intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tình trạng nhiễm nấm xâm lấn ở bệnh nhân người lớn hóa trị liệu đặc hiệu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM từ 6/2010 đến 6/2011

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

49
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tình hình nghiên cứu và mục tiêu của đề tài trình bày về: Nhiễm nấm xâm lấn luôn là một biến chứng nặng nề, gây tử vong cao ở những bệnh nhân bệnh lý máu ác tính, đặc biệt sau hóa trị liệu, giảm bạch cầu hạt kéo dài. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2011 nhằm khảo sát tình trạng nhiễm nấm ở nhóm bệnh nhân đặc biệt này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tình trạng nhiễm nấm xâm lấn ở bệnh nhân người lớn hóa trị liệu đặc hiệu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM từ 6/2010 đến 6/2011

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG NHIỄM NẤM XÂM LẤN Ở BỆNH NHÂN<br /> NGƯỜI LỚN HÓA TRỊ LIỆU ĐẶC HIỆU TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU<br /> HUYẾT HỌC TP.HCM TỪ 6/2010 ĐẾN 6/2011<br /> Huỳnh Đức Vĩnh Phú*, Nguyễn Bích Trân*, Trần Quốc Tuấn*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Nhiễm nấm xâm lấn luôn là một biến chứng nặng nề, gây tử vong cao ở những bệnh nhân<br /> bệnh lý máu ác tính, đặc biệt sau hóa trị liệu, giảm bạch cầu hạt kéo dài.<br /> Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trường hợp bệnh tại Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học từ<br /> tháng 06/2010 đến tháng 06/2011 nhằm khảo sát tình trạng nhiễm nấm ở nhóm bệnh nhân đặc biệt này.<br /> Kết quả: Có 8 bệnh nhân nhiễm nấm xâm lấn được đánh giá (chiếm khoảng 12,9% số lượng bệnh<br /> nhân hóa trị). Thời điểm giảm bạch cầu hạt đến lúc chẩn đoán là 12,1  4 ngày, 75% có bạch cầu hạt <<br /> 500/L, 87,5% bệnh nhân có sốt cao liên tục mặc dù đã dùng kháng sinh phổ rộng. Tác nhân phân lập<br /> nhiều nhất là Candida tropicalis (37,5%) và Candida albicans (25%), đa số các tác nhân vẫn còn nhạy cảm<br /> với kháng nấm Amphotericine B. Các tổn thương kèm theo có thể gặp: hồng ban ở da (75%), tổn thương<br /> phổi (50%), tổn thương gan (25%). Thời gian điều trị kháng nấm trung bình 21,62  12,2 ngày, trong đó<br /> 50% bệnh nhân có hỗ trợ với G-CSF. Tỷ lệ hồi phục hoàn toàn là 75%, tử vong 25%. Tỷ lệ bệnh nhân có<br /> shock trong quá trình điều trị là 50%.<br /> Kết luận: Chúng ta cần phát triển thêm những phương pháp chẩn đoán nhiễm nấm mới nhanh chóng và<br /> chính xác hơn. Đồng thời có những chiến lược điều trị tích cực hơn.<br /> Từ khóa: Nhiễm nấm xâm lấn, sốt giảm bạch cầu hạt, Candida.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> CHARACTERISTICS OF INVASIVE FUNGAL INFECTION IN PATIENTS WITH HEMATOLOGIC<br /> MALIGNANCIES DURING INTENSIVE CHEMOTHERAPY IN BLOOD TRANSFUSION AND<br /> HEMATOLOGY HOSPITAL<br /> Huynh Duc Vinh Phu, Nguyen Bich Tran, Tran Quoc Tuan<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 187 - 193<br /> Background: Invasive Fungal Infections are severe complications accompined high mortality rates in<br /> neutropenia patients. The objective of our study is evaluating clinical and therapeutic characteristics of invasive<br /> fungal infection in patients with hematologic malignancies during intensive chemotherapy.