KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN VÂN PA<br />
TRONG NÔNG HỘ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG TRỊ<br />
NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
NGUYỄN ĐỨC HƯNG<br />
Đại học Huế<br />
TRẦN SÁNG TẠO<br />
Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế<br />
NGUYỄN VĂN HOÀ - NGUYỄN THỊ KIM CƠ - PHAN THỊ MỸ LỘC,<br />
CHU QUỐC TRUNG - NGUYỄN CÔNG HẬU - HÀ VĂN PHƯỚC,<br />
SV Khoa Sinh, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Điều tra 48 hộ ở 9 thôn thuộc 3 xã Ba Nang, A Bung, A Ngo<br />
huyện Đakrông và 22 hộ ở 9 thôn thuộc 3 xã Hướng Linh, Hướng Phòng,<br />
Hướng Tân huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, kết quả cho thấy: Ở huyện<br />
Đakrông quy mô bình quân là 5,53 ± 0,19 con/hộ trong đó lợn nái là 2,39 ±<br />
0,07, lợn con là 3,41 ± 0,29 con/hộ. Huyện Hướng Hoá quy mô bình quân là<br />
9,50 ± 0,50 con/hộ trong đó lợn nái là 1,09 ± 0,11, lợn con là 6,54 ± 0,55<br />
con/hộ. Dịch bệnh trên địa bàn nghiên cứu có xảy ra tuy nhiên các nông hộ<br />
không tiêm phòng hoặc điều trị. Thức ăn cho lợn được các nông hộ sử dụng<br />
phần lớn là thức ăn thô xanh. Các hộ nuôi lợn đều không có hố phân, chuồng<br />
nuôi hầu hết là tạm bợ, ít hộ sử dụng chuồng kiên cố.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bảo tồn nguồn gen vật nuôi là một vấn đề cấp bách có tính chất toàn cầu. Nó chiếm một<br />
phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường [2]. Ở Việt Nam nhiều giống vật nuôi cổ<br />
truyền quý, có quá trình thích nghi lâu đời với điều kiện khí hậu nước ta đang bị mai<br />
một, lai tạp, thậm chí tuyệt chủng. Sự tuyệt chủng này gần đây xảy ra rất nhanh theo tốc<br />
độ phát triển của kinh tế thị trường và đô thị hóa. Khi nền kinh tế phát triển mạnh, nhu<br />
cầu tiêu dùng các loại thực phẩm có chất lượng cao ngày càng gia tăng đặc biệt là các<br />
loại thực phẩm được chế biến từ các giống bản địa. Giống lợn Vân Pa là một trong<br />
những đối tượng được nuôi chủ yếu của bà con dân tộc Vân Kiều, Pakô ở vùng cao dọc<br />
theo dải Trường Sơn, tập trung ở một số huyện vùng Dakrong, Hướng Hóa (Quảng Trị)<br />
[1]. Với phương thức nuôi thả tự nhiên khâu chăm sóc, phối giống, phòng trừ dịch bệnh<br />
chưa được quan tâm nên năng suất thấp và số lượng ngày càng ít. Nghiên cứu tình hình<br />
chăn nuôi lợn Vân Pa ở các nông hộ miền núi ở hai huyện Đakrông và Hướng Hoá có ý<br />
nghĩa lớn trong việc định hướng phát triển ngành chăn nuôi trên cơ sở tiềm năng sẵn có<br />
của địa phương. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để phát triển hệ thống chăn nuôi ở miền<br />
núi có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của người dân tộc<br />
thiểu số ở miền núi.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 47-53<br />
<br />
48<br />
<br />
NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY và cs.<br />
<br />
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Nội dung nghiên cứu<br />
Quy mô, mục đích nuôi, thức ăn sử dụng nuôi lợn, tình hình chuồng trại, tình hình dịch<br />
