intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tính gây bệnh của nấm Rhizoctonia solani Kühn trên một số loại rau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng gây bệnh của hai nhóm nấm này trên 8 loại rau ăn quả, ớt và rau ăn lá trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới cho thấy, cả hai mẫu nấm có hạch (L-LA2) và không có hạch (XL-LĐ) đều có khả năng xâm nhiễm, gây hại nhanh và nặng trên nhóm rau ăn lá cải xanh, cải ngọt và cải thìa với tỷ lệ bệnh 100% ở 5 và 14 ngày sau chủng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tính gây bệnh của nấm Rhizoctonia solani Kühn trên một số loại rau

  1. Võ Tấn Đạt và ctv. KHẢO SÁT TÍNH GÂY BỆNH CỦA NẤM Rhizoctonia solani Kühn TRÊN MỘT SỐ LOẠI RAU 1 Học viên cao học BVTV K2018, Trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 3 Khoa Nông học, Trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 2,4 Hội nghiên cứu Bệnh hại Thực vật Việt Nam *Tác giả liên hệ: vtthuoanh@hcmuaf.edu.vn TÓM TẮT1 Trong số 11 mẫu phân lập nấm R. solani, có 9 mẫu hình thành hạch trên môi trường MEA. Kết quả đánh giá khả năng gây bệnh của hai nhóm nấm này trên 8 loại rau ăn quả, ớt và rau ăn lá trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới cho thấy, cả hai mẫu nấm có hạch (L-LA2) và không có hạch (XL-LĐ) đều có khả năng xâm nhiễm, gây hại nhanh và nặng trên nhóm rau ăn lá cải xanh, cải ngọt và cải thìa với tỷ lệ bệnh 100% ở 5 và 14 ngày sau chủng. Kết quả cũng đã xác định được nhóm rau ăn quả và ớt có khả chống chịu được với cả hai nguồn nấm R. solani với tỷ lệ nhiễm bệnh thấp 56,7 - 83,3% (L-LA2) và 80,0 - 90,0% (XL-LĐ). Có thể sử dụng các loại cây rau này để luân canh với rau ăn lá trong quy trình canh tác ngoài đồng ruộng. Từ khóa: rau ăn lá, rau ăn quả, tính gây bệnh, Rhizoctonia solani. ABSTRACT Examination of pathogenicity of Rhizoctonia solani Kühn on some vegetables Of the 11 isolates of Rhizoctonia solani, nine of them formed sclerotia on the MEA medium. Under laboratory and greenhouse conditions, a pathogenicity test was carried out on eight vegetable species. The results showed that both sclerotic type (L-LA2) and non-sclerotic type (XL-LD) cause severe damage to the leaf vegetable group, with a disease rate of 100% at 5 and 14 days after inoculation. The results also determined that the fruit vegetable group and chili pepper were tolerant to both types of R. solani with low infection rates of 56.7 - 83.3% (L-LA2) and 80.0 - 90.0% (XL-LD). These vegetable species can be used for the rotation cultivation with leaf vegetables in the field. Keywords: fruit vegetables, leaf vegetables, pathogenicity, Rhizoctonia solani. Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Đắc Khoa. 180