<br /> Methods: Retrospective case series study from June, 2010 to June, 2011 in Blood Transfusion and<br /> Hematology Hospital, Ho Chi Minh City.<br /> Results: Eight patients with invasive fungal infection were analyzed. Time from neutropenia to diagnosis<br /> was 12.1  4. 75% of patients had severe neutropenia (< 500/L), 87.5% of patients had remained febrile despite<br /> of broad spectrum antibiotic therapy. Candida tropicalis and Candida albicans were the leading causes in 37.5%<br /> and 25% of patients, respectively. Most of them were sensitive to the antifungal Amphotericin B. The lesions were<br /> recognized, including erythematous papules (75%), pulmonary lesions (50%), liver lesions (25%). Median<br /> <br /> * Bộ môn huyết học – Đại Học Y Dược TPHCM<br /> Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Đức Vĩnh Phú ĐT: 0902987436<br /> <br /> 188<br /> <br /> Email: huynhrich2002@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> treatment duration was 21.62  12.2 days. 75% of group studied had complete recovery and mortality rate was<br /> 25%. The frequency of sepsis shock from invasive fungal infection was 50%.<br /> Conclusions: The accurate and rapid diagnostic method and more effective treatment stragies to invasive<br /> fungal infection are very important.<br /> Key words: Invasive Fungal Infection, neutropenic fever, Candida.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Dân số nghiên cứu<br /> <br /> Nhiễm nấm xâm lấn (Invasive Fungal<br /> Infection) bao gồm nhiễm nấm huyết, nhiễm<br /> nấm tạng là một trong những tình trạng nhiễm<br /> khuẩn nặng, ít gặp(13). Tuy nhiên với đối tượng<br /> bệnh nhân bệnh lý máu ác tính và có một<br /> khoảng thời gian giảm bạch cầu hạt kéo dài như<br /> bạch cầu cấp, nhiễm nấm xâm lấn là một trong<br /> những biến chứng nặng và thường gặp với tỷ lệ<br /> là 4,6%. Trong đó, 60-70% bệnh nhân tử vong do<br /> nhiễm Aspergilus và do nhiễm Candida huyết là<br /> 30-40%(12).<br /> <br /> Tất cả bệnh nhân bạch cầu cấp được hóa<br /> trị liệu trong thời gian nghiên cứu thỏa tiêu<br /> chuẩn chọn mẫu.<br /> <br /> Tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học<br /> TPHCM, chúng tôi thường xuyên phải đối phó<br /> với tình trạng nhiễm khuẩn trên những bệnh<br /> nhân giảm bạch cầu hạt sau hóa trị liệu. Trong<br /> đó, nhiễm nấm xâm lấn là một biến chứng nguy<br /> hiểm, tỷ lệ tử vong cao và ảnh hưởng rất nhiều<br /> đến quá trình điều trị. Chính vì vậy, chúng tôi<br /> tiến hành nghiên cứu khảo sát tình trạng nhiễm<br /> nấm xâm lấn trên bệnh nhân người lớn hóa trị<br /> liệu đặc hiệu trong khoảng thời gian 1 năm từ<br /> 06/2010 đến 06/2011, để khảo sát các đặc điểm<br /> lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá điều trị<br /> nhiễm nấm xâm lấn của những nhóm bệnh<br /> nhân đặc biệt này.<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Hồi cứu, mô tả các trường hợp bệnh.<br /> <br /> Địa điểm nghiên cứu<br /> Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP.<br /> HCM.<br /> <br /> Thời gian nghiên cứu<br /> <br /> - Tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> Bệnh nhân người lớn > 16 tuổi.