intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹo góp ý cho sếp

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

71
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tìm hiểu tính cách của sếp Sự cởi mở tiếp nhận ý kiến đóng góp của sếp quyết định cách bạn giải quyết tình huống. Tất nhiên bạn không thể tới trước mặt sếp và hỏi thẳng rằng sếp có thích nghe bạn góp ý hay không. Thay vào đó, hãy chú ý tới các dấu hiệu. Chẳng hạn, sếp có chăm chú lắng nghe ý kiến nhận xét của người khác trong cuộc họp hay không.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹo góp ý cho sếp

  1. Mẹo góp ý cho sếp Tìm hiểu tính cách của sếp Sự cởi mở tiếp nhận ý kiến đóng góp của sếp quyết định cách bạn giải quyết tình huống. Tất nhiên bạn không thể tới trước mặt sếp và hỏi thẳng rằng sếp có thích nghe bạn góp ý hay không. Thay vào đó, hãy chú ý tới các dấu hiệu. Chẳng hạn, sếp có chăm chú lắng nghe ý kiến nhận xét của người khác trong cuộc họp hay không. Bạn cũng có thể nói chuyện với đồng nghiệp, hỏi về kinh nghiệm góp ý cho sếp của họ cũng như xác nhận vấn đề bạn muốn nêu ra với sếp có đáng nói hay không. Cách tiếp cận của họ và phản ứng họ nhận được ra sao. Hẹn gặp sếp Nếu bạn chắc chắn rằng mình phải trình bày vấn đề đó với sếp, đừng vội lao tới phòng và nói rằng bạn phản đối quyết định của anh/cô ấy. Hãy hẹn một cuộc gặp trực tiếp với anh/cô ấy. Bạn không cần nói dài dòng vào từng chi tiết cụ thể, chỉ cần cho anh/cô ấy biết bạn muốn thảo luận vấn đề gì. Chẳng hạn, bạn có thể nói: "Tôi muốn nói chuyện với sếp về chính sách nghỉ phép mới. Liệu chiều nay sếp có thể bớt chút thời gian cho tôi không?". Nhưng nếu vấn đề bạn muốn nói không quá cấp thiết, hãy kiểm tra lịch làm việc của sếp trước khi hẹn gặp. Nếu sếp đang bận rộn với nhiều công việc quan trọng, hãy chờ đợi cho tới khi anh/cô ấy rảnh hơn.
  2. Hơn nữa, hãy cân nhắc thời điểm lý tưởng nhất trong ngày cho cuộc thảo luận. Nếu sếp thường nhâm nhi tách cà phê buổi sáng để lấy tinh thần cho một ngày làm việc, hãy tránh thời điểm đó. Lên kế hoạch cho buổi nói chuyện Vấn đề ở đây không phải là bạn định nói gì mà cách bạn nói ra sao. Bạn không nên phản đối kịch liệt hay phàn nàn về sai lầm của sếp ảnh hưởng tới bạn. Thay vào đó, hãy nói chuyện với giọng điệu trung lập, giải thích bạn và nhóm phải chịu ảnh hưởng ra sao và đưa ra giải pháp khả thi. Bạn nên lên kế hoạch trước phòng trường hợp cuộc nói chuyện ra ngoài tầm kiểm soát của mình. Sếp có thể không nhìn nhận tình huống giống như bạn hoặc mang đến vấn đề khác bạn chưa từng nghĩ tới, như vai trò của riêng bạn trong hoàn cảnh bạn đề cập. Nếu nhận thấy cuộc nói chuyện có xu hướng căng thẳng, hãy dừng lại. Bạn có thể phải chấp nhận sự thật rằng lời góp ý của mình không được sếp coi trọng. Đừng hiếu thắng tới mức tranh cãi gay gắt và phá hỏng mối quan hệ với sếp. Đề nghị giúp đỡ sếp Nếu sếp không hoàn thành công việc đúng hạn hoặc mãi chưa đưa ra ý kiến phản hồi cho thắc mắc của bạn, có thể anh/cô ấy đang quá tải với phần công việc của m ình. Khi đó, bạn có thể chủ động hỏi sếp xem mình có thể làm gì để giúp sếp. Điều này không chỉ làm dịu đi sự khó chịu của bạn mà còn khiến sếp đánh giá cao bạn. Tìm kiếm giải pháp khác Không phải sếp nào cũng cởi mở đón nhận những lời góp ý từ cấp dưới. Nếu bạn cảm thấy m ình không thể trực tiếp nói chuyện với sếp, hãy tìm cách khác để giải tỏa mối quan tâm của mình. Chẳng hạn,
  3. bạn có thể nêu ý kiến trong bản đánh giá hiệu quả công việc hay trong những bản khảo sát nhân viên. Nhưng hãy đảm bảo rằng ý kiến của bạn được ghi nhận qua các kênh chính thức chứ không phải qua những lời bàn tán, đồn thổi nơi công sở.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2