  2. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 1. ĐẶT VẤN ĐỀ nấm R. solani lan truyền theo chiều đứng, Rau là loại thực phẩm thiết yếu vết bệnh sẽ phát triển từ rễ, cổ rễ lên thân, không thể thiếu trong cuộc sống hàng lá, gây chết cây con, thối thân, thối lá và ngày, nhu cầu về rau không ngừng gia quả. Việc canh tác độc canh nhiều vụ, tăng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội. nhiều năm trên cùng diện tích đã làm cho Cây rau thường có thời gian sinh trưởng nguồn bệnh tích lũy trong đất ngày càng ngắn, vòng quay nhanh... nhưng cũng rất nhiều và rất khó phòng trừ. Cho đến nay, mẫn cảm với thời tiết và dịch hại. Một chưa có bất kỳ loài cây trồng nào được công bố là miễn nhiễm đối với nấm R. trong những dịch hại nghiêm trọng cho solani mặc dù vẫn có những cây trồng rau là các loại bệnh hại làm ảnh hưởng không bị tấn công hoặc bị nhiễm ở mức đến sinh trưởng, năng suất và thẩm mỹ độ nhẹ (Agrios, 2015; Burgess et al., hàng hóa tiêu thụ. Trong các tác nhân gây 2009). Trong nghiên cứu này, việc đánh bệnh trên rau, nấm Rhizoctonia solani (R. giá khả năng gây bệnh và mức độ gây solani) là loại mầm bệnh có phạm vi ký bệnh của nấm R. solani trên một số loại chủ rộng, ngoài gây hại trên rau, nấm R. rau ăn quả, ớt và rau ăn lá để xác định solani còn gây bệnh trên nhiều loại cây được chủng loại rau ít mẫn cảm hoặc có trồng khác có giá trị kinh tế như lúa, bắp, khả năng chống chịu với nấm R. solani thuốc lá, bông vải, cây ăn quả, cây công góp cơ sở khoa học trong việc chọn cây nghiệp ngắn ngày, dài ngày... Khả năng trồng luân canh, xen canh hợp lý, hiệu gây bệnh trên nhiều ký chủ dưới nhiều quả để phòng trừ nấm R. solani hại rau và dạng triệu chứng khác nhau như đốm vằn, giảm sự tích lũy nguồn bệnh trong đất. thối rễ, thối thân, cháy lá, lở cổ rễ giai đoạn cây con được xem là đặc tính của 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP nấm R. solani. Nấm R. solani có thể có độc lực với cây ký chủ này, nhưng lại NGHIÊN CỨU không có độc lực với cây ký chủ khác 2.1. Thu thập mẫu bệnh, phân lập nấm hoặc độc lực kém (Agrios, 2005; Burgess Rhizoctonia solani et.al., 2009). Các loại cây trồng như lúa, bắp, xà Nguồn bệnh của nấm R. solani tồn tại lách, lạc (đậu phộng) có triệu chứng điển chủ yếu trong đất, trong tàn dư thực vật, hình do nấm R. solani gây ra được thu cỏ dại và trong các vật liệu giống nhiễm thập đem về phòng thí nghiệm để phân bệnh dưới dạng sợi nấm và hạch nấm. lập tác nhân (Burgess et al., 2009). Mẫu Hạch nấm R. solani có thể tồn tại qua bệnh được mã hóa theo cây ký chủ và địa nhiều năm ở tầng đất mặt và là nguồn gây điểm thu mẫu (bảng 1). Mẫu được bảo bệnh phổ biến cho cây trồng vụ sau và quản theo phương pháp quản lý bệnh thực nhiều năm sau. Khi tồn tại ở dạng sợi, vật của Shivas và Beasley (2005). 181