<br /> Nhiễm nấm huyết: cấy máu dương tính<br /> với nấm.<br /> - Phân tích thống kê bằng phần mềm Excel<br /> 2010.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Nghiên cứu đã đánh giá 8 bệnh nhân theo<br /> tiêu chuẩn như trên trong thời gian từ 6/2010<br /> đến 6/2011 (chiếm khoảng 12,9% số lượng bệnh<br /> nhân hóa trị liệu đặc hiệu).<br /> Bảng 1: Đặc điểm của nhóm bệnh nhân được nghiên<br /> cứu<br /> Số bệnh nhân (n = 8)<br /> 3/8 bệnh nhân nam (37,5%)<br /> Giới tính<br /> 5/8 bệnh nhân nữ (62,5%)<br /> Độ tuổi<br /> 30 – 56 tuổi<br /> Bạch cầu cấp dòng tủy: 6/8 bệnh nhân<br /> (75%)<br /> Bệnh lý huyết học<br /> nền<br /> Bạch cầu cấp dòng lympho: 2/8 bệnh<br /> nhân (25%)<br /> Tấn công: 5/8 bệnh nhân (62,5%)<br /> Tấn công có sử dụng corticoid kéo dài:<br /> Phác đồ điều trị<br /> 1/8 bệnh nhân (12,5%)<br /> MitoFLAG: 2/8 bệnh nhân (25%)<br /> 1 bệnh nhân có tiền căn đái tháo<br /> đường<br /> Tiền căn<br /> 1 bệnh nhân có tiền căn viêm gan siêu<br /> vi B<br /> Có sonde tĩnh mạch<br /> 8/8 bệnh nhân (100%)<br /> trung ương<br /> Ngày giảm bạch<br /> Trung bình: 12,1  4 ngày<br /> cầu hạt trung bình<br /> Max: 15 ngày Min: 10 ngày<br /> đến lúc chẩn đoán<br /> Phòng ngừa kháng<br /> 0/8 bệnh nhân (0%)<br /> nấm uống trước đó<br /> <br /> 06/2010 đến 06/2011.<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> 189<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> Nhận xét: Đa phần các bệnh nhân được chẩn<br /> đoán nhiễm nấm xâm lấn đều ở giai đoạn giảm<br /> nặng bạch cầu hạt (< 500/ L).<br /> <br /> Số bệnh nhân (n = 8)<br /> Có sốt liên tục<br /> o<br /> >38 C mặc dù đã<br /> sử dụng kháng sinh<br /> phổ rộng<br /> Cấy máu dương<br /> tính với nấm<br /> Cấy máu dương<br /> tính cả ở tĩnh mạch<br /> trung ương và<br /> ngoại biên<br /> <br /> 7/8 bệnh nhân (87,5%)<br /> <br /> Bảng 2: Các tác nhân phân lập được (cấy máu)<br /> 8/8 bệnh nhân (100%)<br /> <br /> Tác nhân<br /> Candida tropicalis<br /> Candida albicans<br /> Candida krusei<br /> Candida utilis<br /> Candida paralosis<br /> <br /> 6/8 bệnh nhân (75%)<br /> <br /> Nhận xét: tác nhân Candida tropicalis thường<br /> gặp nhất (37,5%) ở các bệnh nhân nhiễm nấm<br /> xâm lấn.<br /> <br /> 13%<br /> 12%<br /> BCH < 500/μL<br /> 75%<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 3/8 bệnh nhân (37,5%)<br /> 2/8 bệnh nhân (25%)<br /> 1/8 bệnh nhân (12,5%)<br /> 1/8 bệnh nhân (12,5%)<br /> 1/8 bệnh nhân (12,5%)<br /> <br /> 500-1.000 /μL<br /> > 1000 /μL<br /> <br /> Hình 1: Biểu đồ phân bố BN theo số lượng bạch cầu<br /> hạt lúc chẩn đoán<br /> Bảng 3: Đánh giá nhạy cảm với các thuốc kháng nấm của các tác nhân phân lập được<br /> Thuốc kháng nấm<br /> Amphotericine B<br /> <br /> C.tropicalis<br /> Nhạy: 66,7%<br /> Kháng:33,3%<br /> Kháng:100%<br /> Nhạy: 100%<br /> Nhạy: 33,3%<br /> Kháng:66,7%<br /> Nhạy: 33,3%<br /> Kháng 66,7%<br /> <br /> Fluconazole<br /> Ketoconazole<br /> Cotrimoxazole<br /> Mycostatin<br /> <br /> C.albicans<br /> Nhạy:100%<br /> <br /> C.krusei<br /> Nhạy<br /> <br /> Nhạy 100%<br /> -<br /> <br /> Nhạy<br /> Trung gian<br /> <br /> Kháng<br /> Nhạy<br /> Kháng<br /> <br /> -<br /> <br /> Nhạy<br /> <br /> Nhạy<br /> <br /> Nhận xét: Các tác nhân khác nhau có độ nhạy<br /> cảm với các thuốc kháng nấm khác nhau. Có 1<br /> trường hợp Candida tropicalis kháng với<br /> <br /> C.utilis<br /> Không được đánh<br /> giá kháng nấm đồ<br /> <br /> C.paralosis<br /> Nhạy<br /> <br /> Amphotericin B. Tất cả các trường hợp Candida<br /> tropicalis đều kháng với Fluconazole.