bệnh và công tác thú y của các hộ đang nuôi lợn Vân Pa<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Ở mỗi huyện, chọn 3 xã đại diện gồm xã Ba Nang, A Bung, A Ngo (huyện Đakrông) và<br />
xã Hướng Linh, Hướng Phòng, Hướng Tân (huyện Hướng Hoá). Ở mỗi xã chọn tất cả<br />
các hộ chăn nuôi để lập danh sách điều tra, khảo sát. Trong quá trình điều tra khảo sát<br />
các hộ chăn nuôi, nhóm nghiên cứu kết hợp phỏng vấn các hộ chăn nuôi lợn Vân Pa ở<br />
hai huyện.<br />
Số liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu thống kê, tài liệu đã công bố và báo cáo của các xã.<br />
Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn hộ, phỏng vấn người cung cấp thông tin<br />
và thảo luận nhóm. Các bản hỏi phỏng vấn hộ được chuẩn bị trước và kiểm tra thử trước<br />
khi đi điều tra nghiên cứu.<br />
Tất cả số liệu thu thập được từ nghiên cứu được tổng hợp, quản lý và phân tích bằng<br />
Excel 2007 để tính các tham số thống kê của chỉ tiêu nghiên cứu.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Quy mô chăn nuôi lợn Vân Pa<br />
Trên cơ sở danh sách hộ chăn nuôi đã lập ở mõi xã, nhóm nghiên cứu đã điều tra tình<br />
hình chăn nuôi ở 3 xã của mỗi huyện. Số hộ được khảo sát ở huyện Đakrông là 498 hộ<br />
trong đó có 48 hộ nuôi lợn Vân Pa. Số hộ khảo sát ở huyện Hướng Hoá là 291 hộ trong<br />
đó có 22 hộ nuôi. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Quy mô chăn nuôi lợn Vân Pa ở các nông hộ của các xã nghiên cứu ở hai huyện<br />
(ĐVT: con/hộ)<br />
Chỉ tiêu nghiên cứu<br />
Quy mô bình quân<br />
Số lợn nái<br />
Trong<br />
đó<br />
Số lợn con<br />
<br />
Huyện Đakrông (n=48)<br />
CV%<br />
X ± m<br />
5,53 ± 0,19<br />
2,39 ± 0,07<br />
3,41 ± 0,29<br />
<br />
39,67<br />
23,40<br />
70,11<br />
<br />
Huyện Hướng Hoá (n=22)<br />
CV%<br />
X ± m<br />
9,50 ± 0,50<br />
1,09 ± 0,11<br />
6,54 ± 0,55<br />
<br />
28,59<br />
48,24<br />
39,08<br />
<br />
Số liệu ở bảng 1 cho thấy, quy mô bình quân lợn Vân Pa nuôi lợn trong nông hộ khá<br />
cao. Xét về cơ cấu đàn lợn Vân Pa số lợn con được nuôi trong nông hộ từ 3,41 - 6,54<br />
con/hộ, số lợn nái từ 1,09 - 2,39 con/hộ. So sánh về quy mô lợn Vân Pa nuôi ở hai<br />
huyện chúng ta thấy số lợn nuôi bình quân ở huyện Hướng Hoá cao hơn so với các hộ<br />
nuôi ở huyện Đakrông đồng thời số lợn con nuôi trong các nông hộ ở huyện Hướng<br />
Hoá cũng cao hơn so với các nông hộ của huyện Đakrông.<br />
<br />
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN VÂN PA…<br />
<br />
49<br />
<br />
3.2. Thức ăn sử dụng nuôi lợn: Lợn Vân Pa là giống lợn thích nghi với lối sống hoang<br />
dã, được nuôi theo phương thức thả rông, thích nghi với đời sống kiếm ăn trong tự<br />
nhiên. Nguồn thức ăn chủ yếu của lợn là các loại củ quả như sắn, khoai, các loại rễ cây,<br />
rau cỏ dại, chuối mà lợn có thể kiếm được trong rừng ven suối… Những năm gần đây<br />
người dân đã bắt đầu sử dụng các loại rau, củ để cho lợn ăn. Kết quả nghiên cứu về tình<br />