  3. Võ Tấn Đạt và ctv. Bảng 1. Quy ước mã hóa mẫu bệnh thu thập trên một số loại cây trồng STT Cây trồng Vị trí bị bệnh Địa điểm thu mẫu Mã hóa mẫu bệnh 1 Lúa Thân, cổ bông, lá Tiền Giang, Long An, An Giang, L-TG; L-TG1; L-TG2; L-TG3; Ninh Thuận L-LA1; L-LA2; L-AG; L-NT 1, 2, 3: Số thứ tự mẫu 2 Bắp Thân, quả Tiền Giang B-TG 3 Xà lách Rễ, thân, lá Lâm Đồng XL-LĐ 4 Đậu phộng Gốc thân, lá Long An ĐP-LA * Phương pháp phân lập mẫu bệnh (MPL) R. solani đại diện cho 2 nhóm Mẫu bệnh được rửa sạch đất và khử nấm, nhóm có hạch (L-LA2) và nhóm trùng bằng dung dịch sodium hydrochlorite không hạch (XL-LĐ) được sử dụng để 1% trong 60 giây, rửa lại bằng nước cất đánh giá. Tám loại rau thực hiện nghiên vô trùng và thấm khô mẫu bằng giấy cứu gồm: bầu, dưa leo, cà chua, ớt, đậu thấm vô trùng. Dùng kẹp đã khử trùng đặt côve, cải xanh, cải ngọt và cải thìa. Môi các mảnh mẫu bệnh vào các đĩa petri trường nuôi trồng là WA, 4 hạt giống của chứa 15 ml môi trường WA (nước, Agar). mỗi loại rau với 3 lần lặp lại được ủ cho Các đĩa được đặt ở nhiệt độ phòng thí nứt mầm và đặt trên một đường thẳng với nghiệm và quan sát hàng ngày. Sau 2 - 3 khoảng cách bằng nhau trên bề mặt thạch. ngày nuôi cấy tiến hành chọn lọc, tách và Hai khoanh tản nấm R. solani (đường làm thuần trên môi trường MEA (Malt kính 4 mm) được đặt giữa các hạt giống, Extract Agar). khoanh môi trường WA không có nấm Dựa vào các đặc điểm về hình thái được sử dụng đối chứng. Dùng giấy bạc như: sự phát triển, màu sắc tản nấm; hình bọc một nữa đĩa petri để ngăn ánh sáng dạng sợi nấm; vị trí phân bố và màu sắc chiếu vào rễ và đặt nghiêng một góc 60o. hạch nấm để xác định nấm R. solani. Các đĩa petri được để trong phòng thí Phân nhóm nấm R. solani dựa vào đặc nghiệm, nhiệt độ 28 ± 2oC, 12 giờ sáng, điểm hình thành hạch hoặc không hình 12 giờ tối. Theo dõi hàng ngày để ghi thành hạch trên môi trường MEA của các nhận thời gian xuất hiện vết bệnh (ngày), mẫu phân lập (Ogoshi, 1995; Sneh et al., tỷ lệ bệnh (%) được đánh giá 1 lần tại 1991; Zheng and Wang, 2011). thời điểm 5 ngày sau khi chủng bệnh theo công thức: 2.2. Khảo sát tính gây bệnh của nấm Rhizoctonia solani trên một số loại rau TLB% = A/B × 100 trong điều kiện phòng thí nghiệm Trong đó: A: Số cây bị bệnh. Thí nghiệm được thực hiện trong đĩa B: Tổng số cây thí nghiệm. petri (90  15 mm) theo phương pháp của Mức độ bệnh của cây trồng được đánh Keijer et al. (1997). Hai mẫu phân lập giá theo thang 5 cấp (Carling et al., 1999). 182