<br /> <br /> 75<br /> 80<br /> 70<br /> 60<br /> 50<br /> 40<br /> 30<br /> 20<br /> 10<br /> 0<br /> <br /> 50<br /> <br /> 50<br /> 37.5<br /> 25<br /> <br /> Hồng ban<br /> trên da<br /> <br /> Tổn thương<br /> phổi<br /> <br /> Nhiễm nấm<br /> họng<br /> <br /> Nhiễm nấm<br /> tiêu hóa<br /> <br /> tỷ lệ %<br /> <br /> Tổn thương<br /> gan, lách<br /> <br /> Hình 2: Biểu đồ phân bố các tổn thương trên BN nhiễm nấm xâm lấn<br /> <br /> 190<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> Bảng 4: Các tổn thương phổi và gan ghi nhận được ở<br /> các BN nhiễm nấm xâm lấn trong nghiên cứu<br /> Thương tổn<br /> Số bệnh nhân<br /> Tỷ lệ<br /> Tại phổi (trên CTscan)<br /> 4/8 bệnh nhân<br /> 50%<br /> Tổn thương dạng nốt lan 3/8 bệnh nhân<br /> 37,5%<br /> tỏa 2 phổi<br /> Thương tổn thủy<br /> 1/8 bệnh nhân<br /> 12,5%<br /> Tràn dịch màng phổi<br /> 2/8 bệnh nhân<br /> 25%<br /> Trong 4 BN có tổn thương ở phổi chỉ có 1 BN phát hiện<br /> được trên xquang<br /> Tại gan lách<br /> 2/8 bệnh nhân<br /> 25%<br /> Tổn thương đa nốt trong 1/8 bệnh nhân<br /> 12,5%<br /> gan lách<br /> Gan to, tràn dịch màng<br /> 1/8 bệnh nhân<br /> 12,5%<br /> bụng<br /> <br /> Nhận xét: Tổn thương phổi thường gặp nhất<br /> là tổn thương dạng nốt lan tỏa 2 thùy, nhưng<br /> tổn thương gan đa nốt tương đối ít gặp hơn.<br /> Tất cả các bệnh nhân đều được khởi động<br /> với kháng nấm tĩnh mạch Amphotericine B.<br /> Bảng 5: Kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm nấm xâm<br /> lấn trong nghiên cứu<br /> Số bệnh nhân được khởi động<br /> 7/8 bệnh nhân<br /> kháng nấm trước khi có kết quả soi<br /> (87,5%)<br /> và định danh<br /> Thời gian sử dụng Amphotericine B 21,62  12,2 ngày<br /> trung bình<br /> Số bệnh nhân phải rút sonde tĩnh 4/8 bệnh nhân (50%)<br /> mạch trung ương<br /> Số bệnh nhân được sử dụng G-CSF 4/8 bệnh nhân (50%)<br /> trong quá trình điều trị<br /> Thời gian sử dụng G-CSF trung bình<br /> 8,5  5,1 ngày<br /> Thời gian hết sốt hẳn tính từ lúc khởi<br /> 9,1 ngày<br /> động amphotericine B<br /> Thời gian trung bình cấy máu âm<br /> 5,2 ngày<br /> tính sau khi khởi động<br /> Amphotericine B<br /> Thời gian trung bình hồi phục hồng<br /> 24,2 ngày<br /> ban ở da<br /> Bạch cầu hạt trung bình ở thởi điểm 2,48 K/L (10,15 hết sốt<br /> 0,34 K/L)<br /> Số lượng bệnh nhân có sử dụng 4/8 bệnh nhân (50%)<br /> kháng nấm dự phòng uống<br /> Itraconazole sau đó<br /> <br /> Bảng 6: Đánh giá kết quả điều trị cuối cùng ở những<br /> bệnh nhân nhiễm nấm xâm lấn trong nghiên cứu<br /> Hồi phục hoàn toàn<br /> Shock do nhiễm nấm huyết<br /> Tử vong<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 6/8 bệnh nhân<br /> 4/8 bệnh nhân<br /> 2/8 bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ%<br /> 75%<br /> 50%<br /> 25%<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Mặc dù tỷ lệ nhiễm nấm thực sự trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi tương đối ít (12,9%) so<br /> với tổng số bệnh nhân được hóa trị liệu đặc hiệu<br /> tại bệnh viện Truyền Máu – Huyết Học. Nhưng<br /> việc khảo sát tình hình nhiễm nấm ở đối tượng<br /> bệnh nhân này không kém phần quan trọng, bởi<br /> vì nhiều lý do. Trước tiên, khả năng cấy nấm<br /> dương trong các bệnh phẩm tương đối thấp, đặc<br /> biệt là bệnh phẩm máu(3), vì thế việc xác định<br /> chính xác tác nhân gây bệnh không phải dễ<br /> dàng. Do có sự tương quan với thời gian nằm<br /> viện dài, tử suất cao, việc điều trị kháng nấm<br /> phải có một chiến lược tích cực và hiệu quả. Từ<br /> những điều đó, nghiên cứu chúng tôi nhằm<br /> đánh giá lại những tác nhân nấm phân lập được<br /> tại bệnh viện và hiệu quả điều trị nấm trong thời<br /> gian vừa qua.<br /> Trong các trường hợp nghiên cứu, các<br /> bệnh nhân đều nằm trong giai đoạn tấn công<br /> của phác đồ điều trị (75%) và 25% bệnh nhân<br /> điều trị phác đồ MitoFlag. Tất cả giai đoạn<br /> này đều tương đối nặng nề do số lượng tế bào<br /> ác tính khởi đầu còn tương đối lớn, bệnh<br /> nhân có khả năng nhiễm khuẩn nhiễm nấm<br /> ngay từ đầu thời điểm điều trị do giảm bạch<br /> cầu hạt kéo dài. Một khía cạnh quan trọng<br /> khác, đó là thời gian từ lúc giảm bạch cầu hạt<br /> đến lúc chẩn đoán nhiễm nấm hệ thống trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi là 12,1  4 ngày,<br /> khoảng thời gian này là lúc bạch cầu hạt giảm<br /> thấp nhất và kéo dài, tương ứng với 75% bệnh<br /> nhân có bạch cầu hạt dưới 500/L. 87,5% bệnh<br /> nhân trong mẫu nghiên cứu có sốt trên 38oC<br /> kéo dài mặc dù đã được điều trị với kháng<br /> sinh phổ rộng. Đây là một chú ý lâm sàng<br /> quan trọng, bất cứ bệnh nhân bị bệnh lý huyết<br /> học ác tính giảm bạch cầu hạt nặng (< 500/L),<br /> không giảm sốt với kháng sinh phổ rộng thì<br /> việc đánh giá nhiễm nấm là hoàn toàn cần<br /> thiết. Điều này đã được đề cập ở hướng dẫn<br /> của một số phác đồ điều trị kháng nấm kinh<br /> nghiệm trong lĩnh vực ung thư(6,8).<br /> <br /> 191<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập<br /> trung đánh giá những trường hợp có bằng<br /> chứng vi sinh xác định, cụ thể 8/8 bệnh nhân<br /> có kết quả cấy máu dương với nấm. Tuy<br /> nhiên, do biến chứng nặng nề, nên nhóm<br /> bệnh nhân được điều trị kháng nấm sớm theo<br /> kinh nghiệm đông hơn so với số lượng<br /> nghiên cứu của chúng tôi. Do đó cần có thêm<br /> những nghiên cứu rộng hơn để đánh giá hiệu<br /> quả điều trị kháng nấm ở nhóm bệnh nhân<br /> không có bằng chứng vi sinh này.<br /> Trong các tác nhân phân lập được, chúng<br /> tôi ghi nhận tần suất gây bệnh cao nhất là<br /> nhóm Candida tropicalis và nhóm Candida<br /> albicans. Hai tác nhân này cũng được ghi nhận<br /> trong nghiên cứu ở bệnh viện Truyền Máu<br /> Huyết Học vào khoảng thời gian 2009-2010(5).