hình sử dụng thức ăn của người dân để nuôi lợn được trình bày ở bảng 2.<br />
Bảng 2. Thức ăn sử dụng nuôi lợn Vân Pa ở các hộ của hai huyện<br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Loại thức ăn<br />
Thân chuối<br />
Sắn củ<br />
Môn<br />
Rau trồng<br />
Cám gạo<br />
Thức ăn hỗn hợp<br />
<br />
Huyện Đakrông<br />
(n=48)<br />
Số hộ sử dụng<br />
Tỷ lệ (%)<br />
(hộ)<br />
48<br />
100,00<br />
48<br />
100,00<br />
43<br />
89,58<br />
36<br />
75,00<br />
31<br />
64,58<br />
0<br />
0<br />
<br />
Huyện Hướng Hoá<br />
(n=22)<br />
Số hộ sử dụng<br />
Tỷ lệ (%)<br />
(hộ)<br />
22<br />
100,00<br />
22<br />
100,00<br />
17<br />
77,27<br />
15<br />
68,18<br />
10<br />
45,45<br />
0<br />
0<br />
<br />
Qua bảng 2 chúng ta có thể thấy các loại thức ăn mà người dân sử dụng nhiều nhất<br />
trong chăn nuôi lợn là thân cây chuối, môn rừng, sắn củ, rau trồng và cám gạo. Điều<br />
đáng chú ý là không có hộ nào sử dụng thức ăn hỗn hợp để nuôi lợn. Như vậy hấy hầu<br />
hết thức ăn được sử dụng là thức ăn thô xanh, việc sử dụng thức ăn tinh là rất hạn chế.<br />
Điều này ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng và khả năng sinh sản của lợn. Có thể<br />
nói nhận thức của người dân đã bắt đầu thay đổi và họ quan tâm ngày càng nhiều hơn<br />
đến chăm sóc nuôi dưỡng lợn. Hướng Hoá và Đakrông là hai huyện vùng cao, điều kiện<br />
khí hậu, thời tiết hết sức khắc nghiệt nên giải quyết thức ăn cho lợn luôn được đặt lên<br />
hàng đầu. Có thể nói, giun đất và các loại côn trùng khác sống trong đất là nguồn<br />
prôtêin của lợn. Lợn thường tự kiếm bằng cách dùng cái mõm dài và khoẻ để đào bới<br />
đất đá và điều này đã trở thành một bản năng sinh tồn của lợn Vân Pa.<br />
3.3. Tình hình chuồng trại: Do tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, chủ yếu theo phương<br />
thức thả rông do đó chuồng trại chưa được người dân quan tâm. Kết quả đánh giá về<br />
tình hình chuồng trại được trình bày ở bảng 3.<br />
Bảng 3. Tình hình chuồng trại nuôi lợn Vân Pa của các hộ ở hai huyện<br />
<br />
Stt<br />
<br />
Loại<br />
chuồng trại<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Bán kiên cố<br />
Tạm bợ<br />
Không có chuồng<br />
Sử dụng máng ăn<br />
Có hố phân<br />
<br />
Huyện Đakrông<br />
(n=48)<br />
Số hộ sử dụng<br />
Tỷ lệ (%)<br />
(hộ)<br />
5<br />
10,42<br />
34<br />
70,83<br />
9<br />
18,75<br />
48<br />
100,00<br />
0<br />
0<br />
<br />
Huyện Hướng Hoá<br />
(n=22)<br />
Số hộ sử dụng<br />
Tỷ lệ (%)<br />
(hộ)<br />
3<br />
13,63<br />
11<br />
50,00<br />
8<br />
36,37<br />
22<br />
100,00<br />
0<br />
0<br />
<br />
50<br />
<br />
NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY và cs.<br />
<br />
Kết quả ở bảng 3 cho thấy, phần lớn các hộ nuôi lợn đều sử dụng loại chuồng tạm bợ<br />
(Đakrông: 70,83%; Hướng Hoá:50,00%). Chuồng loại này thường được làm sơ sài, gồm<br />
các cây que củi hoặc tre kết hợp với ván mỏng ghép lại với nhau tạo thành trung bình<br />
khoảng 4-5m2. Tỷ lệ hộ sử dụng loại chuồng bán kiên cố còn ít (Đakrông: 10,42%;<br />
