intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khen sao cho đúng?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hầu như ông bố bà mẹ nào cũng nghĩ rằng con mình là một đứa trẻ đặc biệt và họ thường tìm mọi cơ hội để ca ngợi chúng. "Con thật là thông mình", "Con gái mẹ xinh đẹp làm sao!", "Con giỏi quá"... là những câu các bà mẹ thường xuýt xoa với con mình nhiều nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra những cảnh báo cho các bậc cha mẹ thường khen ngợi con mình quá mức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khen sao cho đúng?

  1. Khen sao cho đúng? Hầu như ông bố bà mẹ nào cũng nghĩ rằng con mình là một đứa trẻ đặc biệt và họ thường tìm mọi cơ hội để ca ngợi chúng. "Con thật là thông mình", "Con gái mẹ xinh đẹp làm sao!", "Con giỏi quá"... là những câu các bà mẹ thường xuýt xoa với con mình nhiều nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra những cảnh báo cho các bậc cha mẹ thường khen ngợi con mình quá mức. Từng có khá nhiều các chứng minh từ các nhà khoa học tâm lý về sự cần thiết phải khen ngợi con trẻ. Nhưng gần đây, các chuyên gia đã đưa ra những kết luận không tốt về việc nhiều cha mẹ tâng bốc con em mình quá mức. Các nhà tâm lý học khẳng định, những lời khen ngợi quá đáng theo kiểu để khích lệ là những việc làm vô nghĩa, thậm chí có thể có hại cho con bạn. Nhà tâm lý học nổi tiếng người Anh Stephen Gross cho rằng, nếu một đứa trẻ thường xuyên nhận được những lời khen ngợi, kiểu như "Con thật là thông minh" hoặc "Con sẽ là một tài năng lớn" thì kết quả học tập của nó sẽ giảm sút đáng kể. Theo ông, "những lời khen ngợi rỗng" sẽ hình thành trong con trẻ những hy vọng giả. Ý kiến này của ông được đưa ra trong cuốn "The Examined Life". Thay vào việc tặng cho con cái hàng núi lời ngợi khen, nhà khoa học khuyến khích các bậc phụ huynh và giáo viên sử dụng những cụm từ như "Chúc mừng con đã làm được những việc khó khăn" hay "Chúc mừng cố gắng của con". Theo Gross, "những lời khen ngợi rỗng tồi tệ không kém gì những chê trách thiếu suy nghĩ, cả hai đều thể hiện sự thiếu quan tâm đến những suy nghĩ và cảm xúc của trẻ."
  2. Trong lập luận của mình, ông đưa ra những con số khảo sát do các nhà tâm lý học Đại học Columbia thực hiện, chứng minh rằng trẻ em thường được khen ngợi sẽ học ngày càng kém hơn. Các nhà tâm lý học đã yêu cầu 128 trẻ em trong độ tuổi từ 10-11 làm một số bài toán. Với một nhóm trẻ đã hoàn thành bài tập, họ khen ngợi: "Các cháu làm tốt lắm. Các cháu thật thông minh". Với nhóm trẻ khác, họ không khen ngợi mà chỉ cám ơn. Họ nói: "Các cháu quả là những học sinh tốt vì các cháu đã cố gắng làm những bài tập khó như thế này". Sau đó, cả hai nhóm học sinh được yêu cầu làm các bài tập khó hơn nữa. Những em trước đó đã được ca ngợi đã làm bài kém hơn. Điều thú vị là khi trò chuyện với các chuyên gia, một số đứa trẻ trong nhóm này còn cố gắng bào chữa về những điều mình đã làm được. Chính từ hiện tượng này mà nhà tâm lý học Gross đã dành hẳn một chương trong của cuốn sách của mình viết về vấn đề "Vinh quang có thể khiến con người ta mất đi lòng tự tin". Ông nhận định, bất kỳ lời khen ngợi nào dù là nhỏ nhất cũng phải được đưa ra một cách đúng lúc, đi kèm với ý nghĩa giáo dục và đều phải có những cơ sở đúng đắn. Một số nhà khoa học Mỹ còn cho rằng, những lời ngợi khen sẽ làm cho trẻ đánh mất mục đích phấn đấu. Ashley Merriman và Po Bronson khẳng định, ý định tốt đẹp của cha mẹ sẽ phản tác dụng bởi những lời khen rỗng. Nếu bạn khen ngợi con mình quá thường xuyên, chúng sẽ không còn quan tâm đến điều đó nữa và bắt đầu coi đó là chuyện đương nhiên. Một trường đại học ở Florida đã thực hiện một thí nghiệm khá thú vị. Người ta yêu cầu một nhóm sinh viên chơi một trò game. Kết quả
  3. đang khá tốt đẹp nhưng khi có người bước vào phòng và bắt đầu khen ngợi thì tất cả mọi thứ thay đổi theo chiều hướng xấu hơn. Các sinh viên bắt đầu để thua. Theo các chuyên gia, sự chú ý của họ đã chuyển từ trò chơi sang người đã khen ngợi họ. Các nhà khoa học - tâm lý học từng chỉ trích việc khen thưởng bằng kẹo, tiền và các hình thức vật chất khác của hệ thống giáo dục. Họ lập luận, các biện pháp này làm giảm hiệu suất, bởi vì trẻ con sẽ coi đó là sự hối lộ. Nhiều người cho rằng, trẻ em không phải mê thích những lời khen ngợi và sự khen thưởng, điều mà chúng cần là việc mỗi ngày chúng cảm thấy mình làm tốt hơn tất cả mọi việc được giao hay những gì chúng mong muốn. Nếu phần thưởng (hay lời khen ngợi) được ban phát một cách quá dễ dãi thì ý tưởng về sự khích lệ sẽ thất bại. Các nhà khoa học cũng chỉ ra một số cách khen ngợi con cái mà không làm hại đến chúng. Đầu tiên, hãy khen một cách cụ thể, đừng nói chung chung. Thứ hai, hãy quan tâm đến những gì mà trẻ thực sự có thể thực hiện được. Nếu bạn muốn tưởng thưởng thì hãy đặt ra cho trẻ những việc mà chúng có thể làm được. Đừng tâng bốc trẻ bởi những điều mà chúng thực hiện được không mấy khó khăn. Đừng khen ngợi trẻ theo kiểu so sánh nó với những người khác. Đừng yêu cầu con mình làm những việc mà nó không thể làm được. Và, điều quan trọng là hãy thẳng thắn, chân thành với con cái của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2