  4. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 Cấp 0: Không có triệu chứng bệnh - Tỷ lệ bệnh (%) và mức độ gây bệnh không gây bệnh. (cấp bệnh) trên cây con được ghi nhận và Cấp1: Trụ hạ diệp hơi mất màu - gây đánh giá 1 lần ở thời điểm 14 ngày sau bệnh nhẹ. khi chủng và tính theo công thức: Cấp 2: Trụ hạ diệp mất màu và các vết TLB (%) = A/B  100 bệnh nhỏ (đường kính < 1 mm) trên thân, Trong đó: A: Số cây bị bệnh. trụ hạ diệp, lá hoặc rễ - gây bệnh nhẹ. B: Tổng số cây thí nghiệm. Cấp 3: Trụ hạ diệp mất màu và các vết bệnh lớn (đường kính ≥ 1 mm) trên thân, Mức độ bị hại của mỗi loại cây được tính trụ hạ diệp, lá hoặc rễ - gây bệnh nặng. theo thang 5 cấp của Carling et al. (1999): Cấp 4: Cây con chết - gây bệnh nặng. Cấp 0: Không có vết bệnh. 2.3. Khảo sát tính gây bệnh của nấm Cấp 1: Vết bệnh màu nâu nhạt, có Rhizoctonia solani trên một số loại rau chiều dài < 2mm. trong điều kiện nhà lưới Cấp 2: Vết bệnh từ nâu nhạt đến nâu, Thí nghiệm được thực hiện trong nhà có chiều dài < 5mm hoặc vùng bệnh ẩm lưới của Bộ môn BVTV Trường Đại học ướt < 10% chiều dài trụ hạ diệp. Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Sử dụng Cấp 3: Vết bệnh từ nâu chuyển sang khay hình chữ nhật (68  42  15 cm) với nâu đậm, có chiều dài > 10 mm hoặc vùng hỗn hợp giá thể là đất, tro trấu, xơ dừa bệnh thấm ướt > 10% chiều dài trụ hạ diệp. theo tỷ lệ 1:1:1. Giá thể được khử trùng ở Cấp 4: Lá héo, cây ngã gục hoặc chết. 121oC trong 20 phút trước khi sử dụng. Hai mẫu nấm R. solani đại diện cho 2 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN nhóm nấm có hạch (L-LA2) và không hạch (XL-LĐ) được sử dụng để chủng trên 3.1. Kết quả phân lập nấm Rhizoctonia các loại rau: bầu, dưa leo, cà chua, ớt, đậu solani côve, cải xanh, cải ngọt và cải thìa. Mỗi Từ các triệu chứng bệnh ngoài đồng khay gieo 10 hạt giống mỗi loại thành 2 như thối gốc, lở cổ rễ, thối rễ, thân, lá, hàng cách đều nhau. Nguồn nấm R. solani đốm vằn được đưa về phòng thí nghiệm được nuôi cấy trên môi trường hạt bắp sàng lọc, phân lập. Kết quả 11 MPL có trong 7 ngày sau đó tiến hành chủng khi đặc điểm nuôi cấy, đặc điểm hình thái của cây con được 2 - 3 lá thật. Mỗi cây đặt 2 nấm R. solani khi nuôi cấy trên môi hạt bắp có nấm bao quanh, đặt cách cây và trường MEA và tương đồng với mô tả của sâu 2 cm. Nghiệm thức chủng hạt bắp Ogoshi, (1995); Sneh et al. (1991); không có nấm được dùng làm đối chứng Zheng and Wang (2011). Có 9 MPL (Burgess, 2009; Từ Thị Mỹ Thuận, 2008). hình thành hạch nấm trên môi trường Chỉ tiêu theo dõi: MEA và 2 MPL không hình thành hạch Thời gian xuất hiện bệnh (ngày): nấm (XL-LĐ và ĐP-LA) (hình 1, hình 2, Thời gian từ sau khi chủng nấm cho đến hình 3). Các mẫu phân lập này được chọn khi xuất hiện vết bệnh. để thực hiện cho nghiên cứu tiếp theo. 183
  5. Võ Tấn Đạt và ctv. A B C D E Hình 1. Triệu chứng bệnh trên một số loại cây trồng ngoài đồng (A: Xà lách; B: Cải xanh; C: Cải ngọt; D: Ngô; E: Lúa) A B C D Hình 2. Hình thái tản nấm Rhizoctonia solani ở 14 ngày sau cấy trên môi trường MEA (A: L-LA2; B: B-TG; C: XL-LĐ; D: ĐP-LA) Thắt eo Vách ngăn Vị trí phân nhánh Hình 3. Hình dạng và kiểu phân nhánh của sợi nấm Rhizoctonia solani (Độ phóng đại 400 lần) 3.2. Khả