Hướng Hoá: 13,63%) những chuồng này chủ yếu do một số chương trình, dự án tài trợ.<br />
Theo kết quả điều tra 18, 75% hộ ở huyện Đakrông và 36,37% hộ ở huyện Hướng Hoá<br />
không có chuồng để nuôi lợn. Lợn được thả tự do ở quanh sân vườn, nương rẫy và vào<br />
rừng để kiếm ăn, tối đến lợn thường tập trung ngủ ở dưới gốc cây quanh nhà hoặc dưới<br />
sàn nhà.<br />
Mặc dù 100% hộ nuôi đều sử dụng máng ăn, nhưng rất đơn giản có thể là can nhựa,<br />
bánh xe tải, nồi hỏng hoặc được đóng từ những cây gỗ nhỏ… Máng ăn này vừa làm<br />
máng uống, được đặt trong chuồng, ngoài sân hay giữa nhà. Kết quả điều tra cho thấy<br />
do chăn nuôi theo phương thức thả rông nên 100% hộ nuôi đều không có hố phân, gây ô<br />
nhiễm môi trường và lợn dễ mắc một số bệnh như giun sán, viêm phổi, ho... Điều này<br />
ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn. Ngoài ra, do phân chứa<br />
nhiều mầm bệnh thải ra khắp nơi trong sân, dưới sàn nhà, trong bếp, quanh khu vực trẻ<br />
em sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân.<br />
3.4. Mục đích nuôi giống lợn Vân Pa<br />
Mục đích chăn nuôi là một trong những nhân tố ảnh hưởng đền sự phát triển của giống<br />
vật nuôi. Kết quả khảo sát về mục đích chăn nuôi lợn Vân Pa tại vùng nghiên cứu được<br />
trình bày ở bảng 4<br />
Bảng 4. Mục đích nuôi giống lợn Vân Pa của các hộ ở hai huyện<br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
nghiên cứu<br />
Bán<br />
Sinh sản<br />
Giết thịt<br />
Mục đích khác<br />
<br />
Huyện Đakrông<br />
(n=48)<br />
Số hộ (hộ)<br />
Tỷ lệ (%)<br />
48<br />
100<br />
40<br />
83,33<br />
21<br />
43,75<br />
13<br />
27,08<br />
<br />
Huyện Hướng Hoá<br />
(n=22)<br />
Số hộ (hộ)<br />
Tỷ lệ (%)<br />
20<br />
90,90<br />
18<br />
81,81<br />
16<br />
72,72<br />
10<br />
45,45<br />
<br />
Số liệu ở bảng 4 cho thấy người dân ở hai huyện nuôi lợn Vân Pa trước hết là để bán,<br />
thứ đến là để sinh sản, giết thịt và phục vụ cho mục đích khác. Ở huyện Đakrông 100%<br />
hộ nuôi và huyện Hướng Hoá có đến 90,90% hộ nuôi cho rằng họ nuôi lợn Vân Pa để<br />
bán. Chứng tỏ giống lợn này góp một phần vào giá trị kinh tế cho đồng bào dân tộc.<br />
Phương thức bán của các nông hộ chủ yếu là bán tại nhà, các thương lái từ khắp nơi<br />
trong tỉnh tìm đến các nông hộ để mua. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy đồng bào dân<br />
tộc sử dụng hai cách chủ yếu là bán vo (bán cáp cả con), hoặc đo theo vòng cổ, dài thân<br />
và tính theo giá khối lượng. Tuy nhiên, do bị hạn chế về trình độ và thông tin thị trường<br />
nên người dân bị ép giá.<br />
Sau mục đích để bán, các nông hộ cho rằng nuôi để cho sinh sản, duy trì đàn lợn của gia<br />
đình. Ở huyện Đakrông có 83,33% và ở Hướng Hoá có 81,81% số hộ nuôi lợn Vân Pa<br />
<br />
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN VÂN PA…<br />
<br />
51<br />
<br />
để sinh sản. Với phương thức sinh sản tự nhiên không cần sự can thiệp của thú y nên<br />
xảy ra tình trạng lợn con nhảy lợn mẹ, sinh ra đồng huyết và sức sản xuất ngày càng<br />
