng gắn liền với hoạt động huy động vốn của DN và <br />
quan hệ giữa DN với các nhà cung cấp và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; Quan hệ trong nội bộ <br />
DN: Quan hệ giữa chủ DN với cấp dưới…<br />
Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, tài chính DN có vai trò rất lớn đối với sự cạnh tranh và <br />
phát triển của DN. Cụ thể:<br />
Vai trò huy động và đảm bảo cung cấp vốn kịp thời, đầy đủ với chi phí huy động hợp <br />
lý: Trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh, các DN đều phát sinh nhu cầu vốn ngắn <br />
hạn và dài hạn. Do đó, tài chính DN có vai trò xác định lượng vốn thiếu hụt cần huy động và <br />
lựa chọn hình thức và phương pháp huy động đảm bảo cho DN được hoạt động liên tục, <br />
hiệu quả.<br />
Vai trò tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả: Hiệu quả hoạt <br />
động kinh doanh của DN phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Tài chính DN <br />
đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả <br />
năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án đầu tư, từ đó góp phần lựa chọn dự án đầu tư <br />
tối ưu. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để DN có thể nắm <br />
bắt được các cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ DN, cùng với việc <br />
sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất một cách hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc <br />
đẩy người lao động gắn bó với DN, từ đó nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, <br />
nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN.<br />
Vai trò giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh <br />
của DN: Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ tiêu tài <br />
chính, lãnh đạo và các nhà quản lý DN có thể đánh giá tổng hợp và kiểm soát được các mặt <br />
hoạt động của DN; phát hiện kịp thời những tồn tại hay khó khăn, vướng mắc trong sản <br />
xuất, kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định để điều chỉnh các hoạt động phù hợp <br />
với diễn biến thực tế kinh doanh.<br />
An ninh tài chính doanh nghiệp<br />
An ninh tài chính doanh nghiệp chỉ một trạng thái ổn định về tình hình tài chính trong giới <br />
hạn an toàn theo các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá nhất định. Trong đó, khái niệm ổn <br />
định được hiểu là các hoạt động liên quan đến tiền và tương đương tiền phải diễn ra bình <br />
thường, không biến động đột ngột, gồm tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, đầu tư tài <br />
chính, các khoản phải thu người mua hàng...<br />
Theo các chuyên gia kinh tế, an ninh tài chính DN chỉ một trạng thái ổn định về tình hình tài <br />
chính DN trong giới hạn an toàn theo các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá nhất định. Trong <br />
đó, khái niệm ổn định được hiểu là các hoạt động liên quan đến tiền và tương đương tiền <br />
phải diễn ra bình thường, không biến động đột ngột, gồm tiền và tương đương tiền, hàng <br />
tồn kho, đầu tư tài chính, các khoản phải thu người mua hàng... Khái niệm an toàn là mọi <br />
hoạt động liên quan đến tài sản và nguồn vốn không bị rủi ro, mất mát khi DN gặp phải rủi <br />
ro trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh.<br />
Như vậy, về bản chất, an ninh tài chính DN là mức độ an toàn hợp lý được chấp nhận trong <br />
hoạt động tài chính của DN thông qua các chỉ tiêu tài chính như các hệ số đánh giá khả năng <br />
thanh toán, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở <br />
hữu…<br />
Nhận diện các rủi ro tài chính của doanh nghiệp Việt Nam<br />
Với khái niệm về an ninh tài chính DN trên thì trong quá trình hoạt động kinh doanh, DN có <br />
