intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khéo léo góp ý cho sếp nơi công sở

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

146
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bạn không chắc chắn liệu sếp của mình có thích nghe góp ý không hay nội dung góp ý hết sức nhạy cảm, tốt hơn cả là đừng nên nói gì cả. Không có lý do gì để làm tổn hại mối quan hệ hay công việc của bạn, trừ khi bạn nhận thấy các hành vi của sếp đang đưa công ty vào vòng nguy hiểm. Càng lên các vị trí cao thì người quản lý càng khó nhận được những ý kiến trung thực... (Ảnh minh họa) Làm việc lâu với bất cứ ai sẽ giúp cho bạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khéo léo góp ý cho sếp nơi công sở

  1. Khéo léo góp ý cho sếp nơi công sở Nếu bạn không chắc chắn liệu sếp của mình có thích nghe góp ý không hay nội dung góp ý hết sức nhạy cảm, tốt hơn cả là đừng nên nói gì cả. Không có lý do gì để làm tổn hại mối quan hệ hay công việc của bạn, trừ khi bạn nhận thấy các hành vi của sếp đang đưa công ty vào vòng nguy hiểm. Càng lên các vị trí cao thì người quản lý càng khó nhận được những ý kiến trung thực... (Ảnh minh họa) Làm việc lâu với bất cứ ai sẽ giúp cho bạn hiểu và có những hiểu biết sâu sắc về khả năng của họ. Điều này đặc biệt đúng với sếp của bạn, người mà bạn phải tiếp xúc trong nhiều trường hợp: các cuộc gặp gỡ khách hàng, thuyết trình, đối thoại, đàm phán... Nhưng kể cả khi những hiểu biết của bạn thực sự có ích cho sếp, thì liệu bạn có nên nói ra? Liệu bạn có nên để mối quan hệ cũng như công việc của mình bị đe dọa bởi những lời nói thành thực? Tuy nhiên, nếu bạn nói ra một cách chính xác và thận trọng, hiểu biết của bạn không chỉ giúp sếp mà còn tăng cường mối quan hệ giữa hai người. Lời khuyên của các chuyên gia
  2. John Baldoni, một nhà tư vấn về quản lý, huấn luyện, và là tác giả cuốn sách Lead Your Boss: The Subtle Art of Managing Up cho rằng quản lý là nhận thức. Nếu người quản lý không thể sáng suốt được, năng lực của họ sẽ bị ảnh hưởng. Mặc dù vậy, càng lên các vị trí cao thì người quản lý càng khó nhận được những ý kiến trung thực. James Detert, Trợ lý Giáo sư tại Trường quản trị Johnson Cornell cho rằng: "Sự phụ thuộc vào các chuỗi mệnh lệnh đã ngăn cản người quản lý nghe được sự thật". Ý kiến của bạn có thể giúp sếp của mình nhìn nhận bản thân dưới một góc nhìn khác và giúp ông ta đưa ra những thay đổi quan trọng trong hành vi và cách tiếp cận vấn đề của mình.Tuy nhiên, đưa ra những phản hồi như thế này cần phải suy nghĩ thận trọng, dưới đây là một số nguyên tắc bạn phải luôn tâm niệm trong đầu. Bắt đầu với mối quan hệ Kỹ năng đưa ra loại phản hồi trên, cũng giống như mọi loại phản hồi khác, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa bạn với sếp của mình. Nếu không có sự tin tưởng, những phản hồi sẽ không thể được chấp nhận. Trước khi phản hồi, bạn hãy thử đánh giá liệu sếp của mình có thực sự cởi mở với những gì bạn nói. Nếu bạn biết rằng sếp của mình không dễ tiếp thu những lời góp ý, và có thể có những phản ứng tiêu cực, hoặc mối quan hệ giữa bạn với sếp không tốt đẹp, tốt nhất là đừng nói gì cả. Tuy nhiên, như Baldoni đã chỉ ra: "Nếu sếp của bạn là một người cởi mở và quan hệ của bạn với ông ta rất tốt thì bạn nợ ông ấy một lời nói thẳng". Cũng giống như mọi lời phản hồi khác, phải xuất phát từ ý định tốt và mong muốn giúp đỡ sếp của bạn phải vượt hơn những khúc mắc bạn gặp phải với ông ta.