năng gây bệnh của nấm xuất hiện triệu chứng bệnh từ 1 - 4 ngày Rhizoctonia solani trên một số loại rau tùy theo loại rau. Kết quả cũng cho thấy, trong điều kiện phòng thí nghiệm bầu, dưa leo và ớt xuất hiện triệu chứng bệnh chậm khoảng 3 - 4 ngày sau chủng Kết quả khảo sát khả năng gây bệnh nấm (NSC) và có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp của nấm R. solani (chọn đại diện 1 mẫu từ 66,7 - 83,3%, trong đó bầu và dưa leo có hạch, 1 mẫu không hạch) từ bảng 3 nhiễm bệnh chậm nhất 4 NSC với tỷ lệ cho thấy, cả 2 mẫu nấm đều gây bệnh cho bệnh thấp 66,7%. 8 loại rau nghiên cứu với các mức độ nhiễm bệnh và thời gian xuất hiện triệu Đối với mẫu nấm không hạch (XL-LĐ), chứng khác nhau. Đối với mẫu nấm có khi chủng trên cây cà chua, ớt, cải xanh, hạch (L-LA2) khi chủng trên rau, tỷ lệ cải ngọt và cải thìa bệnh xuất hiện rất bệnh biến động từ 66,7 - 100%, thời gian sớm chỉ 1 NSC với mức độ bệnh 100%. 184
  6. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 Các loại rau còn lại như bầu, dưa leo và Điều này cho thấy, nguồn bệnh tồn tại ở đậu côve sau 2 ngày chủng nấm bệnh dạng sợi nấm gây bệnh rất nhanh và mới xuất hiện với tỷ lệ bệnh 100%. nặng cho rau. Bảng 3. Mức độ gây bệnh của nấm Rhizoctonia solani trên một số loại rau trong điều kiện phòng thí nghiệm. Số cây Tỷ lệ bệnh (%) Thời gian xuất hiện Mẫu nấm Cây ký chủ nhiễm bệnh (*) vết bệnh (ngày) Bầu 8 66,7 4 Dưa leo 8 66,7 4 Cà chua 9 75,0 2 L-LA2 Ớt 10 83,3 3 (Có hạch) Đậu cô ve 12 100 3 Cải xanh 12 100 2 Cải ngọt 12 100 1 Cải thìa 12 100 2 Bầu 12 100 2 Dưa leo 12 100 2 Cà chua 12 100 1 XL-LĐ Ớt 12 100 1 (Không hạch) Đậu cô ve 12 100 2 Cải xanh 12 100 1 Cải ngọt 12 100 1 Cải thìa 12 100 1 Ghi chú: Số mẫu thí nghiệm n = 12; *: Đánh giá 1 lần vào thời điểm 5 NSC. Nhìn chung ở 3 NSC, nấm R. solani (hình 4), hoặc lớp sợi nấm kết dày đặc đã phát triển phủ dày trên trụ hạ diệp ức ngay tại mô bệnh gây thối trụ hạ diệp, lá chế sự phát triển của lá mầm và rễ mầm. mầm, rễ mầm và toàn bộ cây con thối và Ở 5 NSC, nấm hình thành hạch tại vị trí chết (hình 5). mô bệnh hoặc xung quanh vùng rễ mầm A B C Hình 4.Triệu chứng bệnh trên cải xanh trong điều kiện phòng thí nghiệm (L-LA2) (A: Đối chứng; B: 3 NSC; C: 5 NSC) 185
  7. Võ Tấn Đạt và ctv. A B C Hình 5. Triệu chứng bệnh trên đậu côve trong điều kiện phòng thí nghiệm (XL-LĐ) (A: Đối chứng; B: 3 NSC; C: 5 NSC) Như vậy, cả hai mẫu nấm R. solani 3.3. Khả năng gây bệnh của nấm (có hạch và không hạch) đều gây bệnh Rhizoctonia solani trên một số loại rau cho 8 loại rau khảo sát nhưng với mức độ trong điều kiện nhà lưới khác nhau. Trong đó mẫu nấm không Kết quả đánh giá trong nhà lưới ở hạch gây bệnh rất sớm chỉ 1 - 2 NSC và bảng 4 cho thấy có sự khác nhau về thời mức độ nhiễm bệnh lên đến 100% trên điểm xuất hiện triệu chứng và mức độ nhóm rau