intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng lương. Làm cách nào?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

182
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để được tăng lương, chúng ta không chỉ chứng minh cho mọi người (nhất là sếp) thấy được năng lực của mình mà còn phải biết cách “nói” sao để đạt được hiệu quả. Đó là khả năng đàm phán, nếu bạn chưa có khả năng này, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia, của những người có kinh nghiệm trước đó. Bài viết say đây sẽ góp phần cung cấp cho bạn một số cách để giúp bạn thuyết phục sếp tăng lương cho mình thành công. 1. Tiếp tục với ý nghĩ ban đầu. Nếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng lương. Làm cách nào?

  1. Tăng lương. Làm cách nào? Để được tăng lương, chúng ta không chỉ chứng minh cho mọi người (nhất là sếp) thấy được năng lực của mình mà còn phải biết cách “nói” sao để đạt được hiệu quả. Đó là khả năng đàm phán, nếu bạn chưa có khả năng này, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia, của những người có kinh nghiệm trước đó. Bài viết say đây sẽ góp phần cung cấp cho bạn một số cách để giúp bạn thuyết phục sếp tăng lương cho mình thành công. 1. Tiếp tục với ý nghĩ ban đầu. Nếu bạn đã có ý nghĩ cần phải đặt vấn đề này với sếp, thì cần thực hiện ngay. Tránh chần chừ hay vì một lý do nào đó mà bạn bỏ dở ý định ban đầu, nhất là với các phụ nữ. Nhiều khi sự tự ti, rụt rè của họ khi không chủ động “đòi” nâng lương đã khiến cho bảng lương của họ trong nhiều năm cứ dậm chân tại chỗ. 2. Chuẩn bị thông tin. Nếu có thể, bạn nên thu thập thông tin càng nhiều càng tốt: thu nhập của đồng nghiệp, mức lương của cùng một công việc, vị trí tại các công ty khác nhau, biết mình đang ở “level” (hạng) nào, giá trị của bạn ra sao thậm chí là bạn sẽ phải chịu những áp nào gì khi đảm nhận một công việc nào đó…Hãy tìm hiểu để nắm rõ mọi thứ, bạn sẽ có lý do để thương lượng với sếp thành công. 3. Chọn thời điểm hợp lý. Ví dụ như sau khi hoàn thành xuất sắc một dự án cho công ty, hoặc sau khi (bạn biết) có một đồng nghiệp vừa được tăng lương, … tránh đưa ra yêu vào những lúc không thích hợp, như những lúc công ty đan gặp khó khăn, hay lúc sếp đang cáu…
  2. 4. Kiên quyết. Nhưng phải tế nhị và không… hiếu chiến. Trong mọi tình huống bạn cũng không nên làm cho vấn đề trở nên gay gắt, dù kết quả có đạt như mong muốn của mình hay không. Hãy luôn là chính bạn. Nếu như lần thương lượng này kết quả tốt thì bạn cũng không nên tỏ ra thất vọng, chán nản hoặc có những phản ứng tiêu cực. Mọi thứ vẫn còn ở phía trước và cơ hội luôn dành cho tất cả những ai biết cố gắng và kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình. 5. Đưa ra một con số hợp lý. Sẽ không sao nếu bạn bắt đầu với một con số cao ngất, nhưng sếp cũng sẽ biết cách làm thế nào để từ chối nếu con số bạn muốn không hợp lý. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên đưa ra một mức lương hợp lý (cho mình, cho cả công ty). Khi đó xác xuất thành công sẽ rất cao. 6. Đừng đe dọa. Kiểu như “Nếu anh (chị) không tăng lương cho tôi lần này, tôi sẽ nghỉ việc” trừ phi: Bạn muốn bước ra khỏi cửa phòng làm việc của mình ngay lúc này. 7. “Không” không có nghĩa là câu trả lời cuối cùng. Nếu bạn bị sếp trả lời “không!” hãy hỏi tại sao mình không được (một cách hết sức tế nhị) Hiểu rõ được vấn đề, bạn sẽ có kinh nghiệm để lần sau thành công hơn. Và, nếu lần đàm phán này không thành công về lương, bạn cũng có thể nghĩ đến những yếu tố khác như: thời gian làm việc linh hoạt hơn, hoặc điều chỉnh lại chế độ bonus (thưởng), … 8. Cuối cùng, bạn không nên sợ hãi. Sẽ không có gì chính đáng bằng việc yêu cầu được tăng lương nếu bạn thấy mình thật sự có khả năng. Hãy mạnh
  3. dạn và chủ động, cơ hội sẽ đến với bạn nhanh hơn thay vì cứ bị động ngồi chờ mọi thứ tự đến với mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2