giảm. Ngoài những mục đích trên lợn Vân Pa còn được đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa<br />
Kô sử dụng trong các dịp cúng tế cầu mùa, cúng nhà mới, ăn tết, cưới hỏi, ma chay…<br />
Qua nghiên cứu chúng tôi còn được biết lợn còn là của hồi môn của bố mẹ cho các cặp<br />
vợ chồng mới cưới. Từ đây có thể thấy rằng giống lợn Vân Pa là vật nuôi truyền thống<br />
từ xa xưa của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị. Với ý nghĩa đó, giống<br />
lợn này cần được bảo tồn và phát triển.<br />
3.5. Dịch bệnh và công tác thú y trong chăn nuôi giống lợn Vân Pa<br />
Do địa bàn ở xa trung tâm thành phố và thị trấn, đi lại quá khó khăn, phạm vi phân bố<br />
rộng và điều kiện kinh tế xã hội còn kém phát triển nên đội ngũ cán bộ thú y cơ sở còn<br />
thiếu. Mỗi xã thông thường chỉ có 1 cán bộ thú y với trình độ sơ cấp hoặc được đào tạo<br />
ngắn hạn. Đa số họ hành nghề không chuyên, thu nhập và phụ cấp thấp nên các cán bộ<br />
thú y cơ sở không nhiệt tình, hoạt động thú y còn nhiều hạn chế. Kết quả nghiên cứu về<br />
dịch bệnh và công tác thú y tại các xã điều tra được trình bày ở bảng 5.<br />
Bảng 5. Tình hình dịch bệnh và công tác thú y ở hai huyện<br />
Stt<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
nghiên cứu<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Có dịch bệnh<br />
Không dịch bệnh<br />
Điều trị<br />
Tiêm phòng<br />
<br />
21<br />
27<br />
0<br />
0<br />
<br />
Huyện Đakrông<br />
(n=48)<br />
Số hộ (hộ)<br />
Tỷ lệ (%)<br />
43,75<br />
56,25<br />
0<br />
0<br />
<br />
Huyện Hướng Hoá<br />
(n=22)<br />
Số hộ (hộ)<br />
Tỷ lệ (%)<br />
8<br />
36,36<br />
14<br />
63,64<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Về tình hình dịch bệnh trên địa bàn xảy ra đối với lợn Vân Pa có nhiều ý kiến khác<br />
nhau. Có 56,25% số hộ ở huyện Đakrông và 63,64% hộ ở huyện Hướng Hóa cho rằng<br />
lợn địa phương không hề mắc bệnh giống như các loại bệnh mà lợn ở đồng bằng hay<br />
mắc phải. Điều này chứng tỏ lợn Vân Pa có khả năng đề kháng cao, chống chịu tốt với<br />
các điều kiện bất lợi về thức ăn, khí hậu thời tiết và dịch bệnh.<br />
Ngược lại, có 43,75% số hộ ở huyện Đakrông và 36,36% số hộ ở huyện Hướng Hoá cho<br />
rằng có dịch bệnh xảy ra ở lợn Vân Pa, như bệnh như tiêu chảy, ho, tụ huyết trùng, còi<br />
cọc, bệnh thường mắc đối với lợn con. Nguyên nhân gây ra những bệnh trên đó là do<br />
lợn được thả rông, thường xuyên ăn các loại thức ăn mang mầm bệnh do đó dễ mắc một<br />
số bệnh như giun sán, ỉa chảy. Một trong những nguyên nhân liên quan đến dịch bệnh là<br />
công tác tiêm phòng. Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% hộ nuôi đều không tiêm phòng<br />
cho lợn. Khi lợn bị bệnh, các hộ tự điều trị mà không có sự hỗ trợ của cán bộ thú y.<br />
Kiến thức bản địa và kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh cho lợn của người dân vô<br />
cùng quan trọng khi mà trên địa bàn không có cơ sở bán thuốc thú y và tay nghề của cán<br />
bộ thú y còn hạn chế.<br />
<br />