  3. Chắc rằng sếp của bạn là người cởi mở và tiếp thu được những lời góp ý trước khi đưa chúng ra... (Ảnh minh họa) Chủ động hay chờ để được nói Kể cả khi mối quan hệ giữa bạn và sếp tốt đẹp, tự đề cập đến những vấn đề nhạy cảm thì thật khờ dại. Như Detert đã nói: "Rất khó để đưa ra những nhận xét làm thế nào để trở thành mội vị sếp tốt trừ khi ông ta hỏi về nó". Tốt nhất là hãy để sếp của bạn hỏi ý kiến bạn và hãy đưa ra những ý kiến hữu ích cho ông ấy khi phản hồi. Sếp của bạn có thể tiết lộ cho bạn biết ông ấy đang muốn phát triển kỹ năng gì
  4. và bảo bạn quan tâm đến hành vi của ông ta trong vấn đề đó. Baldoni nói: "Tuyệt vời nhất là một vị sếp có trách nhiệm để mọi người có thể an tâm khi đưa ra ý kiến". Tuy nhiên, Baldoni cũng thừa nhận rằng trong thực tế thường không như vậy. Nếu sếp của bạn không trực tiếp yêu cầu bạn góp ý, bạn cũng có thể hỏi nếu ông ta chấp nhận. Điều này thường dễ thực hiện hơn trong bối cảnh của một dự án mới hay khách hàng mới. Bạn có thể đưa ra một số câu như: "Không biết ông có muốn nghe ý kiến của tôi về một số điểm trong bản dự án này không?" hay "Tôi có một vài quan điểm độc đáo về dự án mà chúng ta đang triển khai, không biết ông có muốn nghe vài ý kiến về tiến triển của dự án không?". Xin nhắc lại, những câu hỏi đưa ra phải được trình bày một cách tốt nhất. Bởi công việc của ông ta là giải đáp các phản hồi của bạn. Vì vậy hãy tránh kiểu góp ý biểu lộ sự thù ghét. Hãy chứng tỏ thành ý của bạn và muốn giúp ông ta cải thiện mình. Nếu sếp của bạn không hài lòng Dù cho bạn có cẩn thận hoặc chuẩn bị kỹ càng đến mức nào khi đưa ra ý kiến của mình, sếp của bạn vẫn có thể cảm thấy khó chịu hoặc bảo thủ với những lời góp ý đó. Đôi khi sắp xếp lại những ý kiến có thể giúp bạn. Detert nhấn mạnh rằng những ý kiến phản hồi dễ được lắng nghe hơn khi bạn "sắp xếp nó vào những vấn đề mà sếp của bạn quan tâm đến": "Bạn có thể chỉ ra một cách cụ thể trong một hành vi cụ thể đang khiến sếp của bạn không đạt được mục tiêu đề ra". Quan sát và đánh giá phản ứng của sếp để xác định xem sếp của bạn có thích nghe những lời góp ý không và nên giới hạn trong những vấn đề nào. Có thể sếp của bạn không thích nghe những lời góp ý về cách giao tiếp của ông ta hoặc một vài hành động khẩn cấp nào đó. Thay vì im lặng nếu tiếp nhận phải những phản ứng
  5. tiêu cực, hãy chớp lấy cơ hội để cùng kiểm tra với ông ta rằng điều gì sẽ giúp ích cho tương lai. Đừng nói gì khi không dám chắc Nếu bạn không chắc chắn liệu sếp của mình có thích nghe góp ý không hay nội dung góp ý hết sức nhạy cảm, tốt hơn cả là đừng nên nói gì cả. Không có lý do gì để làm tổn hại mối quan hệ hay công việc của bạn, trừ khi bạn nhận thấy các hành vi của sếp đang đưa công ty vào vòng nguy hiểm. Thay vào đó, hãy tìm cách đưa ra những ý kiến phản hồi vô danh, như là một quá trình phản hồi đảo ngược. Những nguyên tắc chính cần ghi nhớ: Hãy: - Chắc rằng sếp của bạn là người cởi mở và tiếp thu được những lời góp ý trước khi đưa chúng ra. - Chia sẻ với sếp những điều bạn nhìn hay nghe thấy trong công ty hay đơn vị của mình. - Tập trung vào việc bạn sẽ giúp ông ấy cải thiện bản thân như thế nào, chứ không phải là bạn sẽ làm gì nếu là sếp. Tránh: - Cho rằng sếp của bạn không muốn nghe góp ý nếu ông ta không yêu cầu - hãy hỏi liệu ông ta có muốn nghe ý kiến của bạn không. - Cho rằng bạn hiểu và đánh giá được đầy đủ tình hình của sếp. - Đưa ra những lời góp ý nhằm trả đũa lại sếp vì trước đây đã nói về bạn một cách tiêu cực.
