intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều cần nhớ khi góp ý cho sếp

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

106
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều nhân viên thường nghĩ rằng lãnh đạo là những người khó tiếp cận và không cởi mở đón nhận lời góp ý từ cấp dưới. Vì thế, họ cảm thấy ngại, thậm chí sợ bày tỏ ý kiến của mình khi cấp trên mắc sai lầm. Tuy nhiên, hầu hết các nhà lãnh đạo lại đánh giá cao và cảm kích việc nhân viên góp ý thẳng thắn với mình. Họ cho rằng đây là những người nhiệt huyết, muốn đóng góp tích cực cho sếp cũng như công ty. Do đó, đừng ngại đưa ra những phản hồi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều cần nhớ khi góp ý cho sếp

  1. Những điều cần nhớ khi góp ý cho sếp Nhiều nhân viên thường nghĩ rằng lãnh đạo là những người khó tiếp cận và không cởi mở đón nhận lời góp ý từ cấp dưới. Vì thế, họ cảm thấy ngại, thậm chí sợ bày tỏ ý kiến của mình khi cấp trên mắc sai lầm. Tuy nhiên, hầu hết các nhà lãnh đạo lại đánh giá cao và cảm kích việc nhân viên góp ý thẳng thắn với mình. Họ cho rằng đây là những người nhiệt huyết, muốn đóng góp tích cực cho sếp cũng như công ty. Do đó, đừng ngại đưa ra những phản hồi mang tính chất xây dựng nếu thấy sếp có thiếu sót. Nhưng bạn phải khéo léo, tránh để sếp cảm thấy như mình đang bị cấp dưới “dạy khôn” hay chống đối. Bắt đầu bằng lời khen ngợi Cách tốt nhất để sếp dễ chấp nhận góp ý là hãy bắt đầu cuộc nói chuyện bằng lời khen ngợi sếp. Làm điều này để sếp cảm thấy lời góp ý của bạn công bằng, không sa vào chỉ trích gay gắt. Nhưng hãy đảm bảo rằng lời khen ngợi đó không quá đà, dễ khiến người khác hiểu lầm bạn đang “nịnh bợ” sếp. Hiểu rõ ranh giới Sếp bạn đạt được vị trí quản lý do có những kỹ năng cần thiết cho vai trò đó. Vì lý do này, lời góp ý của bạn nên tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh nhỏ của nhóm hay nhiệm vụ bạn có đủ khả năng thảo luận. Hãy nhớ bạn không có quyền chỉ trích định hướng chiến lược hay kế hoạch dài hạn của nhóm. Đây là những vấn đề do cấp
  2. trên của sếp bạn đánh giá. Bạn chỉ nêu vấn đề nếu có liên quan mật thiết hoặc có thể đề xuất giải pháp. Không phán xét Dù thật khó để đưa ra đánh giá khách quan về sự hiệu quả của sếp nhưng hãy cố gắng mang đến ấn tượng rằng bạn không đánh giá thiếu công bằng hay thiên vị. Bạn có thể bày tỏ sự quan tâm của mình trong việc cải thiện hiệu quả của nhóm chứ không phải của sếp. Hãy đảm bảo rằng phản hồi của bạn cho sếp không có bất cứ các yếu tố như phàn nàn cá nhân, mà tập trung vào thông tin thay vì cảm xúc. Nêu ví dụ cụ thể Để đưa ra cơ sở cho những luận điểm của bạn, hãy nêu các ví dụ cụ thể chứng minh cho lời góp ý. Chẳng hạn, thay vì nói rằng “Sếp có những ý tưởng tuyệt vời”, hãy liệt kê một vài dẫn chứng đặc biệt như ý tưởng giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho văn phòng… Thông tin cụ thể sẽ làm tăng sức thuyết phục cho phản hồi của bạn. Tập trung vào tương lai chứ không phải quá khứ Tất nhiên, không ai là người hoàn hảo và sếp bạn cũng vậy. Anh/ cô chắc chắn sẽ có lần mắc sai lầm. Tuy nhiên, cứ nhắc đi nhắc lại những sai lầm đó không phải là cách hay. Điều bạn nên làm là gợi ý những ý tưởng, giải pháp giúp nhóm mình mạnh hơn trong tương lai. Những phản hồi như vậy sẽ được đánh giá cao hơn nhiều so với “mổ xẻ” qua lại những điều đã xảy ra. Sếp có thể coi hành động này của bạn như một lời chỉ trích tới m ình. Ở đây có thể thấy chính năng lực quản lý, chứ không phải nhu cầu của thị trường là sự giới hạn, kiềm hãm thường xuyên tốc độ tăng
  3. trưởng. Doanh nghiệp sẽ không tăng trưởng nếu thiếu năng lực điều hành chính sự tăng trưởng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1