<br /> Bên cạnh đó, bắt đầu xuất hiện những chủng<br /> Candida mới như Candida krusei, Candida utilis<br /> và Candida paralosis. Trong cả 2 nghiên cứu từ<br /> năm 2009 – 2010 và nghiên cứu hiện tại,<br /> chúng tôi chưa ghi nhận một trường hợp<br /> nhiễm nấm Aspergillus xác định(5). Đa phần<br /> các trường hợp đều thiếu kết quả vi sinh mặc<br /> dù hình thái lâm sàng rất phù hợp với nhiễm<br /> nấm Aspergillus xâm lấn. Điều này có thể lý<br /> giải được do chúng ta chưa có phát triển<br /> mạnh các phương tiện chẩn đoán xác định<br /> cho nhóm Aspergillus, chẳng hạn xét nghiệm<br /> Galactomannan, xét nghiệm sinh học phân<br /> tử(4,7), nuôi cấy trên mô sinh thiết… Chính vì<br /> thế, sự phân bố tác nhân trong nghiên cứu của<br /> chúng tôi có phần khác biệt so với các nghiên<br /> cứu ở nước ngoài, vốn tỷ lệ nhiễm Aspergillus<br /> chiếm ưu thế(12).<br /> Đánh giá về mặt kháng nấm đồ, các tác<br /> nhân gây bệnh vẫn còn nhạy tốt với thuốc<br /> kháng nấm cổ điển Amphotericine B. Đây là<br /> thuốc kháng nấm đầu tay được sử dụng trong<br /> điều trị nhiễm nấm xâm lấn tại bệnh viện<br /> Truyền Máu Huyết Học TP.HCM. Tuy nhiên<br /> ghi nhận 1/8 trường hợp kháng với<br /> Amphotericine B và 2/10 trường hợp trong<br /> nghiên cứu năm 2009-2010. Điều này đáng lo<br /> ngại do việc phát triển các thuốc kháng nấm<br /> <br /> 192<br /> <br /> tĩnh mạch tại bệnh viện chúng tôi nói riêng và<br /> Việt Nam nói chung chưa mạnh. Do đó các<br /> bệnh nhân nhiễm nấm xâm lấn với các tác<br /> nhân kháng amphotericine B đều có kết quả<br /> không khả quan. Trường hợp kháng với<br /> Amphotericine B trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi tử vong trong bệnh cảnh shock nhiễm<br /> khuẩn nặng khó kiểm soát.<br /> Khảo sát những tổn thương do nhiễm nấm<br /> xâm lấn gây nên, chúng tôi ghi nhận 75%<br /> trường hợp có xuất hiện hồng ban ở da.<br /> Những sang thương này rất đặc trưng với<br /> những hồng ban sẩn, có xuất huyết hoặc tụ<br /> mủ ở trung tâm, thường xuất hiện ở thân và<br /> chi(9). Chúng xuất hiện tương đối sớm trước<br /> khi kết quả cấy máu dương tính với nấm được<br /> xác định. Chính vì thế những sang thương<br /> này luôn phải được chú ý để có thể bổ sung<br /> kháng nấm kịp thời và hỗ trợ chăm sóc tích<br /> cực. Bên cạnh, sang thương da, tổn thương ở<br /> phổi và gan lách cũng được chúng tôi ghi<br /> nhận song song với giai đoạn nhiễm nấm xâm<br /> lấn. Hình ảnh tổn thương phổi rất đa dạng có<br /> thể là viêm phổi dạng nốt lan tỏa ở 2 phế<br /> trường hay viêm phổi thùy kèm tràn dịch<br /> màng phổi. Tổn thương gan được ghi nhận là<br /> những tổn thương đa nốt trong gan, hoặc gan<br /> to nhẹ kèm tràn dịch màng bụng. Mặc dù tỷ lệ<br /> nhiễm nấm tạng không cao, nhưng luôn phải<br /> được chú ý đánh giá và theo dõi, để ngăn tình<br /> trạng nhiễm nấm tái phát ở những đợt hóa trị<br /> liệu tiếp theo.<br /> Xét về khía cạnh điều trị kháng nấm ở bệnh<br /> viện Truyền Máu Huyết Học TP.HCM, có 87,5%<br /> bệnh nhân được bổ sung kháng nấm sớm trước<br /> khi có kết quả soi và định danh. Thời điểm khởi<br /> động kháng nấm có ý nghĩa rất quan trọng<br /> trong hiệu quả điều trị nhiễm nấm hệ thống. Sử<br /> dụng kháng nấm càng muộn, tỷ lệ tử vong càng<br /> cao, thời gian nằm viện càng dài(10). Vì thế việc<br /> sử dụng kháng nấm theo kinh nghiệm, trước khi<br /> có kết quả định danh tác nhân, đang được chú ý<br /> và cần có nhiều nghiên cứu rộng rãi, đặc biệt ở<br /> nhóm bệnh nhân có bệnh lý huyết học, vốn<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0