  6. Bài học 1: Đưa ra lời góp ý trước Wendy Wise làm việc cho Strategic Pricing Group, một công ty tư vấn nhỏ. Nó có tốc độ phát triển nhanh, và nhờ vào tốc độ phát triển đó, mọi người thường được thăng tiến một cách nhanh chóng và có thể được vào làm ngay. Wendy được xếp vào vị trí dưới quyền Simon, một người vừa được thăng cấp lên làm quản lý. Ông ta làm việc rất tốt nhưng lại chưa có bất kỳ một kinh nghiệm quản lý hay được tham gia một khóa đào tạo chính thức nào. Wendy biết rằng sẽ có lúc Simon bị đẩy vào những tình huống đòi hỏi chuyên môn cao trong việc quản lý khách hàng và tư vấn. Trong khi đó vai trò của Wendy trong công ty lại giúp cô có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó, và cô ấy hiểu rằng công việc của mình sẽ thuận lợi hơn nếu cô giúp đỡ Simon. Tập trung vào việc bạn sẽ giúp ông ấy cải thiện bản thân như thế nào, chứ không phải là bạn sẽ làm gì nếu là sếp... (Ảnh minh họa) Wendy nói: "Tôi phải tự hỏi bản thân rằng mình phải hỏi thể nào đề giúp ông ấy mà không làm ông ấy cảm thấy bị đe dọa?" Cô đã quyết định đến ngồi cạnh ông,
  7. giải thích cho ông những công việc mà cô phải làm sau đó nhờ ông xem xét và đưa ra ý kiến của mình. Sau đó cô nói: "Sếp của ông không nhìn được hết công việc ngài phải làm hàng ngày, nhưng tôi thì có. Ví dụ, tôi biết ông phải quan tâm nhiều về vấn đề trình bày, và tôi rất vui nếu những lời góp ý của tôi có ích cho ông". Simon hiểu rằng ông không cần giả vờ về những sai lầm của mình và ông có thể dựa vào những lời góp ý thẳng thắn của Wendy. Khi mối quan hệ của họ tiến triển, họ thường thêm những vấn đề vào danh sách mà họ muốn người kia cần quan tâm. Wendy nói: "Tôi tin rằng chúng tôi đã cùng giúp nhau thành công trong công ty". Strategic Pricing Group sau đó đã phải bán đi và cả Simon lẫn Wendy đều chuyển sang công việc khác, nhưng họ vẫn tiếp tục liên lạc với nhau để được tư vấn và hướng dẫn. Bài học 2: Trở thành tiếng nói của công ty Ngay sau khi Gerard van Grinsven trở thành CEO của Henry Ford Health Systems, một bệnh viện với 300 giường bệnh và 1300 nhân viên, ông đã thuê một người đồng nghiệp cũ, Sven Gierlinger làm quản lý mảng dịch vụ của bệnh viện. Sven và Gerard đã làm việc với nhau tại Ritz Carlton và chia sẻ niềm vui thích trong vấn đề dịch vụ. Bởi mối quan hệ làm việc trước đây của mình, Gerard thường chia sẻ với Sven những gì anh ta quan sát và nghe được trong bệnh viện. Vài năm sau, Gerard tái cơ cấu lại một bộ phận để nó đem lại hiệu quả tốt hơn. Những thay đổi đó đã đem lại một số bất mãn trong bộ phận này. Gerard là một nhà giao tiếp hiệu quả, đặc biệt là trong những lúc căng thẳng. Ông tổ chức một cuộc họp gặp gỡ những người bất mãn yêu cầu họ dừng lại và tập trung vào việc tái cơ cấu để cải thiện hiệu quả công việc. Mặc dù vậy, những người phản đổi ra về với thái độ khó chịu. Gerard hỏi Sven và yêu cầu một đánh giá một cách khách quan: ông phải làm gì trong tình huống này? Sven có thể đơn giản là làm cho Gerard khuây khỏa và nói
  8. "Ông đã làm một việc đúng đắn" nhưng Sven đã nghe nói từ một số người trong cuộc họp rằng mọi việc đang diễn ra không thật sự tốt. Ông đã nói thật với Gerard, chia sẻ những điều ông được nghe, và nói ra những điều mà Gerard cần sửa đổi. Sven nói: "Tôi phải đưa ra những lời góp ý này bởi vì ông ấy tin tưởng tôi. Nếu không có sự tin tưởng, lời góp ý có thể bị hiểu sai". Gerard cảm ơn sự trung thực của Sven và lập tức sửa chữa những sai lầm của mình trong cuộc họp. Trong một cuộc họp quản lý sau đó, Gerard nói về những ý kiến phản hồi ông nhận được cho nhóm biết rằng ông sẽ thay đổi thế nào dựa vào những lời góp ý nhận được. Điều này khẳng định quan điểm của Sven về Gerard rằng ông là một nhà quản lý không chỉ sẵn sàng lắng nghe những ý kiến phản hồi, mà còn biết vận dụng nó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2