thể phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và những rủi ro này đều liên quan trực tiếp hoặc gián <br />
tiếp đến an ninh tài chính của các DN. Qua thực tế, các DN Việt Nam có thể đối mặt với các <br />
loại rủi ro sau:<br />
Rủi ro pháp lý: Xảy ra khi DN nâng khống giá trị tài sản để vay vốn, che giấu lợi nhuận khi <br />
khai thuế, che giấu thông tin, báo cáo tài chính không trung thực…<br />
Rủi ro tín dụng: DN chậm trả nợ đến hạn nên bị các tổ chức tín dụng không cho vay mới <br />
hoặc cho vay với điều kiện ngặt nghèo hơn.<br />
Rủi ro thanh khoản: Do năng lực quản lý dòng tiền yếu kém nên xảy ra thiếu hụt tiền mặt <br />
để thanh toán nợ đến hạn hoặc tài trợ cho các hoạt động quan trọng và khẩn cấp…<br />
Rủi ro nợ xấu: DN bị khách hàng chây ỳ, lừa đảo, chiếm dụng vốn…<br />
Rủi ro mua hàng: DN ứng trước tiền nhưng nhà cung cấp không giao hàng, hoặc giao hàng <br />
sai chất lượng, số lượng…).<br />
Rủi ro thất thoát: DN bị nhân viên gian lận, tham ô, làm thất thoát tài sản…<br />
Rủi ro đầu tư và quản lý đầu tư: Đầu tư kém hiệu quả, gây thua lỗ; quản lý đầu tư kém, <br />
gây thất thoát…<br />
Rủi ro hợp đồng: Khi ký kết hợp đồng kinh tế, các điều khoản trong hợp đồng thiếu chặt <br />
chẽ gây bất lợi về mặt nghiệm thu, thanh toán hay thu tiền,… thậm chí hợp đồng bị vô hiệu <br />
hóa.<br />
Rủi ro giao dịch: Có nhầm lẫn, sai sót trong giao dịch tài chính, gây thiệt hại cho DN…<br />
Rủi ro lãi suất: DN vay tiền với lãi suất thả nổi, khi lãi suất tăng cao bất thường, công ty <br />
thiệt hại nhiều vì chi phí lãi vay tăng cao.<br />
Rủi ro tỷ giá: Đối với DN xuất nhập khẩu, biến động tỷ giá của ngoại tệ so với nội tệ <br />
cũng gây thiệt hại cho nhiều DN vay ngoại tệ hoặc mua hàng theo giá ngoại tệ.<br />
Rủi ro kiểm toán: DN bị xuất toán chi phí, công bố thông tin bất lợi…<br />
Rủi ro giá cổ phiếu: Cổ phiếu của DN có thể bị đẩy giá, đè giá bất thường, gây nguy cơ bị <br />
thâu tóm…<br />
Rủi ro hoạch định tài chính: DN hoạch định dòng tiền không chính xác, gây thiệt hại về sau.<br />
Rủi ro báo cáo quản trị: Báo cáo số liệu sai dẫn đến ra quyết định sai.<br />
Rủi ro chiến lược: DN lựa chọn chiến lược đầu tư sai, gây hậu quả lớn.<br />
Các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính doanh nghiệp<br />
Các nhân tố bên trong<br />
Về cơ bản, các nhân tố bên trong DN ảnh hưởng đến an ninh tài chính DN gồm: Năng lực <br />
quản lý của người lãnh đạo DN; Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất của DN; Kết cấu <br />
chi phí và việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh của DN.<br />
Các nhân tố bên ngoài<br />
Các nhân tố bên ngoài ảnh hướng đến an ninh tài chính DN gồm: Chính sách, pháp luật của <br />
Nhà nước; Sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế; Sự hội nhập kinh tế với khu <br />
vực và thế giới; Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính.<br />
Song song với quá trình hội nhập luôn là thách thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các DN. Hiện <br />
nay, Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế như: Tổ chức Thương mại Thế <br />
giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới…; đồng thời, mở rộng quan hệ ngoại giao <br />
và quan hệ kinh tế với rất nhiều quốc gia trên thế giới. Quá trình hội nhập này chắc chắn có <br />
tác động đến nhóm nhân tố bên ngoài (thị trường, chính sách nhà nước...), từ đó ảnh hưởng <br />
trực tiếp đến sự an toàn về tài chính DN, bởi lẽ DN sẽ dễ gặp rủi ro kinh doanh và rủi ro tài <br />
chính hơn. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh tài chính DN là một đòi hỏi khách quan đối với DN <br />
trong quá trình hội nhập.<br />
Kinh nghiệm chống khủng hoảng doanh nghiệp<br />
Thực tế thời gian qua, đã xảy ra không ít trường hợp phá sản, khủng hoảng ở các tập đoàn, <br />