ăn lá. bệnh giữa 2 nhóm nấm R. solani. Bảng 4. Mức độ gây bệnh của nấm Rhizoctonia solani trên một số loại rau trong điều kiện nhà lưới Tỷ lệ bệnh (%) Thời gian xuất hiện Mẫu nấm Cây ký chủ Cấp bệnh (*) bệnh (ngày) Bầu 3 73,3 5 Dưa leo 3 73,3 4 Cà chua 2 83,3 4 L-LA2 Ớt 2 80,0 3 (Có hạch) Đậu cô ve 2 56,7 5 Cải xanh 3 100 3 Cải ngọt 4 100 3 Cải thìa 4 100 3 Bầu 3 83,3 3 Dưa leo 3 83,3 3 Cà chua 2 90,0 4 XL-LĐ Ớt 3 83,3 2 (Không hạch) Đậu cô ve 2 80,0 3 Cải xanh 4 100 2 Cải ngọt 4 100 2 Cải thìa 4 100 2 Ghi chú: Đánh giá 1 lần vào thời điểm 14 ngày sau chủng nấm. 186
  8. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 Đối với mẫu nấm có hạch (L-LA2) chậm nhất 5 NSC với tỷ lệ bệnh thấp khi chủng trên rau, tỷ lệ bệnh biến động 56,7% và 73,3%. từ 56,7 - 100%, thời gian xuất hiện triệu Đối với mẫu nấm không hạch (XL-LĐ) chứng bệnh từ 3 - 5 ngày tùy theo loại khi chủng trên rau, thời gian xuất hiện rau. Kết quả cũng cho thấy, bầu, dưa leo, triệu chứng bệnh từ 2 - 4 NSC với tỷ lệ cà chua, ớt và đậu côve xuất hiện triệu bệnh từ 80,0 - 100% tùy loại rau. Nhóm chứng bệnh chậm khoảng 3 - 5 NSC và rau bầu, dưa leo, cà chua, ớt và đậu côve có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp từ 56,7 - 83,3%, có tỷ lệ bệnh thấp từ 80,0 - 90,0%, thấp trong đó đậu côve và bầu nhiễm bệnh nhất là đậu côve 80,0%. A-1 A-2 B-1 B-2 Hình 6. Triệu chứng bệnh trên cây bầu (A) và cải ngọt (B) ở thời điểm 14 ngày sau chủng nấm Rhizoctonia solani (L-LA2) trong điều kiện nhà lưới (1: Đối chứng; 2: Cây bệnh) A-1 A-2 B-1 B-2 Hình 7. Triệu chứng bệnh trên cây đậu côve (A) và cải xanh (B) ở thời điểm 14 ngày sau chủng nấm Rhizoctonia solani (X-LĐ) trong điều kiện nhà lưới (1: Đối chứng; 2: Cây bệnh) Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy, bầu, dưa leo, cà chua, ớt, đậu côve làm nguồn bệnh ở dạng sợi nấm sẽ xâm nhập cây trồng luân canh, xen canh với rau ăn và gây hại cho rau nhanh và nặng hơn lá nhằm giảm mức độ gây hại và tích lũy nhất là nhóm rau ăn lá có chu kỳ sinh nguồn bệnh trong đất của nấm R. solani. trưởng ngắn ngày và rất mẫn cảm với Theo Burgess et al. (2009), nấm R. nấm R. solani với mức độ gây hại lên đến solani tồn tại trong đất dưới dạng hạch 100% nếu canh tác liên tục. Có thể chọn 187
  9. Võ Tấn Đạt và ctv. nấm, sợi nấm và tàn dư cây trồng vụ TÀI LIỆU THAM KHẢO trước. Dạng sợi nấm trong tàn dư cây 1. Agrios G. (2005), Plant Pathology. Elsevier trồng xâm nhập trực tiếp vào mô cây, tạo Academic Press. Fifth Edition, 593 - 601. cấu trúc xâm nhiễm đặc biệt nên quá trình 2. Burgess L.W., Knight T.E., Tesoriero L. and gây bệnh xảy ra rất nhanh. Dạng hạch Phan H.T. (2009), Cẩm nang chẩn đoán bệnh nấm cần có thời gian và điều kiện thích cây ở Việt Nam. Chuyên khảo ACIAR số hợp mới nảy mầm và xâm nhập vào cây 129a: 105 - 115. trồng. Do