intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi con yêu kén ăn

Chia sẻ: Goi Xoai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

86
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ kén ăn khiến bố mẹ mệt mỏi và ức chế Trẻ mới biết đi kén ăn là chuyện hoàn toàn bình thường nhưng lại khiến bố mẹ rất mệt mỏi và ức chế. Làm thế nào để trả lại không khí yên vui cho những bữa ăn gia đình cùng trẻ? Hãy thử các mẹo nhỏ sau!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi con yêu kén ăn

  1. Khi con yêu kén ăn Trẻ kén ăn khiến bố mẹ mệt mỏi và ức chế
  2. Trẻ mới biết đi kén ăn là chuyện hoàn toàn bình thường nhưng lại khiến bố mẹ rất mệt mỏi và ức chế. Làm thế nào để trả lại không khí yên vui cho những bữa ăn gia đình cùng trẻ? Hãy thử các mẹo nhỏ sau! Vì sao trẻ kén ăn? Dù là bữa sáng, trưa hay tối, trẻ cần hiểu rằng chúng có thể ăn và chơi cùng những bữa ăn của mình. Trẻ có thể ăn cả muỗng đậu thật to hay ném chúng vương vãi trên sàn. Trẻ có thể nói “Vâng” hay chỉ đơn giản là ngậm chặt miệng lại và nhất định không chịu ăn. Khi trẻ qua tuổi ăn thức ăn của em bé và có thể bắt đầu tự ăn được, trẻ thường trở nên rất kén ăn. Ở độ tuổi này, các nụ vị giác non nớt của trẻ đang hoàn thiện dần và trẻ trở nên độc lâp hơn nhất là mỗi khi trẻ cần quyết định mình sẽ ăn những gì. Thậm chí, trẻ có thể không ăn những món mà mình đã từng thích đến nỗi nhai ngấu nghiến. Đây là thời kỳ lý thú đối với trẻ nhưng bố mẹ thường chiều con quá đáng hay để trẻ lựa chọn vô tội vạ mà hình thành
  3. thói quen ăn uống không tốt cho trẻ sau này. Tuy nhiên nếu bố mẹ cứ cố ép trẻ thử món mới thì có thể kết thúc bằng việc biến những bữa ăn thành cuộc chiến mà bố mẹ thường là những kẻ thua cuộc. Hãy xem xét 3 tình huống tiến thoái lưỡng nan sau - và những gì bạn có thể làm là tạo không khí vui vẻ nơi bàn ăn cho trẻ (và cả bản thân bạn nữa). Những cuộc chiến trên bàn ăn “Tôi hầu như chẳng thể bắt con mình thử các món mới được.” Chuyện gì đang xảy ra? - Trẻ ở lứa tuổi này thích những thứ quen thuộc hơn. Trẻ sẽ chỉ quan tâm đến những gì chúng đã biết dù đó là một món đồ chơi hay một món quà vặt yêu thích. Hãy nhớ rằng, mỗi món trẻ ăn đều hoàn toàn mới lạ với chúng, có nghĩa là trẻ phải làm quen với cấu trúc và mùi vị của những món ăn này. Và mọi món ăn đều có thể trở nên hấp dẫn ngay từ miếng đầu tiên.
  4. Khi bé chẳng chịu thử món mới... Làm thế nào cải thiện tình hình? - Hãy kiên nhẫn và kiên trì. Bố mẹ có thể bày món mới cho trẻ thử hoặc ít nhất là cho trẻ nhìn qua khoảng 8-15 lần trước khi trẻ muốn dùng chúng. Nhưng các nhà nghiên cứu chứng minh rằng hầu hết bố mẹ thất vọng mỗi khi trẻ nói “Không” hay “Dở quá!” và bỏ cuộc sau vài ba lần cố gắng dỗ trẻ ăn.” Hãy yêu cầu trẻ nếm thử mỗi món một ít mỗi bữa ăn. Trẻ có thể nếm đấy vì chúng biết mình không cần phải ăn nhiều. Bố mẹ cũng có thể kết hợp món mới với món trẻ đã quen
  5. dùng. Ví dụ: Nếu bé thích mì thì khi nấu bạn hãy cho thêm vài miếng bông cải xanh vào. Hoặc khi giới thiệu một loạt món mới, bạn cũng có thể sử dụng những món ăn mà lúc còn ẵm ngửa trẻ thích. “Con tôi ăn vạ nếu tôi không cho nó chọn thức ăn” Chuyện gì đang xảy ra? - Một vài trẻ đặc biệt nhạy cảm với mùi và vị dẫn đến việc khiến trẻ thử món mới trở nên khó khăn hơn. Nhưng hầu hết trẻ chỉ muốn biết bố mẹ thấy khả năng “câu giờ” siêu hạng của trẻ mà thôi. Kiên định khi bé ra yêu sách. Làm thế nào cải thiện tình hình? - Nếu trẻ khăng khăng chỉ ăn những món mình thích thì bạn không cần nói nhiều để ép trẻ ăn những món khác lúc đó. Nhưng những gì bạn có thể làm là làm mẫu tại bàn ăn cho trẻ và tiếp tục nấu những món mới càng thường
  6. xuyên càng tốt. Nếu con bạn bắt đầu đòi hỏi nui sốt phô mai mỗi bữa ăn hãy nói đơn giản là, “Chúng ta sẽ ăn gà tối nay.” Đừng nhượng bộ nếu bố mẹ không muốn đối mặt vớn những cơn đành hanh này mỗi tối. Nếu trẻ đòi nui sốt phô mai lần nữa, hãy trả lời rằng: “Ý kiến rất hay! Nhưng chúng ta sẽ dùng vào một dịp khác nhé.” Trẻ có thể không ăn những gì mà bố mẹ đưa trẻ (trong chốc lát), nhưng trẻ sẽ nhận ra rằng chúng không thể ra điều kiện cho bữa tối. “Đột nhiên, con tôi không chịu ăn trưa” Chuyện gì đang xảy ra? - Sự thật là con bạn có thể không đói bụng. Sự tăng cân của trẻ trong độ tuổi chập chững có khuynh hướng giảm dần trong một năm. Làm thế nào cải thiện tình hình? - Hãy lắng nghe những lúc mà trẻ nói mình không đói bụng. Theo tự nhiên, trẻ nhỏ ngừng ăn khi chúng thấy no. Vì vậy, khuyến khích trẻ ăn thêm có thể khiến trẻ mất đi kỹ năng ấy và bắt đầu ăn quá
  7. nhiều. Hãy duy trì khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ ngay cả khi trẻ không ăn bữa chính, có thể trẻ bỏ bữa trưa nhưng sẽ ăn nhiều hơn để bù lại vào bữa tối chẳng hạn. Đừng quá lo lắng về lượng thực phẩm trẻ dùng mà hãy quan tâm đến chất lượng. Khi trẻ sẵn sàng dùng bữa, hãy cung cấp khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng. Và đừng cố gắng thêm vào chế độ ăn của trẻ quá nhiều bữa ăn nhẹ bởi vì sợ trẻ hấp thu không đủ năng lượng. Miễn là bác sĩ nói con bạn tăng cân đúng chuẩn thì bạn không cần phải lo lắng gì nữa cả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2