công ty trên thế giới, có thể kể đến như: Tập đoàn năng lượng Enron của Mỹ đã phá sản vào <br />
tháng 12/2001; Tập đoàn Worldcom của Mỹ phá sản vào tháng 7/2002; Tập đoàn Viễn thông <br />
của Mỹ Global Crossing phá sản vào tháng 1/2002... Các vụ phá sản này đã gây ra thiệt hại <br />
hàng trăm tỷ USD, làm cho những bên liên quan khốn đốn.<br />
Tình trạng phá sản, khủng hoảng của một số tập đoàn, công ty trên thế giới có thể gợi mở <br />
nhiều bài học cho cộng đồng DN Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh tài chính DN. Trong <br />
đó, cần chú trọng một số vấn đề sau:<br />
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là nhân tố hàng đầu quyết định sự ổn định và an <br />
toàn của tài chính DN.<br />
Các khoản nợ quá lớn có thể khiến DN mất khả năng chi trả, từ đó dẫn đến sự phá sản và <br />
khủng hoảng tài chính của các tập đoàn.<br />
Năng lực lãnh đạo yếu kém là một trong các nguyên nhân gây ra sự phá sản và khủng hoảng <br />
năng lực tài chính ở các tập đoàn thế giới nói chung và ở DN Việt Nam nói riêng.<br />
Những gian lận trong báo cáo tài chính và không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của DN nếu <br />
bị phát hiện, sẽ góp phần đẩy nhanh sự mất ổn định tài chính ở các tập đoàn.<br />
Kiểm toán cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự an toàn và ổn định tài chính DN.<br />
Như vậy, hoạt động đảm bảo an ninh tài chính DN Việt Nam cần chú trọng nội dung sau: <br />
Tính đến các yếu tố thay đổi khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với khu vực và thế giới; <br />
Xây dựng trên nền tảng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của <br />
DN; Chú trọng đến việc đảm bảo khả năng thanh toán của DN; Tăng cường xây dựng biện <br />
pháp phòng ngừa rủi ro và giám sát tài chính của các DN.<br />
Đề xuất giải pháp<br />
Nhằm góp phần đảm bảo an ninh tài chính DN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, tác giả đề <br />
xuất một số giải pháp trong thời gian tới như sau:<br />
Đối với nhóm giải pháp vĩ mô:<br />
Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức về an ninh tài chính DN cho các DN; Tăng cường <br />
hệ thống giám sát tài chính DN; Tăng cường quản lý rủi ro thông qua cơ chế trích lập quỹ dự <br />
phòng; Nâng cao năng lực tài chính và lành mạnh hóa tài chính DN; Nâng cao hiệu quả sản <br />
xuất kinh doanh của DN..<br />
Đối với nhóm giải pháp vi mô:<br />
Nâng cao nhận thức về an ninh tài chính DN và đảm bảo an ninh tài chính DN cho lãnh đạo <br />
và nhân viên trong DN, định kỳ tổ chức các buổi thảo luận về an ninh tài chính DN.<br />
Xây dựng chương trình quản lý an ninh tài chính DN: Chương trình cần đảm bảo 4 nội <br />
dung là Mục tiêu của chương trình, nhận dạng và định lượng độ nhạy cảm, xác định triết lý <br />
quản lý an ninh tài chính và đánh giá, kiểm soát.<br />
Xây dựng đội ngũ chuyên môn phụ trách quản lý an ninh tài chính DN: Tùy theo đặc điểm <br />
của DN, có thể xây dựng bộ phận này độc lập hoặc kết hợp với bộ phận kiểm soát nội bộ <br />
của DN.<br />
Thực hiện các biện pháp phòng, ngừa thiệt hại tài chính khi rủi ro xảy ra trong quá trình <br />
hoạt động kinh doanh: Mua bảo hiểm, trích lập quỹ dự phòng, sử dụng các công cụ phái <br />
sinh… <br />
Tài liệu tham khảo: <br />
1. Hiệp hội Hội các nhà bán lẻ Việt Nam (2017), Kỷ yếu 10 năm đổi mới, sáng tạo và hội <br />
nhập (20072017);<br />
2. Trần Tiến Hưng (2008), Một số giải pháp đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp Việt <br />
Nam trong quá trình hội nhập, Luận án Tiến sỹ kinh tế;<br />
3. Hiếu Minh (2017), Cẩn trọng an ninh tài chính doanh nghiệp, Đầu tư Chứng khoán;<br />
4. Một số website: mof.gov.vn, ncif.gov.vn, tapchitaichinh.vn, cafef.vn.<br />