vậy, trong điều kiện canh tác 3. Burgess L.W., Knight T.E., Tesoriero L. and Phan H.T. (2009), Cẩm nang chẩn đoán bệnh liên tục, nhất là cây ngắn ngày sẽ tạo điều cây ở Việt Nam. Chuyên khảo ACIAR số kiện tốt cho nấm R. solani tái xâm nhiễm 129a: 88 - 94. và cây trồng sẽ bị bệnh nặng hơn. 4. Carling D. E, and Summer D.R. (1999), Kết quả nghiên cứu này nhằm cung Rhizoctonia spp. Methods for research on soilborne phytopathologenic fungi. APS. cấp dữ liệu về nhóm cây rau ăn quả có Press, St. Paul, Minnesota, USA,157 - 165. khả năng chống chịu được với nấm R. 5. Keijer J., Korsman M. G, Dullemans A. M., solani giúp cho việc chọn lựa chủng loại Houterman P. M., De Bree P. M., and Van rau để bố trí luân canh, xen canh hiệu Silfhout C. H. (1997), In vitro analysis of host quả, ngăn chặn sự tấn công gây hại của plant specificity in Rhizoctonia solani. Plant Pathology. 46, 659 - 669. nấm R. solani ngoài đồng ruộng. 6. Ogoshi, A. (1995), Ecology and 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ pathogenicity of anastomosis and intraspecific groups of Rhizoctonia solani Trong điều kiện phòng thí nghiệm và Kuhn. Ann. Rev. Phytopathol. 25, 125 - 143. nhà lưới, nguồn nấm R. solani không hình 7. Shivas R., and Beasley D. (2005), thành hạch nấm (tồn tại ở dạng sợi) có Management of plant pathogen collections. Australian Government Department of khả năng xâm nhập, gây hại nhanh và Agriculture, Fisheries and Forestry, 81pp nặng trên nhóm rau ăn lá cải xanh, cải 8. Sneh, B., Burpee, L. and Ogoshi, ngọt và cải thìa. Đã xác định được nhóm (1994), Identification of Rhizoctonia species. rau ăn quả bầu, dưa leo, cà chua, đậu cô ve APS Press St. Pual, Minessota, 133 pp và ớt có khả chống chịu được với cả hai 9. Từ Thị Mỹ Thuận (2008), Nghiên cứu sự đa nguồn nấm R. solani. Có thể sử dụng các dạng di truyền của nấm Rhizoctonia solani loại rau này để luân canh, xen canh với Kühn gây bệnh trên mội số loài thực vật tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ nông học, Đại học rau ăn lá ngoài sản xuất. Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đề nghị khảo sát thêm khả năng gây 10. Whitney, H. S. and Parmeter Jr, J. R. (2011), bệnh của nấm R. solani trên một số loại Synthesis of heterokaruons in Rhizoctonia cây trồng công nghiệp ngắn ngày khác solani Kuhn. Canadian Journal of Botany 41(6): 879 - 886. làm cơ sở chọn loại cây trồng có khả 11. Zheng A., and Y. Wang (2011), The research năng chống chịu với nấm R. solani để đưa of infection process and biological vào cơ cấu cây trồng luân canh hiệu quả characteristics of Rhizoctonia solani AG-1 IB trong giải pháp canh tác và hạn chế sự on soybean. Journal of Yeast and Fungal tích lũy nguồn bệnh trong đất. Research, Vol. 2 (6), 93 - 98. 188
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1